Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO sát HIỆN TRẠNG lân dễ TIÊU TRONG đất ở cầu kè TỈNH TRÀ VINH BẰNG các PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHÁC NHAU và sự TƯƠNG QUAN GIỮA các PHƯƠNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.83 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

MAI VĂN THÂN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG LÂN DỄ TIÊU TRONG
ĐẤT Ở CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH BẰNG CÁC
PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHÁC NHAU VÀ SỰ
Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần Thơ
@CÁC
Tài liệu
học tập PHÁP
và nghiên cứu
TƯƠNG
QUAN
GIỮA
PHƯƠNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

Trung tâm
Học liệu
Cần TRẠNG
Thơ @ Tài
liệu
học
tập và
nghiên cứu
KHẢO
SÁTĐH
HIỆN
LÂN
DỄ
TIÊU
TRONG

ĐẤT Ở CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH BẰNG CÁC
PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHÁC NHAU VÀ SỰ
TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP

Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Mỹ Hoa
KS. Đặng Duy Minh

Sinh viên thực hiện:

Mai Văn Thân
MSSV: 3053199
Lớp: KHĐ K31
Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài: “Khảo sát hiện trạng lân dễ tiêu trong đất ở Cầu Kè tỉnh Trà
Vinh bằng các phương pháp trích khác nhau và sự tương quan giữa các
phương pháp”
Do sinh viên: Mai Văn Thân MSSV: 3053199 Lớp Khoa học đất 31 Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện
từ 12/200 đến 04/2009.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2009


Cán bộ hướng dẫn

i
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài: “Khảo sát hiện trạng lân dễ tiêu trong đất ở Cầu Kè tỉnh Trà
Vinh bằng các phương pháp trích khác nhau và sự tương quan giữa các
phương pháp”
Do sinh viên: Mai Văn Thân MSSV: 3053199 Lớp Khoa học đất 31 Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện
từ 12/2008 đến 04/2009.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ý kiến của Bộ Môn:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2009


ii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Khảo sát hiện
trạng lân dễ tiêu trong đất ở Cầu Kè tỉnh Trà Vinh bằng các phương pháp
trích khác nhau và sự tương quan giữa các phương pháp”
Do sinh viên: Mai Văn Thân MSSV: 3053199 Lớp Khoa học đất 31 Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện
và bảo vệ trước hội đồng ngày….. tháng….. năm 2009.
Luận

văn

tốt

nghiệp

đã

được

hội


đồng

đánh

giá



mức:…………………….

Trung tâmÝHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kiến của hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2009.
Chủ tịch hội đồng

iii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Mai Văn Thân
Ngày sinh: 20-08-1985

Nơi sinh: Tân Thành thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang
Con ông: Mai Thanh Nhã
Và bà: Dương Thị Hiệp
Quê quán: Đông An 2 xã Tân Thành thi xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang.
Từ năm2001-2004: là học sinh trường trung học phổ thông Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang.
Từ năm 2005-2009: học tại trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng. Tốt nghiệp kỹ sư Khoa học đất năm 2009.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Người khai ký tên

Mai Văn Thân

iv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Cảm Tạ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
TS. Nguyễn Mỹ Hoa đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Quí thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quí báu
cho em trong thời gian học tại trường.
Xin chân thành cám ơn!
Các anh chị trong phòng thí nghiệm đã nhiệt tình hướng dẫn phân tích mẫu
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Các bạn Nguyễn Ngọc Phê, Phan Thị Thu Lang cùng tập thể lớp Khoa Học
Đất K31 đã nhiệt tình động viên, giúp đở trong quá trình học tập và nhất là trong

thời gian thực hiện luận văn.
Cha mẹ, các anh chị và những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho con học tập và thực hiện đề tài.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Mai Văn Thân

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TÓM LƯỢC
Việc bón phân lân cao trong canh tác cây trồng có thể đưa đến sự tích lũy
lân trong đất.
Do đó đề tài: “Khảo sát hiện trạng lân dễ tiêu trong đất ở Cầu Kè tỉnh
Trà Vinh bằng các phương pháp trích khác nhau và sự tương quan giữa các

phương pháp” thực hiện nhằm đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu tại các địa điểm
nghiên cứu, và để có biện pháp quản lý chất lân phù hợp.
Đề tài được thực hiện ở bộ môn Khoa Học Đất khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ. Mười sáu mẫu đất được lấy ở 16 địa
điểm thuộc xã Châu Điền, Hòa Tân và Tam Ngãi huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.
Các phương pháp phân tích lân được sử dụng là: Bray 1, Bray 2 và Olsen
sử dụng các thang đánh giá có sẵn để đánh giá hàm lượng lân trong đất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Kết quả ba phương pháp phân tích lân dễ tiêu Bray 1, Bray 2 và Olsen, đa
số hàm lượng lân trong các mẫu khảo sát được đánh giá ở mức trung bình. Đa số
các loại đất có hàm lượng lân tổng số được đánh giá ở mức trung bình.
Lân dễ tiêu xác định bằng phương pháp Bray 1 có tương quan chặt với
phương pháp Bray 2 (r = 0,73), lân dễ tiêu xác định bằng phương pháp Bray 2 có
Trung
tâm
Học
ĐH Cần
học tập
tương
quan
chặt liệu
với phương
pháp Thơ
Olsen @
(r = Tài
0,82),liệu
tuy nhiên
lân dễvà
tiêunghiên
xác địnhcứu

bằng phương pháp Bray 1 và Olsen có tương quan thấp. Lân dễ tiêu trích bằng
phương pháp Bray 2 và Olsen tương quan với lân tổng số hơn so với lân dễ tiêu
trích bằng phương pháp Bray 1.

