Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu sử dụng gạo lức thay thế ngô trong khẩu phần thức ăn (không cân bằng ME và CP) để nuôi gà thịt f1 (ri x lương phượng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THANH MAI

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GẠO LỨC
THAY THẾ NGÔ TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN
(KHÔNG CÂN BẰNG ME VÀ CP) ĐỂ NUÔI
GÀ THỊT F1 (RI x LƯƠNG PHƯỢNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THANH MAI

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GẠO LỨC
THAY THẾ NGÔ TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN
(KHÔNG CÂN BẰNG ME VÀ CP) ĐỂ NUÔI
GÀ THỊT F1 (RI x LƯƠNG PHƯỢNG)
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thanh Vân
2. PGS.TS. Cao Văn



THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện cùng
với sự giúp đỡ của PGS. TS. Trần Thanh Vân - Đại học Thái Nguyên, PGS. TS. Cao
Văn - Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ, TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ - Khoa
CNTY - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn hoàn toàn trung thực và được công bố một phần trong bài báo quốc tế
đăng ở tạp chí Agriculture, LiveStock and Fisheries (ISSN: 2049-0603) (Open
Access). Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Vũ Thanh Mai


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường
Đại học Hùng Vương, Phú Thọ đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo: PGS. TS. Trần Thanh
Vân; PGS. TS. Cao Văn; TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo và Khoa Chăn nuôi - Thú y - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên; Trung tâm thực hành thực nghiệm - Trường Đại học Hùng
Vương, Phú Thọ, cùng tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn thể bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi yên
tâm hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi sự giúp đỡ quí báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 3
1.1.1. Khả năng thay thế ngô bằng gạo lức trong chăn nuôi gà thịt ................. 14

1.1.2. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và sức sản xuất của gà............................... 6
1.1.3. Cơ sở khoa học về dinh dưỡng và thức ăn cho gà thịt .................................... 9
1.1.4. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu ngô, lúa gạo của Việt Nam và
Thế giới ................................................................................................................... 3
1.1.5. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của gà F1(Ri x LP) ................... 21
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng gạo lức, thóc trong
chăn nuôi ............................................................................................................... 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 24


iv
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................. 24
2.2.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 24
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 31
3.1. Kết quả phân tích một số thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của
khẩu phần thức ăn sử dụng trong thí nghiệm.......................................................... 31
3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ....................................... 33
3.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm ........................................................................ 35
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy ..................................................................................... 36
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....................................................... 39
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ..................................................... 41
3.4. Kết quả thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ............................ 44
3.4.1. Kết quả thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ................................................ 45

3.4.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ...................... 47
3.5. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ở giai đoạn 10 - 12 tuần tuổi ............... 49
3.6. Kết quả mổ khảo khảo sát để đánh giá một số chỉ tiêu về năng suất thịt và
chất lượng thịt ....................................................................................................... 51
3.7. Sơ bộ tính chi phí trực tiếp và hạch toán kinh tế................................................57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 60
1.1. Kết luận .......................................................................................................... 60
1.2. Đề nghị ........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

AA

Arbor Acres

AG:

Absolute Growth (Sinh trưởng tuyệt đối)

CP:

Protein thô

Cs:


Cộng sự

Cv:

Coefficient of Variation (Hệ số biến động)

ĐC:

Đối chứng

DE:

Digestive Energy (Năng lượng tiêu hóa)

ĐVT:

Đơn vị tính

FAO:

Food and Agriculture Organizationof the United
Nations(Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc)

FCR:

Feed Conversion Rate (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

G:

Gam


G:

Gam

Kg:

Kilogam

Kcal:

Kilocalo

Kcal:

Kilocalo

Kg:

Kilogam

KL:

Khối lượng

N:

Dung lượng mẫu

NN & PTNT:


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RG:

Relative Growth (Sinh trưởng tương đối)

TCQH

Tổng cục Hải quan

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDN:

Total Digestible Nutrients (Tổng các chất dinh
dưỡng tiêu hóa)

TN:

Thí nghiệm

TTTA:

Tiêu tốn thức ăn

USDA


United States Department of Agriculture (Bộ Nông
nghiệp Mỹ)

VCK:

Vật chất khô

VCN:

Viện chăn nuôi


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của gạo lức và ngô ............... 14
Bảng 1.2. Thành phần các acid amin thiết yếu trong ngô và gạo lức ...................... 15
Bảng 1.3. Hàm lượng acid béo trong ngô và gạo lức.............................................. 15
Bảng 1.4. Chế độ dinh dưỡng cho gà thịt ............................................................... 17
Bảng 1.5. Diện tích trồng lúa và tổng sản lượng lúa từ năm 2000 đến năm 2015 . 19
Bảng 1.6. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2015 ..... 20
Bảng 1.7. Giá gạo xuất khẩu năm 2015 ................................................................. 13
Bảng 1.8. Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gạo năm 2015 ............... 3
Bảng 1.9. Sản lượng ngô của Việt Nam trong năm 2015, 2016 và dự báo năm 2017 . 19
Bảng 1.10. Bảng cung - cầu ngô Thế giới, 2014 - 2016 g....................................... 20
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của S99 - Vinafeed, RTD và cách sử dụng....... 25
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 25
Bảng 2.3. Thức ăn thí nghiệm ................................................................................ 26
Bảng 2.4. Lịch dùng vắc - xin cho gà thí nghiệm ................................................... 26
Bảng 3.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm ............... 31

Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm .......................................... 34
Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi ........................................ 37
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................................... 39
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ............................................... 42
Bảng 3.6. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ........................................ 45
Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng trong tuần của gà thí nghiệm ...... 47
Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........ 48
Bảng 3.9. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm .................................................. 50
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về mổ khảo sát gà trống tại thời điểm 12 tuần tuổi ....... 51
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về mổ khảo sát gà mái tại thời điểm 12 tuần tuổi ......... 51
Bảng 3.12. Kết quả giá trị pH và tỷ lệ mất nước của thịt gà thí nghiệm.................. 55
Bảng 3.13. Chi phí trực tiếp và hạch toán kinh tế................................................... 58


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phụ phẩm của ngành xay sát thóc ........................................................... 10
Hình 1.2. Sơ đồ phân bố năng lượng của thức ăn trong cơ thể ............................... 49
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ......................................... 37
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................... 40
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ................................... 43


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một Quốc gia sản xuất lúa gạo lớn thứ nhất Đông Nam Á và thứ
hai trên toàn thế giới [79]. Sản lượng thóc lúa bình quân đạt 33 - 34 triệu tấn/năm

[9]. Lúa gạo cũng được biết đến là nguồn thức ăn sẵn có tại Việt Nam, có giá trị
dinh dưỡng và được sử dụng làm nguồn lương thực phục vụ chủ yếu cho nhu cầu
của con người. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ NN & PTNT Việt Nam (2015) [5]
và Bộ Tài chính (2014) [9], xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam chỉ đạt 2,7 tỉ đô (USD)
(6,35 triệu tấn gạo), trong khi đã phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất thức
ăn chăn nuôi lên tới 3 tỉ (USD). Nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu đang có xu
hướng phụ thuộc ngày càng lớn và tiếp tục tăng cao, đặc biệt là nguyên liệu ngô.
Giá ngô thường xuyên lên - xuống, khi cao khi thấp và không kiểm soát, khống chế
được (công ty Japfa, 2014 [12], [13]). Đây là một nghịch lý lớn nếu tiếp tục phụ
thuộc vào nhập khẩu các nguồn nguyên liệu với giá cao, có thể gây ra biến động,
ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chăn nuôi ở trong nước, và gây ra
những thiệt hại cho nền kinh tế về lâu dài.
Đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng gạo lức
để thay thế ngô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn và vịt. Theo He và cs (1994)
[63]; Piao và cs (2002) [72], khi thay thế ngô bằng gạo lức trong khẩu phần nuôi
lợn thịt vỗ béo ở mức sử dụng 60% cho thấy: Tỷ lệ tiêu hóa protein, năng lượng, tỷ
lệ ME/GE của gạo lức đều tốt hơn của ngô, hàm lượng urê (BUN) và glucose (TG)
huyết thanh của lợn sử dụng gạo lức thấp hơn của lợn sử dụng ngô, chứng tỏ khẩu
phần chứa gạo lức cân bằng acid amin hơn ngô và lợn ăn gạo lức có đáp ứng insulin
tốt hơn ăn ngô. Li và cs (2006) [66] cho biết gạo lức có thể thay thế 100% ngô trong
khẩu phần lợn đang sinh trưởng. Theo Vũ Duy Giảng (2012) [20] ngô và gạo lức có
các chỉ tiêu năng lượng, protein thô, chất chiết không nitơ, chất xơ, chất khoáng
không chênh lệch nhau đáng kể, đặc biệt giá trị năng lượng dạng tiêu hóa (lợn, bò)
hay dạng trao đổi (gia cầm) hầu như tương đương nhau, chỉ có chất béo ở gạo lức ít
hơn (2%) và chúng không có sắc chất vàng (xanthophille, criptoxanthine). Mặt
khác, tỷ lệ acid béo chưa no/acid béo no của gạo lức thấp hơn của ngô (USFA/SFA


