Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI NHÍM, MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI TRANG TRẠI NHÍM MINH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI NHÍM, MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH TRƯỞNG, SINH SẢN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TẠI TRANG TRẠI NHÍM MINH HÒA

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HẢI DU
Lớp: DH08CN
Ngành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012
 
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN HẢI DU

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN


CỦA NHÍM TẠI TRẠI NHÍM MINH HÒA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chăn Nuôi

Giảng viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH

Tháng 08/2012

i


 

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Du
Tên đề tài: “Khảo sát mô hình nuôi nhím, một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản
và đánh giá hiệu quả kinh tế tại trang trại nhím Minh Hòa”.
Đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
nhận xét góp ý của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 16 – 17/08/2012.

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH

ii


 


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên tôi xin gửi đến bố mẹ - đấng sinh thành luôn luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong quãng thời gian vừa qua. Cảm ơn anh chị trong gia đình với
những lời khuyên để cho tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Chăn Nuôi Thú Y
đã tạo điều kiện cho tôi học tập và thực hiên luận văn này. Tiến sĩ Nguyễn Tiến
Thành đã tận tình chỉ bảo và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ông Lương Minh Mẫn – chủ trang trại nhím Minh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn
Tất cả bạn bè trong lớp DH08CN – các bạn đã cho tôi những kỉ niệm thật
đẹp của một thời sinh viên, những khó khăn trong học tập và các hoạt động của
lớp chúng ta cùng nhau sát cánh.
Cảm ơn những người bạn đã từng sống tại “xóm trọ vui vẻ” trong suốt 4
năm đại học của tôi, các bạn đã cho tôi biết rất nhiều về một tình bạn.

iii


 

SUMMARY
The survey was conducted in Minh Hoa porcupine farm, Binh Chanh District,
Ho Chi Minh City from 30/02/2012 to 30/06/2012 to investigate the porcupine
rearing model, growth and reproductive parameters and economic efficiency. The
data was collected from interviewing the farm owner and workers and the
secondary data was collected from difference references.

The results of the survey showed that the farm is opened with the total surface
area of 420 square meters. The age structure of the farm is as follow: 10 small
porcupines under 3 months of age, 50 from 3 – 12 months of age and 69 over 12
months of age. The porcupines are weaned at the age of 2-3 months and selected for
breeding. The feed is applied twice daily and changed following the season.
Relating to the reproductive parameters, the gestation period varied from 90 to 115
days, the average newborn weight is 300 g and the accumulative weight gain is
1000g/month. The average litter size is 2,2 and the newborn livability reached
100%, while the weaning livability is 90,9%. Relating to the health problems, the
survey results showed that porcupine often have diarrhea, skin sores and eye
problems. Finally, the annual profit of the farm with 34 pairs of porcupines is
around 161.580.000 VNĐ.

iv


 

TÓM TẮT
Đề tài: “ Khảo sát mô hình nuôi nhím, một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản và
hiệu quả kinh tế tại trang trại nhím Minh Hòa” đã được thực hiện từ tháng 02/2012
đến tháng 06/2012 tại trại nhím Minh Hòa, thuộc Xã Tân Túc, Huyện Bình Chánh,
TP. Hồ Chí Minh. Đề tài được thực hiện theo các phương pháp: Thực hiện các
chuyến tham quan tại trại, phỏng vấn chủ trại; trực tiếp tham gia các công việc ở
trại; phỏng vấn chủ trại và công nhân trực tiếp chăm sóc; dùng phiếu khảo sát, chụp
hình và tham khảo thông tin từ các tài liệu khác.
Đề tài đạt được một số kết quả: chuồng trại được thiết kế theo dạng chuồng hở
với tổng diện tích khoảng 420m2, cơ cấu đàn: 10 con dưới 3 tháng tuổi, 50 con từ 3
– 12 tháng tuổi và 69 con trên 12 tháng tuổi. Nhím được cai sữa lúc đạt 2 -3 tháng
tuổi và tất cả đều được chon làm giống. Thức ăn thay đổi theo mùa, lượng thức ăn

