Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 28 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN
MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÒ
Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng
(Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

NĂM 2016


LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo
chất lượng trong đào tạo nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất
quan trọng. Giáo trình “Nuôi trâu, bò cái sinh sản” cung cấp cho học viên những kiến thức
cơ bản về kỹ thuật nuôi trâu, bò cái sinh sản một cách hiệu quả. Tài liệu có giá trị hướng dẫn
học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất.
Đây là giáo trình mô đun trình độ đào tạo dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu
chính là mô đun “Nuôi trâu, bò cái sinh sản” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn
nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình này là quyển thứ hai trong số 03 mô đun chuyên môn của chương trình đào
tạo nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong mô
đun này gồm có 05 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau:
Bài 1. Xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
Bài 2. Xác định giống trâu, bò cái sinh sản
Bài 3. Xác định thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản
Bài 4. Nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản
Bài 5. Chăm sóc trâu, bò cái sinh sản


Chúng tôi xin trân trọng cám ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Nuôi trâu, bò cái
sinh sản” trình độ sơ cấp nghề gồm:
1. Trần Văn Tuấn Chủ biên
2. Nguyễn Hữu Nam Thành viên
3. Đào Văn Soạn – Thành Viên

1

Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐBNNTCCB ngày 18/10/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT


MÔ ĐUN NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 80 giờ
Giới thiệu mô đun
Nuôi trâu bò cái sinh sản là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo nghề,
trình độ dạy nghề dưới 3 tháng của nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò.
Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về:
- Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
- Xác định giống trâu, bò cái sinh sản
- Xác định thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản
- Nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản
Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày và thực hiện được nội dung về
công tác giống, thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản.
Phương pháp học tập mô đun: Học lý thuyết không tách rời thực hành, kết hợp thực tập
tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi trâu bò cái sinh sản.

Bài 1. Xác định điều kiện chăn nuôi
Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng

- Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản;
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu,bò theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Xác định chuồng trại
1.1 Xác định vị trí chuồng trại
Chuồng trại chăn nuôi trâu, bò thường đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước,
không bị ngập nước khi trời mưa lớn. Quy mô chăn nuôi tập trung thường đặt ở vị trí xa khu
dân cư để tránh lây lan dịch bệnh. Chuồng trại đặt nơi có nguồn nước để thuận lợi cho chăm
sóc. Trong chăn nuôi nông hộ chuồng trai thường đặt ở vị trí phía sau các công trình chính.
Ở nông thôn, khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú ý cách xa khu nhà ở nhằm
đảm bảo vệ sinh, tránh mùi hôi thối và ruồi muỗi làm ảnh hưởng đến môi trường sống của
con người.
1.2. Xác định hướng chuồng trại
Xác định hướng chuồng trại chăn nuôi cho trâu bò nhằm bảo vệ không bị tác động xấu
của điều kiện thời tiết, khí hậu đến nơi ở của trâu, bò. Vì vậy mà khi xây dựng chuồng nuôi
trâu, bò cần chú ý hướng chuồng phù hợp để tránh mưa gió và có tiểu khí hậu chuồng muôi
phù hợp, thông thoáng tự nhiên, hướng về phía có nhiều ánh sáng mặt trời và hợp vệ sinh.
Hướng chuồng thường theo hướng nam hoặc hướng đông nam để đảm bảo cho trâu bò
được ấm áp và mát mẻ. Chuồng trại chăn nuôi cần đảm bảo hướng được nhiều ánh sáng để
thuận lợi cho công việc chăm sóc và nâng cao khả năng chống dịch bệnh cho trâu bò.
1.3. Xác định kiểu chuồng trại
1


Có hai kiểu chuồng thường áp dụng để chăn nuôi trâu bò
- Kiểu chuồng một dãy: thích hợp cho chăn nuôi trong các nông hộ, quy mô nhỏ. ưu
điểm là có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, dễ đặt vị trí, thuận lợi cho công việc
nuôi dưỡng và chăm sóc.

Hình 2.1. Mô hình kiểu chuồng một dãy

Hình 2.2. Kiểu chuồng một dãy
- Kiểu chuồng hai dãy: có thể là chuồng hai dãy đối đầu (đường đi cho ăn ở giữa, máng
ăn và máng uống bố trí dọc theo lối đi), hoặc chuồng hai dãy đối đuôi (lối vào thu dọn phân
ở giữa hai dãy).

Hình 2.3. Mô hình Kiểu chuồng hai dãy đối đuôi
H 2.4. Kiểu chuồng hai dãy đối đuôi
Diện tích chuồng trại đựợc xác định theo từng đối tượng, lứa tuổi và phương thức chăn
nuôi. Chăn nuôi tập trung hoặc nuôi trên chuồng tầng diện tích 4-5 m2/con, chăn nuôi nông
hộ, chuồng nuôi trên mặt đất diện tích 6-8 m2/con Trong chăn nuôi tập trung, để thuận lợi
cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc, nhất là công tác giống và theo dõi kỹ tthuật phòng và trị
bệnh cho trâu bò. Người ta thường xác định xây dựng kiểu chuồng trại hai dãy và cho trâu
bò đối đầu hướng mặt vào nhau.
2. Xác định dụng cụ chăn nuôi
Dụng cụ nuôi dưỡng trâu bò gồm các loại dụng cụ dùng vệ sinh, dụng cụ chứa đựng thức
ăn, dụng cụ chế biến thức ăn, dụng cụ bảo quản thức ăn và dụng cụ cho ăn, chủ yếu bao gồm:

2


Hình 2.5. Quy cách của kiểu chuồng đối đầu

Hình 2.6. Kiểu chuồng hai dãy đối đầu
2.1. Máng ăn
Máng ăn cho trâu,bò sinh sản thường xây bằng gạch, láng xi măng.
Không xây máng ăn quá sâu, dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh.

Hình 2.7. Quy cách máng ăn cho trâu, bò (đơn vị dài: cm)
Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và có lỗ thoát
nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng.

3


Thành máng phía trong phải thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi.
Máng ăn đảm bảo đầy đủ, sạch sẽ, trong chăn nuôi tập trung định mức máng ăn trung
bình 0,8-1,2 m/ con.
2.2. Máng uống
- Thường xây dựng hoặc bố trí gần với máng ăn để cho trâu bò sau khi ăn xong uống
nước được thuận lợi. Trong chăn nuôi nông hộ máng uống thường xây dựng thành từng ô
cho bò uống.

Hình 2.8. Máng uống làm bằng xi măng
- Trong chăn nuôi tập trung máng uống có thể xây thành ô dãy dài, chiều cao 30 – 50
cm, chiều rộng 40 – 60 cm, chiều dài tùy theo ô chuồng định mức trung bình 0,7-1,0 m/con,
ở đáy nơi thấo nhất có lỗ thoát nước khi cần thiết, để thay rửa nước, vệ sinh máng uống khi
cần thiết và luôn đảm bảo nước uống đầy đủ và sạch sẽ.
- Quy mô chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản tập trung, tốt nhất người ta dùng máng uống
tự động để cung cấp đủ nước theo yêu cầu của trâu, bò. Nếu không có máng uống tự động
thì có thể làm máng uống bán tự động.