vii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC
Phụ bìa
Tiểu sử cá nhân
Cảm tạ
Lời cam đoan
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.2 Diện tích
1.1.3 Địa Hình
1.1.4 Khí hậu
1.1.5 Thủy văn
Trung tâm Học
liệuTRÒ
ĐHCỦA
CầnLÂN
Thơ @ Tài liệu học tập

1.2 VAI
1.2.1 Vai trò của lân đối Với Cây Trồng
1.2.2 Lân trong đất
1.2.2.1 Lân tổng số.
1.2.2.2 Lân dễ tiêu
1.3 PHẢN ỨNG CỦA LÂN TRONG ĐẤT
1.3.1 Đối với lân hữu cơ
1.3.2 Đối với lân vô cơ
1.3.2.1 Phản ứng của lân trong đất chua
1.3.2.2.Sự chuyển hóa lân vô cơ ở đất kiềm
1.4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỠNG ĐẾN ĐỘ HỮU
DỤNG CỦA LÂN TRONG ĐẤT
1.4.1 Loại khoáng sét
1.4.2 Thời gian phản ứng
1.4.3 pH
1.4.4 Chất hữu cơ
1.4.5 Nhiệt độ
1.4.6 Sự lưu tồn lân trong đất
viii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Trang
i
iv
v
vi
vii
viii

x
xii
1
2
2
2
2
3
3
3
nghiên
4
4
6
6
9
11
11
12
12
13
13
13
14
14
14
15
15

cứu



1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN
16
1.5.1 Phương pháp Bray 1
16
1.5.2 Phương pháp Bray 2
17
1.5.3 Phương pháp phân tích Olsen
18
1.5.4 Phân tích lân tổng số
19
1.5.4.1 Nguyên lý chung
19
1.5.4.2 Hóa chất
19
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
21
2.1 PHƯƠNG TIỆN
21
2.1.1Thời gian thực hiện
21
2.1.2 Đất nghiên cứu
21
2.1.3 Dụng cụ
22
2.1.4 Hóa chất
22
2.2 PHƯƠNG PHÁP
22

2.2.1 Phương pháp phân tích
22
2.2.2 Xử lý số liệu
22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
24
3.1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24
Trung tâm Học liệu
Thơ
3.1.1 ĐH
Lịch Cần
sử đồng
ruộng@ Tài liệu học tập và nghiên
24
3.1.2 Đặc tính đất nghiên cứu
26
3.2 pH CÁC LOẠI ĐẤT KHẢO SÁT
27
3.3 ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT
27
3.3.1 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
27
3.3.1.1 Phương pháp Bray 1
28
3.3.1.2 Phương pháp Bray 2
28
3.3.1.3 Phương pháp Olsen
29
3.3.2 Hàm lượng lân tổng số trong đất
30

3.4 KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LÂN
31
3.4.1 Tương quan giữa các phương pháp trích lân dễ tiêu 31
3.4.2 Tương quan giữa lân tổng số và lân dễ tiêu
33
3.4.3 Tương quan giữa pH và các phương pháp trích lân 34
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
37

ix
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

cứu


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Hàm lượng P2O5 của một số loại đất (Đỗ Ánh và Bùi
Đình Dinh, 1992)


4

1.2

Đánh giá hàm lượng lân tổng số trong đất (Lê Văn
Căn, 1979)
Thang đánh giá lân tổng số (Lê Văn Căn, 1978).
Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất
chính vùng Tây Nam Sông Hậu (Ngô Ngọc Hưng và
ctv, 1990)

7

Thang đánh giá lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1
(Theo Page, 1982)
Thang đánh giá lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2
Học
ĐH1982)
Cần Thơ @ Tài liệu học tập
(Theo liệu
Landon,

10

1.3
1.4

1.5
1.6


Trung tâm

7
7

11

và nghiên cứu

1.7

Thang đánh giá lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen
(Theo cotteni et al, 1982)

11

1.8

Tỷ lệ các ion phosphate tồn tại trong đất ở các pH
khác nhau (%). (Vũ Hữu Yêm, 1995)

12

2.1
3.1
3.2

Địa điểm lấy mẫu đất nghiên cứu ở Cầu Kè – Trà Vinh
Lượng phân bón cho lúa và bắp trong năm 2008
Đặc tính hóa, lý học của vùng đất nghiên cứu tại

Cầu Kè tỉnh Trà Vinh năm 2008 (Nguyễn Mỹ Hoa,
2008).
pH tại các địa điểm khảo sát.
Hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 tại các
địa điểm khảo sát.
Hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp phân tích
Bray 2.
Hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen.

21
25
26

3.3
3.4
3.5
3.6

x
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

27
28
29
30


Bảng

Tựa bảng


Trang

3.7

Hàm lượng lân tổng số (%P2O5) tại các địa điểm khảo
sát.