2


gạo lức = 0,45 còn của ngô = 0,69) nên việc sử dụng gạo lức thay thế ngô giúp cho
mỡ thân thịt của gia súc, gia cầm vỗ béo cứng hơn và dễ chế biến hơn. Hơn nữa tỷ
lệ của gạo lức/thóc hạt là rất cao (80%) hầu như chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu thô bên ngoài
(Floukes, 1998 [62]). Vì thế, nên tiềm năng sử dụng gạo lức để thay thế ngô trong
khẩu phần thức ăn chăn nuôi là rất lớn, cần khai thác hiệu quả và áp dụng trên các
đối tượng vật nuôi khác.
Hiện tại, giá gạo lức bằng 1,4 lần giá ngô nên chưa thể sử dụng gạo lức thay
thế ngô trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng. Tuy nhiên để đáp ứng
được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và để có các sở cứ khoa học về
việc sử dụng gạo lức thay thế ngô trong chăn nuôi cũng như mục đích nhằm khai
thác thế mạnh sẵn có và các tiềm năng dồi dào của trữ lượng lúa gạo ở Việt Nam,
chúng tôi tiến hành:“Nghiên cứu sử dụng gạo lức thay thế ngô trong khẩu phần
thức ăn (không cân bằng ME và CP) để nuôi gà thịt F1 (Ri x Lương Phượng)”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được hiệu quả và khả năng thay thế ngô bằng gạo lức trong khẩu
phần nuôi gà thịt lông màu ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các sở cứ khoa học về việc sử dụng gạo
lức trong chăn nuôi gà Ri lai.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn gia cầm phối trộn khẩu
phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong
chăn nuôi gà hiện nay là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
giúp giảm sức ép nhập khẩu.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khả năng thay thế ngô bằng gạo lức trong chăn nuôi gà thịt
1.1.1.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của gạo lức
Gạo lức hay còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa
được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố
và nguyên tố vi lượng.
Thành phần của gạo lức gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng
các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5),
paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin B4), phytic; các nguyên tố vi lượng như
canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của gạo lức và ngô
Thành phần hóa học

Đơn vị

Gạo tẻ lức

Ngô tẻ

Vật chất khô (DM)

%

86,38

88,11

Protein thô (CP)


%

8,61

9,27

Lipit thô (EE)

%

2,30

4,21

Xơ thô (CF)

%

1,60

3,05

Dẫn xuất không đạm (NFE)

%

73,57

70,08


Khoáng tổng số (Ash)

%

1,30

1,50

Can xi (Ca)

%

0,06

0,09

Phốt pho (P)

%

0,24

0,15

Kcal

327,10

332,90


Lysine

%

-

2,5

Methionine

%

-

1,56

Năng lượng TĐ trong 100 g
TA (ME/100 g)

(Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia, 2001 [50])


4
1.1.1.2. Cơ sở của việc sử dụng gạo lức cho chăn nuôi
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm: Vỏ trấu (husk,
20%), gạo lức (brown rice, 80%), cám bổi (polard, 11%), cám mịn (rice polishing,
8%), cám thô (bran, 3%), tấm (crack rice, 2%), gạo trắng (white rice, 67%).
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của gạo lức và ngô được đánh giá ở
các chỉ tiêu năng lượng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất xơ, chất

khoáng. So với ngô, gạo lức có các chỉ tiêu trên hầu như tương đương, đặc biệt giá
trị năng lượng dạng tiêu hóa (biểu thị bằng TDN trên lợn, bò), dạng trao đổi (biểu
thị bằng TDN trên gia cầm) (Vũ Duy Giảng, 2012 [20]).

Hình 1.1. Phụ phẩm của ngành xay sát thóc
(Nguồn: Floukes, 1998 [62])
Điểm yếu của gạo lức so với ngô là gạo lức không có sắc chất vàng
(xanthophille và criptoxanthine…). Trong 1 kg ngô đỏ hay vàng có 20 - 30 mg sắc tố,
nhưng trong gạo gần như không có (2 - 3 mg/kg). Sắc tố tuy không cung cấp năng
lượng hay các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm, nhưng lại có ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
Thiếu sắc tố sẽ làm da gà có mầu trắng và lòng đỏ trứng có mầu vàng rất nhạt.
Điều này làm giảm chất lượng sản phẩm và không hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được trong chăn nuôi hiện
nay. Chúng ta có thể sử dụng gluten ngô, phụ phẩm chế biến ethanol và các loại bột
thức ăn xanh để bổ sung thêm sắc tố trong khẩu phần ăn cho gia cầm. Đối với chăn
nuôi gà thả vườn, các sắc chất này có thể được thay thế bằng các hợp chất có tác
dụng tương đương từ cây cỏ, thức ăn xanh tự nhiên nên không ảnh hưởng. Hàm
lượng xơ thô của gạo lức thấp hơn ngô. Thành phần acid amin thiết yếu của gạo lức


