Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TL QHLĐ thực trạng tổ chức công đoàn tại công ty honda việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.49 KB, 10 trang )

Đề tài: Thưc trạng công tác công đoàn tại công ty Honda Việt Nam
Chương I.Khái quát chung về công ty
1.Qúa trình hình thành và phát triển
Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu Honda ở Việt Nam được hiểu đồng nghĩa là xe
gắn máy bởi độ bền, chất lượng xe cũng như mọi đặc điểm khác đều đã được
kiểm chứng từ lâu qua thực tế sử dụng. Nắm bắt được tình hình đó, ngay sau khi
Đảng và Nhà nước áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, tập đoàn Honda Nhật
Bản đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam chính thức từ năm 1993 nhằm mục
tiêu nghiên cứu và tiếp cận thị trường phục vụ cho quá trình kinh doanh sau này.
Sau một quãng thời gian dài cân nhắc và tìm kiếm đối tác, Công ty Honda Việt
nam, tên giao dịch đối ngoại "Honda Vietnam Company Ltd." chính thức được
thành lập theo giấy phép đầu tư số 1521/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp vào
ngày 22 tháng 3 năm 1996 gồm ba bên:
* Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam
(VEAM), trụ sở đặt tại số 2 phố Triệu Quốc Đạt, Hà Nội
* Công ty Honda Motor Ltd., trụ sở đặt tại 1-1,2 Chome,
Minamiaoyama, Minato-Ku, Tokyo 107, Nhật Bản
* Công ty Asian Honda Motor. Ltd., trụ sở đặt tại tầng 14,
toà nhà Thai Obayashi, Rajdamri road, Bangkok 10330, Thái Lan
Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Phúc Thắng, huyện Mê linh, tỉnh Vĩnh phúc.
Công ty có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư theo giấy
phép là 104.003.000 USD và vốn pháp định là 31.200.000 USD, trong đó:
* Bên Việt nam góp 9.360.000 USD bằng quyền sử dụng 20
ha đất trong 40 năm tại xã Phúc Thắng, chiếm 30%.
* Honda Motor góp 13.104.000 USD, chiếm 42%.
* Asian Honda góp 8.736.000 USD chiếm 28%.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp xe gắn máy nhãn hiệu Honda, phụ
tùng xe gắn máy và cung cấp các dịch vụ bảo hành sửa chữa xe gắn máy. Thời
hạn hoạt động trong 40 năm



2.Đặc điểm người sử dụng lao động tại công ty
Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam : Ông Toshio Kuwahara đảm nhận vị trí
này vào tháng 4 năm 2017 với nhiều năm kinh nghiệm trên cả hai lĩnh vực kinh
doanh ô tô và xe máy.
Trước khi đến Việt Nam, ông Toshio Kuwahara đã làm việc tại Công ty Honda ô tô
Philippine với cương vị là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc trong giai đoạn 2014 –
2017.
Từ năm 2001, ông Toshio Kuwahara bắt đầu làm việc tại Honda Nhật Bản phụ
trách thị trường xe máy Châu Á. Sau 3 năm, ông đảm nhận vị trí mới tại công ty
Honda Astra có trụ sở tại Indonesia với nhiệm kỳ từ 2003 đến 2007. Sau đó ông
quay trở về Nhật và tiếp tục công việc tại phòng xe máy phụ trách khu vực
ASEAN.
Ông được điều chuyển sang phục vụ trong lĩnh vực Ô tô tại Công ty Honda Ô tô
Philippines trong vòng 8 năm từ 2009 đến 2017. Vị trí cao nhất ông đảm nhiệm tại
Công ty là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc trong giai đoạn 2014 đến 2017.
Vào tháng 4 năm 2017, ông chuyển đến Việt Nam và đảm nhiệm vị trí Tổng giám
đốc Công ty Honda Việt Nam.

