Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LÝ THUYẾT và TÌNH HUỐNG HÌNH sự (Tài liệu ôn thi Viện kiểm sát nhân dân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.97 KB, 13 trang )

TỔNG HỢP 12 CÂU LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
LĨNH VỰC HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I. Câu hỏi lý thuyết: 04 câu
1. Câu hỏi lý thuyết số 1 (40đ): Trình bày những điểm mới về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của
BLHS 2015 so với BLHS 1999?
1. BLHS năm 2015 quy định cụ thể hơn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ yếu là đối với người từ
đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi; Quy định theo phương pháp liệt kê những trường hợp người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội. Đây là điều khác biệt so với qui định của BLHS 1999, cụ thể:
Tại Điều 12 BLHS 2015 qui định: (5đ)
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ
luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người,
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản);
Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250
(tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt
chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào
mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông
hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.


So với qui định tại điều 12 BLHS 1999 qui định: (5đ)
1. Người nào từ đủ 16 tuổ trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Theo qui định tại Điều 12 của 2 Bộ luật trên thì khoản 1 của Bộ luật mới không có thay đổi về nội dung,
chỉ bổ sung thêm cụm từ "trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” cho phù hợp với qui định của
Bộ luật mới. Bởi vì, trong qui định của BLHS mới, có một số loại tội không truy cứu TNHS của cá nhân. (10đ)
Khoản 2 của điều luật mới có nội dung thay đổi, những thay đổi này tác động trực tiếp đến nhiệm vụ của
những người tiến hành tố tụng và công tác trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật hình sự.
-Thay đổi thứ nhất: Theo BLHS 1999 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. BLHS 2015 qui định
khác hơn, không phân biệt rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, không phân biệt cố ý hay vô ý mà
chỉ cần người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm vào các tội giết người, tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thì sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Theo qui định của Điều 12 luật mới thì có thể hiểu theo hướng "bất lợi» hơn cho người từ
đủ 14 đến dưới 16 tuổi, vì họ phải chịu trách nhiệm hình sự cả tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, như tội
Cố ý gây thương tích (Điều 134), là tội có khung hình phạt thấp nhất cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (khoản 1) và cao nhất là tù Chung thân; tội Hiếp dâm (Điều 141) có khung hình
phạt thấp nhất là 02 năm tù (khoản 1) và cao nhất là tù Chung thân (khoản 3). (10đ)
1


-Thay đổi thứ hai: Điều luật cũ qui định khái quát người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều luật mới
qui định theo phương pháp liệt kê từng tội danh cụ thể ở mức độ rất nghiêm trọng (cho cả cố ý và vô ý) và đặc
biệt nghiêm trọng. Theo đó, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm vào 24
tội (đã được liệt kê cụ thể tại khoản 2) ở mức độ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. (10đ)
Những sửa đổi trên, cho thấy nhà làm luật đã xem xét đến khả năng nhận thức hành vi của từng nhóm
tuổi có sự phát triển khác nhau. Điều này cũng giúp cho cơ quan tố tụng vận dụng chính xác hơn.

2. Câu hỏi lý thuyết số 2 (40 điểm): Đồng chí hãy phân tích sự cần thiết phải quy định trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015 ?
Trả lời: ( dựa theo tài liệu giới thiệu BLHS năm 2015 và nghị quyết của Quốc Hội về thi hành BLHS do
Viện kiểm sát ND tối cao ban hành).
1. Thực trạng (10 điểm)
- Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều của cải cho xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho một
số chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bất chấp pháp luật, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, trong đó nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính
chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội do các pháp nhân thực hiện, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực
môi trường, sản xuất kinh doanh và các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội khác như lĩnh vực quản lý thuế, thị
trường tài chính, chứng khoán, đầu tư, bảo hiểm, đấu thầu xây dựng...
VD: Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty cổ phần
công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) tại Cẩm Giàng, Hải Dương; Nhà máy cồn rượu thuộc Công ty cổ phần
Đường Quảng Ngãi và gần đây nhất ô nhiễm môi trường biển ở các tỉnh miền Trung….đang có xu hướng gia
tăng. Nhưng các vụ việc nêu trên hầu như không bị xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự đối với một số cá
nhân nhất định. Do chưa thiết lập chế định TNHS đối với pháp nhân, mới chỉ dừng lại ở các biện pháp xử phạt
hành chính như phạt tiền hoặc đóng cửa, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, nhưng các biện pháp xử lý này
không phải là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, nên các doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt
tiền nhiều lần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Quy định TNHS của Pháp nhân thương mại phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu về
phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các điều
ước quốc tế.( 15 điểm)
- BLHS năm 2015, đã bổ sung quy định TNHS của pháp nhân thương mại. Đây là nội dung mới, quan
trọng làm thay đổi cơ bản chính sách hình sự truyền thống, bên cạnh nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự
truyền thống. Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân và áp dụng hình phạt tương xứng đối với hành vi phạm tội
của pháp nhân có ý nghĩa chống và phòng ngừa tội phạm.
- Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm. BLHS
năm 2015 xác định rõ đối tượng là pháp nhân thương mại phạm một trong các tội được quy định tại Điều 76
BLHS (Điều 2); Nguyên tắc xử lý pháp nhân phạm tội(Điều 3); Quy định pháp nhân thương mại nước ngoài

phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu TNHS( Điều 6); mở rộng khái niệm tội phạm bao gồm cả
pháp nhân thương mại( Điều 8); các quy định về hình phạt chính, hình phạt bổ sung…quy định TNHS của pháp
nhân thương mại bảo đảm sự thống nhất chung của hệ thống pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế và pháp
luật các nước khác trên thế giới là nhu cầu khách quan và tất yếu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đối với việc
thiết lập chế định TNHS của pháp nhân. Phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
hoặc phê chuẩn như Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước của Liên
hợp quốc về phòng chống tham nhũng đều có quy định về việc khuyến nghị các quốc gia thiết lập chế định
TNHS đối với pháp nhân.
3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.( 15 điểm)
Thứ nhất: phạm vi áp dụng TNHS đối với pháp nhân.
Chủ thể chịu TNHS của pháp nhân chỉ là những pháp nhân thương mại.
Trong quá trình khởi tố, điều tra đối với pháp nhân về tội phạm mà họ đã thực hiện cần xem xét làm rõ
trách nhiệm của cá nhân để xử lý trách nhiệm hình sự đối với cá nhân liên quan - người trực tiếp thực hiện hành
vi phạm tội đảm bảo việc xử lý TNHS đối với các nhân và pháp nhân được toàn diện tránh bỏ lọt tội phạm.
2


Thứ hai: tội phạm cụ thể mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS: Gồm các nhóm về tội phạm về kinh tế và
tội phạm về môi trường, theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 quy định 31 tội danh, trong đó có 22 tội
thuộc chương XVIII: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và 09 tội danh thuộc Chương XIX các tội phạm về
môi trường.
3. Câu hỏi lý thuyết số 3 (40 điểm):Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật
hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999.
Bộ luật hình sự năm 2015 qui định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự gồm có 07 điều (từ
Điều 20 đến Điều 26) quy định về các vấn đề: (1) sự kiện bất ngờ (Điều 20); (2) tình trạng không có năng lực
trách nhiệm hình sự (Điều 21); (3) phòng vệ chính đáng (Điều 22); (4) tình thế cấp thiết (Điều 23); (5) gây thiệt
hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); (6) rủi ro trong nghiên cứu, thí nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); (7) thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). So
với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung quy định 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự mới và sửa đổi một số nội dung đối với các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mà BLHS năm 1999