31

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình
Bản đồ ranh giới hành chính huyện Cầu Kè

Trang
2

1.1
3.1.a

Trung


Tương quan hàm lượng lân dễ tiêu giữa phương pháp phân
31
tích Bray 1 và Bray 2
3.1.b Tương quan hàm lượng lân dễ tiêu giữa phương pháp phân
32
tích Bray 1 và Olsen
3.1.c Tương quan hàm lượng lân dễ tiêu giữa phương pháp phân
32
tích Olsen và Bray 2
3.2.a Tương quan giữa lân tổng số và lân dễ tiêu theo phương
33
pháp Bray 1
3.2.b Tương quan giữa lân tổng số và lân dễ tiêu theo phương
33
pháp Bray 2
3.2.c Tương quan lân tổng số và lân dễ tiêu theo phương pháp
33
phân tích Olsen
3.3.a Tương quan giữa pH và hàm lượng lân dễ tiêu theo phương
34
pháp Bray 1
3.3.b Tương quan giữa pH và hàm lượng lân dễ tiêu theo phương
34
tâm Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@
Tài

liệu
học
tập

nghiên
pháp Bray 2
3.3.c Tương quan giữa pH và hàm lượng lân dễ tiêu theo phương
35
pháp Olsen
3.3.d Tương quan giữa pH và hàm lượng lân tổng số
35

xii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

cứu


MỞ ĐẦU
Lân là nguyên tố quan trọng thứ hai sau chất đạm, do đó luôn được nông dân
sử dụng trong canh tác cây trồng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và
ctv.(2006) cho thấy ở nhiều điểm khảo sát trong vùng trồng rau chuyên canh của
tỉnh Tiền Giang, hàm lượng lân dễ tiêu đạt rất cao (129 – 234 mg P/kg). Kết quả
điều tra vùng Cầu Kè tỉnh Trà Vinh nông dân sử dụng lượng phân lân ở mức khá
cao. Điều này cho thấy có thể đưa đến sự tích lũy lân trong đất có thể làm lãng phí
phân bón, tăng chi phí trong sản xuất. Do đó việc xác định hàm lượng lân trong đất
rất có ý nghĩa trong việc đánh độ phì của đất và có biện pháp quản lý chất lân thích
hợp. Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định hàm lượng lân trong đất mỗi phương
pháp điều có thang đánh giá riêng. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ba phương pháp
phổ biến đễ xác định lân dễ tiêu trong đất là phương pháp Bray 1, Bray 2 và Olsen.

Vì thế đề tài: “Khảo sát hiện trạng lân dễ tiêu trong đất ở Cầu Kè tỉnh
Trà Vinh bằng các phương pháp trích khác nhau và sự tương quan giữa các
phương pháp” được thực hiên nhằm đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số
trong đất ở Cầu Kè - Trà Vinh làm cơ sở cho việc xác định lượng phân bón thích
hợp và xác định tương quan giữa các phương pháp phân tích lân.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU
Theo số liệu số liệu của sở nông nghiệp tỉnh Trà Vinh (2007), điều kiện tự nhiên
của tỉnh có những đặc điểm chính sau:

Trung

1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cầu Kè nằm
cách trung tâm tỉnh Trà Vinh
khoảng 39 km.
Phía Bắc giáp huyện
Trà ôn và huyện Vũng Liêm
tỉnh Vĩnh Long.
Phía Tây giáp sông

Hậu.
Phía Đông giáp huyện
Tiểu Cần và huyện Càng
Long.
Phía liệu
nam ĐH
giápCần
tỉnh Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm Học
Sóc Trăng với sông Hậu.
Quốc lộ 54 từ thi xã
Trà Vinh qua huyện Cầu Kè
khoảng 70, trung tâm tỉnh lỵ
nằm trên quốc lộ 53, cách TP Hình 1.1 Bản đồ ranh giới hành chính huyện Cầu Kè.
Cần Thơ 100 km, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 200km.
1.1.2 Diện tích
Theo (niên giám thống kê, 2003, trích Đinh Thị Thu Hà, 2006) tổng diện
tích đất tự nhiên của tỉnh là: 222.515,03 ha, huyện Cầu Kè chiếm diện tích:243,24
km2. Diện tích tỉnh Trà Vinh chiếm 5,63% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và
chiếm 0,67% diện tích cả nước. Diện tích đất nông nghiệp huyện Cầu Kè
là:19.868,54 ha. Trong đó:
• Diện tích trồng lúa, bắp lai, đậu phộng chiếm: 12.890,15 ha.
• Diện tích cây ăn quả chiếm: 6.129,58 ha.
• Diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 41,5 ha.
• Diện tích còn lại trồng các loại cây hằng năm khác.

2

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



1.1.3 Địa Hình
Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, chịu sự giao
thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát,
các huyện phía bắc của tỉnh địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển, địa hình
dọc theo hai bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng các giồng cát hình cánh cung
chia cát tạo nên các vùng trũng cục bộ, xu thế độ dốc chỉ thể hiên trên tùng cánh
đồng. Địa hình cao nhất trên 4 m gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị Trường,
Long Sơn, Ngọc biên… Địa hình thấp nhất 0,4 m tập trung tại các cánh đồng trũng
ở Tập Sơn, Ngãi Xuyên…
Địa hình phức tạp của tỉnh Trà Vinh đã hình thành nên một nền sản xuất đa
dạng và phong phú như: Màu, lương thực, thực phẩm, vùng trũng có thể nuôi tôm
tự nhiên.