5
và ngô có sự chênh lệch nhau, lysine và methionine của gạo lức thấp hơn của ngô,
nhưng hàm lượng threonine và tryptophan lại cao hơn của ngô và tổng 16 acid amin
của gạo lức cao hơn của ngô gần 4%.
Bảng 1.2. Thành phần các acid amin thiết yếu trong ngô và gạo lức
Thành phần

Ngô hạt


Gạo lức

Thành phần

Ngô hạt

Gạo lức

Độ ẩm %

11,8

11,7

Protein thô %

7,93

8,0

Aspartic acid

0,64

0,53

Isoleucine

0,31


0,28

Threonine

0,26

0,30

Leucine

0,60

1,03

Serine

0,27

0,37

Tryptophan

0,35

0,38

Glutamic acid

1,28


1,55

Phenylalanine

0,40

0,47

Glycine

0,38

0,30

Histidine

0,27

0,28

Alanine

0,49

0,62

Lysine

0,31


0,25

Valine

0,46

0,34

Arginine

0,60

0,35

Methionine

0,24

0,17

Cystine

0,57

0,49

Tổng acid amin

7,46


7,75

Acid amin %:

(Nguồn: Piao và cs., 2002 [72])

Bảng 1.3. Hàm lượng acid béo trong ngô và gạo lức
Thành phần

Ngô hạt

Gạo lức

Acid béo no

Thành phần

Ngô hạt

Gạo lức

Acid béo chưa no

C16:0

1,3016

1,8931

- Một nối đôi


C18:0

0,0824

0,1139

C16:1

0,5226

0,1169

C18:1

0,4087

0,7643

C18:2

0,0286

0,0243

C18:3

0,4373

0,7886


0,9599

0,9055

Tổng acid béo
no
1,3840

2,0070

- Nhiều nối đôi

Tổng
- Tổng acid béo chưa no

Tỷ lệ acid béo chưa no/ acid béo no của ngô/gạo lức = 0,6936/0,4512
(Nguồn: Piao và cs., 2002 [72])


6
Gạo lức nghèo chất béo hơn ngô (2% so với 4%) và hàm lượng chất béo của gạo
lức chỉ bằng 2/3 của ngô, nhưng hàm lượng acid béo no trong gạo lức lại cao hơn
hẳn so với ngô (2,007 và 1,384). Tuy nhiên hàm lượng acid béo chưa no lại thấp
hơn ngô (0,9055 và 0,9599), các acid béo chưa no của gạo lức chỉ cao hơn của ngô
ở nhiều nối đôi C18 : 2, còn lại là một nối đôi C18 : 1 thì thấp hơn nhiều, nhiều nối đôi
C18 : 3 thì tương đương nhau. Vì vậy khi động vật sử dụng gạo lức thay cho ngô thì mỡ
thân thịt của gia súc, gia cầm vỗ béo cứng hơn và dễ chế biến hơn. Đây chính là một
cơ sở quan trọng để thay thế ngô trong khẩu phần vật nuôi bằng gạo lức.
Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, khả năng sử dụng gạo lức thay thế ngô trong

chăn nuôi là hoàn toàn khả thi.
1.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà
Sức sản xuất của gà thịt được thể hiện ở khả năng sinh trưởng và khả năng cho
thịt của gà.
1.1.2.1. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
a) Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị hoá
của cơ thể, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và
toàn bộ cơ thể của con vật, đồng thời sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất
dinh dưỡng chủ yếu là protein, nên tốc độ tích luỹ và sự tổng hợp các chất dinh
dưỡng, protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sinh trưởng
của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [34]).
b) Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, dòng và giống đến sinh trưởng
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tốc độ
sinh trưởng của cơ thể gia cầm. Trần Đình Miên và cs (1975) [33] dẫn tài liệu của
Swright chia các gen ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật thành ba loại:
+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính năng lý
học các chiều.
+ Gen ảnh hưởng theo nhóm.
+ Gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng rẽ.