đã quy định. (10 điểm)
Thứ nhất: Sửa đổi một số nội dung đối với các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mà BLHS
năm 1999. Cụ thể như sau:
Về trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 22) và tình thế cấp thiết (Điều 23) có đảo cụm từ “vì bảo vệ
quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác” lên trước cụm từ “lợi ích của Nhà nước, của cơ quan,
tổ chức” trong trường hợp phòng vệ chính đáng. Cũng tương tự như trên, cụm từ “vì muốn tránh gây thiệt hại
cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác” lên trước cụm từ “lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức” trong trường hợp tình thế cấp thiết. Việc đảo vị trí của quyền hoặc lợi ích chính đáng (quyền hoặc lợi ích
hợp pháp) của con người, của công dân lên trước lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức là phù hợp với tinh thần
Hiến pháp năm 2013, ưu tiên bảo vệ quyền con người, quyền công dân – “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14 Hiến pháp). (10 điểm)
Thứ hai: So với BLHS năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung ba trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự đó là: (1) gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; (2) rủi ro trong nghiên cứu khoa học, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; (3) thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của
cấp trên (các Điều 24, 25, 26). (10 điểm)
Cụ thể như sau:
Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp để bắt giữ tội phạm thì người bắt giữ buộc phải dùng vũ lực cần
thiết để khống chế và tất yếu dẫn đến gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 chưa có
quy định cụ thể loại trừ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp này, chưa tạo được cơ chế hữu hiệu, tích cực
cho việc đấu tranh ngăn chặn và chống tội phạm. Việc bổ sung quy định như vậy là hợp lý, phù hợp với tình hình
thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. (3 điểm)
Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Việc BLHS năm 2015 bổ sung quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tri thức,
thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Bảo đảm chắc chắn cho những ý tưởng mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật
và công nghệ, động viên các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến vì sự
phồn vinh của đất nước, nếu đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm và đã áp dụng đầy đủ các biện pháp đề phòng
sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự. (3 điểm)
Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Theo quy định này thì người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ
huy hoặc của cấp trên không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ ba điều kiện sau đây:
Một là, mệnh lệnh phải là của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân (quân
đội nhân dân và công an nhân dân).
Hai là, việc thi hành mệnh lệnh đó là để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ba là, người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người
ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó./. (4 điểm)
3


4. Câu hỏi lý thuyết số 4 (40 điểm): Đồng chí hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao theo thủ tục Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015 ?
Trả lời:( căn cứ trả lời dựa trên quy định của BLTTHS năm 2015)
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm( 15 điểm)
Theo quy định tại Điều 373 BLTTHS năm 2015, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong
phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã bỏ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp
tỉnh và bỏ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Thẩm quyền này được chuyển giao cho Viện trưởng
VKSND cấp cao.
Theo quy định tại Điều 372 BLTTHS năm 2015, nguồn phát hiện căn cứ kháng nghị có thể xuất phát từ
đơn đề nghị của người bị kết án, thông báo của cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân khác khi phát hiện vi phạm pháp
luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, thông qua công tác kiểm sát việc xét
xử, kiểm sát bản án, VKSND cấp dưới phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng VKSND cấp cao.
Theo quy định tại Điều 371 BLTTHS năm 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:
1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng

trong việc giải quyết vụ án;
3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
So sánh với BLTTHS năm 2003, có thể thấy BLTTHS năm 2015 đã bỏ căn cứ “việc điều tra xét hỏi tại
phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ”, đồng thời quy định rõ những “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong điều tra, truy tố, xét xử” phải “dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” mới trở thành căn
cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Ngoài ra BLTTHS năm 2015 cũng mở rộng căn cứ kháng nghị, không chỉ giới
hạn ở “những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS” mà mở rộng căn cứ kháng nghị khi “có sai lầm
nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao trong việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị
kháng nghị giám đốc thẩm( 10 điểm)
Trong một số trường hợp, việc tiếp tục thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong
thời gian chờ xét xử giám đốc thẩm có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành án hoặc có thể gây những khó
khăn, bất lợi nhất định cho việc giải quyết lại vụ án nếu sau này kháng nghị được chấp nhận; do vậy BLTTHS
năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003 về việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị
kháng nghị giám đốc thẩm.
Theo quy định tại Điều 377 BLTTHS năm 2015, người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (trong
đó có Viện trưởng VKSND cấp cao) có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao khi tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, phát biểu ý kiến
của VKSND về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. (15 điểm)
Trong thủ tục giám đốc thẩm, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao thể hiện rõ nét ở việc xem xét,
quyết định kháng nghị hay không kháng nghị. Sau khi đã có quyết định kháng nghị thì nhiệm vụ còn lại là tham
gia phiên tòa giám đốc thẩm để bảo vệ kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao, thể hiện ở nhiệm vụ, quyền
hạn trong việc phát biểu ý kiến của VKSND về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Điều 386 BLTTHS năm 2015 quy định về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm, theo đó phiên tòa giám đốc
thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, khi tham gia phiên tòa, ngoài nhiệm vụ, quyền
hạn: “phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án” kế thừa từ BLTTHS năm 2003 thì
BLTTHS năm 2015 còn quy định Kiểm sát viên phải tranh tụng với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên
quan đến việc giải quyết vụ án. Quy định mới này đòi hỏi trách nhiệm của Viện kiểm sát cao hơn, phải tham gia
tranh tụng để bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Ngoài nhiệm vụ phát biểu và tranh tụng để bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án,

Kiểm sát viên còn có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục giám đốc thẩm. Bao gồm
4


