Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo tiểu luận Cơ giới hoá khâu thu hoach lúa ở đồng bằng sông cửu long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.07 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HOÁ KHÂU THU HOẠCH LÚA Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Phạm Thị Phương Thảo

Nhóm thực hiện:

Nhóm 404

Thành viên:

Nguyễn Trọng Hoàn (nhóm trưởng)
Trần Thăng Công
Phạm Bá Đức
Phan Trọng Cường
Lê Văn Tùng
Đỗ Thực Minh
Trần Hồng Quân

Hà Nội tháng 12/2014


MỤC LỤC


I.MỞ ĐẦU
1.1.Tổng quan vấn đề
1.2. Lý do chọn đề tài
1.3. Mục tiêu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
1.6. Kết quả nghiên cứu
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ giới hóa trong nông nghiệp
2.2. Thực trạng cơ giới hóa ở đồng bằng sông Cửu Long
2.3. Nguyên nhân
2.4. Giải pháp đề ra
III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

I.BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA NHÓM
II.BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM

2


I.MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa hàng hoá và xuất
khẩu lớn của đất nước. Năm 2009,sản lượng lúa của ĐBSCL đạt 21,558 triệu tấn,
chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước. Lượng gạo xuất khẩu vượt ngưỡng 6
triệu tấn, trong đó ĐBSCL chiếm trên 90%. Việt Nam xuất khẩu gạo lớn nhưng giá
gạo vẫn rất thấp do chất lượng chưa cao. Một trong những trở ngại đến việc nâng

cao chất lượng lúa gạo, đó là sự ảnh hưởng của các công đoạn khâu thu hoạch lúa.
Nếu ứng dụng tốt cơ giới hoá sẽ giải quyết được vấn đề trên.
1.2. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, việc xác định thời điểm thu hoạch lúa thường chưa chính
xác, có thể sớm quá hoặc muộn quá, nên đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
lúa gạo. Thu hoạch quá sớm, hạt lúa chưa chín hết, chưa đẫy hạt, ngoài việc giảm
năng suất thì khi xay xát dễ bị vỡ, nứt, nên tỉ lệ gạo nguyên sẽ thấp và tỷ lệ nảy
mầm của hạt giống cũng không đạt yêu cầu. Thu hoạch chậm quá, hạt lúa dễ bị rơi
rụng ngoài đồng, làm cho năng suất giảm. Ngoài ra, bà con thường có thói quen
phơi lúa bông ngoài đồng, điều này dẫn đến tỷ lệ thu hồi hạt gạo nguyên giảm (có
thể lên tới 3-5%),do hạt lúa bị rạn nứt do tác động của ứng suất nhiệt, mà nguyên
nhân chính là do hạt lúa phải chịu tác động ban ngày thì nhiệt độ cao, ban đêm thì
nhiệt độ thấp.
Những năm gần đây, do bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá, nên các tỉnh đồng loạt xuống
giống cùng một thời điểm để né tránh rầy, tác nhân gây ra bệnh. Cùng với việc áp
dụng giống lúa mới cao sản ngắn ngày trên đồng ruộng ngày càng nhiều (80 - 85
% diện tích trồng lúa), mỗi năm có thể trồng nhiều vụ lúa, nên nhu cầu lao động
trong khâu thu hoạch rất lớn, đòi hỏi trong một thời gian ngắn, nhiều vùng không
có lao động phải để lúa chín rục ngoài đồng, làm thiệt hại cho người sản xuất...Vì
vậy, việc đưa máy móc, áp dụng cơ khí nông nghiệp vào thay thế lao động thủ
công là rất cần thiết.Chính vì tính cấp thiết này nên nhóm 404 đã chọn đề tài
"Thực trạng phát triển cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu
Long" làm đề tài nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu
• Là cơ sở khoa học để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cơ giới hoá ĐBSCL từ
đó nâng cao năng suất sản xuất lúa, cho thấy được tầm quan trọng và tính
cấp thiết của việc áp dụng cơ giới hoá vào khâu thu hoạch lúa
• Là tiền đề cho những nghiên cứu về cơ giới hoá và phát triển cơ khí nông
nghiệp sau này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được đề tài áp dụng như sau:
• Thu thập tài liệu có liên quan: Từ các bài báo, báo cáo khoa học từ các
nguồn khác nhau
• Quan sát thực tế
• Thảo luận nhóm
• Làm việc cá nhân
• Tổng hợp tài liệu
3