Trung

1.1.4 Khí hậu
Nằm trong khu vực ĐBSCL, Trà Vinh cũng có những thuận như: có điều
kiện ánh sáng, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định…Tuy nhiên, do đặc thù của
khí hậu ven biển nên Trà Vinh có một số hạn chế về khí hậu như: mưa ít, gió
Chướng mạnh…
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh từ: 26-270C, biên độ nhiệt tối cao: 35,80C, nhiệt độ tối
0
thấp:Học
18,50C,
biênĐH
độ nhiệt
ngày@
và Tài
đêm thấp:

C, nhiệt
đối điều
tâm
liệu
Cầngiữa
Thơ
liệu6,4
học
tập độ
vàtương
nghiên
cứu
hòa và sự phân chia mùa trong năm không rõ chủ yếu là mùa mưa và mùa nắng.
Tổng lượng mưa trung bình thấp (1.588 – 1.227), phân bố không ổn định và
phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa
tập trung từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển thời gian mưa càng ngắn dần,
tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Hạn hàng năm thường xảy ra
gây khó cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ 10-18 ngày. Đây là yếu tố
hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh.
Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào:
82.800 calo/năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm. Ẩm
độ trung bình cả năm từ 80 – 85%, ẩm độ biến đổi theo mùa: mùa nắng đạt 79%,
mùa mưa đạt 88%, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh phát triển
và gây hại cây trồng.
1.1.5 Thủy văn
Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ triều Biển Đông thông qua hai sông lớn
và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày có
hai lần triều lên và hai lần chiều xuống, mỗi tháng có hai kỳ triều cường (vào ngày
1 và ngày 15 âm lịch) và hai kỳ triều kém (vào ngày 7 và ngày 23 âm lịch).


3

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn với
chiều dài xâm nhập của nước mặn (4 g/lít ) là từ 30 Km từ biển vào. Sự truyền mặn
bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ trên sông Cổ Chiên và tại Trà Kha trên sông Hậu.
Mặn lên cao nhất vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm hay muộn phụ
thuộc vào thời gian, lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương.
Tóm lại: về khí tượng thủy văn, Trà Vinh có nhiều điều kiện bất lợi cho sản
xuất nông nghiệp nhưng lại có một phần diện tích có thế mạnh cho thủy sản và lâm
nghiệp. Trong nông nghiệp đã tận dụng các điều kiện hiện có, lịch gieo trồng đúng
thời vụ là quan trọng và thủy lợi cần đi trước một bước để làm nền tảng cho việc
phát triển nông nghiệp.
1.2 VAI TRÒ CỦA LÂN
1.2.1 Vai trò của lân đối Với Cây Trồng
Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, sau chất đạm không có chất
nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng bằng chất lân. Hàm lượng lân trong
cây và trong đất thường thấp hơn đạm và kali. Hiện nay lân là yếu tố hạn chế năng
suất, chi phối độ phì thực tế của đất và đã trở thành vấn đề chiến lược đối với nông
nghiệp nước ta vì hàm lượng lân ở các lọai đất đều thấp (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh,
1992).
Trong
đất lân
xu hướng
phảnliệu
ứng với
cáctập
thànhvà

phần
khác trong
Trung tâm Học
liệu
ĐHthường
CầncóThơ
@ Tài
học
nghiên
cứu
đất tạo thành các hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng (Đỗ Thị
Thanh Ren, 1999). So với các chất dinh dưỡng khác, nồng độ chất lân trong dung
dịch đất rất thấp, thường trong khoảng 0.001 mg/l trong đất kém phì nhiêu và
khoảng 1mg/l trong đất có độ phì cao (Brady và ctv., 1999, trích Nguyễn Hoàng
Anh Thư 2008).
Bảng 1.1 Hàm lượng P2O5 của một số loại đất (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992).
Loại đất
% P 2O5
Đất phù sa nâu tươi không glây
0,06
Phù sa glây
0,05
Phù sa chua trên nền phèn
0,05
Đất phèn
0,04
Đất xám
0,05
Lân cần thiết cho hầu hết các quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây.
Thiếu lân năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, phần lớn đất Việt Nam nghèo lân

nên bón lân rất có tác dụng (Bùi Đình Dinh và ctv., 1993). Trong cây tỷ lệ lân biến
động trong phạm vi 0,08 – 0,14% so với chất khô (Vũ Hữu Yêm, 1995). Phần lớn
lân được dự trữ trong hạt. Trong cây lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có 10 –
12% là lân vô cơ. Khi hạt chín thì lân vô cơ giảm dần và chuyển sang Fytin. Cây có
4