kiểm sát về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nội dung Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
việc gửi quyết định kháng nghị (trong trường hợp Tòa án kháng nghị); kiểm sát việc triệu tập người tham gia
phiên tòa (nếu có), việc chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm, thời hạn mở phiên tòa; kiểm sát thủ tục phiên tòa
giám đốc thẩm về thành phần giám đốc thẩm, trình tự xét xử giám đốc thẩm, việc biểu quyết của Hội đồng xét
xử giám đốc thẩm và việc ra quyết định giám đốc thẩm, gửi quyết định giám đốc thẩm. Sau khi kết thúc phiên
tòa, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải báo cáo lãnh đạo viện về kết quả xét xử và đề xuất những vấn đề cần
phải tiếp tục giải quyết, phải làm thông báo kết quả xét xử gửi cho các Viện kiểm sát đã tham gia xét xử sơ thẩm
và phúc thẩm vụ án biết.
II. Bài tập tình huống: 08 bài tập
1. Bài tập tình huống số 1 (40đ): Văng Thị Kim Nguyệt làm nghề mua bán lúa gạo từ năm 2004, trong
quá trình mua bán, đến năm 2008 Nguyệt có vay tiền tại Ngân hàng và Quỹ tín dụng để xây dựng căn nhà cấp 4
trị giá khoảng 700 triệu và đóng mới 01 chiếc ghe trọng tải 40 tấn trị giá khoảng 400 triệu để làm phương tiện
thu mua lúa gạo. Đến cuối năm 2009, việc kinh doanh lúa gạo thua lỗ, Nguyệt mất khả năng thanh toán khoản nợ
khoảng trên 1 tỷ. Vì sợ mất uy tín nên từ tháng 7/2010 Nguyệt đã hỏi vay tiền của nhiều người với lý do vay đáo
hạn ngân hàng hoặc vay để thu mua lúa gạo với lãi suất từ 1,5%/tháng đến 12%/tháng. Do tin vào lời nói của N
nên nhiều người cho N vay tiền, nhưng sau khi nhận được tiền vay thì N không sử dụng tiền vay như đã thỏa
thuận, mà đem trả lãi và vốn của người vay trước đó (lấy của người sau trả cho người trước). Trong thời gian này
ông Võ Phước Hùng là sui gia với gia đình Nguyệt trúng số, biết Nguyệt cần tiền thu mua lúa gạo nên gọi vợ
chồng Nguyệt sang cho vay 300 triệu, Võ Văn Be là chồng Nguyệt người đứng ra viết giấy mượn tiền. Đến
tháng 01/2013 mất khả năng thanh toán, có một số bị hại làm đơn tố cáo, Bản án sơ thẩm đã xử phạt Văng Thị
Kim Nguyệt 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền chiếm đoạt 1,4 tỷ của 10 người, trong đó
có 300 triệu của ông Võ Phước Hùng. Trước đó ông Võ Phước Hùng đã khởi kiện và Tòa án đã ra quyết định
công nhận thỏa thuận của các đương sự, ghi nhận ông Võ Văn Be và Văng Thị Kim Nguyệt tự nguyện trả cho
Võ Phước Hùng 300 triệu gốc và 19 triệu lãi. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyệt kháng cáo xin giảm nhẹ,
Bản án phúc thẩm tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau đó bị cáo Nguyệt có đơn đề nghị
VKSND cấp cao xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm.

Hỏi: Nhận xét đánh giá về việc giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Là KSV được nghiên cứu
đơn đề nghị giám đốc thẩm, hãy nêu quan điểm giải quyết.
1. Nhận xét về việc giải quyết vụ án (30đ)
- Trong các khoản chiếm đoạt mà Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm kết luận bị cáo chiếm đoạt có 300 triệu
vay của ông Võ Phước Hùng không cấu thành tội phạm. Bởi lẽ khoản tiền này bị cáo không chủ động dùng lời
nói gian dối để được vay tiền, mà ông Võ Phước Hùng trúng số có tiền nên đã chủ động cho vợ chồng bị cáo
mượn tiền, ông Võ Văn Be, chồng bị cáo là người đứng ra viết giấy mượn tiền.
- Trước khi CQĐT khởi tố vụ án hình sự nói trên thì ông Võ Phước Hùng đã làm đơn khởi kiện ông Võ
Văn Be tại Tòa án đòi số tiền đã cho ông B vay 300 triệu. Vụ kiện đã được Tòa án ra Quyết định công nhận sự
thỏa thuận, ghi nhận việc ông Võ Văn Be thừa nhận nợ và đồng ý trả lại cho ông Võ Phước Hùng số tiền vốn vay
là 300 triệu và lãi 19 triệu. Khoản vay 300 triệu là giao dịch dân sự, đã được giải quyết bằng một Quyết định dân
sự có hiệu lực pháp luật nhưng cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn hình sự hóa và quy trách nhiệm hình sự cho bị cáo
Văng Thị Kim Nguyệt là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Quan điểm giải quyết (10đ)
Đề xuất lãnh đạo kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc
thẩm để điều tra lại
2. Bài tập tình huống số 2 (40đ): Án sơ thẩm đã tuyên xử bị cáo Nguyễn Văn A tử hình về tội giết
người, 10 năm tù về tội hiếp dâm, 5 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo phải chấp hành
là tử hình. Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo kháng cáo kêu oan tội hiếp dâm, xin giảm án tội giết người và tội cướp
tài sản.Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi làm thủ tục phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 354 BLTTHS
năm 2015. Khi xét hỏi, bị cáo đột nhiên không chịu trả lời hội đồng xẻ xử. Chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát
viên có ý kiến về việc bị cáo không chịu khai tại phiên tọa. (Ghi chú: Luật sư do bị cáo yêu cầu có mặt tại phiên
tòa phúc thẩm). Hỏi:
1. Là Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa, anh (chị) đề nghị: tiếp tục phiên tòa hay phải hoãn
phiên tòa để làm rõ lý do bị cáo không chịu khai báo? (10đ)
5


2. Nếu đề nghị tiếp tục phiên tòa, anh (chị) sẽ phát biểu như thế nào? Điều luật viện dẫn áp dụng trong
trường hợp này là điều luật nào? Trình bày nội dung Điều luật đã viện dẫn. (15đ)

3. Khi kết thúc bài phát biểu xử lý tình huống trên, anh (chị) sẽ đề nghị Hội đồng xét xử vấn đề gi để đảm
bảo tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. (15đ)
Bài giải: 1. Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa phải đề nghị tiếp tục phiên tòa vì bị cáo có
quyền khai báo hoặc không khai báo; KSV sẽ đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ để làm rõ sự thật khách quan
của vụ án.
2. Căn cứ khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Bị cáo có quyền: a. “Nhận quyết
định đưa vụ án ra xét xử”; quyền này của bị cáo đã được Tòa án thực hiên đúng quy định tố tùng; b) “Tham gia
phiên tòa”. Bị cáo đang có mặt tại phiên tòa, quyền này của bị cáo đã được bảo đảm và theo quy định tại điểm h
khoản 2 Điều này quy định bị cáo có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời
khai chống lại mình hoặc buộc nhận minh có tội”. Như vậy, tại phiên tòa hôm nay, bị cáo đang thực hiện đúng
quy định tố tụng về quyền của bị cáo nên việc tiếp tục phiên tòa là đúng quy định pháp luật tố tụng, việc bị cáo
không khai báo, không làm ảnh hưởng đến việc đánh giá chứng cứ để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
3. Tại phiên tòa phúc thẩm có Luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, KSV đã viện dẫn
pháp luật xử lý việc bị cáo không khai báo tại phiên tòa phúc thẩm, đề nghị Hội đồng xét xử hỏi ý kiến Luật sư
của bị cáo để đảm bảo tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Bài tập tình huống số 3 (40đ): Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo là người Nigeria phạm tội
“mua bán trái phép chất ma túy” do có kháng cáo và kháng nghị của Viện trưởng VKS tỉnh…Trong phần thủ tục
phiên tòa, hai bị cáo bị kháng nghị đã khiếu nại: Kháng nghị bằng tiếng Việt nên không hiểu nội dung. Chủ tọa
phiên tòa Kiểm sát viên phát biểu ý kiến. Hỏi:
1. Anh (chị) sẽ giải quyết khiếu nại của các bị cáo như thế nào? (15đ)
2. Sau phiên tòa anh (chị) sẽ báo cáo với lãnh đạo Viện những vấn đề gì? (15đ)
3. Khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, anh (chị) phải thực hiện những thao tác nghiệp vụ nào? (10đ)
Đáp án: 1: Khiếu nại của các bị cáo là có căn cứ, để đảm bảo quyền của bị cáo theo quy định tại Điều 29
BLTTHS “..Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình..”. Đề nghị Hội đồng
xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 352 BLTTHS để VKS trưng cầu phiên dịch.
2. Sau khi hoãn phiên tòa, KSV phải báo cáo cho lãnh đạo Viện những vấn đề sau: Một là lý do phiên tòa
phải hoãn; Hai là đề xuất yêu cầu VKS đã kháng nghị phải trưng cầu phiên dịch văn bản kháng nghị .
3. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, KSV phải thực hiện các thao tác nghiệp vụ sau:
- Một là soạn công văn yêu cầu VKS tỉnh đã kháng nghị với nội dung; Yêu cầu trưng cầu phiên dịch văn
bản kháng nghị (công văn này phải đồng thời gửi cho Tòa phúc thẩm để biết); văn bản kháng nghị phiên dịch