7
Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [2]; Nguyễn Ân (1984) [3] thì các tính trạng
năng suất là các tính trạng số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước, chiều đo.
Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [35] cho biết: Các tính trạng số lượng
chi phối bởi nhiều gen. Các gen này hoạt động theo ba phương thức đó là sự cộng
gộp, trội, lặn và tương tác giữa các gen.
G=A+D+I
Trong đó: G là giá trị kiểu gen (genotypic value); A là giá trị cộng gộp (additive value); D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value); I là giá trị sai lệch

tương tác (Interaction deviation value)
Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh hưởng
của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, người ta sử dụng đại lượng hệ số di
truyền (h2). Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [26] khái quát: Hệ số di truyền là tỷ lệ của
phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình.
Sự tồn tại của các gen hoặc nhóm gen trong các dòng và giống gia cầm rất
khác nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã chứng minh rất
rõ vấn đề này. Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) [15] nghiên cứu so sánh chỉ tiêu năng
suất của gà thương phẩm thịt 4 giống gà AA, Lohmann, ISA Vedete và Avian nuôi
trong cùng một điều kiện cho thấy, chỉ số sản xuất của gà broiler tại 49 ngày tuổi ở
4 giống gà là khác nhau: Gà broiler AA: 187,97, gà broiler Lohmann: 215,33, gà
broiler ISA Vedete: 211,83, gà broiler Avian: 204,95. Với gà lông màu qua các
công trình nghiên cứu của Trần Công Xuân và cs (1997) [56] nghiên cứu hai dòng
gà Tam Hoàng 882 và Jang Cun vàng đều cho kết luận rất rõ là các giống khác nhau
và thậm chí trong cùng một giống thì các dòng khác nhau có tốc độ sinh trưởng
khác nhau.
c) Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh
trưởng và phát triển
Các tính trạng số lượng, trong đó tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà
chịu ảnh hưởng rất lớn các tác động của môi trường E (environment). Theo Nguyễn
Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) [40], quan hệ giữa kiểu hình P
(phenotype), kiểu gen G (gentype) và môi trường E (environment) được biểu thị bằng
công thức: P = G + E.


8
Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [26], Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc
(1998) [40], cho rằng căn cứ vào mức độ, tính chất ảnh hưởng lên cơ thể gia cầm,
môi trường E được chia làm hai loại:
- Môi trường chung Eg (genral environment) tác động thường xuyên, liên tục

đến tất cả các cá thể trong quần thể.
- Môi trường đặc biệt Es (speccial environment) tác động đến một số cá thể
riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn.
Theo Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994) [31], các giống gia cầm đều nhận
được từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số gen quyết định tính trạng giống hoặc dòng,
nhưng những khả năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào
môi trường sống của chúng như thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và khí hậu.
* Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh
trưởng và phát dục của gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm non, do không được bú
mẹ như ở động vật có vú nên thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết
định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này. Theo Trần
Đình Miên và cs (1975) [33] thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng
rất lớn đối với sự sinh trưởng của gia cầm.
1.1.2.2. Khả năng cho thịt của gia cầm
Khả năng cho thịt của gà là khả năng tích lũy và đồng hóa thức ăn để tạo nên
khối lượng hệ cơ ở gia cầm. Khả năng cho thịt của gà được tính trên 2 góc độ là
năng suất thịt và chất lượng thịt.
a) Năng suất thịt
Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực
và tỷ lệ mỡ bụng. Thông thường ở gà broiler tính tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ
mỡ bụng. Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, dòng,
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, vệ sinh thú y và phương thức chăn nuôi.
Ngô Giản Luyện, (1994) [32] khi nghiên cứu 3 dòng gà Hybro HV85, mổ khảo sát
ở 42 ngày tuổi đã kết luận tỷ lệ thân thịt con trống V1 > V5 > V3 (P < 0,05), con mái
V1 > V5 > V3 (P < 0,001). Trong cùng một dòng, tỷ lệ thân thịt con trống lớn hơn
con mái từ 1 - 2%.