Hình 2.9. Máng uống tự động
- Nguồn nước từ tháp, hoặc bể chứa được dẫn tới một bể nhỏ hoặc nơi chứa đựng được
4


xây ở gần chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một tự động mở nước. Từ đây có hệ thống ống
dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi trâu, bò uống nước, mực nước trong máng hạ
xuống nhờ có phao điều chỉnh tự động mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì
phao tự đóng lại và giữ mực nước trong máng uống luôn cố định và được đầy đủ.
2.3. Dụng cụ vệ sinh

Dụng cụ vệ sinh cho trâu bò được trang bị đầy đủ để thuận lợi cho công tác chăm sóc
quét don chuồng trại, thu dọn phân và xử lý phân, nước tiểu tránh để gây ô nhiễm môi
trường khu vực chăn nuôi. Đối với trâu bò cái sịnh sản dụng cụ vệ sinh cho bầu vú trước và
sau khi vắt sữa phải thực hiện từng buổi trong ngày.
Dụng cụ vệ sinh bao gồm chổi, dễ, cuốc, xẻng, thùng, xô, chậu, bình phun, khăn lau,
bàn chải... ngoài việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ còn vệ sinh thân thể để phòng chống các
bệnh ngoài da và làm tốt công tác vệ sinh môi trường.
Dụng cụ vệ sinh cần lưu ý đảm bảo được sạch sẽ sau khi dùng, được bảo quản và bổ
sung thường xuyên để giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
và vệ sinh môi trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu,bò cái sinh sản.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Trình bày các yêu cầu cần thiết khi xây dựng chuồng nuôi trâu,bò cái sinh sản.
2. Nêu các nội dung để xác định vị trí chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản.
3. Cho biết hướng chuồng nuôi thích hợp đối với trâu, bò cái sinh sản được xác định
như thế nào?
4. Mô tả một số kiểu chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản và cho biết kiểu nào thích hợp
điều kiện của gia đình anh (chị)?
5. Nêu tác dụng một số dụng cụ chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
6. Cách xác định và yêu cầu bố trí và xây dựng máng ăn, máng uống cho trâu, bò cái
sinh sản
7. Trình bày ứng dụng sử dụng các dụng cụ vệ sinh để đảm bảo công tác vệ sinh môi
trường
* Bài tập thực hành:
Hướng dẫn bài về chuồng trại chăn nuôi trâu , bò cái sinh sản
Nội dung
thực hành

Thời gian, hướng
dẫn


Phương pháp và cách thức tổ chức

Mở đầu

15 phút

Giới thiệu chung, mục tiêu, yêu cầu bài thực hành

Giới thiệu

15 phút,

Phổ biến nội dung, giới thiệu đầy đủ và

Nội dung bài

Thuyết minh

ngắn gọn

5


Nội dung
thực hành

Thời gian, hướng
dẫn

Giới thiệu về

những yêu
180 phút,
cầu cần thiết Thảo luận nhóm
khi xây dụng
chuồng trại

Giới
thiệu
kiểu chuồng
240 phút
nuôi trâu, bò Quan sát thực tế

Tổng kết bài
thực hành

Phương pháp và cách thức tổ chức
Câu hỏi:
+ Hãy trình bày những yêu cầu cần thiết khi xây dụng
chuồng trại Cách tiến hành:
+ Chia lớp làm các nhóm, mỗi nhóm 8-10 học viên
cùng thảo luânn một nội dung và tiến hành cho cá nhân
lên trình bày
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết
+ Thiết bị dạy học cần thiết: Chuẩn bị các bức tranh,
ảnh về các kiểu chuồng nuôi trau, bò để giới thiệu cho
học viên.
Yêu cầu quan sát:
+ Quan sát các kiểu chuồng nuôi trâu, bò 1 dãy, 2 dãy
và kiểu chuồng ở nông hộ.
+ Hãy nêu những đặc điểm và hạn chế của từng kiểu

chuồng Cách tiến hành:
+ Giáo viên khảo sát chọn mô hình thăm quan chuồng
nuôi trâu, bò ở một trang trại nào đó hoặc nông hộ
+ Các nhóm trình bày kết quả
+ Giáo viên nhận xét và tổng kết.

+ Giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi với những nội
dung cần tổng kết.
30 phút
+ Tóm tắt những nội dung chính liên quan đến việc
chuẩn bị điều kiện chuồng trại chăn nuôi trâu, bò. Đặc
biệt đối với điều kiện nông hộ sãn có.
Bảng đánh giá kết quả học tập của học viên
Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Yêu cầu cần thiết xây dựng chuồng trại

Vấn đáp

Xác định vị trí, hướng chuồng nuôi

Tự luận

Xác định các kiểu chuồng nuôi

Thực hành, tự luận

Xác định các dụng cụ chăn nuôi


Thực hành

C. Ghi nhớ:
Chuồng nuôi chăn nuôi trâu bò cái sinh sản rất đa dạng, tùy theo điều kiện hiện có, tùy
theo quy mô, phương thức chăn nuôi mà chuẩn bị thiết kế xây dựng.
Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản, cần chú ý bố trí chuồng trại thoáng mát, gần nơi chăn
thả, nhưng vẫn đảm bảo khâu chăm sóc, bảo vệ.
6


Bài 2. Xác định giống trâu, bò cái sinh sản
Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về xác định giống trâu, bò cái sinh sản
- Nhận biết được các loại giống trâu, bò cái sinh sản.
A. Nội dung
1. Xác định giống trâu cái sinh sản
1.1. Xác định giống trâu cái nội:
Các giống trâu chăn nuôi phổ biến ở nước ta là trâu ngố và trâu ré, các giống trâu nội
thường tầm vóc nhỏ bé, trâu cái trường thành có khối lượng trung bình 180-220 kg, năng
suất thịt và sản lượng sữa thấp. Sử dụng lai kinh tế giữa trâu nội và trâu Murahr để để tạo ra
con lai nâng cao khả năng cày kéo cũng như sản lượng sữa của các giống trâu Việt nam
được coi là hướng công tác giống quan trọng hiện nay.
1.2. Xác định giống trâu cái nhập nội

Hình 2.10. Giống trâu Việt Nam
Trâu Mura có nguồn gốc từ Ấn độ nhập vào nước ta có thể trọng lớn và sức sản xuất
tốt, có lông đen bóng, lông thưa và ngắn, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát dưới chân.

Hình 2.11. Trâu cái lai Mura

7


Đặc điểm rõ nhất của trâu Mura là sừng ngắn tạo thành hai cánh cung xoắn chìa ra phía
sau và vểnh lên phái trên, Thân hình trâu Mura vạm vỡ, Trâu cái trưởng thành có khối lượng
trung bình 350 – 400 kg/con.
Trâu cái Mura có khả năng sinh sản tốt, sản lượng sữa cao hơn hẵn giống trâu nội và
đây là giống trâu hướng sữa và khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên ở nước ta.
Ở nước ta việc việc nhập trâu Mura cho lai với trâu Nội để tạo ra trâu cái lai Mura
nhằm mục đích cải tạo giống trâu nội về sảng lượng sữa, thể trọng cơ thể đồng thời nâng cao
khả năng cày kéo và khả năng sản xuất thịt.
2. Xác định giống bò cái sinh sản
2.1. Xác định giống bò nội:
Bò ở nước ta hiện nay thường gọi chung là giống bò Vàng Việt Nam, bò Vàng Việt
Nam được xác định là giống bò nội có tính thuần chủng cao.

