Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

thi nghiem vật nổi vật chìm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.54 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH II
---------------*---------------

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG HỌAT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Tìm hiểu vật nổi, vật chìm
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
Số trẻ: 25- 30 trẻ
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Kim Hoa
Ngày thực hiện: 28/3/2018
Đơn vị: Trường mầm non Bình Minh II

Năm học 2017-2018


GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Tìm hiểu vật nổi – vật chìm
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ
Số lượng: 20-25 trẻ
Thời gian: 25- 30 phút
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Kim Hoa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên các vật nổi, vật chìm
- Trẻ biết vì sao vật này nổi, vật kia chìm
- Trẻ biết làm thí nghiệm, thảo luận theo nhóm
- Trẻ biết tên trò chơi: Thử tài của bé, Nhanh và đúng
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói được vật nổi, vật chìm


- Trẻ giải thích được vì sao vật này nổi, vật kia chìm
- Trẻ làm thí nghiệm, thảo luận theo nhóm
- Trẻ chơi trò chơi: Thử tài của bé, Nhanh và đúng thành thạo
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học và tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, bài giảng điện tử : Powerpoint
- Xốp, cục nam châm
- 6 rổ đựng đồ dùng.
2. Đồ dùng của trẻ.
- 4 chậu nước
- Vật nặng: Viên sỏi, viên đá, đĩa sứ, thìa inox
- Vật nhẹ: Xốp, lá, giấy, túi ni lông, đĩa nhựa
III Tổ chức hoạt động


Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Ỏn định tổ chức, gây hứng thú
Nghe tin lớp mình học rất là giỏi nên có các bác, các
cô đến dự cùng lớp chúng mình, các con khoanh tay
đẹp chào các bác các cô đi nào?
- Để chào đón các cô, các bác thì cô con mình cùng
chơi trò chơi: Tập tầm vông” nhé!
- Các con ạ! Trong cuộc sống có rất nhiều vật khi thổi
bay được hoặc không bay được. Khi thả xuống nước
không biết nổi hay chìm. Hôm nay cô cùng các con
Tìm hiểu “Vật nổi, vật chìm” nhé!
Hoạt động 2: Phương pháp hình thức tổ chức
a. Tìm hiểu vật nặng, vật nhẹ

Thấy lớp mình ngoan, học giỏi cô tặng cho lớp mình
2 rổ đồ chơi
- Các con xem trong rổ hồng đựng gì?
- Còn rổ xanh đựng gì?
- Nào cô xin mời các con nhẹ nhàng lên lấy cho mình
mỗi rổ 1 thứ đồ chơi về chỗ ngồi nhé!
- Các con cầm 2 vật đó trên tay rồi các con thổi phù 1
cái điều gì sẽ xảy ra?
+ Vì sao các con biết vật này bay?
+ Vì sao các con biết vật kia không bay?
- Cho trẻ phát biếu ý kiến của mình
+ Vì sao con biết cái áo này nhẹ?
+ Viên sỏi này nặng?
- Vừa rồi Cô Hiền thấy các bạn trẻ lời đúng chưa?
Thưởng cho các bạn 1 tràng pháo tay!
* Cô chốt lại: Vật nhẹ như “Lá, túi ni lông, giấy, chai
nhựa” thì sẽ bay được, còn vật nặng như “Sỏi, đá,
nam châm, đĩa sứ, thìa inox” thì không bay được
đúng không các con.
b. Cho trẻ làm thí nghiệm
- Muốn biết khi thả các đồ vật này vào chậu nước nổi
hay chìm, thì cô xin mời các con cùng làm thí nghiệm
nhé!
- Để làm thí nghiệm được, cô chia lớp mình ra làm 3
nhóm. Xin mời các con về nhóm của mình nào?
- Các con chú ý lắng nghe:
+ Nhiệm vụ nhóm 1: Thử nghiệm lá và sỏi vào chậu
nước
+ Nhiệm vụ nhóm 2: Thử nghiệm thả đĩa nhựa và đĩa


Hoạt động của trẻ
- Trẻ chào khách
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ ngồi đội hình 2 hàng
ngang.