cho theo cảm tính và cho ăn thành 2 bữa: lúc 10 – 11 giờ và lúc 5 – 6 giờ. Trọng
lượng nhím sơ sinh trung bình đạt 300g, tăng trọng tích lũy đạt 1000g/tháng. Số con
sinh ra/lứa đạt 2,2. Tỉ lệ sơ sinh còn sống đạt 100%. Tỉ lệ sống đến khi cai sữa đạt
90,9%. Sinh sản lúc nhỏ hơn 12 tháng, thời gian mang thai từ 90 – 115 ngày. Nhím
nuôi thường mắc một số bệnh: tiêu chảy, ghẻ lở và nhặm mắt. Nuôi 34 cặp nhím
trong một năm mang lại lợi nhuận cho nhà chăn nuôi là 161.580.000 đồng.

v


 

MỤC LỤC
 
TRANG TỰA ..................................................................................................................................... i 
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................. ii 
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................................... iii 
TÓM TẮT .......................................................................................................................................... v 
MỤC LỤC ......................................................................................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ...................................................................................................... x 
Chương 1 ........................................................................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 
1.1. 

Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1 

1.2. 

Mục đích – yêu cầu ........................................................................................................... 2 


1.2.1 

Mục đích .................................................................................................................... 2 

1.2.2 

Yêu cầu ...................................................................................................................... 2 

Chương 2 ........................................................................................................................................... 3 
TỔNG QUAN ................................................................................................................................... 3 
2.1. 

Giới thiệu sơ lược về trại nhím Minh Hòa ..................................................................... 3 

2.1.1 

Bối cảnh hình thành ................................................................................................. 3 

2.1.2 

Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 3 

2.1.3 

Tổng quan chuồng trại ............................................................................................. 4 

2.2. 

Sơ lược về phân loại ......................................................................................................... 5 


2.2.1 

Khái quát .................................................................................................................. 5 

vi


 

2.2.2 
2.3. 

Mô tả loài nhím ở Việt Nam .................................................................................. 13 

Các loại thức ăn cho nhím ............................................................................................. 19 

2.3.1 

Thức ăn xanh .......................................................................................................... 19 

2.3.2 

Thức ăn tinh ............................................................................................................ 20 

2.3.3 

Thức ăn bổ sung ..................................................................................................... 21 

2.4. 


Giá trị từ con nhím: ....................................................................................................... 25 

2.5. 

Sơ lược về tình hình chăn nuôi nhím trên Thế giới và Việt Nam: ............................. 26 

2.5.1 

Trên thế giới............................................................................................................ 26 

2.5.2 

Tại Việt Nam ........................................................................................................... 27 

Chương 3 ......................................................................................................................................... 29 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29 
3.1 

Thời gian và địa điểm .................................................................................................... 29 

3.2 

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 29 

3.3 

Các nội dung nghiên cứu: .............................................................................................. 29 

3.3.1 


Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ........................................................................... 29 

3.3.2 

Chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................................... 29 

3.3.3 

Chỉ tiêu sinh sản ..................................................................................................... 29 

3.3.4 

Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 30 

3.4 

Phương pháp ................................................................................................................... 30 

Chương 4 ......................................................................................................................................... 32 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................................... 32 
4.1 

Chuồng trại ..................................................................................................................... 32 

4.2 

Chọn giống ...................................................................................................................... 34 

4.3 


Thức ăn và cách cho ăn ................................................................................................. 35 

vii


 

4.4 

Sinh trưởng ..................................................................................................................... 37 

4.4.1 

Trọng lượng nhím sơ sinh ..................................................................................... 37 

4.4.2 

Trọng lượng tích lũy. ............................................................................................. 37 

4.5 

Sinh sản ........................................................................................................................... 38 

4.6 

Sự mang thai, sự đẻ, chăm sóc nhím mẹ sau khi đẻ và nhím con .............................. 38 

4.8 


Hiệu quả kinh tế ............................................................................................................. 41 

4.8.1 

Các khoảng chi phí trong 1 năm ........................................................................... 42 