Hình 2.12. Giống bò Vàng Việt Nam
Ngoại hình bò vàng cân xứng, con cái đầu thanh, sừng ngắn, mắt tinh, nhanh nhẹn,
yếm kéo dài từ hầu đến xương ức, yếm và u vai kém phát triển, lưng và hông hơi thẳng,
Mông hơi xuôi, hẹp, bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp, khả năng phát
dục và nuôi con tốt.
Bò nội ở nước ta được phân bố rộng rãi và thường được gọi theo tên địa phương như
bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn.
Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm như màu sắc của lông và thể
vóc nhưng thường có sức chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thích
nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước. Nhược điểm là tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, sản
lượng cữa không cao, sức cày kéo thấp.
+ Bò U đầu rìu
Nguồn gốc từ: Được tạo nên từ lâu đời từ các tỉnh Nghệ An,Hà Tĩnh. Phân bố: ở huyện
Nam Đàn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và một số vùng lân cận khác. Ngoại hình có lông

màu vàng. có u vai phát triển, màu hơi đen, U vai giống hình cái rìu, chính vì thế mà được
đặt tên là “U đầu rìu”. Bò cái có tuổi phối giống lần đầu lúc 15 – 18 tháng tuổi, khối lượng
cơ thể trưởng thành trung bình 190-210 kg/con. Khối lượng bê khi sơ sinh trung bình: 13 –
16 kg/con. Khả năng thành thục về tính sớm, thích nghi tốt với khí hậu khô, nóng.
8


Hình 2.13. Giống bò Vàng địa phương
+ Bò H’Mông
Nguồn gốc: Do người H’Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc tạo nên từ lâu đời, Phân
bố nhiều ở các tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La.Ngoại hình bò có thân hình cao to,cân
đối, gần giống bò Sin Đỏ. Mầu lông chủ yếu là mầu vàng tơ, một ít là cánh gián, giống bò
này có yếm rộng, đỉnh trán có u gồ. Bò cái có tuổi phối giống lần đầu lúc 20 – 22 tháng tuổi,
khối lượng cơ thể trưởng thành trung bình 250 kg/con. bầu vú phát triển. Khối lượng bê khi
sơ sinh trung bình: 15 – 18 kg/con. Khả năng thích nghi tốt.

Hình 2.14. Giống bò H’Mông
2.2. Xác định giống bò nhập nội
+ Bò Sin: (Bò Red Sindhi)
Nguồn gốc của bò Red Sindhi có từ Ấn Độ, nhập vào nước ta từ Pakistan, Trung Quốc.
Được nuôi tại tại Ba Vì – Hà Nội và một số trung tâm giống Bò. Ngoại hình bò có màu nâu
đỏ, tai to rủ xuống, u vai phát triển, yếm rộng, Khối lượng bò cái trưởng thành trung bình
400 kg/con. Tuổi đẻ lần đầu muộn hơn so với các giống bò nội. Sản lượng sữa trung bình
1.600 kg/ chu kỳ, với tỷ lệ mỡ là 5,2%.
9


Hình 2.15. Giống bò Sin
+ Bò Hà Lan (holsteinFriz )
Bò Hà Lan (hay còn gọi là bò Lang trắng đen) nhập vào nước ta cho sinh sản và mục

đích là nuôi theo hướng sữa và cải tạo sản lượng sữa cho các giống bò của Việt Nam
Phân bố chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng), Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Tuyên Quang, Thanh Hóa và một số nơi khác.

Hình 2.16. Giống bò sữa Hà Lan
Hình thái: Bò chủ yếu có mầu lang trắng đen, Bò cái có thân hình nêm cối, vú to. Bò có
thân hình phát triển, sừng nhỏ, yếm bé. bò cái có khối lượng trung bình: 500- 600 kg/con. Tuổi
phối giống lần đầu lúc 15 – 18 tháng tuổi. sản lượng sữa trung bình 4.000-5.000 lít/chu kỳ 300305 ngày, con cao sản cho tới 10.000-12.000 lít/ chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa trung bình 3,4- 3,8%
3. Chọn trâu, bò cái làm giống
Chọn trâu bò cái sinh sản căn cứ vào đánh giá qua ngoại hình thể chất có ý nghĩa rất
quan trọng trong công tác giống cũng như trong việc xác định giá trị con vật. Đặc trưng của
phẩm giống trước tiên bao giờ cũng biểu hiện qua ngoại hình, nhất là màu sắc lông, da.
Thông qua ngoại hình người ta tiếp tục chọn căn cưa vào khả năng sinh trưởng với các chiều
10


đo về vòng ngực, dài thân và khối lượng. Mục tiêu cuối cùng để chọn lọc trâu bó cái sinh
sản đó là các chỉ tiêu đánh giá sinh sản như tuổi phối giống có chửa lần đầu, số con đẻ ra/
lứa, số lứa đẻ/ năm, khối lượng bê nghé khi sơ sinh, tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ sống.
Đây là phương pháp đánh giá thông thường có thể áp dụng được đối với bà con nông
dân khi chọn trâu, bò để nuôi theo hướng sử dụng phù hợp.
3.1. Chọn trâu cái làm giống
Chọn những con mang đầy đủ đặc điểm ngoại hình của giống thuần chủng, không bị
đồng huyết, Tầm vóc to, thân hình phát triển cân đối, nở nang, khỏe mạnh, da mỏng, lông
mượt, ăn uống tốt.
- Thể chất chắc khỏe, nhanh nhẹn, mắt to và sáng, sừng thanh và chắc, cổ dài vừa phải.
Đấu, cổ và thân kết hợp tốt.
Ngực sâu, rộng, mông vai nở, lưng thẳng, mình dài, bụng không sệ. Bốn chân khỏe,
thẳng, khỏe, đứng vững chắc, không chạm kheo, móng tròn, khít hình bát úp, gốc đuôi to,
dài vừa phải.

- Có khả năng phát dục sớm. Bầu vú cân đối phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, tính hiền
lành. Biểu kiện động dục rõ ràng, nuôi con khéo.

Hình 2.17. Hình trâu cái cân đối
3.2. Chọn bò cái làm giống
- Chọn những cá thể có ngoại hình ổn định, mang đúng đặc điểm của giống thuần
chủng cần chọn, bởi vì các giống bò lai tính di truyền chưa ổn định do vậy khả năng sinh sản
chưa tốt.
- Chọn những bò được sinh ra từ bố mẹ không bị đồng huyết có ngoại hính cân đối phát
triển, có khả năng sinh trưởng tốt, ngực sâu và rộng, mông vai nở, mình dài, bụng thon, bốn
chân khỏe vững chắc, không đi chạm kheo, móng tròn, khít hình bát úp, đuôi dài vừa phải.
- Có khả năng sớm thành thục về tính, bầu vú cân đối phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ,
tính hiền lành, biểu kiện động dục rõ ràng, tỷ lệ thụ thai cao.