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trung

thể đồng hóa được lân vô cơ của acid orthophosphorid. Một ít muối của acid
metaphosphorid (H 3PO4) và acid phosphorid.
Cây trồng hấp thu lân ở dạng H2PO4- hoặc HPO42-. Sự hiện diện của các ion
phosphate trong dung dịch đất phụ thuộc rất nhiều vào pH của dung dịch. Trong các
loại đất chua (pH từ 4.0 - 5.5) ion hóa trị một H2PO4- chiếm ưu thế trong khi ở dung
dịch có pH cao hơn là ion hóa trị hai HPO42- .
Khác với đạm, lân luôn giữ ở dạng oxyt hóa bên trong cây. Lân hiện diện ở
dạng lân vô cơ hoặc dạng ester của acid phosphorid, nghĩa là trong acid nuclêic
(DNA và RNA), lân hiện diện mang tính không thể thay thế được cho sự tạo tính di
truyền của cây trồng. Bên cạnh đó lân còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
năng lượng biến dưỡng trong cây. Adenosin triphosphate là một nucleic acid đơn,
một hợp chất trữ năng lượng cho tiến trình hô hấp hoặc quang tổng hợp trong cây.
Lân là thành phần của lipid đặc biệt là phospholipids. Những hợp chất này là thành
phần chính của màng tế bào. Các thành phần khác của lân trong cây ở dạng lân vô
cơ. Các dạng này là thành phần dự trữ của lân trong cây ở điều kiện lân đựơc hấp
thu cao (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Khi cây thiếu lân nhẹ, các thành phần lân này được sử dụng, trong khi đó
nồng độ các hợp chất chứa lân hữu cơ không thể thay thế chất khác được như
nucleic acid, phospholipid được giữ nguyên không thay đổi. Ngay cả khi cây thiếu

lân trầm
hợpCần
chất này
vẫn không
thayliệu
đổi, học
nhưngtập
tốc độ
trưởng của
tâm
Họctrọng,
liệucácĐH
Thơ
@ Tài
vàtăng
nghiên
cứu
cây thay đổi đột ngột.
Vai trò của lân trong cây trồng được Lê Văn Căn (1978) tóm tắt như sau:
Trong quá trình trao đổi của cây, lân là chất cần thiết bậc nhất. Các quá trình
hình thành và tích lũy carbon hydrat, protid, chất béo… đều có sự tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp của lân.
Theo Đỗ Ánh (2003) lân là thành phần của adenosin triphosphate (ATP), lân
có tác dụng thúc đẩy các quá trình chín, lân là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo
tồn vật chất, lân cần thiết cho hình thành acid nuclêic và phospholipid, thúc đẩy đẻ
nhánh trổ bông và tăng cường chất lượng hạt. Lân giúp việc phân chia tế bào dễ
dàng hơn (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Lân có khả năng điều hòa khi những phản ứng môi trường trong cây thay đổi
đột ngột. Ví dụ như trong dịch tế bào có ion H2PO4-, HPO42-, tùy theo dịch tế bào
các ion này sẽ có sự chuyển biến khác nhau theo từng chu trình sau:

HPO42- + H2O
H2PO4- + OHVà H2PO4HPO42- + H+
Do đó làm tăng khả năng điều chỉnh pH, làm tăng tính hoãn xung của
nguyên sinh chất tế bào. Ngoài ra, còn làm cho cây có sức chịu đựng tốt với môi
trường hơn. Nói cách khác lân có tác dụng giải độc cho cây (Lê Văn Căn, 1985).

5

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Lân giúp rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây đứng vững, hút
được nhiều dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông hút
(Vũ Hữu Yêm, 1995).
Lân làm tăng cường phẩm chất nông sản. Nếu bón đầy đủ lân, sản phẩm sẽ
chứa nhiều vitamin thuộc nhóm B2 (Maccôi, 1951, trích Nguyễn Hoàng Anh Thư,
2008). Lân làm tăng cường khả năng thu hút đạm do nó có tác dụng chống chế độ
của lượng đạm khoáng, tăng cường việc chuyển hóa đạm thành protid.
Bón lân làm tăng quá trình chuyển hóa đạm nitrate, do đó làm giảm mạnh
nồng độ đạm nitrate trong cây (Trần Thị Tường Linh, 2005, trích Nguyễn Hoàng
Anh thư, 2008).
Ngoài ra lân còn có tác dụng giúp cây tăng các khả năng chống chịu với điều
kiện bất lợi như: khả năng chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh hại
cây trồng.
Theo Đỗ Ánh (2003) đối với đất, lân là một chỉ tiêu của độ phì đất “Đất giàu
lân có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân” (E.Detrunk,
1931), vì vậy giữa đất và lân có độ tương quan. Do đó đất thiếu lân nghiêm trọng,
năng suất cây trồng tăng tỷ lệ thuận với liều lượng bón lân (Nguyễn Bình Nhự và
ctv., 2004).
1.2.2Học

Lân liệu
trongĐH
đất Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
Đá mẹ và mẫu chất là yếu tố quyết định độ phì nhiêu tiềm năng lân. Phần lớn
các đất này có hàm lượng lân tổng số cao, tỷ lệ lân tổng số có thể đạt tới 0,3 – 0,5%
P2O5 (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000).
Lân có trong thành phần hữu cơ nên đất nào giàu mùn, nhiều chất hữu cơ thì
tỷ lệ lân cao. Lân được tích lũy trên lớp đất mặt nên thông thường tầng mặt có tỷ lệ
lân cao hơn ở lớp đất dưới (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Lân trong đất thường nằm dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Nhưng người ta
thường phân biệt lân trong đất có hai dạng lân tổng số và lân dễ tiêu

1.2.2.1 Lân tổng số.
Tổng số các hợp chất lân trong đất, dù kết hợp với cation nào, ở dạng nào,
hữu cơ hoặc vô cơ tổng cộng lại thành “lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm
lượng tổng số P2O5 (Lê Văn Căn, 1985). Lân trong đất được kiểm soát bởi nhiều
yếu tố môi trường, có thể bị giữ lại bởi các hợp chất khó tan như phosphate sắt,
phosphate nhôm. Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng lượng lân trong
đất mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng. Mặt khác các loại cây
trồng khác nhau thì khả năng sử dụng lân cũng khác nhau. Các loại đất có hàm
lượng lân tổng số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam hàm lượng lân tổng số trong đất

6

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


rất thấp. Xét về phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không có ý nghĩa gì nhiều, vì đại bộ
phận lân tổng số ở dạng khó tiêu đối với thực vật (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000).