4.8.2 

Doanh thu trong 1 năm .......................................................................................... 43 

4.8.3 

Lợi nhuận ................................................................................................................ 44 

Chương 5 ......................................................................................................................................... 47 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 47 
5.1 

Kết luận ........................................................................................................................... 47 

5.1.1 

Chuồng trại ............................................................................................................. 47 

5.1.2 

Thức ăn ................................................................................................................... 47 

5.1.3 


Chọn giống .............................................................................................................. 47 

5.1.4 

Sinh trưởng ............................................................................................................. 47 

5.1.5 

Sinh sản ................................................................................................................... 48 

5.2 

Đề nghị ............................................................................................................................ 48 

PHIẾU ĐIỀU TRA CHĂN NUÔI ................................................................................................ 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 54 

viii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn ........................................... 23
Bảng 2.2 Hàm lượng các acid amin trong một số loại thức ăn .............................. 24
Bảng 4.1 Khả năng sinh sản của nhím qua các tháng tuổi ..................................... 38
Bảng 4.2 Các bệnh thường gặp và cách điều trị ..................................................... 40
Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế cho các mức độ của một trại nhím trong 1 năm ........... 46
Biểu đồ 4.1 Biến động giá cả nhím giống từ năm 2007 – 2012 ............................. 42


 

ix


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 nhím Coendou prehensillis .......................................................................... 6
Hình 2.2 nhím Coendou bicolor ................................................................................. 6
Hình 2.3 nhím S. insidiosus ........................................................................................ 6
Hình 2.4 nhím S. spinosus .......................................................................................... 6
Hình 2.5 nhím S. mexicanus ....................................................................................... 7
Hình 2.6 nhím S. villosus ............................................................................................ 7
Hình 2.7 nhím S. vestitus ............................................................................................ 7
Hình 2.8 nhím S. ichillus ............................................................................................ 7
Hình 2.9 nhím S. pruinosus ........................................................................................ 8
Hình 2.10 nhím S. roosmalenorum ............................................................................ 8
Hình 2.11 nhím S. melanurus ..................................................................................... 8
Hình 2.12 nhím Erethizon dorsatum .......................................................................... 8
Hình 2.13 nhím Chaetomys subspinosus .................................................................... 9
Hình 2.14 nhím Echinoprocta rufescens .................................................................... 9
Hình 2.15 nhím Hystrix cristata ................................................................................. 9
Hình 2.16 nhím Hystrix pumila ................................................................................. 9

x



 

Hình 2.17 nhím Hystrix africaeaustralis .................................................................. 10
Hình 2.18 nhím Hystrix indica ................................................................................. 10
Hình 2.19 nhím Hystrix brachyura .......................................................................... 10
Hình 2.20 nhím Hystrix javanica ............................................................................. 10
Hình 2.21 nhím Atherurus africanus ........................................................................ 11
Hình 2.22 nhím Atherurus macrourus ..................................................................... 11
Hình 2.23 nhím Trichys fasciculate ......................................................................... 11
Hình 2.24 Các dạng lông nhím ............................................................................... 12
Hình 2.25 Atherurus macrourus ............................................................................. 13
Hình 2.26 Hystrix brachyuran (Phùng Mỹ Trung) ............................................... 16
Hình 2.27 Cấu trúc xương đầu của nhím Hystrix brachyura ................................. 16
Hình 2.28 Dấu chân Hystrix brachyura ................................................................. 17
Hình 2.29 Một số sản phẩm từ lông nhím .............................................................. 25
Hình 2.30 Dạ dày nhím .......................................................................................... 26
Hình 4.1 Tổng quan về chuồng trại ........................................................................ 33
Hình 4.2 Phân biệt giới tính nhím đực và cái ......................................................... 34
Hình 4.3 Các loại thức ăn cho nhím ....................................................................... 36
Hình 4.4 Nhím bố mẹ chăm sóc nhím con ............................................................. 39
Hình 4.5 Nhím bị bệnh nhặm mắt .......................................................................... 40

xi


 

