Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.14 KB, 7 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Báo cáo đề tài
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ
ĐỔI MỚI.

Môn học: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2015-2016
THỨ 6 TIẾT 10 - 12
DANH SÁCH NHÓM:
TÊN

MSSV


2
1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng
sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển
của công nghiệp cơ khí.
Hiện đại hóalà quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến,
hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã - hội.
1.2. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa
1.2.1. Hoàn cảnh
Việt Nam phải thực hiện Công nghiệp hóa gắn liền với Hiện đại hóa vì:Trên thế giớiKhoa học
công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, các thành tựu khoa học tiên tiến ra đời đi cùng với quá trình toàn


cầu hóa phát triển mạnh mẽ.
Trong khi nước ta lại có kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, sử dụng công cụ thô sơ, không có sự áp
dụng các thành tựu tiên tiến trên TG vào sản xuất cùng với đó là chiến tranh kéo dài và hậu quả
chiến tranh tàn phá nặng nề,sự quản lý nhà nước đang yếu kém, ảnh hưởng thời ký bao cấp đang còn
nên Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì Công nghiệp hóa
phải gắn liền với Hiện Đại Hóa
1.2.2. Thành tựu công nghiệp
Từ năm 1986 đến 2013, tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 38.1% xuống 18.4%,
tỷ trọng công nghiệp tăng từ 28.9% lên 38.3%. Hình thành một số vùng kinh tế trọng điểm, nhiều
khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước thu hút sự tham gia manh mẽ các thành phần kinh tế, thúc
đẩy quà trình chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
1.3. Việt Nam, thách thức và cơ hội trong thời đại mới
Việt Nam là nước công nghiệp hóa muộn, vì vậy chúng ta có lợi thế của nước đi sau. Nhưng để
phát huy được “ưu thế hậu phát” của nước đi sau đòi hỏi chúng ta phải xác định được một mô hình
công nghiệp hóa vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, vừa phù hợp với xu hướng vận động
chung của thế giới; vừa cho phép rút ngắn được thời kỳ công nghiệp hóa, vừa giữ được mục tiêu
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm của các nước, căn cứ vào thực tiễn Việt Nam và thế
giới, Mô hình công nghiệp hóa của nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XXI là: Công nghiệp


3
hóa, hiện đại hóa rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội
nhập quốc tế.
Để hiện thực hóa mô hình công nghiệp hóa đó, phải phân tích các điều kiện bên trong và bên
ngoài, trong đó quan trọng nhất là: có tiền đề kinh tế - kỹ thuật do nước CNH đi trước tạo ra, nền
kinh tế phải hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thị trường thế giới, có nguồn nhân lực trình
độ cao, và đặc biệt phải có một chính phủ hiệu quả.
2. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
2.1. Khái niệm kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò
quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2. Vai trò của nền kinh tế tri thức
Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông
minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao
động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra
nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc khai
thác các ngường tài nguyên hiện hữu.
KTTT là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho
phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó thúc đẩy nông nghiệp phát
triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng, cách mạng xanh,cách mạng sinh học…
Thúc đẩy công nghiệp, không ngừng ra tăng hàm lượng khoa học-kỹ thuật, công nghệ trong sản
phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp. đẩy
mạnh sự phát triển ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ,…với nhiều hình thức phong
phú.Vànâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh cao hơn.
2.3. Thực trạng của nền kinh tế
2.3.1. Đối với Việt Nam
Việt Nam: Đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng: nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao 7 - 8%/năm và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế
giới. Trong 10 năm qua, GDP bình quân đầu người tăng gấp hơn ba lần (năm 2000 là 390 USD, năm
2010 là 1.168 USD); đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; nền kinh tế đang chuyển mạnh sang
kinh tế thị trường; thể chế kinh tế thị trường đã bắt đầu hình thành và đang trong quá trình hoàn
thiện.


4
Nước ta là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su… và
là một trong những nước đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội,
được các tổ chức quốc tế thừa nhận có thành tích xóa đói, giảm nghèo nhanh nhất.
Trong lĩnh vực KH&CN, trình độ công nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình độ

