Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đo kiểm tra không phá hủy NDT1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.55 KB, 10 trang )

Mục Lục
ĐO KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
Non Destructive Testing - NTD
Chương 1. Giới thiệu về đo kiểm tra không phá hủy .............................................. 2
1. Khái niệm .......................................................................................................... 2
2. Nguyên lý hung của các phương pháp NTD .................................................... 2
3. Phân loại phương pháp NDT ........................................................................... 2
4. Lĩnh vực ứng dụng và xu hướng phát triển của phương pháp NDT .............. 3
Chương 2. Các phương pháp kiểm tra NDT cơ bản ............................................... 3
1. Phương pháp kiểm tra quang học ( Visual Testing – VT <thị giác> ) ........... 3
2. Phương pháp kiểm tra thẩn thấu lỏng ............................................................. 4
3. Phương pháp kiểm tra NDT bằng từ trường................................................... 5
4. Phương pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy ( Eddy Curent Testing )........... 7
5. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ và kỹ thuật liên quan
( Radiographic Testing ) ....................................................................................... 8
6. Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm ( Ultrasonic testing ) ............................. 9
7. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh hồng ngoại ( hình ảnh nhiệt –
Infrared Thermal testing ) ................................................................................. 10

1


Chương 1. Giới thiệu về đo kiểm tra không phá hủy
1. Khái niệm
- NTD ( đo kiểm tra không phá hủy ) là cách kiểm tra dựa tra trên việc sử dụng các
phương pháp vật lý đẻ pháy hiện và đánh giá các khuyết tật ở trên bề mặt hoặc ở bên
trong caaus trúc của vật cần kiểm tra mà không ảnh hưởng đến tính chất, cấu trúc, đặc
điểm cũng như khả năng hoạt động của các vật kiểm tra sau khi tiến hành kiểm tra.
- Các phương pháp kiểm tra NDT: có thể được áp dụng ở tất cả các giai đoạn của quá
trình sản xuất hay vòng đời của sản phẩn từ việc kiểm tra:






Các vật liệu đầu vào
Các bán thành phẩn, thành phẩn hoán chỉnh.
Kiểm tra sản phẩn sau khi lắp ráp, bàn giao.
Kiểm tra sản phẩn trong quá trình vận hành, sử dụng

2. Nguyên lý hung của các phương pháp NTD
 Làm nổi bật, làm tăng sự tương phản của các khuyết tật so với phần còn lại của
vật cần kiểm tra hay nói cách khác làm nổi bật sự thay đổi cục bộ về tính chất vật
lý của khu vực có khuyết tật so với các khu vực còn lại.
 Phương pháp NDT gồm 4 bước cơ bản:
 B1: Lựa chọn và áp dụng một quá trình, hiện tượng vật lý thích hợp đẻ kiểm
tra.
 B2: Xem xét sự đáp ứng hoặc sự thay đổi của hiện tượng vậy lý của khu vực
có khuyết tật so với các khu vực khác.
 B3: Ghi nhận sự thay đổi ở B2 bằng các cảm biến hoặc một phương thức thích
hợp ( điện, từ ).
 B4: Xử lý tín hiệu thu được và diễn giải kết quả.

3. Phân loại phương pháp NDT
 Phân loại các khuyết tật và phương pháp kiểm tra NDT bằng theo 2 tiêu chí:
 Theo vị trí của khuyết tật: ở ngay bề mặt, ngay dưới bề mặt và ở sâu bên dưới
thể tích
 Theo hình dạng khuyết tật:
 Dạng điểm
 Dạng phẳng ( dạng diện tích S – tương đối )
 Dạng khối ( dạng thể tích V – tương đối )


2


4. Lĩnh vực ứng dụng và xu hướng phát triển của phương pháp NDT
 Ứng dụng: các phương pháp đo kiểm tra NDT được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều ngành khác nhau như: vật liệu, điện, điện tử, cơ khí, giao thông, đóng gói
sản phẩn.
 Xu hướng phát triển: ưu tiển phát triển các phương pháp sử dụng công nghệ cao
thân thiện với môi trường và có khả năng tự động hóa.