1.5. Câu hỏi nghiên cứu
• Cớ giới hóa là gì?
• Tình hình áp dụng cơ giới hoá vào khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL hiện nay
như thế nào?
• Hướng phát triển cho vấn đề này sau này là như thế nào để đáp ứng được
yêu cầu về tăng năng suất, chất lượng cũng như đạt được thành tựu về khoa
học công nghệ?
1.6 Kết quả thảo luận
• 2 bảng số liệu (bảng 1,2)
• 2 ảnh (ảnh 1,2)
• 3 tài liệu tham khảo
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ giới hoá trong sản xuất lúa
• Cơ giới hóa trong nông nghiệp là việc áp dụng những máy móc, thiết bị tự
động vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi
phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ cơ giới hóa mà
bộ mặt nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn minh, hiện
đại vì cơ giới hóa cũng là tiền đề để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Cơ
sở hạ tầng nông thôn phát triển cũng sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác ở

nông thôn phát triển như thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,...
Khi sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ đạt được những ưu
điểm như sau:
- Nâng cao năng suất lao động, ví dụ: việc cuốc đất, một người khỏe mạnh
có thể cuốc được 40m2/h. Nếu sử dụng sức kéo của súc vật là trâu bò,
một con trâu có thể cày được 300m 2/h còn khi sử dụng máy kéo lớn thì
năng suất là 0,5ha/h. Ngoài ra, khi làm thủ công thì chỉ lao động trong
một thời gian ngắn trong ngày còn khi sử dụng máy thời gian làm việc có
thể tăng từ 2-3 lần nên năng suất khi sử dụng máy cao gấp nhiều lần so
với lao động thủ công.
- Tăng được hiệu quả sử dụng đất đai và lao động, mở rộng được diện tích
canh tác, đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn, tiết kiệm các nguồn: giống, phân
bón, nước, năng lượng, lao động và tạo ra các ngành nghề mới hấp dẫn
lao động nông thôn.
- Giải quyết được nhu cầu bức thiết về thời vụ rất chặt chẽ. Tùy loại cây
trồng tùy tính hòa hợp với điều kiện sống môi trường,tùy đặc điểm sinh
trưởng, cây trồng đòi hỏi điều kiện sống, phát triển,cho năng suất và thời
lịch trong năm như là mộ điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Thời gian
thực hiện mỗi công đoạn sẽ được rút ngắn do khi sử dụng máy ta có thể
làm nhiều ca/ngày, đây là việc mà khi ta làm thủ không thể thực hiện
được. Nhờ vậy ta có thể tăng thêm vụ sản suất Nhờ vậy mà ta có thể tăng
thêm vụ sản xuất (hệ số sử dụng đất) từ 1- 2 vụ lên 2 -3 vụ/năm, tăng thu
nhập cho người sản xuất. Chất lượng của công việc khi sử dụng máy cao
4


hơn so với canh tác thủ công, khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
nông học dễ dàng hơn.
• Cơ giới hoá trong sản xuất lúa là một phần quan trọng của cơ giới hoá sản
xuất nông nghiệp. Cũng như trong nông nghiệp, cơ giới hoá trong sản xuất