phải thực hiện thông báo cho các bị cáo bị kháng nghị theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 338 BLTTHS.
- Hai là khi nhận được văn bản đã phiên dịch, KSV phải soạn văn bản thông báo cho Tòa phúc thẩm và
yêu cầu đưa hồ sơ vụ án ra xét xử theo quy định tố tụng
4. Bài tập tình huống số 4 (40đ): Nội dung vụ án: Nguyễn Quốc Lâm công tác tại Phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ- đường sắt Công an tỉnh Bến Tre, cấp bậc Trung úy, được giao nhiệm vụ nhập dữ liệu, in Giấy
chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy; quản lý Giấy chứng nhận đăng ký (còn gọi là phôi) và quản lý giấy bị lỗi
trong quá trình in ấn để chờ tiêu hủy. Ông Nguyễn Ngọc Ẩn- Phó trưởng phòng được ông Nguyễn Văn TuấnTrưởng phòng ủy quyền, ký các loại giấy tờ liên quan đến việc đăng ký, quản lý các phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao và lợi dụng ông Nguyễn Ngọc Ẩn ký khống trên các Giấy chứng nhận
đăng ký xe mô tô, xe máy, từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2014, Nguyễn Quốc Lâm làm giả 31 Giấy chứng nhận
đăng ký xe mô tô, xe máy. Sau đó Lâm giao 24 Giấy cho Nguyễn Thị Giàu nhận hối lộ 97 triệu đồng, giao
Nguyễn Văn Sang 01 Giấy nhận hối lộ 05 triệu đồng; giao cho Nguyễn Thành Mẫn 02 Giấy.
Sau khi được Lâm làm cho 24 Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy giả, Nguyễn Thị Giàu đã sử
dụng 02 Giấy để hợp thức hóa cho 02 xe máy mua không có nguồn gốc, đem lừa bán cho anh Nguyễn Văn Thọ
và anh Nguyễn Văn Kiệt chiếm đoạt 185 triệu đồng; còn 22 Giấy bán cho Nguyễn Minh Hiền 11 Giấy, Lê Hoàng
Duy 11 Giấy thu lợi tổng cộng 147 triệu đồng.
Nguyễn Minh Hiền sử dụng 05 Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy giả để hợp thức hóa cho 05
xe mô tô không có giấy tờ hợp lệ bán cho 05 cá nhân thu tổng số tiền 169 triệu đồng;
6


Lê Hoàng Duy sử dụng 11 Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy giả hợp thức hóa cho 11 xe mô tô
không có giấy tờ hợp lệ rồi lừa bán cho 11 cá nhân thu tổng số tiền 247 triệu đồng.
Tại bản cáo trạng số 02/KSĐT-KT ngày 29/5/2015 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B đã truy tố:
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 16/2015/HSST ngày 21/8/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre tuyên xử:
1. Tuyên bố các bị cáo:
- Nguyễn Quốc Lâm phạm tội “Nhận hối lộ”, “ Giả mạo trong công tác”;
- Nguyễn Thị Giàu tội “Đưa hối lộ”, “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;
- Nguyễn Minh Hiền tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”; bị cáo Lê Hoàng Duy tội “Làm giả tài
liệu của cơ quan, tổ chức”.

2.Về hình phạt:
- Áp dụng Điểm a khoản 3 Điều 279, điểm b,p,s khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48,
Điều 47 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Quốc Lâm 10 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; Áp dụng điểm b,c khoản 1
Điều 284, điểm b,p,s khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47, Điều 33 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Quốc Lâm 02
năm tù về tội “Giả mạo trong công tác”. Áp dụng Điều 50 BLHS buộc bị cáo Nguyễn Quốc Lâm phải chấp hành
chung cho cả hai tội là 12 năm tù.
- Áp dụng Điểm a khoản 3 Điều 289, điểm b,l,p khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48, Điều
47, Điều 33 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Giàu 09 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; Áp dụng điểm b khoản 2
Điều 267, điểm b,l,p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 33 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Giàu 02 năm tù về
tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”; Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139, điểm b,l,p khoản 1, khoản 2 Điều
46, điểm g khoản 1 Điều 48, Điều 47, Điều 33 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Giàu 02 năm tù về tội “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng Điều 50 BLHS buộc bị cáo Giàu phải chấp hành chung cho cả ba tội là 13 năm tù.
- Áp dụng Điểm b khoản 2 Điều 267, điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47, 60 BLHS, xử phạt bị cáo
Nguyễn Minh Hiền 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
- Áp dụng Điểm b khoản 2 Điều 267, điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47, 60 BLHS, xử phạt bị cáo Lê
Hoàng Duy 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
3. Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 76 BLTTHS năm 2003 tịch thu tiêu hủy 18 xe máy các loại do các
bị cáo Nguyễn Thị Giàu, Nguyễn Minh Hiền và Lê Hoàng Duy đã bán cho người khác sử dụng (trong đó 02 xe
do Giàu bán; 05 xe do Hiền bán và 11 xe do Duy bán).
Ngoài ra, bản án còn tuyên về việc xử lý tang vật thu giữ khác, án phí và quyền kháng cáo.
Hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về việc giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân tỉnh B.
Đáp án: 1. Nguyễn Quốc Lâm là người có trách nhiệm lập Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, lợi dụng việc này
Lâm nhiều lần làm giả giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô để bán cho người khác. Hành vi của Lâm đã phạm tội
“Giả mạo trong công tác” theo quy định tại điểm b,c khoản 2 Điều 284 BLHS, nhưng Tòa sơ thẩm áp dụng điểm
b,c khoản 1 Điều 284 BLHS để xét xử Lâm là không chính xác. (trả lời đúng phần này được 10 điểm).
2. Các bị cáo Nguyễn Minh Hiền và Lê Hoàng Duy sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy
do bị cáo Nguyễn Quốc Lâm cung cấp để hợp thức hóa cho nhiều xe mô tô, xe máy không có giấy tờ hợp pháp
rồi đem bán cho nhiều người. Những người bị hại vì tin tưởng xe có giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp là xe có nguồn gốc hợp pháp, nên đã mua các xe của 2 bị cáo, các xe mô tô, xe máy này bị thu
hồi là vật chứng của vụ án và xử lý tịch thu. Như vậy, ngoài hành vi phạm tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ

chức" cả 2 bị cáo còn thông qua hành vi này để thực hiện hành vi lừa đảo như đã nêu trên. Vì vậy Hiền và Duy
còn có dấu hiệu phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Tòa án nhân
dân tỉnh B chỉ xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Hiền và bị cáo Lê Hoàng Duy có 01 năm tù và cho hưởng án treo về
tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức", là chưa đánh giá đúng bản chất của vụ án, bỏ lọt hành vi phạm tội “
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. (trả lời đúng phần này được 10 điểm).
3. Về xử lý vật chứng: Đối với 18 xe mô tô các loại mà các bị cáo Nguyễn Thị Giàu, Nguyễn Minh Hiền
và Lê Hoàng Duy đã lừa bán cho người bị hại là những xe đang còn giá trị sử dụng. Tòa sơ thẩm chỉ vì nhận
định các xe này có nguồn gốc không rõ ràng đã tuyên tịch thu tiêu hủy là không có căn cứ pháp luật, trái quy
định tại điểm đ khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự “Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được
thì bị tịch thu và tiêu hủy” (trả lời đúng phần này được 10 điểm).
4. Đối với ông Nguyễn Ngọc Ẩn là người có chức vụ, quyền hạn, được giao trách nhiệm ký Giấy chứng
nhận đăng ký xe mô tô, xe máy, nếu hồ sơ hợp lệ, nhưng Ẩn không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, đã ký
7


khống 31 Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy và không quản lý các Giấy này tạo điều kiện cho Lâm làm
nhiều Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy cho các đối tượng xấu bên ngoài xã hội dùng hợp thức hóa
cho số lượng lớn xe mô tô, xe máy không hợp pháp, lừa dối bán cho nhiều người. Hậu quả sai phạm này của
Nguyễn Ngọc Ẩn đã làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản hợp pháp của
công dân. Hành vi của Nguyễn Ngọc Ẩn có dấu hiệu phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
theo quy định tại Điều 285 BLHS, nhưng cấp sơ thẩm không khởi tố, điều tra, xử lý là bỏ lọt tội phạm (Trả lời
đúng nội dung này được 10 điểm).
5. Bài tập tình huống số 5 (40đ): Vào khoảng 21 giờ ngày 02/09/2011 Nguyễn Tấn Đạt lấy xe mô tô
biển số 66N4-0124 của Đạt đưa cho Cao Nguyễn Xuân Lam điều khiển chở Đạt ngồi sau để cùng các bạn đi
uống cà phê tại Quán 666 thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Khi đang lưu thông trên đường
tỉnh lộ 851 thuộc địa bàn xã Long Hậu, huyện Lai Vung, hướng từ vòng xoay Rẻ Quạt về Tân Thành, thấy có 03
xe mô tô cùng chiều chạy đến nẹt bô, rú ga la hét lớn tiếng, chạy vượt qua mặt Lam, Lam cũng tăng tốc đua
theo. Đoạn đến gần quán Thảo Vy phát hiện thấy ông Huỳnh Văn Phố đang đi bộ bên lề phải, do chạy tốc độ cao,
không xử lý kịp, xe của Lam đã lao thẳng về phía ông Phố, xe và người Lam tông vào người ông Phố. Đạt ngồi
phía sau thấy trước và đã nhảy vào lề phải bị thương tích nhẹ. Tai nạn xảy ra, ông Phố và Lam bị thương tích

nặng được mọi người đưa đi Bệnh viện cấp cứu. Do vết thương quá nặng ông Phố đã tử vong vào ngày
03/9/2011 tại Bệnh viện Chợ Rẩy thành phố Hồ Chí Minh.
Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 03/9/2011 của Công an huyện Lai Vung xác định: Hiện trường
còn nguyên vẹn, mặt đường trãi nhựa phẳng rộng 09 mét, không bị che khuất tầm nhìn, giữa đường có kẻ vạch
sơn trắng đứt quãng rộng 0,1 m, vùng va chạm vào lề phải hướng đi từ thị trấn Lai Vung đến xã Tân Thành vào
lề là 1.40m; cách quán Thảo Vy 8,60m.
Tại bản giám định pháp y số: 483 ngày 03/09/2011 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Đồng Tháp kết
luận: Huỳnh Văn Phố chết do chấn thương sọ não gây bể hộp sọ + chảy máu trong hộp sọ + chèn ép não.
Tại bản giám định pháp y số 538/TTPY ngày 29/11/2011 của Trung tâm pháp y tỉnh Đồng Tháp kết luận:
Cao Nguyễn Xuân Lam bị thương tật 23% vĩnh viễn.
Tại bản kết luận giám định pháp y tâm thần số 553/GĐPY-TT ngày 29/11/2011 của Trung tâm pháp y
tỉnh Đồng Tháp kết luận: Cao Nguyễn Xuân Lam bị loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, hiện tại không đủ
năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Ngày 20/02/2012 Viện kiểm sát nhân dân huyện LV tỉnh ĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án
hình sự và tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Cao Nguyễn Xuân Lam.
Ngày 21/02/2012 Viện kiểm sát nhân dân huyện LV tỉnh ĐT ra quyết áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh đối với Cao Nguyễn Xuân Lam tại Viện giám định pháp y tâm thần trung ương -Phân viện phía Nam.
Ngày 11/4/2012 Cao Nguyễn Xuân Lam vào Viện điều trị.
Tại bản kết luận giám định tâm thần số 379/PYTT-PVPN ngày 05/12/2013 của Viện giám định pháp y
tâm thần Trung ương phân viện phía nam kết luận: Qua thời gian bắt buộc chữa bệnh Cao Nguyễn Xuân Lam đã
đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi để tiếp tục làm việc với cơ quan pháp luật.
Ngày 20/12/2013 Viện kiểm sát nhân dân huyện LV tỉnh ĐT ra Quyết định đình chỉ việc áp dụng biện
pháp chữa bệnh, phục hồi điều tra vụ án, điều tra bị can đối với Cao Nguyễn Xuân Lam.
Ngày 23/12/2013 Cao Nguyễn Xuân Lam được xuất viện.
Tại bản cáo trạng số 24/CT-VKS ngày 10/4/2014 Viện kiểm sát nhân dân huyện LV tỉnh ĐT truy tố bị
cáo Cao Nguyễn Xuân Lam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo
điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS.
Tại Bản án hình sự thẩm số 29/2015/HSST ngày 25/6/2014 Tòa án nhân dân huyện LV tỉnh ĐT tuyên bố
bị cáo Cao Nguyễn Xuân Lam phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”; áp
dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 BLHS xử phạt bị cáo Cao Nguyễn Xuân

Lam 01 năm 06 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi thi hành án.
Ngoài ra án sơ thẩm còn buộc bị cáo bồi thường trách nhiệm dân sự cho phía gia đình bị hại và buộc bị
cáo phải nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm và quyền kháng cáo bản án theo luật định.
Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực thi hành.