- Trẻ lên lấy đồ dùng

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ vỗ tay

- Trẻ về nhóm


sứ vào chậy nước.
+ Nhiệm vụ nhóm 3: Thử nghiệm thả chai nhựa và
thìa inox.
- Các nhóm đã nghe rõ chưa?
- Nào xin mời các nhóm trưởng lên lấy đúng đồ dùng
cuẩ nhóm mình về cùng làm thí nghiệm nào!
- Thời gian làm thí nghiệm của các nhóm là 5 phút.
- Bây giờ nhiệm vụ của các nhóm là thảo luận về đồ
vật của nhóm mình khi thả vào chậu nước nó sẽ như
thế nào?
- Sau 5 phút các nhóm cùng thí nghiệm và thảo luận
đã có kết quả như sau:
* Cô chốt: Như vậy có những vật nổi trong nước và
có những vật chìm trong nước
-À ! đúng rồi những vật nhẹ thì nổi trong nước như:

lá, đĩa nhựa, chai nhựa. Những vật nặng thì chìm
trong nước như: Sỏi, đĩa sứ, thìa inox.
- Cô thấy 3 nhóm làm thí nghiệm và trẻ lời rấ giỏi. Cô
khen cả lớp
c. Điều kỳ diệu với cốc nhựa và túi ni lông
- Nào bây giờ cô xin mời các con nhẹ nhàng về 2
hàng ngang ngồi quan sát tiếp cô làm thì nghiệm nhé!
- Cô đặt 2 chậu nước
- Đố các con biết làm thế nào để cái cốc nhựa và túi
ni lông này chìm xuống chậu nước?
- 2 bạn cho rằng phải cho nước vào cốc nhựa và túi ni
lông thì chìm được,
- Để xem 2 bạn trẻ lời đúng không chúng mình cùng
quan sát cô làm thí nghiệm nhé!
- Cô cho cát vào túi ni lông rồi buộc chặt lại và cô thả
từ từ vào chậu nước, các con xem điều gì sẽ xảy ra?
- Vì sao túi ni lông chìm? Còn chiếc cốc này, khi cô
cho viên sỏi vào cốc này rồi thả xuống nước, cá con
thử đoán xem cốc này chìm hay nổi? Vì sao?
* Cô khái quát lại: Như vậy vật nhẹ cũng có thể chìm
được khi có vật nặng ở bên trong.
* Mở rộng: Cho trẻ xem hình ảnh ở biển 1 sốphương
tiện giao thông đường thủy như: thuyền, tàu thủy rất
to và nặng nhưng có thể nổi trên mặt nước được vì do
các nhà khoa học đã chế tạo ra đấy các con ạ!
Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi 1: Thử tài của bé

- Nhóm trưởng lên lấy đồ
dùng

- Trẻ thảo luận

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ trả lời


Cách chơi: Các con chơi trên cơ thể của mình. Khi cô
nói vật nổi thì các con đứng. Khi cô nói vật chìm các
con ngồi. Các con biết cách chơi chưa nhỉ!
Luật chơi: Bạn nào làm sai thì phải nhảy lò cò nhé!
* Trò chơi 2: Nhanh và đúng
- Cách chơi: Để chơi được trò này cô chia lớp ra
thành 2 đội . Trên đây cô đã chuẩn bị 2 rổ có rất
nhiều vật nổi, vật chìm. Nhiệm vụ của đội 1 : Chọn
vật nổi, đội 2: vật chìm. Khi lên lấy đồ, các con phải
bật qua con suối nhỏ.
- Luật chơi: Các con chú ý 1 bạn chỉ được lấy 1 đồ
vật. Thời gian sẽ là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc
đội nào tìm đúng và nhiều đồ vật nhất là đội chiến
thắng.
- Cô nhận xét trẻ chơi
Hoạt động 4: Kết thúc
- Củng cố: Hôm nay cô và cá con cùng nhau tìm hiểu
gì?
- Nhận xét và tuyên dương trẻ

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi


- Trẻ trả lời
- Trẻ vỗ tay



×