Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập học kỳ tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.97 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................................................................3
I. Khái quát về ly hôn có yếu tố nước ngoài............................................................................................3
1. Ly hôn...............................................................................................................................................3
2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài............................................................................................................3
3. Cơ lý điều sở pháp chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài...............................................4
4. Phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài....................................................5
5. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam......................................................................................................................................................6
d) Nguyên tắc áp dụng luật nơi có tòa án, cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh (gọi
tắt là luật tòa án)......................................................................................................................................7
II. Quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài.................7
III. Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ly hôn có yếu tố nước ngoài...........................10
1. Những hạn chế của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài....................................................10
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài..................................................11
KẾT THÚC....................................................................................................................................................12
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................15

1


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

TAND


Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cùng với việc mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế, đi đôi với sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực
2


như kinh tế, chính trị, xã hội giữa nước ta với các nước khác trên thế giới ngày càng
mở rộng; phát triển thì cũng kéo theo nó là vấn đề về hôn nhân có yếu tố nước
ngoài nói chung cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày một gia tăng.
Trong pháp luật về hôn nhân và gia đình của các nước có quy định về li hôn có
nhiều điểm khác nhau, thậm chí ở một số nước pháp luật còn cấm li hôn. Do đó có
thể nói li hôn là một trong những vấn đề phức tạp trong các quan hệ về hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài.

NỘI DUNG
I. Khái quát về ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Ly hôn
Ly hôn mang bản chất xã hội và tính giai cấp sâu sắc, vì vậy ở mỗi chế độ xã
hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước và bằng quy định hôn
nhân nói chung, ly hôn nói riêng phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Theo quy
định của pháp luật Việt Nam, ly hôn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cụ
thể như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình. Khoản 14, Điều 3 Luật hôn
nhân và gia đình 2014 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật theo yêu
cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng được công nhận hoặc quyết định
của Tòa án.
2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khoản 25, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định: “Quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất
một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan
hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
3


Theo đó, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 3 dấu hiệu cơ bản sau yếu tố
nước ngoài:
• Chủ thể có ít nhất một bên là người nước ngoài;
• Giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng vào thời điểm ly hôn có 1 bên ở
nước ngoài;
• Có tài sản là bất động sản ở nước ngoài.
3. Cơ lý điều sở pháp chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
3.1. Pháp luật trong nước
- Hiến pháp;
- Bộ luật dân sự;
- Luật Hôn nhân và gia đình;
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác.
3.2. Điều ước quốc tế
Nội dung của các Điều ước quốc tế về ly hôn có yếu tố nước ngoài thường
không quy định cụ thể việc điều chỉnh quan hệ này mà chủ yếu quy định nguyên tắc
chọn pháp luật áp dụng. Hay nói cách khác, các quy phạm được quy định trong các
Điều ước quốc tế về ly hôn thường là các quy phạm xung đột.

3.3. Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian
dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa
nhận của đông đảo các quốc gia.Tập quán quốc tế chỉ có thể là nguồn của pháp luật
khi được pháp luật trong nước quy định áp dụng hoặc được các quốc gia liên quan
quy định trong Điều ước quốc tế hoặc do thỏa thuận của các bên chủ thể tham gia
quan hệ Tư pháp quốc tế.
3.4. Mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu
tố nước ngoài
4


a)Nguồn luật trong nước
Nguồn pháp luật trong nước điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
được coi là nguồn luật cơ bản và phổ biến, dựa trên những cơ sở:
Chủ thể trong quan hệ ly hôn nói chung và quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài nói riêng là những con người cụ thể, vì vậy pháp luật điều chỉnh quyền và
nghĩa vụ của một người trong đó có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ ly hôn được
dựa trên dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú.
Vì vậy, dù dựa trên dấu hiệu quốc tịch hay nơi cư trú thì hệ thống pháp luật
được chọn áp dụng vẫn được coi là hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định.
Vì vậy, có thể nhận định, pháp luật trong nước được coi là nguồn luật cơ bản và phổ
biến điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
b) Nguồn luật quốc tế
• Đối với Điều ước quốc tế Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ
ràng về việc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có vị trí như thế
nào trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Tuy nhiên, theo
quy định tại Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một

vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
• Đối với Tập quán quốc tế Tập quán quốc tế không được coi là nguồn pháp
luật bắt buộc áp dụng đương nhiên trong việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố
nước ngoài. Thông thường, tập quán quốc tế chỉ được áp dụng trong trường hợp
không có quy phạm ghi nhận trong pháp luật trong nước hoặc trong điều ước quốc
tế có liên quan không có quy định hoặc các bên của thể không có thỏa thuận.
4. Phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, Tư pháp quốc tế nói
chung hay quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng có hai phương pháp điều
chỉnh đó là: Phương pháp xung đột; phương pháp thực chất.
5