chung các nước trong khu vực; nhất là, CNTT và truyền thông, điện tử… (năm 1996 nước ta mới bắt
đầu sử dụng internet; đến nay, số người sử dụng internet so với số dân đã đạt 31%, hơn mức bình
quân của thế giới).
Nền khoa học công nghệ nước ta đạt được những tiến bộ nhất định: tỷ lệ đầu tư cho KH&CN
trong tổng chi ngân sách nhà nước từ mức 0,78% năm (1996), đến nay đã tăng lên trên 2%; CNTT
được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân, như: tài chính, thống kê, điện lực, hàng
không, y tế, giáo dục, quản lý doanh nghiệp… để cải tiến tổ chức quản lý, mở rộng thị trường, nâng
cao năng lực cạnh tranh, bước đầu đạt kết quả tốt.
Trong những năm đổi mới, chúng ta đã từng bước tạo được nền tảng về cơ sở vật chất và nguồn
nhân lực, đủ điều kiện để thực hiện thành công đường lối phát triển KTTT. Mặc dù đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ, song nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém, nhất là chất
lượng tăng trưởng thấp, phát triển chưa bền vững.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với
khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm”. Nền kinh tế nước ta đang còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động, giá trị do tri thức tạo
ra chưa đáng kể.
Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên. Đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế chủ yếu là do vốn (chiếm 52,7%). Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả kém: sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản và nguyên liệu ít qua chế biến. Năng suất lao động ở nước ta
còn thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với một số nước ASEAN…
2.3.2. Đối với thế giới
Thế giới: Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học công
nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo
những đặc trưng của kinh tế tri thức. Có thể kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi
năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ
USD. Những năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản phẩm quốc dân cho hoạt
động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ
cao, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước



5
Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan... để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia, hiện
nay có chỉ số KEI(knowledge economy index) của Ngân hàng thế giới.
Năm 2012, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát
triển kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43, 9,33 và 9,16. Trong bảng đánh giá này, Việt Nam
xếp hạng 104 với số điểm 3,4, tăng 9 bậc so với năm 2000.
2.4. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức
Trên thế giới hiện nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu, giải pháp có “tính
chất truyền thống”, mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại.
Công Nghiệp Hóa phải đạt đến trình độ tiên tiến mới nhất của thời đại. Vì thế, CNH,HĐH
được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu
hướng phát triển hiện đại. Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX cho tới nay, khoa học và công nghệ
(KH&CN) đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin
(CNTT).
Sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của các ngành công nghệ cao, như: CNTT, công nghệ sinh
học, công nghệ nanô... đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới
của thế kỷ XXI - công nghệ của nền KTTT. Hệ thống công nghệ mới này đã và đang làm biến đổi
sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất, kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
loài người. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng trong các
khái niệm, tư duy, cách sống, cách làm việc và trong các quan hệ xã hội…
Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên KTTT, là
quá trình toàn cầu hóa (trên thực tế đang hình thành nền KTTT toàn cầu). Đó là xu thế phát triển tất
yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai. Như vậy, đẩy mạnh
CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT là phương thức xây dựng một đất nước công nghiệp mới trong
điều kiện của cuộc cách mạng KH&CN, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ.

2.5. Lý do nền CNH – HĐH phải gắn với phát triển nền kinh tế tri thức
2.5.1. Không phải sống lệ thuộc vào tự nhiên
Từ trước đến nay, con người phải sống lệ thuộc vào thiên nhiên, từ nguồn thực phẩm đến

nguồn năng lượng để phục vụ đời sống vật chất cho con người. Nhưng vì nguồn tài nguyên của thiên
nhiên là có hạn và sẽ hết trong vài thập kỹ tới nên nhất thiết phải tìm ra nguồn tài nguyên mới để
thay thế.


6
Và để làm được điều đó, chúng ta cần nền kinh tế tri thức phát triền để tạo ra những nguồn tài
nguyên nhân tạo, không phụ thuộc vào tự nhiên.
VD: năng lượng sinh học
Năng lượng mặt trời,
Vật liệu Composite
2.5.2. Là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn cầu
Phát triển kinh tế tri thức làm thúc đẩy và sáng tạo ra những sản phẩm mới, những công nghệ
mới làm cho nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh.
Làm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm cững như đa dạng về mẫu
mã. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
VD: máy bóc vỏ hạt điều làm tăng năng suất lao động.
Hệ thống phân loại sản phẩm
Máy anh kỹ thuật số
Công nghệ cảm ứng điện dùng trong các điện thoại thông minh
Hệ thống điện toán đám mây: trao đổi, số hóa tài liệu trong quản lý và học tập, lưu trữ tài liệu
dạng số.
2.5.3. Khoa học kỹ thuật phát triển
Nền khoa học kỹ thuật trong thời đại hiện nay ngày càng phất triển. mổi ngày lại có một phát
minh mới. Thế giới luôn phải cập nhật liên tục các thành tựu và phát triển liên tục là nhờ vào nền
kinh tế tri thức. Nhờ nó mà tri thức của con người phát triển, từ đó tác động ngược lại nền công
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Các sản phẩm kỹ thuật ngày càng nhiều, phục vụ cho nhu cầu của con người cũng như trong
các nghiên cứu và khám phá thế giới mới, nhưng nơi con người chưa thể đến.
VD: Phát minh ra robot thăm dò giúp con người thám hiểm trên sao Hỏa hoặc những vùng

nguy hiểm độc hại cho con người
Phát minh ra nguyên liệu khói đóng băng: nhẹ hơn so với thép nhưng lại cứng hơn.
Phát triển hệ thống xe hơi chạy bằng điện thân thiện với môi trường.


7



×