11


Hình 2.18. Hình bò cái cân đối
- Chọn lọc bò cái sinh sản làm giống căn cứ vào các giá trị kểu hình như trên cần phải
kết hợp với các hình thức như chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân và thông qua đánh giá đời
sau để chọn lọc cá thể đạt hiệu quả trong sinh sản. Ngoài ra còn căn cứ vào khả năng phối
hợp, hay xác định ghép đôi giao phối giữa các cá thể để hiệu quả chọn lọc được cao hơn.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi:
1. Trình bày đặc điểm về ngoại hình thể chất giống trâu cái nội
2. Mô tả đặc điểm ngoại hình của giống trâu cái nhập nội
3. Kể tên, xác định ngoại hình thể chất các giống bò cái sinh sản nội
4. Mô tả đặc điểm ngoại hình các giống bò cái sinh sản nhập nội
5. Trình bày kỹ thuật chọn trâu cái làm giống
6. Trình bày kỹ thuật chọn bò cái sinh sản

* Bài tập thực hành:
Hướng dẫn những đặc điểm về giống trâu, bò cái sinh sản
Mục tiêu: Giới thiệu cho học viên nắm bắt được những đặc điểm cơ bản về giống trâu,
bò cái sinh sản để phục vụ cho công tác chọn tuyển, chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao
Nội dung
thực hành
Mở đầu

Thời gian, Cách
hướng dẫn

Phương pháp và cách thức tổ chức

15 phút

Giới thiệu chung, mục tiêu, yêu cầu bài thực hành

Giới thiệu
nội dung

15 phút,
Thuyết trình

Phổ biến nội dung, giới thiệu đầy đủ và ngắn gọn

Giới thiệu
ngoại hình
một số
giống trâu,


180 phút,
Thảo luận nhóm

Câu hỏi:
Hãy mô tả đặc điểm ngoại hình của một số giống trâu,
bò cái nuôi tại Việt Nam Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành từng nhóm, thảo luận và trình bày
12


Nội dung
thực hành

Thời gian, Cách
hướng dẫn

bò cái sinh
sản ở VN

Nêu cách
chọn trâu,
bò cái sinh
sản nội và
nhập nội để
làm giống

Xem băng
hình về các
cách xác
định và

chọn lọc
trâu, bò cái
sinh sản
Tổng kết
bài thực
hành

Phương pháp và cách thức tổ chức
+ Giáo viên nhận xét bổ sung và tổng kết.
Thiết bị phục vụ hướng dẫn:
+ Tranh, ảnh về các giống trâu, bò cái sinh sản
+ Tập Atlat về các giống trâu, bò Việt Nam và nhập nội

180 phút,
Thảo luận nhóm

180 phút, xem
trực quan

30 phút

Câu hỏi:
1. Chọn trâu cái sinh sản làm giống
2. Chọn bò cái sinh sản làm giống Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm cùng thảo luận
một nội dung và trình bày.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung và tổng kết.
Thiết bị phục vụ hướng dẫn:
+ Tranh, ảnh về các giống trâu, bò cái
+ Tập Atlat về các giống trâu, bò VN và nhập nội

Yêu cầu:
+ Quan sát ngoại hình các giống trâu, bò cái sinh sản
+ So sánh sự khác nhau các giống trâu, bò cái sinh sản
+ Xác định được kỹ thuật chọn trâu, bò cái sinh sản

+ Các nhóm trình bày kết quả
+ Giáo viên nhận xét bổ sung và tổng kết.
+ Đánh giá cho điểm bài thực hành cho từng học viên
Bảng đánh giá kết quả học tập

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

1. Xác định ngoại hình các giống trâu cái sinh sản nội và nhập nội

Trắc nghiệm

2. Xác định kỹ thuật chọn trâu cái sinh sản làm giống

Thực hành, tự luận

3. Xác định ngoại hình các giống bò cái sinh sản nội và nhập nội

Trắc nghiệm

4. Xác định kỹ thuật chọn bò cái sinh sản làm giống
Thực hành, tự luận
C. Ghi nhớ:
Trong chăn nuôi trâu bò, công tác giống đóng vai trò quan trọng nhất. Việc xác định rõ

đặc điểm ngoại hình các giống trâu bò cái sinh sản là cơ sở cho công tác chọn lọc và lai tạo,
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

13


Bài 3. Xác định thức ăn cho trâu bò cái sinh sản
Mục tiêu: Học xong bài học này, người học có khả năng
- Trình bày được việc xác định thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản.
- Xác định được thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Xác định thức ăn thô, xanh
1.1. Xác định thức ăn thô
Thức ăn thô là loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như rơm, cây cây cỏ khô, lá lúa,
lá bắp, thân cây lúa, thân cây bắp, lõi bắp, thân cây đậu, cây đậu phọng... dùng làm thức ăn
có tác dụng tăng sinh, tăng phân giải chất xơ của vi sinh vật dạ cỏ, đồng thời còn có tác dụng
cân bằng dinh dưỡng chung cho trâu bò.
Sử dụng thức ăn thô với tỷ lệ không cân đối trong khẩu phần sẽ làm hạn chế khả năng
tiêu hóa, hạn chế lượng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Rơm khô được tận dụng từ phần trên thân và lá của cây lúa sau khi thu hoạch xong
đem phơi khô nhanh chóng, đây là hình thức sử dụng và dự trữ thức ăn thô rẻ tiền, dễ làm và
dễ phổ biến trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta.

Hình 2.19. Thức ăn thô (rơm) đã được phơi khô
Rơm khô được dự trữ dưới hình thức đánh đống, đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ
thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn để chủ động dùng vào những thời điểm
khan hiếm.
Cây cây cỏ khô là loại thức ăn thô dự trữ sau khi đã sấy khô hoặc phơi khô, là nguồn cung
cấp đạm, đường, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại, đặc biệt là vào vụ đông
xuân.

Thời gian cắt cỏ để phơi khô tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, vào thời
điểm cỏ mới ra hoa, lúc đó có hàm lượng và thành phần dinh dưỡng cao. Cây cỏ khô được
dự trữ dưới hình thức đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép
ta dự trữ với khối lượng lớn để chủ động dùng vào những thời điểm cần thiết
Đối với các loại cây bộ đậu (cỏ stylo, cỏ ba lá...) tốt nhất là thu hoạch vào giai đoạn có
nụ hoa và khi đó thì hàm lượng đạm trong cây cỏ khô là cao nhất. Cây cỏ khô có tỷ lệ tiêu
14


hóa đạt 60-75%, trong cây cỏ khô có chứa một lượng vitamin D cao.
1.2. Xác định thức ăn xanh
Thức ăn xanh cho trâu bò là các loại cỏ tự nhiên và các loại cỏ trồng có giá trị dinh
dưỡng cao như cỏ voi, cỏ hòa thảo, thân cây bắp thời kỳ ngậm sữa. Thức ăn xanh ngoài tác
dụng cung cấp năng lượng còn cung cấp hàm lượng nước sinh lý, vitamin và khoáng chất
cần thiết cho trâu bò.