Chương 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, việc chăn nuôi các động vật truyền thống (heo, bò, gà
…) đã gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh xuất hiện thường xuyên và khó kiểm soát
(cúm gia cầm H5N1, cúm heo H1N1, lở mồm long móng …), giá con giống, thức ăn
cao đã gây không ít thiệt hại cho người chăn nuôi vì thế nhiều hộ nông dân đã
chuyển sang chăn nuôi các động vật khác – chăn nuôi thú hoang dã nhằm phát huy
tiềm năng của các giống vật nuôi này: ít dịch bệnh, nguồn thức ăn dễ kiếm và ít
cạnh tranh với con người, thị trường ưa chuộng. Và con nhím cũng không phải là
một trường hợp ngoại lệ.
Tuy nhiên, việc nhu cầu nuôi nhím tăng nhanh như giai đoạn vừa qua (2005 –
2011) đã gây không ít khó khăn cho nhà chăn nuôi, nhiều nông dân mới vào nghề
bằng con nhím đã gặp phải thất bại vì chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật chăn nuôi và
giá nhím giống được đồn thổi lên quá cao khiến cho số vốn đầu tư lớn. Hiện nay, thị
trường nhím giống đã bão hòa vì hiệu quả kinh tế từ việc nuôi nhím cần phải được
đánh giá lại đồng thời tìm hiểu quy trình kỹ thuật để ngành nuôi nhím phát triển bền
vững hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y
trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, sự đồng thuận của ông Lương Minh Mẫn –

1


 

chủ trang trại nhím Minh Hòa và TS. Nguyễn Tiến Thành, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Khảo sát mô hình nuôi nhím, một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản
và hiệu quả kinh tế tại trang trại nhím Minh Hòa” để cung cấp một số thông tin
cơ bản về loài vật nuôi mới này.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1


Mục đích

Tìm hiểu mô hình nuôi nhím; theo dõi sự sinh trưởng, phát triển; sự sinh sản
của nhím nuôi tại trại nhím Minh Hòa; đánh giá hiệu quả kinh tế. Qua đó tìm ra
những ưu điểm của mô hình để phát huy và nhược điểm từ mô hình này để khắc
phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong tương lai.
1.2.2

Yêu cầu

Người thực hiện đề tài phải có kiến thức chung về loài nhím.
Quan sát và theo dõi sự sinh trưởng, phát triển nhím từ sơ sinh đến trưởng
thành; sự sinh sản của nhím.
Thống kê các số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế.

2


 

Chương 2
TỔNG QUAN

2.1.

Giới thiệu sơ lược về trại nhím Minh Hòa

2.1.1


Bối cảnh hình thành

Năm 1997, UBND thành phố HCM căn cứ các chỉ thị và quyết định trước đó
của thủ tướng chính phủ về bảo vệ và phát triển động vật rừng (ĐVR) ra quyết định
Số: 2399/QĐ-UB-KT. Tại điều 4 của quyết định: Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư gây nuôi, phát triển ĐVR (Thư viện pháp luật – quyết định). Theo đó,
không ít người dân ở thành phố HCM cũng như một số tỉnh lân cận: Tây Ninh, Bình
Phước, Bình Dương …, và một số tỉnh miền Bắc: Sơn La, … đầu tư gây nuôi.
Trong đó có ông Lương Minh Mẫn – chủ trang trại nhím Minh Hòa, ban đầu ông
Mẫn gây nuôi với 3 cặp nhím, đến năm 2000 khi 3 cặp nhím sinh sản nhiều ông đầu
tư xây dựng chuồng trại khang trang hơn và lấy tên là trại nhím Minh Hòa. Được
chi cục kiểm lâm thành phố cấp phép kinh doanh. Từ năm 2000 đến nay trang trại
đã sản xuất và cung cấp cho thị trường rất nhiều nhím giống và nhím thịt. Ông Mẫn
là một tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, được UBND thành phố Hồ Chí Minh
phong tặng rất nhiều huân chương và giấy khen.
2.1.2