Chương 2. Các phương pháp kiểm tra NDT cơ bản
1. Phương pháp kiểm tra quang học ( Visual Testing – VT <thị giác> )
 Phương pháp kiểm tra quang học là việc sử dụng đôi mắt của nhân viên để tìm
kiếm, phát hiện và đánh giá một cách trực tiếp hoặc có sử dụng các công cụ hỗ
trợ.
 Phương pháp kiểm tra quang học thường được tiến hành đầu tiên trong quán
trình bởi tính đơn giảm và tổng quát của nó.
 Phương pháp này có thể kiểm tra về hình dáng kích thước, vật liệu, màu sắc,
phương thức chế tạo phương thức chế tạo, cách thức gia công. Từ đó dựa trên kết
quả kiểm tra bằng mắt có thể đư ra kết luận trực tiếp hoặc đưa ra các phương
thức kiểm tra tiếp theo phù hợp.
 Dụng cụ hỗ trợ:
 Các loại thước: thước thẳng, thước dây, thước kẹp, thước góc…
 Các loại kính lúp, kính hiển vi
 Các hệ thống gương, ống nội soi, hệ thổng camera với màn hình
 Điều kiện chiếu sáng và khả năng nhìn của mắt:
 Điều kiện chiếu sáng:
 Độ rọi E ≥ 300 lux
 Màu của ánh sáng: ánh sáng màu vàng có bước sóng = 0,56

 Phương thức chiếu sáng: chiếu sáng thẳng góc hoặc chiếu sáng nghiêng
với một góc bất kỳ hay dùng ánh sáng tập chung hoặc ánh sáng phân tán.
 Khả năng nhìn của mắt:
 Khoảng cách quan sát khoảng 25cm → nhìn thấy kích thước cỡ 50

góc nhìn 0.5÷1°
 Ưu nhược điểm của phương pháp kiểm tra bằng mắt:
 Ưu điểm:
 Kiểm tra nhanh, đơn giản, dễ thực hiện
 Tính tổng quát cao
 Sử dụng các công cụ gọn nhẹ, tính cơ động cao
 Không có bất kỳ tác động nào lên vật cần kiểm tra

3


 Nhược điểm:
 Thường chỉ phát hiện được các khuyết tật trên bề mặt. Các khuyết tật dưới
bề mặt có thể tiếp cận được bằng các công cụ hỗ trợ.
 Nhân viên kiểm tra phải có kinh nghiệm tốt
 Tính lặp lại của kết quả kiểm tra và độ chính xác không cao
 Một số lỗi thường dùng phương pháp kiểm tra quang học ( Ứng dụng ):
 Các lỗi về hình dạng hình học, kích thước, màu sắc
 Các hư hỏng cơ học như: xước, méo…
 Phát hiện sự nhuộn màu hoặc đổi màu do lẫn tạp chất
 Phát hiện các vết rỗ, các lỗi không liên kết ( đứt, nứt, gẫy… )

2. Phương pháp kiểm tra thẩn thấu lỏng
 Khái niệm: là phương pháp kiểm tra NDT dựa trên nguyên tắc kiểm tra quang
học. Phương pháp này làm tăng khả năng nhìn thấy được của các khuyết tật mà

ở điều kiện thường không phát hiện được.
 Các bước thực hiện:
 Làm sạch kỹ bề mặt cần kiểm tra
 Phủ một lớp chất lỏng lên bề mặt cần kiểm tra
 Chờ một thời gian để lớp chất lỏng ngấm vào trong đối tượng kiểm tra.
Thời gian chờ phụ thuộc vào: loại vật liệu, kích thước khuyết tật, tính chất
của chất lỏng sử dụng, điều kiện môi trường nơi kiểm tra (t℃, ).
 Làm sạch trung gian: loại bỏ lớp chất lỏng trên bề mặt và giữ lại lớp chất
lỏng đã ngấm vào đối tượng kiểm tra.
 Phủ lên bề mặt kiểm tra một lớp chất hiện ( chất tương phản )
 Làm sạch, sấy khô, quan sát và đánh giá kết quả
 Hệ thống các chất sử dụng:
 Các chất làm sạch
 Các chất lỏng kiểm tra ( chất thân nhập ) ①
 Chất hiện ( chất tương phản ) ①
① Có 2 loại: + Tương phản màu: thường kiểm tra dưới ánh sáng ban ngày,
dưới ánh sáng có E ≥ 500 lux phát hiện được cỡ 80
+ Huỳnh quang phát sáng: dùng để kiểm tra các bề mặt kim loại,
kiểm tra trong bóng tối dưới ánh sáng cực tín phát hiện khuyết
tật cỡ 10
 Độ nhạy của phương pháp: Huỳnh quang phát sáng 80
có độ nhạy cao hơn
phương pháp tương phản màu 10 .
 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Cách thực hiện đơn giảm, chi phí thấp
 Áp dụng được cho nhiều loại vật liệu và chi tiết khác nhau
 Nhược điểm: ( ? điều kiện kiểm tra bằng hương pháp thẩn thấu )
4