9

Chambers J. R., (1990) [60] cho rằng giữa các dòng luôn có sự khác nhau di
truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt ngực, cánh,
chân hay phần thịt ăn được. Phạm Thị Hiền Lương (1997) [30] khi nghiên cứu một
số tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng đều cho kết quả tỷ lệ thịt ngực của con mái
cao hơn con trống. Nghiên cứu của Cầm Ngọc Liên (1997) [27] cho kết quả tỷ lệ
thịt đùi của gà trống cao hơn gà mái còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống.
Năng suất thịt còn liên quan chặt chẽ đến khối lượng sống. Theo Ricard F. H.
và Rouvier (1967) [74] thì mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt
xẻ rất cao, thường là 0,9. Còn tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ
bụng thấp hơn, thường từ 0,2 - 0,5. Nguyễn Thị Hải (1999) [21] khi nghiên cứu
năng suất thịt gà Kabir đã chỉ ra rằng tỷ lệ thịt ngực gà mái cao hơn gà trống, nhưng
tỷ lệ thịt đùi gà trống lại cao hơn gà mái.
Trần Công Xuân (1995) [56] nuôi 9 lô thí nghiệm với 3 mức năng lượng và
protein, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi gà broiler Ross - 208 tỷ lệ thân thịt đạt
cao: 72,96 - 74,59%; thịt đùi: 20,51 - 22,05%; thịt ngực: 21,74 - 23,18%
b) Chất lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần hoá học của thịt. Thành
phần hoá học của thịt gia súc bao gồm: Protein, lipit, đường, vitamin, men, khoáng
và nước. So với thịt gia súc, thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn
do đó độ đồng hoá cũng cao hơn.
Thành phần hoá học của thịt có sự khác nhau giữa các dòng, các giống, lứa
tuổi,... Con lai có sự vượt trội về hàm lượng vật chất khô và protein so với dòng
thuần. Trong cùng một giống, gà trưởng thành có tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ mỡ và trị
số calo cao hơn so với gà broiler, nhưng tỷ lệ protein thì ngược lại (Nguyễn Duy
Hoan và cs, 1999 [23]).
1.1.3. Cơ sở khoa học về dinh dưỡng và thức ăn cho gà thịt
1.1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm nuôi thịt
nhưng yếu tố dinh dưỡng là quan trọng nhất vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe cũng như khả năng tăng khối lượng. Tùy vào loại hình sản xuất cũng như



10
phương thức chăn nuôi gà thịt khác nhau mà các mức nhu cầu dinh dưỡng cũng
khác nhau nhưng nhìn chung đều bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
* Nhu cầu về năng lượng của gà thịt
Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử dụng và
trao đổi năng lượng. Năng lượng trong thức ăn được tiềm trữ trong các dạng vật
chất của thức ăn đó như: Lipit, gluxit, protit, hydratcacbon. Gia cầm nhận năng
lượng từ thức ăn bên ngoài vào qua sự tiêu hóa và hấp thu các vật chất trên ở đường
tiêu hóa, sau khi được hấp thu vào cơ thể, các vật chất của thức ăn có thể tổng hợp
thành lipit, đường glucogen, protit của cơ thể qua con đường tổng hợp sinh học.
Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì cho mọi hoạt động, sinh trưởng và phát
triển cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử
dụng và trao đổi năng lượng. Quá trình này đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dưỡng
để bù đắp vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra năng lượng tích lũy cho cơ
thể lớn lên và phát triển được. Năng lượng trong thức ăn được tiềm trữ trong các
dạng vật chất của thức ăn đó như: Lipid, protein, carbohydrate (Nguyễn Duy Hoan và
cs, 1999 [23]).

Hình 1.2. Sơ đồ phân bố năng lượng của thức ăn trong cơ thể
- Nguồn năng lượng:
Mỡ động và thực vật chứa năng lượng cao nhất và giá trị năng lượng cũng cao
nhất. Năng lượng của mỡ, dầu ép từ hạt đậu được gia cầm sử dụng hầu như triệt để
100%, như vậy ở gia cầm ME của mỡ có thể bằng GE (ME = GE) và ngược lại.


11
Các nguyên liệu thức ăn từ ngũ cốc chứa hàm lượng năng lượng tương đối cao:
Ngô, mì, mạch, gạo, cao lương. Các loại củ phơi khô: Khoai, sắn.

Cuối cùng là các nguyên liệu thức ăn trong protein thô cao từ nguồn gốc động,
thực vật cũng cung cấp nguồn năng lượng đáng kể.
- Nhu cầu năng lượng duy trì
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính theo nhu cầu năng lượng cho 1
kg khối lượng trao đổi (W0,75), trị số 70 kcal ±15% và ít biến động giữa các loài. Đối
với gà, theo McDonald và cs (1995) [68], nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản cho 1
kg khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg W0,75 là 86 kcal/ngày (Nguyễn Đức Hưng,
2006 [25]). Singh (1998) [77] đã đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng thuần
cho duy trì (NEm) là:
NEm= 83 × W0,75(W là khối lượng cơ thể)
- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [28] có thể tính nhu cầu năng
lượng cho tăng khối lượng theo công thức:
MEtt = {Pt (0,3 x 5,7 + 0,05 x 9,5)}/0,82
MEtt: Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng
Pt: Số gam tăng khối lượng/ngày
0,3: % protein trong thịt
5,7: Số kcal/g protein
0,05: % mỡ trong thịt
9,5: Số kcal/g mỡ
0,82: Hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
* Nhu cầu về protein và acid amin của gà thịt
Sự trao đổi chất luôn luôn xảy ra, cả khi cơ thể gia cầm không được nhận
protein từ thức ăn. Nếu không đủ cung cấp protein theo yêu cầu, gia cầm phải huy