8


Đến ngày 30/7/2015 Cao Nguyễn Xuân Lam gửi đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao yêu
cầu xem xét lại bản án hình sự sơ thẩm số 29/2015/HSST ngày 25/6/2014 Tòa án nhân dân huyện LV tỉnh ĐT
theo thủ tục giám đốc thẩm.
Là Kiểm sát viên được phân công giải quyết đơn đề nghị của Cao Nguyễn Xuân Lam, anh (chị) cho biết
phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ được phân công?
Đáp án: Việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm nói chung, đơn của Cao Nguyễn Xuân Lam nói riêng phải
tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu đơn và hồ sơ vụ án (5 điểm)
- Nghiên cứu kỹ nội dung đơn; (1 điểm)
- Nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án, trên cơ sở đó tập trung nghiên cứu sâu những nội dung đề nghị của
đương sự; (2 điểm)
- Nghiên cứu quan điểm xử lý của Cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát và Toà án cấp sơ thẩm; (2 điểm)
Bước 2: Xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: (5 điểm)
Nếu thấy có tình tiết cần phải xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm thì đề xuất với lãnh đạo Viện cấp cao
về kế hoạch, nội dung và phương pháp xác minh từng việc cụ thể.
Trong vụ án này do các tài liệu chứng cứ đã rõ nên không cần phải xác minh.
Bước 3: Tổng hợp đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết đơn (30 điểm)
- Tổng hợp đánh giá chứng cứ (20 điểm):
+ Cao Nguyễn Xuân Lam bị đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh từ ngày 11/4/2012 đến ngày 23/12/2013
xuất viện, như vậy thời gian bắt buộc chữa bệnh đối với Lam là 01 năm 08 tháng 13 ngày. (05 điểm)
+ Căn cứ Điều 44 BLHS quy định: “Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình
phạt tù” (05 điểm)

+ Khi xét xử và quyết định hình phạt đối với Cao Nguyễn Xuân Lam, Tòa án nhân dân huyện LV tỉnh
ĐT không áp dụng đầy đủ căn cứ pháp luật quy định tại Điều 44 và Điều 45 BLHS dẫn đến không trừ thời gian
bắt buộc chữa bệnh vào thời gian chấp hành hình phạt tù đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị
cáo (10 điểm).
- Nghiên cứu thời hiệu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo yêu cầu của đương sự còn không?
(10 điểm).
+ Căn cứ khoản 2 Điều 278 BLTTHS năm 2003, Điều 379 BLTTHS năm 2015 quy định: Việc kháng
nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết
án đã chết mà cần minh oan cho họ (5 điểm).
+ Trong trường hợp này, còn thời hiệu để kháng nghị giám đốc thẩm (5 điểm).
Bước 4: Lập Tờ trình báo cáo và đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm (10 điểm).
Nội dung Tờ trình bao gồm: lý lịch của bị cáo; tóm tắt nội dung vụ án; nội dung và diễn biến các phiên
toà đã có hiệu lực; nội dung đơn khiếu nại của công dân hoặc quan điểm đề nghị của cơ quan, tổ chức. Từ đó
trình bày nhận xét bản án sơ thẩm không áp dụng đầy đủ căn cứ pháp luật quy định tại Điều 44 và Điều 45
BLHS dẫn đến không trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh vào thời gian chấp hành hình phạt tù đã làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo (5 điểm).
Trên cơ sở đó, đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm theo hướng: Căn cứ khoản 6
điều 1 Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng
hình sự, Điều 393 BLTTHS năm 2015 đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao xét xử sửa một phần bản án sơ thẩm về
hình phạt đã tuyên đối với Cao Nguyễn Xuân Lam (5 điểm).
Bước 5: Soạn thảo Kháng nghị giám đốc thẩm trình Lãnh đạo Viện cấp cao duyệt, ký và gửi kháng
nghị: (10 điểm)
Quyết định kháng nghị bằng văn bản theo mẫu hướng dẫn gồm có các nội dung chính:
1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định; (1 điểm)
2. Người có thẩm quyền ra quyết định; (1 điểm)
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (1 điểm)
4. Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (1 điểm)
5. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; (1 điểm)
6. Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định; (1 điểm)
9



7. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án; (1 điểm)
8. Yêu cầu của người kháng nghị (Điều 378 BLTTHS năm 2015); (1 điểm)
Gửi ngay Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm kèm theo hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám
đốc thẩm; Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; người bị kết án; cơ quan thi
hành án hình sự; cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến nội dung kháng nghị (Điều 380 BLTTHS năm 2015); (2 điểm)
6. Bài tập tình huống số 6 (40đ): Tháng 6/2004 Trường PTCS Ngô Sỹ Liên họp tập thể giáo viên thống
nhất mua đất nông nghiệp của dân để lập dự án “Khu nhà ở cho cán bộ giáo viên của trường Ngô Sỹ Liên”,
thành lập Ban quản lý dự án do Nguyễn Thế Phong, Hiệu trưởng làm Trưởng ban, thành viên là Lê Thanh Giàu,
Chủ tịch Công đoàn và Trần Văn Kiệt, Thủ quỹ. Phong gặp Lê Thị Thanh Tuyền thỏa thuận Tuyền bỏ vốn ra
mua đất, san lấp mặt bằng và lập hồ sơ xin cấp phép cho dự án, dự kiến có 150 lô đất. Do Phong là đại diện chủ
dự án, Tuyền bỏ vốn đầu tư nên Tuyền yêu cầu Phong ký hợp đồng phụ mua lại của Tuyền 90 lô để bán cho giáo
viên, 30 lô dự phòng cho người nhà của Phong và Giàu; còn 30 lô của Tuyền quyết định. Thực hiện thỏa thuận,
ngày 15/6/2004 Phong ký hợp đồng mua 90 lô của Tuyền với giá 32 triệu đồng/lô, tổng giá trị 2,88 tỷ, thanh toán
làm 3 đợt, đợt 1 là 900 triệu thanh toán sau 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, đợt 2 là 900 triệu sau khi đã chuyển
mục đích sang đất vườn đứng tên Bên mua (Phong) và có quy hoạch tổng thể khu đất, đợt 3 thanh toán 1,08 tỷ
sau khi cắm mốc bàn giao mặt bằng 90 lô và nghiệm thu bàn giao đường đi chung, đường đi nội bộ. Bên bán
(Tuyền) có trách nhiệm hỗ trợ về thủ tục chuyển từ đất vườn sang đất ở cho từng cá nhân bên mua nếu có nhu
cầu.
Sau đó, Phong và Kiệt đã lập biên nhận thu tiền của các giáo viên. Biên nhận thể hiện người thu là Kiệt
và người chứng kiến là Phong, tổng số tiền Kiệt thu của 58 giáo viên đăng ký mua 90 lô là 2.776.100.000đ.
Ngày 15/7/2004 Phong đã giao tiền cho Tuyền đợt 1 được 1,26 tỷ; Đợt 2 là 480 triệu, tổng cộng hai đợt là 1,74
tỷ. Sau khi nhận tiền, Lê Thị Thanh Tuyền đã làm thủ tục chuyển nhượng 6 thửa đất lúa diện tích 25.00m 2 đứng
tên cá nhân Nguyễn Thế Phong. Từ ngày 28/7/2004 đến ngày 12/12/2005 lần lượt 6 thửa đất lúa đứng tên
Nguyễn Thế Phong đã được chuyển mục đích sang đất vườn. Đến tháng 9/2008 Phong có quyết định chuyển
công tác về Phòng giáo dục nên công việc còn lại Giàu và Kiệt tiếp tục thực hiện, cùng với Hiệu trưởng mới là
Hoàng Đình Quốc Thạnh. Cuối năm 2011, Tuyền yêu cầu Giàu cung cấp danh sách giáo viên mua đất, Tuyền
thấy có 118 giáo viên đăng ký nên không đồng ý, yêu cầu thay đổi danh sách. Tuyền lập danh sách chỉ ghi số thứ