 Thời gian kiểm tra lâu ( vài chục phút )
 Phải có sự tiếp cận với bề mặt kiểm tra
 Chỉ có thể kiểm tra được các khuyết tật mở ra trên bề mặt và không xuyên
thấu toàn bộ chi tiết.
 Không áp dụng được với vật liệu rỗ, xốp, vật liệu có dạng sợ và không áp
dụng được với các loại vật liệu có phản ứng hóa học với chất sử dụng.
 Yêu cầu khi tiến hành kiểm tra: vật liệu cần kiểm tra phải được làm sạch kỹ,
không có sơn phủ, lớp dầu mỡ, gỉ sét, bụi bẩn.
 Nhiệt độ khi tiến hành kiểm tra thông thường 10-50℃, khi nằm ngoài nhiệt
độ trên phải sử dụng đặc biệt.
 Ứng dụng: rộng rãi để tìm kiếm và phát hiện nhanh các vết nứt, các lỗi không liên
kết trên bề mặt cho nhiều loại vật liệu khác nhau.

3. Phương pháp kiểm tra NDT bằng từ trường
 Khái niệm: là phương pháp để kiểm tra các khuyết tật ở trên bề mặt hoặc ngay
dưới bề mặt của các chi tiết bằng kim loại có tính chất sắt từ. Đây là một phương
pháp thực hiện nhanh và đáng tin cậy để pháp hiện và định các vết nứt.
 Nguyên lý: từ hóa vật liệu kiểm tra bằng kim loại sắt từ.
* Cách thực hiện:
 Xác định vật được kiểm tra bằng vật liệu sắt từ.
 Từ hóa vật được kiểm tra bằng nam châm, gông từ, hoặc cho dòng điện chạy
qua. Khi đó vật cần kiểm tra sẽ xuất hiện các đường sức từ song song và đều
nhau. Nếu vật kiểm tra có khuyết tật như khe hở hoặc tạp chất tại đấy các
đường sứ từ sẽ bị gián đoạn.
 Hình ảnh hóa sự phân bố các đường sức từ bằng cách sử bột từ rắc lên bề mặt
kiểm tra. Nếu vật kiểm tra không có khuyết tật thì các hạt sắt từ sẽ phân bố đều
đặn. Ngược lại nếu có khuyết tật thì tại đó các đường sức từ bị gián đoạn làm
cho các hạt sắt từ tập chung một cách cục bộ tại khu vực có khuyết tật.
 Nhân viên kiểm tra sẽ xem xét sự phân bố của các hạt sắt từ để đưa ra các luận

và đánh giá xem có khuyết tật không.
* Lưu ý về từ hóa:
 Dùng nam châm, gông từ, cho dòng điện một chiều hoặc xoay chiều chạy qua.
 Phương của các đường sức từ phải vuông góc với phương của khuyết tật sẽ cho
kết quả tốt nhất.
 cường độ từ trường phải ≥ 1000A/m, với các chi tiết độ nhạy cao thì cường độ
từ trường phải ≥ 10.000-15.000A/m

5


 Độ nhạy của phương pháp phụ thuộc vào loại bột từ sử dụng:
 Bột từ kiểu nhuộn màu
 Bột từ dạng huỳnh quang phát sáng
 Bột từ hòa trong dung dịch
* Kích thước bột sắt từ: - Hạt sắt từ thô 50-100
- Hạt sắt từ mịn ≈ 1
 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Có thể kiểm tra khuyết tật trên và ngay dưới bề mặt
 Thực hiện nhanh đơn giản, kết quả thể hiện ngay trên bề mặt
 Các yêu cầu về làm sạch bề mặt không quá quan trọng
 Chi phí cho việc kiểm tra khôn cao
 Nhược điểm:
 Chỉ kiêm tra được các vật liệu sắt từ, không kiểm tra được kim loại màu
 Có sủ dụng chất tiêu hao ( bột sắt từ )
 Khi kiêm tra các kết cấu lớn đòi hỏi có nguồn từ hóa đặc biệt ( gông từ to,
nguồn điện công suất lớn )
 Độ nhạy và khả năng phát hiện khuyết tật bị hạn chế theo chiều sâu ( sâu tối
đa cỡ 15mm ). Để tăng độ nhạy thì trong nhiều trường hợp ta phải bỏ các