Hình 2.20. Thức ăn xanh là cỏ hòa thảo
Sử dụng các loại thức ăn xanh phối hợp với nhau có tác dụng cân đối khẩu phần thức
ăn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa,hấp thu và hiệu quả sử dụng thức ăn
Thức ăn xanh còn được chế biến dưới dạng ủ xanh là thức ăn, nhằm mục đich để dự trữ
nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò. Nguyên liệu ủ xanh có thể là các loại cỏ trồng như cỏ voi,
bắp dày, thân cây bắp bắp non.
Thông qua kỹ thuật ủ xanh thức ăn được bảo quản lâu dài, tổn thất chất dinh dưỡng ít.
Thực chất của việc ủ xanh thức ăn là xếp chặt thức ăn xanh vào hố kín không có không khí.
Thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt, không cần phải xử lý trước khi cho ăn và có thể cho ăn
tới 5-7 kg/ 100 kg thể trọng. Nói chung, dùng loại thức ăn này không cần hạn chế về khối lượng,
nhưng cũng không nên chỉ cho ăn đơn độc, mà cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác.

Hình 2.21. Thức ăn xanh là cỏ voi
15



2. Xác định thức ăn tinh
2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm
Thức ăn tinh cho trâu bò thường là: Bột bắp, cám gạo, thóc nghiền, bột bắp, bột khoai,
bột mỳ. Là loại thức ăn có giá trị năng lượng cao, trong 1 kg có từ 2.500 đến 3.200 Kcalo
năng lượng trao đổi (tương đương 1,0-1,2 đơn vị thức ăn). Thức ăn tinh thường chiếm tỷ lệ
10-30 % trong khẩu phần thức ăn của trâu bò, sử dụng các loại thức ăn tinh trong khẩu phần
có tác dụng cân đối prôtêin, vitamin và các chất khoáng.
Các phụ phẩm như khô dầu đậu nành, khô dầu đậu phọng, khô dầu dừa, khô đầu vừng,
bột máu, bột thịt xương, bột nhộng tằm... là nguồn thức ăn bổ sung hàm lượng prôtêin quan
trọng cho trâu bò.
Chế biến thức ăn tinh và phụ phẩm dưới dạng kiềm tính sinh lý sẽ có tác dụng rất tốt
đến chức năng sinh lý của trâu bò cái sinh sản.
2.2. Xác định thức ăn củ quả.
Thức ăn củ quả như khoai, bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, dứa là nguồn thức ăn vừa
cung cấp năng lượng, đạm còn cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho
trâu bò.
Tỷ lệ phối trộn thức ăn củ quả tùy theo các dạng nguyên liệu dùng trong khầu phần
thức ăn, thường chiếm tỷ lệ 3-8 %
2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp
Thường sử dụng là các loại thức ăn tinh phối hợp lại với nhau theo một tỷ lệ quy định
phù hợp với đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng của từng loại trâu bò.
Thức ăn hỗn hợp cần phối hợp nhiều loại để cân đối cả về năng lượng cũng như
prôtêin, vitamin và khoáng. Thức ăn hỗn hợp thường sử dụng cho ăn thẳng, ngoài ra còn có
thức ăn hỗn hợp dạng đậm đặc, khi sử dụng cần phối hợp với các loại thức ăn tinh khác để
cân đối và đầy đủ về mặt dinh dưỡng đồng thời đạt hiệu quả kinh tế
3. Xác định thức ăn bổ sung
3.1. Đạm Urê
Urê là một dạng đạm vô cơ [CO(NH2)2], thường được dùng làm thức ăn bổ sung cho

trâu bò, nhờ nguồn thức ăn bổ sung là đạm vô cơ, hệ vinh vật có trong dạ cỏ tổng hợp thành
prôtêin của vi sinh vật, từ đó tạo thành nguồn đạm hữu cơ cung cấp bổ sung cho trâu bò, có
tác dụng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Sử dụng urê bổ sung trong khẩu phần thức ăn tinh
thường chiểm 1%, có thể sử dụng tỷ lệ 4% khi ủ rơm thức ăn để bổ sung cho trâu bò.
3.2. Khoáng và vitamin
Vitamin và các chất khoáng tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng đóng vài
trò xúc tác các phản ứng trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa thức ăn.
Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E là nhóm vitamin có liên quan đến sinh trưởng, sinh
sản. Vitamin nhóm B có tác dụng tăng cường chuyển hóa thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các chất khoáng đa lượng như Ca, P, Na… cũng như các chất khoáng vi lượng như Fe,
Mn, Zn, I... rất cần thiết với trâu bò sinh sản.
Thường bổ sung dưới dạng premix vitamin, premix khoáng 1-2% trong khẩu phần thức
ăn tinh cho trâu bò
16


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi
1. Mô tả các loại thức ăn thô sử dụng chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
2. Trình bày thức ăn xanh sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
3. Trình bày các loại thức ăn tinh dùng chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
4. Tác dụng của thức ăn củ, quả sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
5. Cách sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi trâu, bò cái
6. Ứng dụng của các loại thức ăn bổ sung sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
* Bài tập thực hành:
Kỹ thuật trồng cây thức ăn xanh
Trong chăn nuôi trâu bò cái sinh sản, nguồn thức ăn xanh là chủ yếu do điều kiện canh
tác, dân số tăng sinh, chăn nuôi phát triển, nên nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh trong chăn nuôi nói chung và trâu, bò nói riêng là
điều hết sức cần thiết. Giống cỏ hòa thảo là một trong những loại cỏ thông thường được sử

dụng nhiều nhất trong chăn nuôi trâu, bò hiện nay. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu về kỹ
thuật trồng loại cỏ này.
Bước 1. Chọn thời vụ gieo trồng: Trồng trong mùa mưa, tốt nhất là đầu mùa mưa.
Bước 2. Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày ải 2 lần để làm cho đất tơi,
vơ cỏ dại và san phẳng mặt đấtt trồng. Rạch hàng sâu 15-20cm, khoảng cách hàng 50-80cm.
Bước 3. Chuẩn bị phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng: Phân hữu cơ hoai mục: 15-20
tấn; Lân supe: 400-500 kg; KCL: 150-200kg; Đạm urê: 400-500 kg. Các loại phân hữu cơ,
phân lân dùng bón lót theo hàng; phân đạm và kaly được chia đều cho mỗi lần thu hoạch
trong năm và bón thúc.
Bước 4. Chuẩn bị giống: Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày và được chặt
vát thành hom có độ dài 50-60cm/hom. Mỗi hom có từ 3-5 mắt mầm.
Bước 5. Kỹ thuật trồng cỏ: Đặt hom theo long rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia
nối tiếp nhau, sau đó dùng cuốc lấp đất kín hom một lớp khoảng 3-5cm và đảm bảo mặt đất
phẳng sau khi lấp hom.
Bước 6. Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm. Trồng
dặm những hom chết và làm cỏ phá váng. Dùng cuốc làm cỏ dại trước khi cỏ lên cao. Dùng
urê bón thúc khi cỏ ở giai đoạn 30 ngày tuổi.
Bước 7. Thu hoạch: Thảm cỏ được thu hoạch khi cỏ đạt 2,5 tháng tuổi (cây có thân
cứng). Các lứa tái sinh thường thu hoạch khi thảm cỏ sinh trưởng có độ cao 80- 100cm.
Bảng đánh giá kết quả học tập của bài xác định thức ăn
Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Mô tả các loại TĂ thô sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò cái SS