Cơ cấu tổ chức

Trại có cơ cấu tổ chức theo kiểu hộ gia đình, vợ chồng và các con đều tham
gia vào công việc của trại khi có thời gian rảnh. Tuy nhiên, với sự tăng nhanh của
đàn nhím đến năm 2008 trại đã thuê một công nhân chuyên lo các công việc trong

3


 

trại: thu gom thức ăn, vệ sinh, chăm sóc, … để đảm bảo số lượng và chất lượng
nhím cung cấp cho thị trường. Từ đó chủ trại chuyên tâm hơn vào việc tìm kiếm thị

trường và các giấy tờ hợp lệ cho các loài thú khác để trại hoạt động bền vững hơn.
2.1.3

Tổng quan chuồng trại

Trại nhím Minh Hòa thuộc thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh. Được xây dựng vào năm 2000, trại có diện tích khoảng 420 m2 với tường
xây gạch bao xung quanh cao 2m, nối với tường là lớp lưới B40 cao 1,2m. Mái
được lợp bằng tôn với kiểu nóc đôi nên không khí nóng thoát ra ngoài dễ dàng, trên
mái còn được thiết kế 2 tấm tôn 2 bên có thể di động bằng ròng rọc và dây kéo
nhằm mục đích sử dụng ánh sáng tự nhiên và tăng thêm sự lưu thông không khí.
Nền chuồng được tráng xi măng ở các lối đi, trong ô chuông nuôi nhím được lót
gạch men nên dễ dàng vệ sinh chuồng, có rãnh thoát nước giữa 2 dãy chuồng.
Các ô chuồng nuôi nhím được bố trí thành 6 dãy dọc theo chiều dài của
chuồng, mỗi dãy có trung bình 15 ô chuồng. Với mỗi ô nuôi 2 con (1 đực, 1 cái),
tuy nhiên thời điểm hiện nay thị trường nhím giống đã bão hòa, chủ trại đã cho
giảm đàn và chuyển sang bán nhím thịt nên hiện tại trại có tổng đàn là 129 con
trong đó có 69con trên 1 năm tuổi, 50 con từ 3 – 12 tháng, và 10 con dưới 3 tháng
tuổi.
Hệ thống nước được sử dụng cho nhím uống và xịt rửa chuồng trại là nước
giếng khoan đã được xử lý bằng phương pháp lọc. Với phương châm tiết kiệm chi
phí đầu vào để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh, chủ trại đã tận
dụng tất cả các nguồn thực phẩm làm thức ăn cho nhím. Với đặc điểm ăn được và
tiêu hóa được nhiều loại thức ăn nên chủ trại đã thu gom lá rau muống từ các cơ sở
chế biến rau muống bán cho các quán ăn; hạt mít, khoai lang, các loại hạt đậu không
đủ tiêu chuẩn làm thức ăn cho người để cho nhím ăn …, và thay đổi thức ăn tùy
theo mùa.

4



 

Trại được cấp phép sản xuất, kinh doanh các loại thú hoang dã như trăn, nhím,
chồn, …
Trong khuôn viên trại còn nuôi thêm chồn mướp, cá cảnh, chim, rùa tai đỏ …
làm cho trại nhím Minh Hòa thêm phần sinh động và đa dạng hơn các loài vật
hoang dã.
2.2.

Sơ lược về phân loại

2.2.1

Khái quát

Theo Phil Myers và ctv., 2009 thì nhím được phân loại khoa học như sau:
Giới (Kingdom)

: Animalia

Ngành (Phylum)

: Chordata

Lớp (Class)

: Mammalia

Bộ (Order)


: Rodentia

Phân bộ ( Suborder) : Hystricomorpha
Cận bộ (Infraorder) : Hystricognathi
Họ (Family)

: gồm 2 họ

5


 

2.2.1.1
a.

Erethizontidae (nhím lông Tân thế giới)
Giống Coendou: gồm các loài

Nhím Brasil, Coendou prehensillis

Nhím gai hai màu, Coendou bicolor

(Linnaeus, 1758)

(Tschudi, 1844)

Hình 2.1 nhím Coendou prehensillis


Hình 2.2 nhím Coendou bicolor

Nhím Koopman, Coendou koopmani
Nhím Rothschid, Coendou rothschildi
b.