12
động protein, lipit tích lũy để cung cấp năng lượng cho duy trì mọi hoạt động của
cơ thể,... Vì vậy khi xây dựng khẩu phần thức ăn, phải cân đối đủ yêu cầu protein,
năng lượng cho duy trì cơ thể, cho tăng trưởng và cho sản xuất, có như vậy mới

đảm bảo cho gia cầm sức khỏe tốt, tăng khối lượng nhanh, đẻ trứng nhiều và khả
năng ấp nở cao.
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid
(acid amin, viết tắt là aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
trong cơ thể sống. Ngoài vai trò là thành phần chính trong cấu trúc của tế bào và mô,
protein còn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định những đặc điểm cơ bản
của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các chất. Protein có
vai trò sinh học là: Tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh
dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa, cung cấp năng lượng (Hồ Trung
Thông và cs, 2006 [41]).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính của
xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho duy
trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu
protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô
bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể
(Nguyễn Đức Hưng, 2006 [25]).
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và
cho tổng hợp lông. Theo Singh (1998) [77], nhu cầu protein tổng thể như sau:
0,0016 x P (g) + (0,18 x ∆P (g)) + (0,04 hoặc 0,07 x ∆P (g) x 0,82
Pr (g) =
0,64
Pr (g): Nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày)
P: Khối lượng cơ thể (g/con)
∆P: Tăng khối lượng (g/con/ngày)
0,0016: Nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam P


13
0,18: Tỷ lệ protein trong thịt là 18%
0,04 hoặc 0,07: Tỷ lệ lông gà so với P gà dưới 4 tuần là 4%, trên 4 tuần là 7%

0,82: Tỷ lệ protein trong lông là 82%
0,64: Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt
* Nhu cầu về chất khoáng
Chất khoáng chiếm trên dưới 10% khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó có 40
nguyên tố khoáng. Đến nay đã phát hiện được 14 nguyên tố khoáng trong cơ thể gia
cầm, và cũng là những nguyên tố cần thiết nhất cho chúng.
Những nguyên tố khoáng là những nguyên liệu xây dựng nên bộ xương, tham
gia cấu tạo tế bào cơ thể, là thành phần của nhiều enzym, vitamin - chất xúc tác sinh
học. Ở dịch tế bào nó ở dạng hòa tan và làm cân bằng nội mô. Chất khoáng gồm 2
nhóm: Nhóm khoáng đa lượng (cần lượng nhiều) và nhóm khoáng vi lượng (cần
lượng ít).
1.1.3.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà thịt (Tiêu chuẩn Việt Nam - 2265, 1994)
Bảng 1.4. Chế độ dinh dưỡng cho gà thịt

Nhu cầu

Giai đoạn (tuần tuổi)
0-3

4-7

3000

3000

3100

Hàm lượng protein (%)

24


21

18

Xơ thô (%)

4

5

6

Can xi (%)

0,9 - 1,0

0,9 - 1,0

1,1 - 1,3

Phốt pho (%)

0,4

0,4

0,35

Muối (CaCl) (nhỏ hơn) (%)


0,5

0,5

0,5

0,9 - 1,0

0,9 - 1,0

0,8

0,6

0,6

0,4

Năng lượng trao đổi (KCal/kg)

Lysine (%)
Methionine (%)

>7


14
1.1.4. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu ngô, lúa gạo của Việt Nam và
Thế giới

1.1.4.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu lúa gạo ở Việt Nam
Lúa là cây lương thực quan trọng của một nước có khí hậu nhiệt đới và nền
nông nghiệp lâu đời tại Việt Nam. Theo bảng 1.1, thống kê diện tích và sản lượng
lúa của cả nước, từ năm 2000 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng
trưởng mạnh: Sản lượng lúa ở nước ta năm 2000 đạt 32,51 triệu tấn nhưng đến năm
2011 đã đạt được 42,31 triệu tấn; năng suất và diện tích canh tác lúa tăng liên tục
hằng năm đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt sản lượng 45,06 triệu tấn năm 2014
cao nhất từ trước đến nay. Ngoài việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào nông nghiệp, đã góp phần nâng cao sản
lượng lúa gạo của cả nước.
Bảng 1.5. Diện tích trồng lúa và tổng sản lượng lúa từ năm 2000 đến năm 2015
Năm