lúa là việc áp dụng các máy móc vào quá trình sản xuất lúa để thay thế lao
động thủ công. Việc cơ giới hoá sản xuất lúa được áp dụng chủ yếu ở khâu
thu hoạch lúa gồm các công đoạn như gặt lúa, tuốt lúa,sấy lúa,…Cơ giới hoá
khâu thu hoạch lúa đang có nhiều phương pháp thu hoạch khác nhau: thu
hoạch nhiều giai đoạn (cắt - gom - đập - đóng bao); thu hoạch hai giai đoạn
(cắt - gom +đập +đóng bao) và thu hoạch một giai đoạn (sử dụng máy gặt
đập liên hợp). Các phương pháp cơ giới hoá này giúp cho khâu thu hoạch
lúa của người nông dân trở nên nhanh chóng, đạt năng suất cao từ đó nâng
cao hiệu quả kinh tế.
2.2 Thực trạng thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay, cả nước có gần 500 nghìn máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp,
với tổng công suất trên 9 triệu mã lực (CV), tăng 4 lần so với năm 2001; 580.000
máy tuốt đập lúa; khoảng 19.221 máy gặt lúa các loại (máy gặt đập liên hợp tăng
19 lần so với năm 2007; máy gặt xếp dãy tăng 1,2 lần), riêng vùng ĐBSCL có
12.455 chiếc máy gặt các loại, trong đó: 8.919 máy GĐLH và 3.536 chiếc máy gặt
rải hàng.
Ảnh 1: Sử dụng máy gặt đập liên hoàn thu hoạch lúa ở đồng bằng sông
Cửu Long, nguồn: Internet

Về cơ giới hoá sản xuất lúa, năm 2012 đạt: Mức độ cơ giới hoá bình quân các
khâu: làm đất trồng lúa đạt 80 %; thu hoạch đạt 30% (vùng ĐBSCL đạt 58%); sấy
lúa chủ động ĐBSCL 42%; tuốt lúa 95%; xay xát lúa, gạo 95%.

5


Về cơ giới hóa sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long:Tổng hợp báo cáo của
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa năm
2012, như sau:
Bảng 1: Tỉ lệ gặt bằng máy năm 2012 của một số tỉnh

(Nguồn: Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long)
TT
Tỉnh
Tỉ lệ gặt bằng
máy(%)
1
An Giang
50
2
Kiên Giang
60
3
Đồng Tháp
61
4
Long An
95
5
Cần Thơ
64
6
Tiền Giang
45
7
Bạc Liêu
20
8
Sóc Trăng
75
9

Vĩnh Long
76
10
Trà Vinh
30
11
Hậu Giang
43
12
Bến Tre
10
13
Cà Mau
35
Trung bình
58
Qua số liệu tính toán, hiện nay cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa cao nhất tỉnh Long
An đạt 95%; thấp nhất là Bến Tre đạt 10%.
Tổng hợp báo cáo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, số lượng máy sấy và tỷ
lệ lúa được sấy năm 2012, như sau:
Bảng 2: Bảng số lượng máy sấy và tỷ lệ lúa được sấy năm 2012 của một số tỉnh
(Nguồn: Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long )
TT
Tỉnh
Máy
Tỷ lệ được sấy(%)
sấy (chiếc)
1
An Giang
2617

80
2
Kiên Giang
2293
50
3
Đồng Tháp
759
35
4
Long An
1356
65
5
Cần Thơ
926
52
6
Tiền Giang
396
45
7
Bạc Liêu
200
5
8
Sóc Trăng
602
40
9

Vĩnh Long
497
20
10
Trà Vinh
230
20
11
Hậu Giang
416
35
12
Bến Tre
10
13
Cà Mau
50
10
Tổng
10166
42
6


Ảnh 2: Hệ thống sấy lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, nguồn: Internet

Việc cơ giới hoá trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được
những thành tựu nhất định, tỉ lệ cơ giới hoá tăng so với các năm trước , tăng hiệu
quả kinh tế cho người sản xuất.
Nhưng việc cơ giới hoá ở đồng bằng sông Cửu Long đang còn rất nhiều mặt chưa