Hai phương pháp này luôn phối hợp và tác động, bổ sung cho nhau để thiết
lập một cơ chế điều chỉnh giải quyết các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
5. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam
Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng chính là
những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, được chia thành nguyên tắc chung và các nguyên tắc chuyên biệt.
5.1. Các nguyên tắc chung
a) Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia
b) Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước
ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán
quốc tế
c) Nguyên tắc đãi ngộ như công dân
d) Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam đối với các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài

e) Nguyên tắc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong nước đối với quan hệ
ly hôn có yếu tố nước ngoài
5.2. Các nguyên tắc chuyên biệt
a) Nguyên tắc áp dụng luật quốc tịch của đương sự
b) Nguyên tắc áp dụng luật nơi cư trú của đương sự
c) Nguyên tắc áp dụng nơi có tài sản

6


d) Nguyên tắc áp dụng luật nơi có tòa án, cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề
phát sinh (gọi tắt là luật tòa án)
II. Quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về ly hôn có yếu tố
nước ngoài
Tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố
nước ngoài như sau
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước
ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước
nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải
quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài được giải quyết theo các trường hợp sau:
Trường hợp 1: công dân Việt Nam ở Việt Nam (nguyên đơn) muốn xin ly
hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (bị đơn). Người muốn ly hôn ở
Việt Nam.

Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:
– Trường hợp biết được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ
thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên
đơn, và yêu cầu họ phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho
việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ
tục chung.

7


– Trường hợp bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc
giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì
giải quyết như sau:
+) Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân
nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm
đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và giải
thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ
thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về
tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
+) Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở
trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho
Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để
gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ
chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến
lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị
đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị
đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi
xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết
định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công
khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú

cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền
kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.
Trường hợp 2: các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo
pháp luật nước ngoài, xin ly hôn ở Việt Nam.
Khi giải quyết loại việc này cần phân biệt như sau:
– Các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký
kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự
theo quy định của pháp luật Việt Nam.

8


+) Theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03 /2013 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước thì việc kết hôn của đương sự cần
được ghi chú vào sổ đăng ký. Do đó, nếu việc kết hôn của đương sự chưa được ghi
chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký
theo quy định của Nghị định này rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn
. +) Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ tục ghi
chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công
nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án
giải quyết theo thủ tục chung.
– Các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký
kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hoá
lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Nghị định
24/2013/NĐ-CP thì nếu giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh
sự, việc kết hôn của họ chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương
sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi
mới thụ lý giải quyết. Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó
mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng;

nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ
tục chung.
Trường hợp 3: Người nước ngoài đang ở nước ngoài (nguyên đơn) muốn
xin ly hôn với người Việt Nam ở Việt Nam (bị đơn).
– Người Việt Nam có quốc tịch và đang cư trú tại Việt Nam, thì tòa án thụ lý giải
quyết như sau:
+) Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam đã ký hiệp định
tương trợ tư pháp thì ưu tiên áp dụng hiệp định để giải quyết trước.
+)Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký kết hiệp
định tương trợ tư pháp thì áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 để giải

9


quyết. Trong cả hai trường hợp trên, việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước
ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước đó.
– Người Việt Nam không có quốc tịch Việt Nam, đang ở Việt Nam, tòa án cũng
không thụ lý giải quyết. Vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Việt Nam.
Trường hợp 4: công dân Việt Nam ở Việt Nam xin ly hôn với người nước
ngoài đang cư trú ở nước ngoài. Theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia
đình hạnh phúc. Do đó, trong thời gian 1 năm trở lên, nếu người nước ngoài bỏ về
nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định, mà đương sự, thân nhân
của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ,
các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân), sau khi đã điều tra xác minh
địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn
theo giấy đăng ký kết hôn… nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ, thì được
coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và Tòa án thụ lý giải quyết cho ly hôn.
III. Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ly hôn có yếu tố nước

ngoài
1. Những hạn chế của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, Những khó khăn về thủ tục hành chính.
Theo quy định của pháp luật đối với các vụ, việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì
TAND tỉnh, hoặc thành phố nơi nguyên đơn có hộ khẩu thường trú sẽ thụ lý và thời
hạn tối đa cho các trường hợp ly hôn này là 4 tháng và có thể gia hạn thêm 2 tháng
đối với những trường hợp phức tạp. Nhưng trên thực tế việc xét xử đối với những
trường hợp này hết sức gian nan. Sau hai lần Tòa án ủy thác tư pháp qua Bộ Tư
pháp, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và Tòa án nước ngoài điều tra tống
đạt nhưng hết thời hạn 6 tháng không có kết quả trả lời, hoặc trả lời rất chậm. Chính
vì vậy việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở
nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét
xử. Tòa án phải tạm đình chỉ vì không tìm được địa chỉ hoặc không có lời khai của
bị đơn. Nhiều vụ không thể thụ lý giải quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ
10


cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết hôn có địa chỉ của bên kia, ngoài ra không có
một thông tin nào khác. Điều này dẫn đến thực tế nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang
tính hình thức vẫn bị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần
của nguyên đơn. Mặc dù, TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2003/HĐTP có
hướng dẫn đối với những trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài nhưng người nước ngoài đã về nước mà không liên hệ với công dân Việt
Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết nhưng thực tế,
các Tòa án không phải sau khi thụ lý một vài tháng là có thể đưa ra xét xử, mà vẫn
phải tiến hành điều tra, xác minh và ủy thác tư pháp, đến khi không có kết quả trả
lời từ phía cơ quan nhận ủy thác tư pháp thì Tòa mới xử cho ly hôn, do đó, các vụ
án vẫn kéo dài. Bên cạnh đó thủ tục hợp thức hóa lãnh sự đối với các việc mà Tòa
án Việt Nam yêu cầu thì nhiều Tòa án nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời cũng gây
khó khăn cho việc xét xử.