Bảng 1.2 Đánh giá hàm lượng lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1979).
Stt
Mức độ
P2 O 5 %
P2O5 Kg/ha (từ 025cm)
1
Rất nghèo
0,01
300
2
Nghèo
0,0 1 – 0,05
300 – 1.500
3
Trung bình
0,05 – 0,1
1.500 – 3.000
4
Giàu
0,1 – 0,2
3.000 – 6.000
5
Rất giàu
0,2
6.000

Trung

Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ 0,02 – 0,15% P2O5.
Đất vùng ĐBSCL nhìn chung nghèo lân tổng số, hàm lượng lân trung bình của các

nhóm đất chính là 0,06% P 2O5. Đất phù sa nhiễm mặn có hàm lượng lân tổng số
khá 0,088% P2O5. Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu
nhiều hơn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phù sa
sông Hồng, mặn trung tính kiềm có tỷ lệ lân trung bình 0,1% P2O5 (Nguyễn Tử
Siêm và ctv., 2000). Hai dạng lân chủ yếu là lân vô cơ và lân hữu cơ.
Bảng 1.3 Thang đánh giá lân tổng số (Lê Văn Căn, 1978).
tâm Học
liệu
Cần
@ Tài liệu học
tậpgiávà nghiên cứu
Lân
tổngĐH
số (%
P2O5Thơ
)
Đánh
<0.03
Rất nghèo
0.03 – 0.06
Nghèo
0.061 – 0.080
Trung bình
0.081 – 0.13
Khá
>0.13
Giàu
Bảng 1.4 Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính vùng Tây
Nam Sông Hậu (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 1990).
Nhóm đất

Hàm lượng P2O5 (%)
Trung bình
Thấp nhất
Cao nhất
Phèn
0,053
0,017
0,150
Phèn nhiễm mặn
0,061
0,022
0,131
Phù sa
0,060
0,011
0,236
Phù sa nhiễm
0,088
0,028
0,293
mặn

7

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trung

Lân hữu cơ

Lân hữu cơ được tìm thấy trong đất mùn, lá cây và các dư thừa thực vật và
động vật đất vì đây là dạng liên kết với chất hữu cơ nên nó được tìm thấy chủ yếu ở
lớp đất mặt. Hàm lượng lân trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia tăng với hàm
lượng chất hữu cơ theo thứ tự sau: đất cát < đất sét < đất than bùn (Đỗ Thị Thanh
Ren, 2004).
Dạng lân hữu cơ trong đất biến động từ 10 – 15 % lân tổng số bao gồm các
phytin, nucleoprotein, lectin, hợp chất mùn và các chất acid hữu cơ chứa lân, các
acid mùn chứa từ 4 – 5 % lân trong điều kiện thuận lợi có thể giải phóng từ 15 – 20
kg lân/ha/năm (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000)
Theo Nguyễn Chí Thuộc và ctv. (1974), dạng lân hữu cơ trong đất phổ biến
là phytate chiếm 50% tổng số lân hữu cơ. Ở đất chua lân hữu cơ chủ yếu là dạng
nhôm phytate, sắt phytate, còn ở đất trung tính chủ yếu là canxiphyteta.
Canxiphytate hòa tan trong acid và không hòa tan trong môi trường trung tính và
môi trường kiềm, trái lại phytate nhôm và sắt không hòa tan trong dung dịch acid
nhưng hòa tan trong môi trường kiềm (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Trong đất phytin thường chiếm với tỷ lệ dưới 30 – 40 % tổng số lân hữu cơ
và không hòa tan được trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phospholipid là hợp
chất béo được tìm thấy ở thực vật, cùng với nucleic acid chúng chiếm tỷ lệ 1 – 2 %
lân hữu
cơ trong
(ĐỗCần
Thị Thanh
tâm
Học
liệu đất
ĐH
ThơRen.,
@ 2004).
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngoài ra lân trong đất còn tồn tại ở cơ thể sinh vật nhưng cây không thể hút