đạt được. Tỷ lệ cơ giới hoá ở nhiều tỉnh trong vùng vẫn rất thấp, cơ giới hoá giữa
các quá trình trong khâu thu hoạch còn chưa đồng bộ nên tỷ lệ thu hoạch thủ công
đang còn cao. So với các nước như Thái Lan, Hàn Quốc thì trang bị cơ giới hoá
của nước ta chỉ bằng 1/3 của họ
2.3. Nguyên nhân
Thực trạng trên là do các nguyên nhân sau:
• Một phần là do tình trạng đất đai. Chúng ta có quá ít ruộng đất, lại phân
chia manh mún, nhiều bờ, nhiều thửa… Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật thì
hiệu quả tăng thêm cho mỗi gia đình không lớn (tính toán cho biết, hiệu quả
khi đầu tư công nghệ chỉ tăng vài chục ngàn hay nhiều nhất là 100 ngàn
đồng /sào canh tác) do vậy người nông dân không mặn mà cho lắm. Chính vì
vấn đề đất đai là trở ngại lớn nhất cho cơ giới hóa sản xuất lúa nên Nhà nước
chủ trương dồn điền đổi thửa, tạo ra một cánh đồng mẫu lớn, tạo một sự liên
kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà kinh doanh),
đồng thời, trên cánh đồng mẫu lớn đó có thể áp dụng khoa học công nghệ,
sử dụng được các công cụ lao động tiên tiến, công nghệ hiện đại. Hiện nay,
việc dồn điền đổi thửa còn nhiều vướng mắc trong khâu phân loại, phân
chia; tiêu thức phân chia, đền bù chưa thống nhất, thỏa đáng… nhiều nông
dân chưa thông, còn nhiều thắc mắc, kêu ca… khiến chủ trương này đang
diễn ra chậm chạp, chưa dứt điểm triệt để.
• Một phần là do thiếu vốn. Nhà nước đã có một số nghị định, nghị quyết về
phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 315/QĐ-TTg về bảo hiểm
7


nông nghiệp; Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề nông thôn; đặc
biệt là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm giúp nông dân vay tiền để phát triển sản

xuất. Chủ trương đúng đắn, tuy nhiên, khâu thực hiện còn nhiều bất cập nên
vốn khó đến tay nông dân. Một lý do từ phía người nông dân là do nông dân
có diện tích canh tác trồng lúa thấp, ít có nhu cầu mua máy nông nghiệp,
trong khi lại cần vốn để mua vật tư hơn. Một lý do khác là từ phía các ngân
hàng, họ vẫn liệt khoản cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp vào
hàng rủi ro cao. Nguyên nhân là do sản xuất lúa phần lớn phụ thuộc vào yếu
tố thiên nhiên, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh khiến người nông dân có
thể mất trắng, khả năng trả nợ rát khó. Mặt khác, đối với các món vay nông
nghiệp so với các món vay ở các lĩnh vực khác lại khá nhỏ, trong khi ngân
hàng vẫn phải hoàn thiện đầy đủ các khâu thẩm định dự án, lập hồ sơ cho
vay, đánh giá tài sản thế chấp... Đây cũng là điều khiến cho nhiều ngân hàng
không mặn mà với các món vay này. Do hạn chế của việc thiếu vốn đầu tư
nên việc mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong sản xuất lúa cũng
như trong nông nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp
• Phần nữa là bất cập về nhân lực. Người nông dân chưa có trình độ hiểu biết
cũng như kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị khoa học công nghệ cao. Chúng
ta lại chưa đào tạo được đội ngũ công nhân nông nghiệp lành nghề để có thể
về nông thôn làm việc. Phần lớn người vận hành máy móc nông nghiệp để
sản xuất lúa đều chưa qua tào đạo, trình độ rất thấp, thêm nữa, số lượng kỹ
sư, cao đẳng, công nhân trong các cơ sở chế tạo máy móc rất ít, chưa đáp
ứng được nhu cầu. Tiêu chí của nông nghiệp hiện đại là chuyển 70% lao
động nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác, chỉ 30% làm trong ngành
sản xuất nông nghiệp, điều này còn xa vời với chúng ta.
2.4. Giải pháp cho việc cơ giới hoá
2.4.1. Về phía nhà nước:
• Tổ chức sản xuất lúa theo hướng hiện đại, tập trung, sản xuất hàng hóa lớn,
hình thành các loại dịch vụ hiệu quả ở nông thôn. Xây dựng các vùng sản
xuất lúa tập trung với giống lúa chất lượng cao và ứng dụng các kỹ thuật
canh tác mới tiên tiến. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt việc di chuyển và
hoạt động của máy như: thuỷ lợi, giao thông, điện và cải tạo đồng ruộng.