Thực hành hoặc tự luận

Xác định thức ăn xanh dùng chăn nuôi trâu, bò cái


Thực hành hoặc tự luận

Mô tả các loại thức ăn tinh dùng chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản

Thực hành hoặc tự luận

Trình bày các loại TĂ củ, quả dùng chăn nuôi trâu, bò cái SS

Thực hành hoặc tự luận

17


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Xác định các loại TĂ hỗn hợp sử dụng chăn nuôi trâu, bò cái

Thực hành hoặc tự luận

Trình bày các loại TĂ bổ sung trong chăn nuôi trâu, bò cái SS
Thực hành hoặc tự luận
C. Ghi nhớ
Thức ăn cho trâu bò cái chủ yếu là thức ăn thô, xanh. Sử dụng khẩu phần cân đối năng
lượng, prôtêin, vitamin và khoáng có tác dụng nâng cao năng suất sinh sản. Kỹ thuật để chế
biến thức ăn có tác dụng tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu thức ăn nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Bài 4. Nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản.

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản.
- Thực hiện được việc về nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng cho trâu, bò cái sinh sản được xác định trên cơ sở nhu cầu về năng
lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
1.1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm
- Nhu cầu năng lượng:
Giai đoạn chửa kỳ I: ở giai đoạn này nhu cầu nuôi thai không đáng kể. Lúc này thai chủ
yếu phát triển và hoàn thiện các cơ quan chức năng, sinh trưởng tích luỹ thấp. Mặt khác, các
chất dinh dưỡng của thức ăn được sử dụng mạnh mẽ. Do vậy không cần bổ sung dinh dưỡng
cho nhu cầu nuôi thai và có thể sử dụng các loại thức ăn thô xanh là chủ yếu (80-90%).
Giai đoạn chửa kỳ II: ở giai đoạn này thai sinh trưởng nhanh, chèn ép xoang bụng, khả
năng đồng hoá thức ăn giảm. Do vậy cần tăng cường dinh dưỡng và thay đổi cấu trúc khẩu
phần ăn cho phù hợp: lựa chọn các thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích nhỏ, dễ tiêu
hoá. Cần giảm thức ăn thô, tăng thức ăn tinh trong khẩu phần. Tránh cho ăn các loại thức ăn
ôi, thiu, mốc.
Nhu cầu duy trì: Phụ thuộc vào khối lượng cơ thể (0,8 - 1 ĐVTĂ/100 kg thể trọng).
Nhu cầu nuôi thai: Từ tháng chửa thứ 5 trở đi tăng thêm 0,2- 0,3 ĐVTĂ/100kg thể trọng
trâu, bò mẹ.
- Nhu cầu chất đạm
Nhu cầu về prôtêin được xác định dựa trên nhu cầu cho duy trì, tăng trọng và cho sinh
sản. Nhu cầu về protein tiêu hoá thời kỳ có chửa kỳ 2 cao hơn so với chửa kỳ 2 cụ thể như sau:
Nhu cầu về protit tiêu hoá giai đoạn chửa kỳ I: 80-90 gram/ĐVTĂ, Chửa kỳ II: 90100g protit tiêu hoá /ĐVTĂ.
1.2. Xác định nhu cầu vitamin và khoáng
Căn cứ vào khối lượng, tuổi tác và thời mang thai hay tiết sữa nuôi con, nhu cầu về
vitamin và khoáng cho trâu bò xác định như sau:
Nhu cầu về vitamin A: cần 60 – 80 mg caroten, Vitamin E: 20-40 mg, vitamin D: 50018



1.000 UI/100kg thể trọng.
Nhu cầu về khoáng: 7 – 8 g Ca, 4-5g P và 10-15g NaCl/ĐVTĂ.
2. Xác định khẩu phần ăn
2.1. Xác định khẩu phần duy trì
Khẩu phần duy trì cho trâu bò cái sinh sản là xác định mức dinh dưỡng cần cung cấp để
duy trì các hoạt động sinh lý trong cơ thể. Trong một ngày đêm nhu cầu duy trì cho trâu, bò
sinh sản trung bình cần từ 0,8-1,0 ĐV TĂ/ kg thể trọng (tương đương 2.000-2.500 Kcalo
năng lượng trao đổi).
2.2. Xác định khẩu phần mang thai, tích lũy và sản xuất
Thời kỳ mang thai khẩu phần thức ăn có tác dụng nuôi thai sinh trưởng và phát triển,
khẩu phần ăn cần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng như năng lượng, protêin, vitamin và
khoáng, cũng như dùng đầy đủ các loại thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn bổ sung có tác
dụng tích lũy các chất cho thai phát triển và tăng quá trình sản xuất sữa trong thời kỳ nuôi con.
Các loại cỏ tự nhiên, cỏ voi, thân cây bắp là thức ăn xanh chủ yếu cho trâu bò. Thức ăn
thô và thức ăn xanh Chửa kỳ I: 80%; chửa kỳ II: 70%.
Khẩu phần ăn của trâu bò sinh sản cần phối hợp từ nhiều loại thức ăn khác nhau để
đảm bảo sự ngon miệng. Cần sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và nên phối
hợp nhiều loại.
Chửa kỳ 2 giảm lượng thức ăn xanh để bào thai không bị chèn ép, giai đoạn nuôi con
thức ăn xanh có liên quan trực tiếp đến sản lượng sữa.
Thức ăn tinh như bột các hạt ngũ cốc, thức ăn hỗn hợp tinh giàu năng lượng là nguồn
thức ăn có giá trị năng lượng trên 2.500 Kcal năng lượng trao đổi/ kg thức ăn. Cần phối hợp
nhiều loại thức ăn tinh để đảm bảo khẩu phần cân đối và tăng khả năng tiêu hóa. Trong khẩu
phần thức ăn xác định tỷ lệ thích hợp: Chửa kỳ I: 15-20% thức ăn tinh, chửa kỳ II thức ăn
tinh chiếm tỷ lệ 25-30% về giá trị nặng lượng, thời kỳ nuôi con thức ăn tinh có tỷ lệ trung
bình từ 15-25 % trong khẩu phần ăn
Thức ăn bổ sung là Premix vitamin, premix khoáng, lyzin, methionin, ADE.Bcomplex
các loại vitamin cần thiết. Thức ăn bổ sung đưa vào theo tỷ lệ 0,2-0,5 % trong thức ăn hỗn
hợp tinh, bổ sung trước bữa ăn.