lớp sơn phủ.
 Thông thường phải khử từ trước và sau kiểm tra ( bằng t℃ hoặc nhiễu từ
ngược với phương từ dư )
 Việc định hướng phương của các đường sức từ so với khuyết tật là rất quan
trọng ( tốt nhất là vuông góc với phương khuyết tật )
 Điều kiện sử dụng phương pháp:
 Vật kiểm tra phải có tính chất sắt từ với độ từ thẩm lớn
> 300
 Phải có sự tiếp cận từ một phía với bề mặt cần kiểm tra
 Vật kiểm tra phải được từ hóa
 Nhiệt độ khi tiến hành kiểm tra không được quá cao < 300℃
 Các lớp sơn phủ nếu có thì không được quá dày cỡ 150
 Ứng dụng: dùng để kiểm tra pháp hiện các vế nứt, các khe hở, các lỗi về không
liên kết. Các tạp chất ở trên bề mặt hoặc ngay dưới bề mặt của vật liệu kiểm tra
bằng kim loại sắt từ.

6


4. Phương pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy ( Eddy Curent Testing )
 Khái niệm: đây là phương pháp kiểm tra NDT không tiếp xúc để kkieemt tra và
phát hiện các khuyết tật ở trên bề mặt hoặc ngay dưới bề mặt của các chi tiết bằng
kim loại
 Nguyên lý: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, cụ thể là sự xuất hiện của dòng
điện xoáy cảm ứng trên bề mặt kim loại khi có từ trường biến thiên.
 Cách thực hiện:
 Sử dụng đầu dò là cuộn dây có hình dạng và kích thước phù hợp với từng loại
ứng dụng cụ thể, sẽ được kích thích bằng dòng điện xoay chiều có tần số phù
hợp. Khi có dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây sẽ sinh ra từ trường biến
thiên theo thời gian gọi là từ trường của cuộn dây. Đây là từ trường sơ cấp hay

từ trường kích thích. Khi đưa cuộn dây lại gần vật dẫn bằng kim loại thì trên bề
mặt của kim loại sẽ xuất hiện dòng điện xoáy cảm ứng < dòng khép kín biến
thiên >. Bản thân dòng điện xoáy sẽ sinh ra một từ trường xoáy của nó được gọi
là từ trường thứ cấp. Đầu dò sẽ xác định từ trường thông qua sự thay đổi trở
kháng của cuộn dây.
 Bình thường nếu vật kiểm tra là đồng nhất thì dòng điện xoáy sinh ra cũng
đồng nhất không đổi trên khắp bề mặt kiểm tra. Ngược lại nếu vật kiểm tra có
các khuyết tật thì dòng điện xoáy cảm ứng sẽ bị nhiễu và thay đổi dẫn đến từ
trường do dòng điện xoáy thay đổi. Khi đó từ trường tổng thay đổi, qua đó ta
phát hiện ra khuyết tật nhờ đo sự thay đổi trở kháng của cuộn dây.
 Chiều dày pháp hiện của phương pháp:
500
=
. .
Trong đó:
à ℎ ề â ó ℎể đ đượ
à độ ừ ℎẩ

ươ

đố

;


àđ ệ


ế








;


à ầ




(Ω ) ;
ồ đệ

 Các thông số cơ bản khi kiểm tra bằng phương pháp dòng điện xoáy:
 Các thông số liên quan tới vật liệu kiểm tra, chi tiết kiểm tra: điện dẫn, dộ từ
thẩm, hình dạng kích thước của chi tiếp.
 Các thông số liên quan đến dòng điện kích thích:
 Thông số liên quan đến sơ đồ khi kiểm tra như: khoảng cách giữa đầu dò và chi
tiết, đường kính trong ngoài so với kích thước của đầu dò.
 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Kiểm tra nhanh, kết quả đáng tin cậy
 Không sử dụng các chất tiêu hao, không có sự tiếp xúc với bề mặt kiểm tra.
 Có thể kiểm tra được ở nơi chật hẹp khó tiếp cận nếu sử dụng các phương
pháp khác
7