"Dồn điền" theo hướng tập trung các mảnh ruộng của các nông hộ, để tạo ra
các lô thửa lớn, phù hợp với việc sử dụng máy.
• Kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tích tụ tập trung,
cải tạo và chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản
xuất hàng hóa lớn. khuyến khích, tạo cơ chế hỗ trợ hình thành các tổ chức
dịch vụ (bao gồm hợp tổ tác, HTX, doanh nghiệp nông thôn) theo hướng
chuyên môn hóa, như dịch vụ làm đất, thu hoạch, sấy, bảo quản nông sản
hàng hóa, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư…các tổ chức dịch vụ được ưu
tiên chỉ định mua sắm máy móc với các chính sách ưu đãi về tín dụng ;
hưởng các chính sách của nhà nước về đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ
8


quản lý. Các doanh nghiệp thực hiên hỗ trợ nông dân áp dụng các tiến bộ kĩ
thuật, kí kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để người dân tham
gia vào thị trường, xóa bớt đầu mối trung gian, liên kết chặt chẽ các chuỗi
giá trị trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người làm dịch vụ và
chế biến.
• Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy móc
phụ tùng nông nghiêp, kết hợp nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, đáp
ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.
• Các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế tạo máy
nông nghiêp được hưởng các chính sách ưu đãi đối vơi các doanh nghiệp
đầu tư về nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước
liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức chế tạo lắp ráp
các loại máy nông nghiệp có tính chuyên dụng cao ( như máy thu hoạch lúa,
mía …máy kéo, động cơ diezen công suất lớn). Đôi với những máy móc,
thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước chưa chế tạo được, hoặc
nghiên cứu còn dở danh nhà nước khuyến khích nhập khẩu để đáp ứng kịp

thời yêu cầu của sản xuất.
• Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ khoa học và tiến bộ kĩ thuật về
bảo quản sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp đặt hàng, hợp tác
nghiên cứu, để ứng dụng vào sản xuất.
• Về đào tạo nguồn nhân lực:
Tăng cường công tác đào tạo về nguồn nhân lực sử dụng máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua chương trình đào tạo nghề thuộc
chương trình nông thôn mới và các hoạt đông khuyến nông
2.4.2.Về phía người dân:
• Tăng cường học tập nâng cao trình độ trong việc áp dụng máy móc vào sản
xuất nông nghiệp.
• Vay vốn đầu tư mua trang thiết ( máy nông nghiệp) đẩy mạnh việc cơ giới
hóa nông nghiệp
• Hợp tác cùng các doanh nghiêp đầu tư, phát triển chế biến các sản phẩm
nông nghiệp.
III.KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
• Vấn đề cơ giới hoá thu hoạch lúa tại Việt Nam trong đó có vùng ĐBSCL là
một nhu cầu ngày càng bức thiết. Nhu cầu này không chỉ hướng tới việc hạ
giá thành sản xuất, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân, tăng tính cạnh
tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, mà còn giải quyết
vấn đề rất quan trọng thiếu hụt lao động thời vụ ngày càng gay gắt tại nông
thôn, giảm cường độ lao động cho người sản xuất.
• Người đầu tư cần xem xét kỹ các yếu tố liên quan như đặc điểm thời vụ lúc
thu hoạch, đặc điểm đồng ruộng, tuổi thọ máy, khả năng bảo dưỡng, sửa
9


chữa khi hư hỏng, khả năng thu hút vốn(và cả tập quán thu hoạch tại địa
phương) để có hướng chọn máy phù hợp.Tính cơ động làm việc ở nhiều địa