Giống Sphiggurus: gồm các loài

Nhím lùn Bahia, Sphiggurus insidiosus
Nhím cây Nam Mỹ, Sphiggurus spinosus
(Cuvier, 1823)
Hình 2.3 nhím S. insidiosus

Hình 2.4 nhím S. spinosus

6


 

Nhím cây Mexico, Sphiggurus mexicanus Nhím lùn lông cam, Sphiggurus villosus
( Kerr, 1792)
(Cuvier, 1823)
Hình 2.5 nhím S. mexicanus

Hình 2.6 nhím S. villosus

Nhím lùn lông nâu, Sphiggurus vestitus
(Thomas, 1899)


Nhím lùn có sọc, Sphiggurus ichillus
(Voss, 2001)

Hình 2.7 nhím S. vestitus

Hình 2.8 nhím S. ichillus

7


 

Nhím lùn lông mờ, Sphiggurus pruinosus
(Thomas, 1905)

Nhím Roosmalen, S. roosmalenorum
(Voss và Da Silva, 2001)

Hình 2.9 nhím S. pruinosus

Hình 2.10 nhím S. roosmalenorum

Nhím lùn lông đuôi đen, Sphiggurus melanurus (Wagner,
1842)

Hình 2.11 nhím S. melanurus

c.

Giống


Erethizon:

nhím

Bắc

Mỹ,

Erethizon dorsatum (Linnaeus, 1758)

Hình 2.12 nhím Erethizon dorsatum

8


 

d.

Giống Chaetomys: nhím gai

lông cứng, Chaetomys subspinosus

Hình 2.13 nhím Chaetomys subspinosus

e.

Giống Echinoprocta: nhím đuôi cụt,


Echinoprocta rufescens (Gray, 1865)

Hình 2.14 nhím Echinoprocta rufescens
2.2.1.2

Hystricidae ( nhím lông Cựu thế giới)

a.

Giống Hystrix (nhím bờm): gồm các loài

Nhím châu Phi, Hystrix cristata
( Drew Avery,24 Kubvumbi 2009)

Nhím Himalaya, Hystrix pumila
(Günther, 1879)

Hình 2.15 nhím Hystrix cristata

Hình 2.16 nhím Hystrix pumila

9


 

Nhím

Cape


(nhím

Nam

Phi),

Hystrix

africaeaustralis (Scotch MacAskill, 2011)

Hình 2.17 nhím Hystrix africaeaustralis

Nhím Ấn Độ, Hystrix indica
(Kerr, 1792)

Nhím Mã Lai, Hystrix brachyura

Hình 2.18 nhím Hystrix indica

Hình 2.19 nhím Hystrix brachyura

Nhím Sunda, H. javanica (Montybruce, 2011)

Hình 2.20 nhím Hystrix javanica
Nhím Sumatra, Hystrix sumatrae
Nhím Borneo, Thecurus crassispinis

10



 

b.

Giống Atherurus (nhím đuôi chổi): gồm các loài

Nhím đuôi chổi châu Phi, Atherurus africanus
(Glamhag, 2011)

Hình 2.21 nhím Atherurus africanus
Nhím đuôi chổi châu Á, Atherurus macrourus
(Mjboloy_25, 2010)

Hình 2.22 nhím Atherurus macrourus

c.