Thứ hai, thiếu những Hiệp định tương trợ tư pháp
Đây là một nguyên nhân làm cho việc làm cho việc giải quyết các vụ án ly hôn có
yếu tố nước ngoài trở nên khó khăn, bế tắc. Hiện nay Việt Nam ký chưa nhiều Hiệp
định tương trợ tư pháp với các nước, đặc biệt là với các nước mà công dân của họ
kết hôn nhiều với người Việt Nam. Đơn cử như Hiệp định tương trợ tư pháp mới
được ký với Hàn Quốc và có hiệu lực trong năm 2005 là một nguyên nhân gây khó
khăn khi giải quyết vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Hàn Quốc
của Tòa án Việt Nam trong suốt một thời gian dài trước đó.
Thứ ba, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này còn đang thiếu và chưa
đồng bộ. Như đã trình bày ở trên, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này
đã được ban hành nhiều nhưng về cơ bản vẫn còn thiếu và chưa được bổ sung kịp
thời. Một trong những điểm bất cập của Luật HN&GĐ 2014 là chưa có những quy
định về ly thân mà hầu hết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài vợ chồng đã sống
“tách” nhau về quan hệ nhân thân và tài sản trong một thời gian dài;.v.v…
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung luật để kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới
phát sinh
11


Như đã đề cập ở trên, pháp luật HN&GĐ đang bộc lộ những bất cập trong
quá trình áp dụng, trong đó có cả những bất cập trong việc giải quyết ly hôn có yếu
tố nước ngoài. Cụ thể là có nên bổ sung các quy định về ly thân làm điều kiện để ly
hôn.v.v… Cũng như quy định chặt chẽ hơn về điều kiện kết hôn có yếu tố nước
ngoài để tiến tới hạn chế việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có sự “tự nguyện giả
tạo” dẫn đến việc ly hôn.
Thứ hai, cần nhiều hơn những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành
Rất nhiều vụ án trở nên phức tạp do chính sự “bất cần” của chính nguyên đơn
khi họ không tìm hiểu kỹ “đối tác” của mình (về nhân thân, địa chỉ...). Điều này
không chỉ khiến họ phải gánh chịu thiệt thòi mà còn gây khó khăn, tốn kém về thời

gian, công sức cho Tòa án. Cũng có những vụ án gặp vướng do ý thức pháp luật của
bị đơn - chẳng hạn bị đơn bỏ về nước trốn tránh nghĩa vụ ra tòa - Tòa án rất khó có
biện pháp bắt buộc triệu họ về Việt Nam để tham gia vụ kiện. Mặt khác, hiện nay hệ
thống pháp luật chưa hoàn thiện nên còn nhiều bất cập trong việc xét xử các vụ án
ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tòa án chỉ công nhận những vụ án ly hôn khi có bản
án ly hôn ở nước ngoài hoặc có thỏa thuận ly hôn của người chồng hoặc vợ. Khi đó
nguyên đơn có đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết bằng vụ án khác. Nhiều
Tòa án địa phương đã kiến nghị với TAND Tối cao nên có hướng dẫn cụ thể để có
cơ sở xét xử những trường hợp trên.
Thứ ba, Hoàn thiện việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia có công dân kết hôn nhiều với công dân Việt Nam, để
làm cơ sở cho việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài một cách có hiệu quả.
Nhưng trên hết, chẳng một biện pháp pháp lý nào có ý nghĩa hơn việc tuyên truyền
giáo dục về tác hại của hôn nhân có yếu tố nước ngoài khi không có sự tự nguyện
thực sự và tác hại của ly hôn đối với đất nước, xã hội, gia đình và bản thân người
tham gia quan hệ.

KẾT THÚC
Các quy định điều chỉnh quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cụ thể các vụ
12


án ly hôn. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn về lĩnh vực này, hệ thống
các văn bản pháp luật cần được hoàn thiện hơn và cần thiết tăng cường ký kết, tham
gia, bảo đảm thực hiện các Điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề
hôn nhân và gia đình với các quốc gia trên thế giới

13



PHỤ LỤC
Một số hình ảnh minh họa

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam –
NXB công an nhân dân 2009
3. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế - NXB tư pháp 2017
4. Bộ tư pháp (1980), Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự,
gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hòa dân chủ Đức, Hà Nội.
5. Bộ tư pháp (1981), Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự,
gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, Hà Nội.
6. Bộ tư pháp (1982), Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự,
gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, Hà Nội.

15



×