3.Đặc điểm người lao động tại công ty
- Khác với các liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung sẵn có của
bên Việt Nam, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Honda Việt Nam được
xây dựng hoàn toàn mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và hết sức công
bằng. Do vậy, đội ngũ nhân viên của Công ty nhìn chung có trình độ và năng lực
thực sự, và đặc biệt là rất trẻ với độ tuổi trung bình là 21 đối với công nhân và 26
đối với kỹ sư và nhân viên văn phòng. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề đạo tạo
con người, lấy con người làm trung tâm của công việc, Công ty Honda Việt Nam
thường xuyên tổ chức các khóa học nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động,
đặc biệt là các khóa huấn luyện tại nước ngoài (Honda Nhật Bản và Thái Lan). -- Trong ba năm từ 1997 đến 1999, Công ty đã cử gần 200 nhân viên đi học tập tại
Nhật Bản và Thái Lan. Trong năm 2000 vừa qua, để chuẩn bị cho kế hoạch sản
xuất động cơ xe máy tại Việt Nam, 20 người đã được cử đi đào tạo chính quy tại



nhà máy Honda Kumamoto tại Nhật Bản để nắm vững công nghệ chế tạo máy.
Đây thực sự là những đóng góp không nhỏ cho đất nước Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực chất của bất kỳ một hoạt động
nào của Công ty Honda nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều nhằm mục
đích đạt được lợi ích cho chính bản thân mình. Họ đầu tư vào con người, vào máy
móc nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua
đó tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty. Nếu xét về mặt này, Công ty Honda Việt
Nam đã đạt được mục đích. Năng suất lao động ở Công ty khá cao. Chúng ta sẽ
không so sánh với các doanh nghiệp trong nước bởi sự khác biệt khá lớn về trình
độ công nghệ cũng như độ hiện đại của máy móc mà chỉ tính riêng trong tập đoàn
Honda toàn cầu. ở khía cạnh này, Công ty Honda Việt Nam không thua kém
nhiều khi so với Honda Thái Lan hay Honda Indonesia cho dù các công ty này có
nhiều hơn Công ty Honda Việt Nam đến 20 năm kinh nghiệm. Lấy một ví dụ cụ
thể, theo các thông số kỹ thuật, thời gian để lắp ráp hoàn chỉnh một xe máy ở
Honda Thái là 45 giây trong khi con số này ở Công ty Honda Việt Nam hiện tại là
57 giây. Công ty đã cố gắng và đến cuối năm 2000 thời gian thao tác đã rút ngắn
xuống còn 52 giây
4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh
- Sản phẩm chính mà Công ty sản xuất và kinh doanh là xe gắn máy và phụ tùng
xe gắn máy. Ngày 24 tháng 12 năm 1997, Công ty chính thức sản xuất chiếc xe
"Super Dream" đầu tiên và bắt đầu từ tháng 2 năm 1998, nhãn hiệu "Siêu giấc
mơ" này đã được tung ra thị trường và nhanh chóng chiếm được lòng tin của
người tiêu dùng. Đây thực sự là một hiện tượng của thị trường xe máy nói riêng
và thị trường hàng tiêu dùng nói chung khi người mua xe phải xếp hàng đến một
tháng để chờ đến lượt mình mua. Song song với loại xe này, bắt đầu từ tháng 10
năm 1999, Công ty đã giới thiệu ra thị trường mẫu xe thứ hai mang tên "Future"
với kiểu dáng thể thao đặc biệt thích hợp với tầng lớp thanh niên thành thị.Số
ngưòi muốn mua xe vượt quá nhiều lần số xe có thể cung ứng ra thị trường.