bàn khác nhau là yếu tố rất căn bản để tăng số giờ làm việc của máy trong
năm. Chất lượng hạt thu hoạch cũng là yếu tố rất quan trọng, là yếu tố lựa
chọn máy của người thuê khi trên địa bàn có nhiều máy hoạt động.
• Cùng với việc cần thiết cải tiến liên tục các mẫu máy sẵn có hoặc nghiên cứu
chế tạo các mẫu máy mới, việc phối hợp đồng bộ với việc nghiên cứu tuyển
chọn giống lúa đáp ứng các yêu cầu để máy thu hoạch tốt (lúa đứng cây, ít
đổ gãy); việc quy hoạch thuỷ lợi, thời vụ canh tác thích hợp là những yếu tố
quan trọng để đảm bảo giữ vững năng suất và chất lượng hạt lúa của mùa vụ.
3.2. Đề xuất của nhóm
• Đề nghị nhà nước tiếp tục hỗ trợ người nông dân xây dựng các mô hình cơ
giới hoá đồng bộ các khâu trong quá trình sản xuất lúa, mô hình liên kết
trong sản xuất cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long như là đầu tư,
cho vay vốn, mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ sử dụng các phương
tiện cơ giới hoá cho người nông dân.
• Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, các viện khoa học có nhiều đề tài, dự án
nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực cơ giới hóa để chuyển giao cho nông dân
trong sản xuất lúa cũng như là sản xuất nông nghiệp.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Sơn (2012). Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị
gia tăng cao.Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
2. Trần Đức Dũng (2013). Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp. Nhà xuất bản
Đaị học sư phạm, Hà Nội.
3. Hoàng Quốc Bách (2012). Phát triển cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Tạp chí Công nghiệp nông thôn. ISSN 1859-4026. Số
5/2012. Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam. Tr. 35-41.
4. Trang chia sẻ tài liệu luận văn: Tài liệu cơ giới hoá nông nghiệp. Truy cập ngày
18/11/2014 từ địa chỉ />5. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2014): Cơ giới
hoá nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập ngày 18/11/2014 từ
địa chỉ />
10



PHỤ LỤC
I.BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM
STT
Nội dung công việc
Người thực
hiện
1 - Lập dàn ý cho bài tiểu
Nguyễn Trọng
luận
Hoàn
- Làm phần thực trạng
- Tìm tài liệu tham khảo
2 - Tổng hợp phương pháp
Lê Văn Tùng
nghiên cứu
- Tìm tài liệu tham khảo
- Đánh máy bài tiểu luận
3 - Tìm hiểu nguyên nhân
Phan Trọng
- Tìm tài liệu tham khảo
Cường
- Thiết kế pownpoint
4 - Thu thập số liệu
Trần Hồng
- Tìm tài liệu tham khảo
Quân
- Đánh máy bài tiểu luận
5 - Đưa ra đề xuất

Đỗ Thực Minh
- Làm phần mở đầu
- Tìm tài liệu tham khảo
6 - Đưa ra đề xuất
Trần Thăng
- Làm phần mở đầu
Công
- Tìm tài liệu tham khảo
7 - Sưu tầm ảnh
Phạm Bá Đức
- Nghiên cứu thực trạng
- Tìm tài liệu tham khảo

Thời gian hoàn
thành

Kết quả
Hoàn thành

15/12/2014
Hoàn thành
15/12/2014
Hoàn thành
15/12/2014
Hoàn thành
15/12/2014
Hoàn thành
15/12/2014
Hoàn thành
15/12/2014

Hoàn thành
15/12/2014

II. BẢNG TÍNH ĐIỂM THAM GIA QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM CÁC
THÀNH VIÊN
STT
1
2
3
4
5
6

Tên thành viên
trong nhóm
Nguyễn Trọng Hoàn
Lê Văn Tùng
Phan Trọng Cường
Trần Hồng Quân
Đỗ Thực Minh
Trần Thăng Công

Tự đánh giá
(điểm số)
8
8
8
8
8
8


Tiêu chí đánh giá
(điểm số)
1 2 3 4 5
8 8 8 8 8
8 8 8 8 8
8 8 8 8 8
8 8 8 8 8
8 8 8 8 8
8 8 8 8 8

Điểm
TB
8
8
8
8
8
8
11


7

Phạm Bá Đức

8

8


8

8

8

8

8

12



×