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014 2015

Diện tích (triệu ha)

6,67


7,33

7,49

7,65

7,75

7,87

7,81

32,51 35,64 39,99

42,31

43,7

44,1

45,06 44,71

42,4

55,3

56,0

56.1


57.7

Tổng sản lượng
(triệu tấn)
Năng suất (tạ/ha)

48,9

53,4

7,69

58.1

(Nguồn : Tổng cục thống kê, 2016 [46])
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp nước ta đã
có bước tiến vượt bậc. Việt Nam đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới. Tuy vậy, thời gian gần đây, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nông dân (Bộ NN
& PTNT, 2016 [6]).
Báo cáo mới nhất của Bộ NN & PTNT cho thấy, lượng gạo xuất khẩu tháng
7/2016 của Việt Nam ước đạt 274.000 tấn, trị giá 120 triệu USD, đưa khối lượng
xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm nay lên khoảng 2,93 triệu tấn và 1,32 tỷ USD, giảm


15
trên 18% về khối lượng và giảm 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái (Bộ NN &
PTNT, 2016 [7]).
Bảng 1.6. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2015

Năm

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Triệu tấn

3,39

5,20

6,89

7,11

8,05


6,61

6,35

6,516

USD (nghìn)

616

1.219 2.912 3.507

3.450

2.950

2.700

2.68

(Nguồn: Tạp chí Tài chính, 2015 [38] và Tổng cục thống kê, 2016 [46])
Bảng 1.7. Giá gạo xuất khẩu năm 2015 (ĐVT: USD/tấn)
Gạo 5% tấm

Tháng

Gạo 25% tấm

Thái Lan


Việt Nam

Thái Lan

Việt Nam

Trung bình năm 2015

340 - 420

320 - 390

344 - 400

315 - 365

Trung bình năm 2014

370 - 445

370 - 465

350 - 400

360 - 410

Năm 2015 so với 2014 Giảm 25 - 30 Giảm 50 - 75 Giảm 60 - 65 Giảm 45 - 55
(Nguồn: Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2016 [51])
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ (hơn 10,2
triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung

Quốc - thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam cũng tăng 4,8% về lượng
nhưng vẫn sụt giảm 3,59% về kim ngạch so với năm 2014 (đạt 2,12 triệu tấn, tương
đương 859,2 triệu USD). Xuất khẩu sang Philippines cũng giảm cả về lượng và kim
ngạch, đạt 1,14 triệu tấn, thu về 467,26 triệu USD (giảm 15,4% về lượng và giảm
23,22% về kim ngạch). Năm 2015 xuất khẩu sang thị trường Indonesia lại đạt mức
tăng mạnh 105,4% về lượng và tăng trên 77% về kim ngạch (đạt 0,67 triệu tấn,
tương đương 266,72 triệu USD). Tuy nhiên kim ngạch lại biến động hết sức thất
thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Giá
gạo Việt Nam thường xuyên thấp hơn so với giá gạo thế giới (Thái Lan, Ấn Độ,
Mỹ,...) do gạo chúng ta chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm
ngặt của thị trường. Xét về kim ngạch xuất khẩu, trong số ba quốc gia xuất khẩu


16
gạo lớn nhất thế giới hiện nay (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ) thì Việt Nam lại đứng
ở hạng cuối cùng. Vì thế, càng xuất khẩu nhiều gạo, tính không bền vững càng đậm
nét. Do đó, nhiều ý kiến đã cho rằng cần sử dụng nguồn thóc/gạo hiệu quả để chủ
động sản xuất và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và là giải pháp cần thiết cho phần
lớn những người nông dân.
1.1.4.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu lúa gạo trên thế giới
Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới, nó là
lương thực phổ biến của gần một nửa dân số thế giới, là nguồn thu nhập và cuộc sống
của hàng chục triệu nông dân trên toàn cầu. Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu
thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới. Tuy khối lượng sản xuất lúa gạo thế giới rất
lớn chỉ sau lúa mì nhưng số lượng giao dịch quốc tế tương đối nhỏ chỉ khoảng 30 - 34
triệu tấn gạo hay 6% - 7% mỗi năm do chính sách tự túc của nhiều nước.

(Nguồn: FAO, 2015 [18])



×