Tải bản đầy đủ (.pptx) (71 trang)

đánh giá tác động môi trường thực trạng và giải pháp đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.41 MB, 71 trang )


Chào mừng thầy và các bạn đến với
phần trình bày của nhóm 2- lớp
k39e luật học
GVHD: Hồ Xuân Quang
Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng giải
pháp.


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1.

Mục đích của ĐTM

2.

Vai trò của ĐTM

B. NỘI DUNG
I.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐTM
1. Khái niệm ĐTM
2. Quy định của pháp luật về ĐTM
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ ĐTM
1. Thực trạng hoạt động ĐTM
2. Tình hình đánh giá tác động môi trường
3. Đánh giá tác động môi trường từ pháp luật đến thực tiễn
4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ĐTM
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp Cấp bách
2. Giải pháp Lâu dài


IV. Ý NGHĨA
C

.KẾT LUẬN


VIDEO



A. Mở đầu.
I. Vai trò.
 Ngày

nay hầu hết các nước nói chung và nước ta
nói riêng đều tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội,đó là ưu tiên hàng đầu nhưng cũng không
vì vậy mà yếu tố môi trường bị gạt bỏ qua một
bên.Chính vì thế mỗi dự án,kế hoạch,chương trình
đề ra muốn được thực hiện luôn phải trải qua giai
đoạn đánh giá khả năng tác động tích cực-tiêu cực
của nó đến môi trường trong mối quan hệ giữa các
khía cạnh tự nhiên,kinh tế và xã hội.


Đó chính là “đánh giá tác động môi
trường” hay viết tắt là ĐTM.Đây là một
công cụ quản lí môi trường quan trọng có
tính phòng ngừa,là cơ sở để đối chiếu khi
có thanh tra kiểm tra nhà nước về môi

trường và giúp chọn phương án tốt để ít
gây thiệt hại cho môi trường khi triển khai.


II. Mục đích


ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của
các chính sách, chương trình và của các dự án.



ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính
sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục
thực hiện hay không.



Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM
tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi
trường.



ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định, thông
qua các để nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định.



Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi

ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa
chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.




Thông qua ĐTM nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định, chảng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá
trình quan trắc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau
dự án và kiểm toán môi trường độc lập.



Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như
công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.



ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển
tốt hơn, trợ giúp cho tăng trướng kinh tế.



Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải
khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ
nào đấy, nghĩa là chấp nhận phát triển tăng trường kinh tế.


B.NỘI DUNG.
I.Đánh giá tác động môi trường.

1.Khái niệm:
Theo Khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ
môi trường 2014 quy định:
Đánh giá tác động môi trường là
việc phân tích, dự báo tác động đến
môi trường của dự án đầu tư cụ thể
để đưa ra biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.


2. Quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường
2.1. Đối tượng phải thực hiện:
Được quy định Khoản 1 Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường 2014:


Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;



Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,
khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh
quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;



Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.


Quy định chi tiết ở Khoản 1 Điều 12 Nghị

Định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường đánh giá tác
động môi trường chiến lược,đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường ( PHỤ LỤC II)


2.2. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
-Việc thực hiện: ( Điều 19, luật bảo vệ môi trường 2014)
+ Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong
giai đoạn chuẩn bị dự án.
+Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc
nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.


- Một số trường hợp chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường:
( Khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường 2014 và Khoản 1 Điều 15 nghị
định 18/2015)
+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
+ Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến
môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt.

+ Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương
với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định 18/2015 ;
+ Theo đề nghị của chủ dự án.


2.3. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động
môi trường:
- Việc thực hiện:( khoản 4 điều 12 nghị định 18/2015)
Chủ dự án phải tiến hành tham vấn:
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ,nơi thực hiện dự án
+ các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp
bởi dự án
nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp
lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp
nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa
dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.


- Quy trình thực hiện:
+ Đối với UBND cấp xã và các tổ chức: ( Khoản 5 điều 12
nghị định 18/2015)


Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của
dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và
các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm
theo văn bản đề nghị cho ý kiến;




Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ
chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi
trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được vănbản của chủ dự án, hoặc không cần có
văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện
dự án.


+ Đối với cộng đồng dân cư: ( Khoản 6 điều 12 nghị định
18/2015)
 Việc

tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp
bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng
dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những
người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ
dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu
tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải
được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp
cộng đồng


- Các dự án không phải thực hiện tham
vấn gồm:
+ Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

+ Thuộc danh mục bí mật nhà nước.
 
 


2.4.Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình
và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi
trường.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp
của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
- Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.


- Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro
của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Biện pháp xử lý chất thải.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và
sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả tham vấn.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi
trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động
môi trường.
- Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường.



2.5. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
 * Hồ sơ đề nghị thẩm định: ( Điều 6 Thông tư 27/2015 Về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường)
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp
số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án
phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc
tài liệu tương đương khác.


 
* Thẩm định thông qua hội đồng thẩm định:
-Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường quy định Khoản 1 Điều 14
nghị định 18/2015 như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị
định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng,
an ninh;


b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm
quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc
Phụ

lục
III
Nghị
định
này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí
mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyếtđịnh
phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị
định
này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của
mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.


* Thời hạn thẩm định:( Khoản 2 điều 14 nghị định 18/2015)
+ Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được
đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy
đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
+ Trong thời hạn quy định trên cơ quan thẩm định có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian
chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu
cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định.
 


20



×