 Khôn yêu cầu về … và làm sạch bề mặt
 Có thế xác định được loại khuyết tật hoặc độ sâu của khuyết tật nhờ theo dõi
tín hiệu trên màn hình kiểm tra.
 Nhược điểm:
 Chỉ kiểm tra được các loại vật liệu dẫn điện
 Thường chỉ áp dụng cho các chi tiết, bề mặt có bề dầy hạn chế.
 Ứng dụng: đây là một phương pháp rất mạnh và phổ biến có độ nhạy cao, kiểm tra
nhanh, dùng để phát hiện các khuyết tật ở trên bề mặt hoặc ngay dưới bề mặt kim
loại như:
 Vết nứt trên bề mặt, gần bề mặt
 kiểm tra sự lẫn tạp chất ở gần bề mặt
 Đo chiều dày các lớp phủ bề mặt bằng kim loại quý: Vàng, Titan…
 Đánh giá sự ăn mòn bề mặt, độ dẫn điện

5. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ và kỹ thuật liên quan
( Radiographic Testing )
 Khái niệm: phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ và kỹ thuật liên quan là
việc sử dụng các tia bức xạ năng lượng lớn hướng tới vật kiểm tra xuyên qua nó và
tạo ảnh ở trên phim đặt sau vật cần kiểm tra. Sau đó phim sẽ được đem đi rửa và
hình ảnh kiểm tra sẽ hiện lên trên phim.
 Các tia bức xạ được sử dụng: là một dạng sóng điện từ có bước sóng cực ngắn
( tần số cao ) năng lượng của sóng điện từ được tính theo công thức:
ℎ.
1,24
=
=
 Khả năng đâm xuyên của bức xạ tỷ lệ với mức năng lượng của chúng
 Các mức năng lượng sử dụng trong kiểm tra NDT 50

÷ 2MeV
Vd: dùng 2MeV có thể xuyên được 16mm Al; 20mm Fe; 14mm Pb
 Cách thực hiện: vật kiểm tra sẽ đặt giữa nguồn phát tia bức xạ và phim. Tùy theo
cấu trúc hình dạng, mật độ vật liệu mà lượng tia bức xạ truyền tới phim sau khi
xuyên qua vật cần kiểm tra là nhiều hay ít. Màu của phim sẽ thay đổi tùy theo
lượng tia bức xạ truyền tới nó và sẽ cho chúng ta biết hình ảnh của vật cần kiểm tra
trên phim dưới dạng màu sáng tối với các kiểu chụp thông thường. Sau đó nhân
viên kiểm tra sẽ đọc kết quả trên phim và đưa ra kết luận.
 Ứng dụng: dùng để phát hiện các lỗi về không liên kết ( cả trên bề mặt và bên
trong vật kiểm tra ), sự lấn tạp chất, các vết nứt, gẫy, các không gian rỗng do quá
trình co ngót của vật liệu.
 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Không bị giới hạn bởi loại vật liệu, mật độ vật liệu
 Có thể kiểm tra được các kết cấu đã lắp ráp, phát hiện được các khuyết tật ở
sâu bên trong cấu trúc, có thể kiểm tra được ngay cả khi hệ thống đang vận
hành.
8


 Không yêu cầu về vệ sinh bề mặt hay làm sạch chi tiết
 Phương pháp này đặc biệt nhạy cảm với sự thay độ dày các khoảng trống, các
vết đứt, gẫy. Nhạy cảm với loại vật liệu và mật độ vật liệu.
 Phương pháp này cung cấp và lưu giữ được kết quả sau khi kiểm tra.
 Nhược điểm:
 Ta cần có sự tiếp cận từ hai phía đối vật kiểm tra
 Sự định hướng của các tia bức xạ so với khuyết tật là rất quan trọng, thông
thường phải chụp theo nhiều phương khác nhau để có thể phát hiện được
khuyết tật hoặc đánh giá chính xác kích thước một cách chính xác
 Chi phí đầu tư thiết bị đắt nên chi phí kiểm tra cao

 Do việc sử dụng máy móc phức tạp cũng như việc sử dụng các tia bức xạ
mạnh nên đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp an toàn, nhân viên kiểm tra phải
được đào tạo bài bản
 Kích thước của vật kiểm tra sẽ bị hạn chế do kích thước của phim và các phim
không tái sử dụng được
⇒ Các nhược điểm này có thể được khắp phục được bằng cách chụp ảnh vi
tính hóa

6. Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm ( Ultrasonic testing )
 Khái niệm: kiểm tra bằng siêu âm là việc sử dụng các sóng âm ( sóng cơ đàn hồi )
truyền vào vật liệu hoặc chi tiết cần kiểm tra nhằm xác định khuyết tật, đo bề dày
vật liệu để xác định độ ăn mòn. Sóng âm được sử dụng trong kiểm tra NDT là
sóng siêu âm có bước sóng ngắn ( tần số cao ). Tần số thường dùng để kiểm tra
NDT là 1÷10MHz
 Cơ sở vật lý: đây là phương pháp kiểm tra dựa trên nguyên lý truyề sóng âm trong
vật thể cần kiểm tra. Nhờ đó các sóng âm sẽ lan truyền với vận tốc không đổi cho
tới khi chạm vào bề mặt chỗ tiếp giáp giữa hai vật liệu. Tại phần tiếp giáp này một
phần năng lượng của sóng âm được phản xạ lạ, một số khác truyền qua. Bằng cách
thu phần năng lượng phản xạ hoặc truyền qua của sóng sẽ cho ta thông tin kích
thước của bề mặt phản xạ. Mặt khác thời gian truyền âm bên trong vật thể có thể
đo được do vận tốc truyền âm là biết trước. Từ đó ta có thể tính được khoảng cách
mà âm đã truyền qua hay chính là việc xác định chiều dày và vị trí khuyết tật
 Trong kỹ thuạt kiểm tra bằng siêu âm thường dùng 2 sơ đồ kiểm tra chính: Kiểm
tra xung tiếng dội và truyền qua:
 Sơ đồ xung tiếng dội:
 Đây là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất. Trong kỹ thuật này chỉ sử dụng
một đầu dò vừa đóng vai trò phát vừa đóng vai trò thu sóng siêu âm
 Với kỹ thuật xung tiếng dội thì kích thước của khuyết tật có thể biết được
bằng cách theo dõi tín hiệu trên màn hình. Vị trí của khuyết tật cũng có thể
xác định được bằng việc tính thời gian truyền âm và tính quãng đường âm đi

qua. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng để kiểm tra hoặc phát
hiện các vật mà tại đó không có hiện tượng phản xạ hoặc phản xạ kém
9


 Kỹ thuật truyền qua:
 Được áp dụng khi tính chất của bề mặt phản xạ không có hiện tượng phản xạ
mà chỉ truyền qua
 Kỹ thuật truyền qua sử dụng hai đầu dò đặt so le hoặc đối diện nhau. Hai đầu
này một đầu đóng vai trò phát, một đầu đóng vai trò thu
 Bằng kỹ thuật truyền qua ta có thể xác định được kích thước, chiều dài của
khuyết tật nhưng không xác định được vị trí của khuyết tật
 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Không bị giới hạn bởi loại vật liệu, vị trí khuyết tật
 Phương phát này có độ cơ động tốt, dưới các điều kiện xác định có thể xác định
được các hệ thống trên không, các hệ thống đã lắp ráp
 Kết quả thường được số hóa và lưu trữ
 Ứng dụng:
 Thường dùng để kiểm tra các chi tiết, kết cấu bằng kim loại,
 Dùng để phát hiện các khuyết tật như các vết nứt, các lỗi không liên kết, các
không gian rỗng, xác định chiều dày, đánh giá các lớp phủ và độ ăn mòn
 Gần đây phương pháp này cũng được dùng để kiểm tra các vật liệu tổng hợp nhờ
sự phát triển của vật lý và các kỹ thuật máy tính. Các loai vật liệu này trước kia
không kiểm tra được bằng phương pháp siêu âm do tính đẳng hướng, tính đồng
nhất tốt

7. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh hồng ngoại ( hình ảnh nhiệt –
Infrared Thermal testing )
 Nguyên Lý: dựa trên nguyên lý trao đổi năng lượng dưới dạng bức xạ nhiệt

 Thiết bị: có hệ thống để thu các tia hồng ngoại
 Ứng dụng: được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực
 Kiểm tra các dây dẫn, khí cụ điện, MBA…
 Kiểm tra máy điện quay: máy phát, động cơ…
 Cơ khí, xây dựng
 Mạch điện tử
 Ưu nhược điểm:
 Không có tác động lên bề mặt vật kiểm tra, kiểm tra nhanh, đơn giảm có kết
quả ngay trên màn hình, kiểm tra được nhiều loại vật liệu
 Chỉ kiểm tra được sơ bộ ban đầu, phải dùng pp khác để kểm tra tiếp

10



×