tự lô, không ghi tên người, đưa cho Giàu ký đóng dấu, sau đó Tuyền về đánh máy tên người mua, đưa tên người
nhà của Tuyền và những người Tuyền đã bán đất vào, số còn lại là giáo viên. Trên cơ sở danh sách này, Phòng
Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuyền đã giao giấy
cho một số người, còn lại 14 người nộp 719 triệu mua 27 lô đất nhưng không nhận được đất, dẫn đến xảy ra
tranh chấp. Đồng thời trong quá trình thực hiện dự án, Lê Thị Thanh Tuyền thỏa thuận bán cho ông Phạm Văn
Bảy 31 lô đất giá 1,526 tỷ, Nguyễn Thế Phong đại diện chủ dự án ký bán đất cho ông Bảy, Tuyền nhận 1,526 tỷ,
sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Bảy 6 lô tương ứng 300
triệu, số còn lại 1,226 tỷ không trả lại cho ông Bảy.
Bản án sơ thẩm xử phạt Lê Thị Thanh Tuyền 5 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối với hành vi
chiếm đoạt của Nguyễn Thế Phong 27 lô đất (gây thiệt hại cho 14 người số tiền 719 triệu). Án sơ thẩm buộc bị
cáo Tuyền trả lại tiền cho người bị hại Nguyễn Thế Phong, Phong có trách nhiệm trả lại cho những người có liên
quan trong vụ án những giáo viên bỏ tiền ra mua đất. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Tuyền kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt, Nguyễn Thế Phong và những giáo viên bỏ tiền ra mua đất kháng cáo đề nghị xác định lại tư cách
tham gia tố tụng của Nguyễn Thế Phong không phải là người bị hại.
Hỏi: Nhận xét đánh giá về thủ tục tố tụng và việc giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm. Là KSV được giao
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử ở giai đoạn phúc thẩm, hãy nêu hướng giải quyết vụ án.
Đáp án:1. Nhận xét về thủ tục tố tụng (10đ)
- Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định sai quan hệ pháp luật, trong vụ án này tranh chấp phát sinh giữa Trường
THCS Ngô Sĩ Liên và Lê Thị Thanh Tuyền, không phải giữa cá nhân Hiệu trưởng Nguyễn Thế Phong và Lê Thị
Thanh Tuyền. Từ việc xác định sai quan hệ pháp luật, dẫn đến xác định sai tư cách tham gia tố tụng của Nguyễn
Thế Phong vì Phong không phải là người bị hại trong vụ án.
- Do xác định sai quan hệ pháp luật nên không đưa Trường Ngô Sĩ Liên tham gia tố tụng với tư cách
nguyên đơn dân sự là có thiếu sót.
10


2. Nhận xét về việc giải quyết vụ án (20đ)
- Lê Thị Thanh Tuyền nhận tiền của người mua đất nhưng không đưa tên giáo viên nộp tiền vào danh
sách đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà đưa người nhà của mình vào, chiếm đoạt 719 triệu là có
dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Lê Thị Thanh Tuyền thỏa thuận bán cho ông Phạm Văn Bảy 31 lô đất, nhận tiền 1,526 tỷ nhưng thực tế
lúc thỏa thuận Tuyền không có đất, sau này Tuyền giao được 6 lô, chiếm đoạt tiền 25 lô 1,226 tỷ, đây là lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, nhưng không xem xét xử lý.
- Không làm rõ và xem xét trách nhiệm của Lê Thanh Giàu khi ký vào danh sách khống (chưa ghi tên)
tạo điều kiện cho bị cáo đưa người của mình vào, qua đó chiếm đoạt của 14 người nộp tiền mua 27 lô đất.
- Số tiền Phong và Kiệt thu thu của giáo viên còn lại là 1.036.100.000đ (ngoài số tiền 1,740 tỷ giao cho
Lê Thị Thanh Tuyền) CQĐT chưa làm rõ hiện nay ai đang quản lý, trách nhiệm của người giữ tiền như thế nào.
- Đối với hành vi chiếm đoạt 1,226 tỷ của ông Bảy, chưa làm rõ vai trò của Nguyễn Thế Phong vì Phong
là người đại diện chủ dự án ký bán cho ông Bảy 30 lô đất, giúp cho Tuyền lấy tiền của ông Bảy.
3. Hướng giải quyết vụ án (10đ): Hủy án sơ thẩm điều tra lại
8. Bài tập tình huống số 7 (40đ): Từ cuối tháng 01/2014 bị cáo Đỗ Thị T mở dịch vụ Karaoke tại lầu 1
căn nhà thuộc sở hữu của bị cáo. Khi khách nam đến hát Karaoke có nhu cầu mua dâm thì bị cáo điện Tại cho
gái bán dâm đến bán dâm, sau khi mua bán dâm xong, khách trực tiếp trả tiền cho gái bán dâm, giá mỗi lượt là
500.000 đồng, gái bán dâm chia cho bị cáo từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng. Vào khoảng 18 giờ 00 phút ngày
28/4/2014, Nguyễn Chí Hiếu điện Tại cho bị cáo T chuẩn bị gái bán dâm để đến mua dâm, bị cáo liền điện thoại
cho Mai Thuận Kiều, Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Thu Hương đều là gái bán dâm đến
nhà T. Lúc sau, Nguyễn Chí Hiếu cùng bạn Nguyễn Văn Nam đến hát Karaoke, uống bia để sau đó mua dâm.
Trong lúc hát Karaoke và uống bia Nguyễn Văn Nam ngồi với Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Chí Hiếu ngồi với
Mai Thuận Kiều và Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thu Hương ngồi uống bia tiếp khách. Đến 18 giờ 15 phút
cùng ngày, Nguyễn Văn Nam thỏa thuận mua dâm với Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Chí Hiếu thỏa thuận mua dâm
với Mai Thuận Kiều, việc thỏa thuận xong, bị cáo T chỉ dẫn Tuyết đưa Nam xuống gác lửng vào phòng ngủ để
mua bán dâm, Nam trả cho Tuyết 500.000 đồng, cả hai trở lên phòng hát Karaoke và uống bia tiếp. Đến lượt
Nguyễn Chí Hiếu mua dâm với Mai Thuận Kiều, trong lúc Hiếu và Kiều đang thực hiện hành vi mua bán dâm
thì bị Công an quận Tân Phú kiểm tra phát hiện lập Biên bản bắt người phạm tội quả tang, thu giữ vật chứng
500.000 đồng tiền bán dâm của Lê Thị Ánh Tuyết.
Quá trình điều tra, bị cáo Đỗ Thị T khai nhận nhiều lần chứa mại dâm tại nhà, cụ thể Lê Thị Ánh Tuyết
bán dâm 03 lần, chia cho bị cáo T 50.000 đồng; Mai Thuận Kiều bán dâm 03 lần, chia cho bị cáo T 150.000
đồng, Nguyễn Thị Hồng bán dâm 02 lần, chia cho bị cáo T 50.000 đồng, Nguyễn Thị Thu Hương bán dâm 02
lần, chia cho bị cáo T 100.000 đồng. Tổng cộng bị cáo T thu lời bất chính từ việc chứa mại dâm là 350.000 đồng.
Lời khai của bị cáo Đỗ Thị T phù hợp với các lời khai của những người bán dâm. Cáo trạng của VKS truy tố bị