Khách hàng phải đặt tiền trước từ 10 đến 20 ngày để có thể mua hàng cho dù
Công ty và các nhà sản xuất phụ tùng đã dồn hết nhân lực và máy móc tập trung
vào đời xe mới này. Hơn thế nữa, sản phẩm "truyền thống" của Công ty là xe
"Super Dream" vẫn chiếm được lòng tin tuyệt đối của khách hàng khi số lượng xe
bán được tiếp tục ổn định ở mức cao như trước khi đời xe thứ hai này ra đời.
Không dừng lại ở đó, Công ty hiện đang nghiên cứu, điều tra tiếp thị để cho ra


đời các loại xe khác nữa như xe chuyên dùng cho nam giới hay loại xe Scooter
(xe tay ga, không số) để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của đông
đảo người tiêu dùng.
- Ngày 04 tháng 05, tại Triển lãm Mô tô, Xe máy Việt Nam
2017, Honda Việt Nam chính thức giới thiệu phiên bản hoàn toàn mới xe LEAD
125cc với nhiều thay đổi ấn tượng nhằm đem đến nhiều trải nghiệm thú vị hơn
cho người sử dụng khi sở hữu mẫu xe này.
- Vào ngày 29/10/2017, Honda Việt Nam tiếp tục giới thiệu
phiên bản mới SH mode 125cc với mong muốn đem đến nhiều lựa chọn phong
cách hơn cho người sở hữu. Bên cạnh màu sắc và sự phối màu mới, mẫu xe vẫn
tiếp tục sở hữu những tiện ích mang tính đột phá cùng công nghệ tiên tiến vượt
trội, giúp tối ưu trải nghiệm lái cho mọi khách hàng.
- Bên cạnh sản phẩm chủ yếu là xe máy, Công ty còn kinh doanh phụ tùng và
dầu nhớt chính hiệu Honda với mục đích chính nhằm phục vụ tốt hơn nữa người
tiêu dùng Việt Nam, tạo điều kiện cho việc duy trì cũng như khuếch trương hình
ảnh của công ty đối với đông đảo người tiêu dùng thuộc mọi thành phần

5 xe Honda bán chạy nhất Việt Nam năm 2016
STT

Tên xe


1
2

Honda Vision
Honda Wave
Alpha 100
Honda Air Blade
368.000
Honda Wave RSX 227.000
Honda Lead
206.000

3
4
5

Doanh số năm
2016 (xe)
375.000
368.500

Nguồn :Autobikes.vn

So với năm 2015
(%)
+26%
+11%
+3%
-20%
-2%



Chương II.Thực trạng công tác công đoàn tại công ty Honda Việt Nam
1.Khái niệm công đoàn
- Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động được thành lập một cách hợp
pháp có tổ chức chặt chẽ, có mục tiêu và cương lĩnh rõ ràng nhằm đại diện và bảo
về cho người lao động.
2.Vai trò của tổ chức công đoàn
- Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây
dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng
cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do
dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.
- Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý
kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở
mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học
kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp
tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác
phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội
nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế
vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.
- Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công
đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao
động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá
trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của

văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc Việt Nam.
- Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp
công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình
độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có
nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông -


trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo
vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
3. Chức năng của Công đoàn Việt Nam
- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người
lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc
làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị,
tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của
mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức
theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy
vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Công đoàn sẽ phối hợp với doanh nghiệp với phí chủ doanh nghiệp để thực
hiện tốt hơn kế hoạch sản xuất kinh doanh để cùng nhau xây dựng quan hệ lao
động hài hòa ,ổn định.
- Điều tiết thị trường lao động.Thay mặt người sủ dụng lao động giám sát việc
thực hiện tiêu chuẩn lao động và Pháp luật về lao động.
4.Thách thức của tổ chức công đoàn
- Tiền lương trả cho người làm công tác công đoàn vẫn do chủ sử dụng lao động
trả lương do vậy họ không phát huy được vai trò của tổ chức đại diện cho người
lao động.

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở là do chủ sử dụng lao động chỉ định, kết quả
bầu cử chỉ mang tính chất hình thức.
- Cán bộ công đoàn cơ sở hầu hết kiêm nhiệm nhiều công việc ,nhiệm vụ trong
doanh nghiệp,do đó không có thời gian để dành cho hoạt động công đoàn.
- Cán bộ công đoàn còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ,chưa được đào tạo cơ
bản ,do đó không hiểu,giải quyết được tình huống xẩy ra trong doanh nghiệp.
- Kinh phí giành cho hoạt động công đoàn còn hạn chế.
- Người lao động chưa tin tưởng vào tổ chức công đoàn vì thế công đoàn không
thể hiện được quyền lực của mình.