trực tiếp được, đến khi vi sinh vật chết đi và cơ thể của chúng bị khoáng hóa cây
mới hút được (Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974). Theo Lê Văn Căn (1978) trong đất
mùn, lân hữu cơ dao động từ 0,81 – 2,45% phụ thuộc vào các loại đất khác nhau và
điều kiện sinh học hình thành nên loại đất đó. Trong các loại đất khoáng, tỷ lệ lân
hữu cơ từ 25 – 65% và ở các chân đất nhẹ, đất bạc màu… có ít keo sét thì tỷ lệ lân
thường thấp hơn các chân đất khác.
Sau khi các chất hữu cơ trong đất được phân hủy thì chất hữu cơ mới được
giải phóng ra acid orthophosphoric và những muối dễ tan của nó. Nhưng những
dạng này bị hấp phụ bởi đất và sinh vật cho nên lân hòa tan trong đất rất ít. Nếu ta
vùi chất hữu cơ nghèo lân vào trong đất, sau khi bị khoáng hóa thì lân dễ tiêu trong
đất không tăng mà còn bị giảm xuống, khi chất hữu cơ vùi vào trong đất ít hơn 0,2 –
0,3% P2O5 thì khi phân giải sẽ không có thêm chút lân dễ tiêu nào vì bị vi sinh vật
hút hết (Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).
Lân vô cơ
Hàm lượng lân vô cơ trong đất thường cao hơn lân hữu cơ, ngoại trừ trên các
loại đất hữu cơ, hàm lượng lân vô cơ gia tăng theo phẫu diện (Đỗ Thị Thanh Ren,
2004). Lân vô cơ chiếm khoảng 80% lân tổng số, bao gồm phosphate K, Na, NH4,
8

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trung

Ca, Mg, Fe, Al… đây là những sản phẩm do phong hóa đá mẹ, do phân giải chất
hữu cơ hoặc do sự chuyển biến phân lân từ ngoài vào. Dạng dễ tan là phosphate của
cation hóa trị I (KH2PO4; NaH2PO4), hay phosphate của kim loại kiềm thổ,
phosphate Ca, Mg ở dạng khó tan (CaHPO4; MgHPO4; Ca(PO4)2; Mg3(PO4)2) và
còn có thể ở dạng hydroxyt apatit (Ca5(PO4)3OH) khó tan hơn (Nguyễn Vy, Trần
Khải, 1978). Lân vô cơ nằm dưới dạng muối phosphate. Ở đất chua giàu sắt, nhôm

là các phosphate sắt nhôm. Ở đất kiềm là các phosphate canxi và phosphate magiê.
Ở đất mặn còn có thể xuất hiện phosphate natri (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Theo Nguyễn Tử Siêm và ctv, (2000) các nhóm phosphate vô cơ tự do và
liên kết với các cation hóa trị I hầu như không có trong dung dịch đất, dạng liên kết
với cation hóa trị II cũng rất ít. Lân tồn tại chủ yếu dưới dạng các phosphate với các
cation đa hóa trị Fe-P, Al-P khó tan (chiếm tới 65 – 90%, thậm chí 95% lân tổng
số). Phosphate sắt chiếm trên 50% lân khoáng trong đất, có độ hòa tan thấp hơn PCa nhưng trong môi trường chua chúng bền vững hơn P-Ca, về mặt cung cấp lân dễ
tiêu cho cây lúa P-Fe có vai trò tương đương với P-Ca, trong đất lúa chua P-Ca và
P-Mg đóng vai trò không lớn (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000). Thí nghiệm bằng
đồng vị phóng xạ P32 cũng cho thấy cây lúa hút phosphate sắt không kém gì
phosphate canxi (Đỗ Ánh, 2003).
Lê Văn Căn (1978) cho rằng dạng phosphate sắt, nhôm có thể cung cấp lân
đángHọc
kể khiliệu
nó ở ĐH
dạng Cần
trung tính
nghĩa
tỷ lệ liệu
phân tử
giữatập
phosphate
và kim loại
tâm
Thơ
@làTài
học
và nghiên
cứu
là 1:1. Trên đất nhiệt đới, phosphate sắt, nhôm không ở dạng trung tính mà chỉ có

có ở dạng acid khó tan trong nước, nên đất nhiệt đới rất nghèo lân dễ tiêu (Nguyễn
Chí Thuộc và ctv., 1974). Theo Mathan, K.K and A.Amberger (1977) cho rằng nếu
nồng độ Fe trên 5mg/l thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và hấp thu lân,
còn lân ở mức cao làm giảm sự vận chuyển của sắt từ rễ lên chồi.
1.2.2.2 Lân dễ tiêu
Lân dễ tiêu được định nghĩa là phần hợp chất vô cơ chứa lân trong đất, có
khả năng hòa tan trong nước hoặc trong các dung môi yếu như acid vô cơ có nồng
độ thấp, các muối kiềm như carbonate…. Phần lân đó cây trồng có thể hấp thu được
dễ dàng (Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978, trích trong Nguyễn Hoàng Anh Thư,
2008).
Lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả
trong một thời gian ngắn, ở ngay trong một loại đất. Mặc dù vậy lân dễ tiêu cũng là
một chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất rất quan trọng không thể thiếu được. Vì nếu
hàm lượng lân dễ tiêu cao thì đất có khả năng cung cấp lân nhanh và việc thu hút
chất lân của bộ rễ được thuận lợi (Lê Văn Căn, 1985).
Nhưng lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu tương đối phức tạp nó chịu sự tác
động mạnh mẽ của điều kiện môi trường, của vi sinh vật, trong đó pH và các kim
9