3. Cho ăn
3.1. Cho ăn theo phương thức chăn thả
Trâu bò cái sinh sản được nuôi theo phương thức chăn thả, lượng thức ăn chủ yếu là
thức ăn xanh trên đồng cỏ hoặc nơi gò đồi, bờ ruộng, ven đê, lượng thức ăn thô xanh chiếm
85-95 % trong khẩu phần
Thức ăn tinh trong khẩu phần từ 5-15%, thường tăng lên ở giai đoạn chửa kỳ 2 và giai
đoạn tiết sữa nuôi con. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn thức ăn tinh thường chế biến
theo phương pháp ủ men, cho ăn vào lúc khi trâu bò ở tại chuồng, đảm bảo cho uống nước
đầy đủ để trâu bò không bị thiếu nước khi chăn thả trên đồng cỏ.
Chăn nuôi theo phương pháp chăn thả cần xác định được nguồn thức ăn xanh cho trâu
bò ăn hợp lý, thường cho ăn theo khu vực và luân phiên trên bãi chăn để tận dụng nguồn
thức ăn xanh đồng thời có thời gian để cỏ được tái sinh.
3.2. Cho ăn theo phương thức nhốt chuồng
19


Hình thức chăn nuôi nhốt chuồng thường áp dụng trong chăn nuôi nông hộ, hoặc chăn
nuôi thâm canh hay những nơi không có bãi chăn thả. Để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cần cho
trâu bò cái sinh sản ăn đúng giờ quy đinh, thức ăn tinh cho ăn theo lịch trình chăn nuôi, buổi
sáng cho ăn vào lúc 8-9 giờ, buổi chiều từ 3-4 giờ, thức ăn thô xanh cho ăn sau thức ăn tinh.
Thực hiện việc cho ăn: Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh cho ăn sau, cuối
cùng cho uống nước. Chửa kỳ II thai sinh trưởng nhanh, chèn lấn khoang bụng, cần giảm
thức ăn xanh và tăng tỷ lệ thức ăn tinh, do vậy cấu trúc khẩu phần ăn cho phù hợp
- Chửa kỳ II cần chia thức ăn cho trâu bò ăn nhiều bữa
- Lựa chọn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dung tích bé.
- Rút các loại thức ăn thô, tăng thêm tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần.
Chú ý không được cho ăn thức ăn ôi, thối mốc, ngừng cho ăn ure hoặc thức ăn xanh
trước khi đẻ từ 10 – 15 ngày.
* Giai đoạn sau khi đẻ: Sau khi đẻ quá trình trao đổi chất của gia súc tăng lên nhiều, do
đó thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, thức ăn dễ tiêu hoá.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi
1. Trình bày cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò cái sinh sản
2. Nêu nhu cầu năng lượng và nhu cầu chất đạm cho trâu bò cái
3. Nhu cầu chất khoáng và khầu phần thức ăn cho trâu bò cái sinh sản
4. Trình bày kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cái theo phương thức chăn thả
5. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cái sinh sản theo phương thức nhốt chuồng
* Bài tập thực hành
Ủ rơm bằng đạm u rê
Rơm là loại thức ăn thô rất nghèo dinh dưỡng (2-3% protein) thành phần dinh dưỡng
chủ yếu là xơ (31-33%) và tỷ lệ tiêu hóa thấp. Nhưng nếu được chế biến, thì lại trở thành
thức ăn có giá trị cho trâu, bò đặc biệt vào cuối mùa khô thiếu thức ăn xanh
Nguyên liệu để ủ: Rơm khô: 100kg, đạm ure: 2,5 kg, vôi đã tôi: 0,5kg, muối ăn:
0,5kg, nước sạch: 70 – 80 lít
* Chuẩn bị dụng cụ để ủ: Cân đồng hồ, Chậu to, Xô đựng nước, Ô doa; Túi nilon hoặc
bao tải dứa lành và dây buộc miệng túi; Mảnh nilon để phủ kín rơm đã chế biến, nếu ủ rơm
nhiều trên sân gạch, hoặc trên nền nhà kho, nền chuồng sạch không đọng nước đều được.
* Kỹ thuật ủ:
Bước 1: Rải rơm lên bạt, hoặc lên sân gạch, sân betông dày khoảng 15 – 20cm
Bước 2: Tưới nước đã hòa ure + vôi + muối đảo rơm thật đều cho rơm thấm đều, nếu
không rơm vẫn còn khô.
Bước 3: Lần lượt như vậy trải rơm lại tưới khi nào hết nguyên liệu thì cho vào bao tải
buộc kín miệng lại cất vào chỗ khô ráo
* Cách cho ăn:
Sau khi ủ 10-15 ngày thì lấy ra cho trâu, bò ăn. Lấy ra xong, còn lại phải buộc hoặc đậy
kín lại
20


Rơm ủ đảm bảo chất lượng phải có màu vàng đậm, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm.

Có thể trộn lẫn với cỏ xanh cho dễ ăn. cho vào máng ăn hoặc chỗ sạch
Bảng đánh giá kết quả học tập của bài học
Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu bò sinh sản

Thực hành, tự luận

XĐ nhu cầu vitamin và khoáng cho trâu bò sinh sản

Trắc nghiệm, vấn đáp

XĐ khẩu phần duy trì và khẩu phần mang thai cho trâu bò sinh sản Trắc nghiệm, vấn đáp
Cho ăn theo phương thức chăn thả và phương thức nhốt chuồng
Thực hành, tự luận
C. Ghi nhớ
Xác định nhu cầu về năng lượng, prôtrin, vitamin và chất khoáng cho trâu bò là khâu
dinh dưỡng rất quan trọng, tùy theo phương thức chăn nuôi mà nuôi dưỡng trâu bò cái sinh
sản đúng kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản.

Bài 5. Chăm sóc trâu, bò cái sinh sản
Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
-Trình bày được những kiến thức có liên quan tới chăm sóc trâu, bò cái sinh sản.
- Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Chăm sóc trâu, bò cái chờ phối
1.1.Vận động
1.1.1. Vận động kết hợp chăn thả

Giai đoạn trước phối giống, thời kỳ cạn sữa vận động có tác dụng phát dục sớm, phục
hồi cơ thể nhanh hơn. Giai đoạn có chửa vận động tự do khu vực chăn thả hoặc sân có tác
dụng tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng, bào thai phát dục hoàn thiện hơn,
thuận lợi cho lúc sinh đẻ.
Hình thức vận động kết hợp chăn thả, thời kỳ có chửa cần lưu ý không để trâu, bò đấm,
húc nhau trong khi vận động, rất dễ hay bị xảy thai hoặc đẻ non.
1.1.2. Vận động kết hợp lao tác nhẹ
Hình thức vận động kết hợp với lao tác nhẹ, hàng ngày có thể sử dụng trâu bò kéo xe
vận chuyển thức ăn hoặc cầy bừa nhẹ bừa nhẹ, chửa ký 2 và khi sắp đẻ hạn chế, không vận
động.
Vận động thích hợp là vào lúc thời tiết mát mẻ, thực hiện vận đông vào thời gian trước
khi cho ăn. Thông qua vận động thiết lập một số phản xạ, tạo cho trâu bò cái sinh sản thuần
hơn, thuận lợi cho chăm sóc khi có chửa, nuôi con
1.2. Tắm, chải.
1.2.1. Tắm cho trâu, bò cái
Thực hiện chăm sóc thông qua các công việc tắm là công việc rất cần thiết với trâu, bò
sinh sản. Thông qua tắm có tác dụng vệ sinh toàn bộ cơ thể, phòng và chống được các bệnh
21