cáo Đỗ Thị T về tội “Chứa mại dâm” theo điểm c khoản 2 Điều 254 BLHS. Tòa án sơ thẩm áp dụng điểm c
khoản 2 Điều 254 BLHS; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 và Điều 33 BLHS, xử phạt bị cáo Đỗ Thị
T 03 năm tù về tội “Chứa mại dâm”. Ngày 28/8/2014 bị cáo Đỗ Thị T kháng cáo xin được hưởng án treo, lý do
bị bệnh hở van tim, là lao động chính nuôi cha mẹ già. Bản án hình sự phúc thẩm kết luận bị cáo Đỗ Thị T không
“phạm tội nhiều lần” theo điểm c khoản 2 Điều 254 BLHS và nhận định bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng nên áp dụng khoản 1 Điều 254; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 và Điều 60
BLHS, xử phạt Đỗ Thị T 01 năm 06 tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách là 03 năm về tội “Chứa mại
dâm”. Sau đó VKS cấp phúc thẩm đề nghị VKS cấp cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm
Hỏi: Nhận xét đánh giá về việc giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Là KSV được nghiên cứu
văn bản đề nghị giám đốc thẩm, hãy nêu quan điểm giải quyết.
Đáp án:1. Nhận xét (30đ)
Với các tài liệu chứng cứ thu thập được, có đủ cơ sở kết luận thông qua hoạt động Karaoke trá hình, bị
cáo Đỗ Thị T đã dùng nơi ở của mình để chứa mại dâm thu lời bất chính, cụ thể vào ngày 28/4/2014, Công an đã
bắt quả tang tại nhà bị cáo T các đối tượng Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Chí Hiếu đang mua, bán dâm với gái
mại dâm là Lê Thị Ánh Tuyết và Mai Thuận Kiều. Ngoài lần mua bán dâm bị bắt quả tang trên, thì từ cuối tháng
01/2014 đến khi bị bắt quả tang, bị cáo Đỗ Thị T còn chứa gái mại dâm nhiều lần cụ thể: Lê Thị Ánh Tuyết bán
dâm 02 lần, Mai Thuận Kiều bán dâm 02 lần, Nguyễn Thị Hồng bán dâm 02 lần, Nguyễn Thị Thu Hương bán
11


dâm 02 lần. Như vậy, hành vi của bị cáo Đỗ Thị T đã phạm tội “Chứa mại dâm” thuộc tình tiết định khung
“phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 254 BLHS. Cáo trạng truy tố của VKSND quận Tân Phú
và Bản án sơ thẩm của TAND quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh đã áp dụng tội danh, điều luật, khung hình phạt
trên để xét xử bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật.
Bản án phúc thẩm chỉ xem xét hành vi “Chứa mại dâm” của bị cáo Đỗ Thị T bị bắt quả tang ngày
28/4/2014 mà không xem xét những lần chứa mại dâm trước đó (08 lần) là bỏ lọt hành vi phạm tội, không kết
luận đánh giá toàn diện vụ án, dẫn đến chuyển khung hình phạt từ khoản 2 Điều 254 BLHS sang khoản 1 Điều
254 BLHS, từ đó giảm hình phạt từ 03 năm tù xuống 01 năm 06 tháng tù và cho bị cáo hưởng án treo không
đúng với hành vi phạm tội và trái pháp luật hình sự, không có tính giáo dục, răn đe phòng ngừa và chưa đáp ứng
yêu cầu chống và phòng ngừa tệ nạn xã hội trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Mặt khác bản án phúc thẩm còn sai

lầm khi áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng tại Điều 46 khoản 1 điểm h
BLHS đối với bị cáo T.
2. Quan điểm giải quyết (10đ): Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hủy toàn bộ Bản án phúc thẩm
để xét xử lại.
8. Bài tập tình huống số 8 (40đ): Bị cáo Nguyễn Văn V, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T truy tố về tội
Cướp tài sản, do có hành vi dung vũ lực chiếm đoạt của bị hại Hồ Hữu T tài sản 01 đồng hồ trị giá 5 triệu đồng,
nhân chứng trong vụ án là anh Nguyễn Đức L. Tại phiên tòa sơ thẩm anh Nguyễn Đức L đã được triệu tập hợp lệ
nhưng vẫn vắng. Chủ tọa phiên tòa khi phổ biến quyền và nghĩa vụ nêu rõ những người tham gia tố tụng có
nghĩa vụ khai báo thành khẩn, trường hợp từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự theo Điều 382, 383 Bộ luật hình sự năm 2015.
HỎI.
1. Là Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tòa, anh (chị) có quan điểm như thế nào về sự vắng mặt
của người làm chứng Nguyễn Đức L ?
2. Hoạt động phổ biến quyền và nghĩa vụ những người tham gia tố tụng nêu trên của chủ tọa phiên tòa
đúng hay sai ?
TRẢ LỜI
1: Điều 293 BLHS 2015 qui định sự có mặt của người làm chứng:
1.1. Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng
vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu
người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết
định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. (5 điểm).
1.2. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả
kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét
xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này. (5 điểm)
Như vậy căn cứ vào qui định trên và các tình tiết của vụ án, Kiểm sát viên có thể chia làm 02 trường hợp:
- Lời khai của Nguyễn Đức L là cần thiết thì đề nghị Hội đồng xét xử quyết định dẫn giải. (5 điểm)
- Đã khai đầy đủ ở cơ quan điều tra và không có mâu thuẩn với các chứng cứ khác thì đề nghị Hội đồng
xét xử tiếp tục xét xử vụ án. (5 điểm)
=> Trả lời đủ 4 ý: đạt 20 đểm.
2: Hoạt động phổ biến quyền và nghĩa vụ những người tham gia tố tụng nêu trên của chủ tọa phiên

tòa là sai. Bởi lẽ:
Điều 301 BLTTHS qui định về thủ tục bắt đầu phiên tòa như sau:
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập
và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của
Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
(Được 3 điểm)
Như vậy: Chủ tọa phiên tòa phải phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Cụ thể
như sau:
12


1. Đối với bị cáo phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ theo qui định tại Điều 61 BLTTHS;
(Được 3 điểm)
2. Đối với bị hại phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ theo qui định tại Điều 62 BLTTHS;
(Được 3 điểm)
3. Đối với nhân chứng phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ theo qui định tại Điều 66
BLTTHS; Tại khoản 5 Điều 66 qui định: “Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh
việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự”. (Được 3 điểm)
Căn cứ vào qui định trên, Chủ tọa phiên tòa khi phổ biến quyền và nghĩa vụ nêu rõ những người
tham gia tố tụng có nghĩa vụ khai báo thành khẩn, trường hợp từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì có
thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 382, 383 Bộ luật hình sự năm 2015 là không đúng, vì đó chỉ là
nghĩa vụ của người làm chứng và chủ tọa phiên tòa chỉ phổ biến với người làm chứng. (Được 8 điểm)
=> Trả lời đủ 5 ý: đạt 20 điểm.

13




×