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trung

loại như: Fe, Al, Mn, Ca cũng như các tinh khoáng silicat và các hydroxyt của các
kim loại trên có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hữu dụng của lân.
Chỉ tiêu lân dễ tiêu phản ánh khá trung thực nhu cầu bón lân cho lúa. Theo ý
kiến đa số của các nhà bác học thì lân dễ tiêu trong đất gồm các dạng chính sau đây:
- Những phân tử riêng lẽ của H3PO4 trong dung dịch đất và trong nước tưới.
- Những phosphate dễ hòa tan trong nước của các kim loại có hóa hóa trị I

(NH4, K, Na) với các gốc H2PO4-, HPO42-, PO43-.
- Những phosphate của kim loại đa hóa trị như Ca, Mg, Al, Fe với ion H2PO4.
- Những ion H2PO4-, HPO42-, PO43- hấp phụ trên bề mặt keo đất.
- Các phosphate Ca, Mg, Fe, Al… lúc mới thành lập.
- Các phosphate Fe-P, Al-P bị khử hóa trong đất ở điều kiện yếm khí. (Chang
và Jackson, 1957)
Các dạng của lân dễ tiêu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ hòa tan của
chúng trong nước và mức độ hữu dụng của chúng đối với cây trồng. Hàm lượng lân
dễ tiêu trong dung dịch đất và trong cây thay đổi rất lớn tùy thuộc vào tính chất của
đất, nhiệt độ môi trường, hàm lựong lân tổng số, quá trình hình thành và phát sinh
của đất cũng như loại cây trồng trên đó.
Theo Lê Văn Căn (1985) thì lân dễ tiêu trong đất rất dễ bị kết tủa: ở đất kiềm
nó dễ bị kế tủa ở dạng phosphate canxi, ở đất chua dễ bị kết tủa dưới dạng
phosphate
nhôm.
vậy lượng
phosphate
tan khi
tantập
bón vào
không bao
tâm
Học sắt
liệu
ĐHVìCần
Thơ
@ Tàihòaliệu
học
và đất
nghiên

cứu
lâu sẽ chuyển thành những dạng khó hòa tan hơn, và càng ít hòa tan thì càng chậm
tiêu, khó được cây hút. Canxiphossphate dễ dàng biến đổi thành lân dễ tiêu hơn là
sắt, nhôm phosphate (Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), nồng độ lân hòa tan rất thấp thường là 0,20,5mg/l. Các loại đất giàu lân có thể chứa 1mg/l. Cây có khả năng thu hút được lân
từ những nồng độ rất loãng trong dung dịch đất. Đối với cây lúa thí nghiệm của Roy
và Data (1985) thấy rằng duy trì nồng độ lân trong dung dịch đất vào khoảng 0,12
ppm đã thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa để đạt được số chồi, chiều cao,
trọng lượng chất khô và tổng lượng lân cây hút tối đa (Đỗ Thị Thanh Ren, 1994).
Cây trồng hút lân chủ yếu dưới dạng ion H 2PO4- sau đó mới đến HPO42-.
Dạng ion PO43- cây không hút được và thực tế ion này chỉ có mặt trong dung dịch
đất ở pH = 10 trở lên, mà ở pH này thì cây không phát triển được. Những loại
phosphate dễ tiêu cho cây nhất là những phosphate của muối kim loại hóa trị I,
những loại muối này ở trong đất với tỷ lệ nhỏ thường không quá 1mg/kg đất. Trong
thực tế người ta thấy có nhiều kim loại muối phosphate khó tan trong nước nhưng
cây vẫn có thể sử dụng được (Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).

10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Bảng 1.5 Thang đánh giá lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 (Theo Page, 1982).
ppm P
Đánh giá
<3
Rất thấp
3-7
Thấp
7 - 20

Trung Bình
> 20
Cao
Bảng 1.6 Thang đánh giá lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2 (Theo Landon,
1982).
ppmP
Đánh giá
< 20
Thấp
20 – 40
Trung bình
40 – 100
Cao
> 100
Cao thừa

Trung

Bảng 1.7 Thang đánh giá lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen (Theo cotteni et al,
1982).
ppm P
Đánh giá
<5
Rất thấp
tâm Học liệu 5ĐH
Cần
Thơ
@
Tài
liệu

học
tập và nghiên cứu
– 10
Thấp
10 -18
Trung bình
18 – 25
Cao
> 25
Rất cao
1.3 PHẢN ỨNG CỦA LÂN TRONG ĐẤT
1.3.1 Đối với lân hữu cơ
Trong đất nhiều loại vi khuẩn và nấm có thể phân hủy các chất hữu cơ phức
tạp để giải phóng lân dưới dạng vô cơ. Các vi sinh vật tiết ra các enzym khử
phosphoryl đồng thời giải phóng ion phosphate. Phản ứng men nhanh khi nó tác
động đến các chất mới vừa bón vào đất, phản ứng men chậm lại khi hợp chất lân đã
cải biến và phát triển trong đất bằng cách tạo thành các phức liên kết với Al, Fe, các
chất hữu cơ phân tử lượng cao như các dẫn xuất của phytin, acid nucleic, và bị giữ
chặt trên các phần tử sét trong đất.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) các điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc khoáng
hóa lân hữu cơ cũng giống như việc khoáng hóa các hợp chất đạm và cacbon hữu
cơ. Tốc độ giải phóng lân phụ thuộc vào:
• Bản chất các hợp chất hữu cơ có lân, chẳng hạn acid nucleic dễ khoáng hóa
hơn phytin.

11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



×