ngoài da.
Cho trâu bò tắm nắng có tác dụng tăng cường tổng hợp vitamin D, điều hòa hấp thu
canxi và phospho trong cơ thể, phòng chống các bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ
Cho trâu bò sinh sản được tắm từ 1-2 lần trong ngày. Nên tắm cho trâu bò vào lúc sau
khi vận động đã được nghỉ ngơi.
1.2.2. Chải cho trâu, bò cái
Muốn cho trâu bò cái có được các đặc điểm sinh lý sinh sản biểu hiện rõ rệt, cần thực
hiện tốt khâu chăm sóc tắm chải, trong quá trình tắm nước dùng bản chải và xà phòng chải
cho trâu bò có tác dụng sạch sẽ thân thể, vệ sinh da, phòng và chống các bệnh ngoài da.
Thông qua chải còn làm cho lông da trâu bò được mượt hơn, thể chất mạnh khỏe hơn,

nâng cao sức đề kháng và nhanh nhẹn hơn đồng thời góp phần thiết lập mối lên hệ, phản xạ
thuận lợi cho nuôi dưỡng và chăm sóc.
Hàng ngày cho trâu bò sinh sản được tắm chải từ 1-2 lần. Nên chải vào buổi sáng sau
khi vận động.
1.3. Vệ sinh chuồng trại
1.3.1.Vệ sinh chuồng nuôi
Chuồng trại cho trâu bò cái sinh sản cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát.
Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân
chơi đến khu vực xung quang, thu dọn phân, chất thải để xử lý.
1.3.2. Vệ sinh môi trường
Khu vực chuồng trại được quét vôi tường và khu vực xung, phun thuốc phòng các bệnh
ký sinh trùng và hóa chất để tẩy uế khu vực chuồng trại. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử
lý mùi phân, nước tiểu để không bị ô nhiễm môi trường.
1.4. Phát hiện động dục
Phát hiện động dục và xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai
là công việc hết sức quan trọng của người chăn nuôi.
* Nhận biết biểu hiện động dục
Để phát hiện bò cái động dục: Thả bò ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để quan sát
các dấu hiệu động dục. Tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối. Có thể quan sát thấy
các dấu hiệu động dục sau đây:
- Âm hộ sưng và ẩm ướt, niêm mạc đường sinh dục xung huyết
- Từ cổ tử cung chảy ra dịch trong suốt, khó đứt, có thể thấy dịch 1-2 ngày trước khi
động dục thực sự.
Những biến đổi về hành vi của bò cái có thể thấy khi nó động dục: Bồn chồn, mẫn
cảm, hay chú ý đến sự xuất hiện của người hay của gia súc khác.
- Nếu quan sát vào ban đêm thấy gia súc ở tư thế đứng trong khi những con khác nằm.
- Nhảy lên những con khác nhưng chưa chịu đực.
- Đứng yên khi có một gia súc khác nhảy lên (chịu đực).
- Thích gần những con khác, nhất là con đực.
- Ăn kém và sản lượng sữa có thể giảm.

* Thông thường ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ biểu hiện động dục của trâu, bò
22


cái cũng có sự khác nhau, có thể phân 3 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1 (trước động dục): Niêm dịch chảy ra ngoài âm đạo trong suốt, loãng có
thể kéo dài, gần điểm chịu đực dịch chảy ra càng nhiều tới 20-30 ml, độ keo dính cũng tăng
lên, màu sắc thay đổi từ trắng sang đục và đục lờ đờ. Âm hộ dần dần có hiện tượng sưng,
màu hồng nhạt. Thời gian kéo dài ở giai đoạn này đối với bò khoảng 6 – 10giờ, ở trâu giao
động dài hơn, trung bình là 16-24 giờ.
Giai đoạn 2 (động dục): Niêm dịch trắng đục, độ keo dính tăng lên, số lượng nhiều (40
– 50 ml), cuối giai đoạn niêm dịch vẩn đục, độ keo dính hơn nên thường đứt đoạn. Âm hộ,
âm đạo màu hồng đỏ, cuối giai đoạn giảm dần, tử cung mở lúc đầu mở ít, sau đó mở rộng. ở
bò giai đoạn này kéo dài 7 – 12giờ, trâu từ 6 – 35giờ.
Giai đoạn 3 (sau động dục): Kể từ khi kết thúc chịu đực đến khi trứng rụng, các biểu
hiện động dục giảm, trâu bò trở lại trạng thái bình thường. Sau khi hết chịu đực 6 – 10giờ
(bò) trứng có thể rụng, ở trâu biến động từ 3 đến 38giờ
Các biểu hiện động dục ở trâu không mạnh bằng ở bò khoảng 80% trâu động dục thầm
lặng khó phát hiện.
*Xác định thời điểm phối giống thích hợp
Để xác định chính xác thời điểm phối tinh thích hợp cần quan sát và theo dõi kỹ khi
trâu, bò cái động dục. Thời điểm phối giống thích hợp là khi trâu bò có phản xạ chịu phối,
phối tinh vào khoảng thời gian từ giữa giai đoạn chịu đực đến 6 giờ sau khi kết thúc chịu
đực, để quá thời điểm này là muộn và không thu được tỷ lệ thụ thai cao.
Trong thực tế sản xuất, việc theo dõi như trên không dễ dàng, vì vậy người ta thường
áp dụng một quy tắc Sáng-Chiều: quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần trong một ngày, nếu
thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào
chiều tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau. Có thể tiến hành phối tinh lặp lại 12 giờ sau
lần phối thứ nhất.
2. Chăm sóc trâu, bò cái mang thai

2.1. Vệ sinh chuồng trại
Chuồng trại cho trâu bò cái mạng thai cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát.
Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân
chơi đến khu vực xung quang, thu dọn phân, chất thải để xử lý, bổ sung chất độn chuồng lúc
sắp đẻ và khi nuôi bê nghé, lưu ý không làm trâu bò sợ hãi.
Khu vực chuồng trại được quét vôi và phun thuốc phòng các bệnh ký sinh trùng và hóa
chất để tẩy uế khu vực chuồng trại. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi phân, nước
tiểu để không bị ô nhiễm môi trường. Trước khi đẻ 7 ngày cần chuyển trâu, bò cái sang
chuồng đẻ đã được tiêu độc (dùng nước vôi 20%).
2.2. Vệ sinh thân thể
Thực hiện chăm sóc thông qua các công việc tắm chải là công việc rất cần thiết với
trâu, bò cái thời kỳ mang thai.
Thông qua tắm chải có tác dụng vệ sinh toàn bộ cơ thể, phòng và chống được các bệnh
ngoài da, tắm nắng có tác dụng tăng cường tổng hợp vitamin D, điều hòa hấp thu canxi và
phospho trong cơ thể, phòng chống các bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ
Trâu bò sinh sản phải được chải thường xuyên, chải làm cho lông mượt, da sạch, loại
23


×