- Môi trường làm việc ,điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng đến việc tham gia
hoạt động công đoàn.
5.Đánh giá mặt tích cực, hạn chế của công tác công đoàn trong tổ chức
a.Mặt tích cực
- Mô hình công đoàn của công ty đáp ứng được tập hợp công nhân viên gia nhập
và tham gia hoạt động công đoàn .
- Đội ngũ cán bộ công đoàn đều có phẩm chất đạo đức tốt,nhiệt tình, được đoàn
viên tín nhiệm.Thông qua hoạt động thực tiễn nhiều cán bộ công đoàn đã trưởng
thành nhanh chóng, tự tin, nắm vững các chính sách,pháp luật ,nêu cao vai trò của
tổ chức công đoàn trong công ty.
- Có quy chế hoạt động của ban chấp hành và quy chế phối hợp hoạt động giữa
ban chấp hành công đoàn và ban giám đốc công ty.
- Công ty đã thương lượng và kí thỏa ước lao động tập thể với một số điều khoản
có lợi cho người lao động.Chủ động tổ chức đối thoại và duy trì chế độ làm việc
định kì giữa ban chấp hành công đoàn và ban giám đốc nhằm xử lý kịp thời các
vấn đề xảy ra trong công ty.
- Đã kết hợp với ban giám độc để tổ chức một số cuộc thi đua khen thưởng giữa
các phân xưởng như : đá bóng nam (nữ )…
- Tổ chức đào tạo cho cán bộ công đoàn chuyên trách , giả định các tình huống sẽ

xảy ra ở công ty .
- Tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước cho người lao động,bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động .
b.Mặt hạn chế
- Việc thành lập công đoàn còn chậm so với sự phát triển của doanh nghiệp,
- Chưa thực hiện phân cấp và quyền hạn cho các cán bộ công đoàn cấp dưới,
khiến cho một số việc chậm giải quyết,trì trệ, mọi việc người đứng đầu công đoàn
phải giải quyết.Chưa thực hiện việc bầu cán bộ công đoàn hàng năm.
- Việc tự chấm điểm xếp loại cán bộ công đoàn còn nặng nề hình thức,chưa sát
với thực tế hoạt động công đoàn của người lao động đó.
- Đội ngũ công đoàn kiêm nhiệm nhiều vị trí, vì vậy có ít thời gian dành cho hoạt
động công đoàn.
- Cán bộ công đoàn còn do ban giám đốc công ty quyết định, do đó có một số
quyền lợi của người lao động thì công đoàn chưa bảo vệ được.


- Các hoạt động công đoàn còn ít do kinh phí không nhiều, và đặc thù công viejc
của công ty không thể tổ chức nhiều hoạt động được.
- Các chính sách đãi ngộ với cán bộ công đoàn chưa thực sự hấp dẫn với người
lao động để họ đăng kí ứng tuyển.
- Bên cạnh đó thì điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của phòng công đoàn chưa
đầy đủ, hay phòng công đoàn cạnh phòng hành chính của công ty, gây tâm lý
không thoải mái cho người lao động khi họ có vấn đề cần trao đổi với cán bộ
công đoàn,cũng tạo không khí không gần gũi với người lao động.
- Công đoàn còn chưa tự chủ về tài chính nên chưa nói lên được tiếng nói của
người lao động .
- Do Nhà nước chưa có chính sách nào bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích cuả
công đoàn nên nhiều cán bộ công đoàn không dám đứng lên bảo vệ cho người lao
động .