Giống Trichys (nhím đuôi dài),

Trichys fasciculate (Jonas Liviet, 2008)

Hình 2.23 nhím Trichys fasciculate
Nhím là loài thú thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia), có cấu tạo đặc trưng là bộ
lông sắc nhọn bao xung quanh cơ thể, hàm răng với 2 đôi răng cửa to và dài ra liên
tục trong quá trình sống. Những loài nhím thuộc họ Erethizontidae nói chung nhỏ
hơn nhiều so với những loài thuộc họ Hystricidae. Các lông của chúng thường
không cứng cáp, mọc đơn lẻ chứ không mọc thành cụm và chúng leo trèo cây rất
tốt, dùng nhiều thời gian sống trên cây. Erethizontidae sống trong nhiều loại môi
trường khác nhau: Coendou và Sphiggurus sống vùng cận nhiệt đới và được tìm
thấy trong rừng đất thấp; Echinoprocta sống trong rừng núi giữa độ cao 800 –

1200m; và Erethizon ở rừng lá kim, đồng cỏ, sa mạc, hẻm núi đất, ven sông. Còn

11


 

những loài nhím trong họ Hystricidae gần như chỉ sống trong mặt đất, tương đối to
lớn hơn, và các lông mọc thành cụm. Cả 4 chi đều mập và ngắn. Chi trước và sau
đều có 5 ngón, kích thước ngón chân cái thì nhỏ hơn, móng chân ngắn. Nhím thuộc
nhóm đi bằng gan (lòng) bàn chân. Bộ lông của họ nhím Hystricidae thay đổi đáng
kể theo loài.

Hình 2.24 Các dạng lông nhím
Ví dụ: trên giống Trychis, lông ngắn, dẹt. Ngược lại trên giống Hystrix thì
lông dài đến 20cm nhưng bên trong lại rỗng. Lông nhím phân thành những đoạn
trắng và đen. Lông phân bố dày hơn ở phần móng, lưng, đuôi, chúng phát ra âm
thanh “lách tách” khá lớn mỗi khi lắc đuôi, đây cũng là cách cảnh báo kẻ thù. Họ
Hystricidae được cho là tách ra từ cận bộ Hystricognathi từ 30 triệu năm về trước,
sớm hơn nhiều so với họ Erethizontidae. (Phil Myers, 2001)
Cũng giống như thỏ, nhím có 2 đôi răng cữa sắc nhọn và dài ra liên tục giúp
nhím có khả năng ăn được và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn thực vật kể cả xương
động vật. Nhím hầu như không có dịch bệnh. Hệ tiêu hóa của chúng khác với nhiều
loài. Nó có buồng gan rất lớn, chiếm 1/3 thể tích của khối nội tạng. Nhím không có
túi mật riêng. Tuyến mật nằm trong gan và tiết trực tiếp mật vào dạ dày. Nhím có
một tuyến hôi dạng vòng xoắn nằm quanh hậu môn. Chúng tiết ra một chất màu
vàng cam và có mùi rất hôi. Chính nhờ tuyến này mà chúng có thể phát hiện được
con đực và con cái qua phân và nước tiểu trong mùa sinh sản (Nowak, 1993)

12



 

2.2.2

Mô tả loài nhím ở Việt Nam

Căn cứ vào sự phân bố thì loài nhím sinh sống ở Việt Nam là loài Atherurus
macrourus (Linnaeus, 1758) thuộc giống nhím đuôi chổi và loài Hystrix brachyura
(Linnaeus, 1758) thuộc giống nhím bờm, các loài thuộc họ này có kích cỡ trung
bình, bên ngoài có bộ lông có gai và trâm nhọn cứng. Thức ăn của chúng là thực
vật, rễ cây, các loại côn trùng nhỏ.
2.2.2.1

Giống nhím đuôi chổi châu Á – Nhím đuôi chổi châu Á còn gọi là

Hon, Đon (Việt) ; Tu hon (Tày) là loài thú nhỏ trong họ Hystricidae.
a. Sự phân bố
Xuất hiện khá nhiều ở khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Đông Ấn Độ, Trung Nam Trung Quốc, Đảo Sumatra, Myanma, Thái Lan,
Việt Nam (Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á – Asian regional
centre for biodiversity conservation, 2004).
b. Hình dạng
Trọng lượng 3-5 kg, dài thân 38 – 50 cm, dài đuôi 13,9 – 22,8 cm. Lông gai
trâm thô, thưa ngắn (7 – 10 cm) và dẹp (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 2008).

Hình 2.25 Atherurus macrourus

13



×