Chương III.Một số giải pháp và kiến nghị tại công ty Honda việt nam
1.Một số giải pháp
- Có sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên.
- Cán bộ công đoàn thì cần có kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, chuyên trách về
hoạt động công đoàn của công ty. Cán bộ công đoàn phát huy sự hăng hái, nhiệt
tình, tâm huyết say mê của mình trong hoạt động công đoàn.
-Thông qua các buổi sinh hoạt, người lao động sẽ học hỏi lẫn nhau về hoạt động
chuyên môn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn cấp trên
trực tiếp cơ sở trong việc hướng, dẫn, chỉ đạo CĐCS hoạt động, như giảm tối đa
các thủ tục hành chính, xây dựng các mẫu biểu để CĐCS có thể chỉ điền số liệu
báo cáo định kỳ kết quả hoạt động; chỉ đạo CĐCS tùy theo loại hình hoạt động,
tùy theo điều kiện cụ thể để chọn nội dung hoạt động phù hợp, thiết thực với đoàn
viên và NLĐ.
- Có tiếng nói riêng trong toàn công ty,khiến cho người lao động thêm tin tưởng ở
bộ phận mình.
- Tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa việc gắn công tác xây dựng công đoàn cơ
sở vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở với công tác
bình xét, đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của các cấp công đoàn.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chủ công ty về lợi ích khi tham gia tổ
chức chính trị,xã hội. Phát triển đoàn viên với phương châm tăng về số lượng,
mạnh về chất lượng, phát triển đi đôi với củng cố tổ chức công đoàn
- Tự chủ về tài chính, tiền lương trả cho cán bộ công đoàn nên trích luôn từ việc
thu đoàn phí của đoàn viên, từ các nguồn khác của doanh nghiệp.
- Vấn đề đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn. Những người
cán bộ Đoàn khi đảm nhiệm công tác hầu hết không được học qua một trường
đào tạo cán bộ Đoàn nào cả, mà chỉ làm việc dựa trên kinh nghiêm, uy tín, niềm
đam mê, nhiệt huyết là chủ yếu. Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải thường xuyên mở
các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ này, qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp
của họ trong hoạt động công tác công đoàn.



2.Kiến nghị
a.Đối với nhà nước
- Xây dựng, ban hành các chính sách bảo vệ quyền và lợi ích cho tổ chức công
đoàn.
- Khuyến khích tổ chức công đoàn phát huy hết vai trò cuả mình trong doanh
nghiệp.
- Rà soát các hành vi trái pháp luật của người sử dụng lao động tạo áp lực đối với
tổ chức công đoàn
- Nên xây dựng mô hình điểm đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hiệu
quả đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS hoạt động, để nhân
rộng điển hình trong toàn hệ thống CĐVCVN .
b.Đối với người sử dụng lao động
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tổ chức cơ sở đoàn, gắn sinh hoạt,
hoạt động của đoàn với việc chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên.
Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, phù hợp, cần lồng ghép các nhiệm vụ chuyên
môn của đơn vị mình làm chủ đề chính để đoàn viên thảo luận, bàn bạc và cùng
thực hiện. Phát huy tính sáng tạo, vai trò chủ thể của người đoàn viên trong mọi
sinh hoạt, hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn, trong xây dựng và thực hiện các chủ
trương công tác của công đoàn.
- Cho người lao động bầu cử ,lựa chọn người đại diện cho mình để tham gia vào
ban chấp hành công đoàn.
- Tạo điều kiện để tất cả người lao động có thể tham gia tổ chức công đoàn một
cách tự nguyện,công bằng. Có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích, tạo điều
kiện cả về thời gian, kinh phí cho tổ chức và cán bộ công đoàn hoạt động.
c.Đối với người lao động
- Tin tưởng vào cán bộ công đoàn, phối hợp với công đoàn tại công ty để giải
quyết một số vấn đề của người lao động.
- Không tự ý giải quyết các vấn đề khi chưa thông báo hay tham khảo ý kiến từ

công đoàn, tránh trường hợp đáng tiếc gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao
động.
/>


×