Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRẠI CÔ NĂM XÃ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.92 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA: CHĂN NUÔI THÚ Y
=====  =====

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRẠI
CÔ NĂM XÃ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG
Lớp: DH08TA
Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn
Niên khóa: 2008 - 2012

TP HỒ CHÍ MINH, 8/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA: CHĂN NUÔI THÚ Y
=====  =====

NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG

KHẢO SÁT SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRẠI
CÔ NĂM XÃ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN KIM CƯƠNG
Thầy ĐOÀN TRẦN VĨNH KHÁNH


TP HỒ CHÍ MINH, 8/2012


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, trước đây việc chăn nuôi còn

nhỏ lẻ với quy mô gia đình, chưa có nhiều sự đầu tư về vốn cũng như khoa học
kỹ thuật. Điển hình là ngành chăn nuôi bò. Người dân chăn nuôi bò chủ yếu để
lấy sức kéo hay lấy thịt, với quy mô vài con trên một hộ gia đình. Ít người nghĩ
tới việc chăn nuôi bò lấy sữa.
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về dinh dưỡng con người ngày
càng cao, sữa bò trở thành nguồn thực phẩm quan trọng. Hòa cùng sự tiến bộ
của nền chăn nuôi thế giới, nông dân Việt Nam đã phát triển nghề nuôi bò sữa.
Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng vẫn còn thấp hơn so với các nước khác.
Sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, hàng năm vẫn phải nhập rất
nhiều nguồn dinh dưỡng này từ nước ngoài.
Để phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam chúng ta cần chú trọng
công tác giống, dinh dưỡng, cách chăm sóc, việc khai thác và bảo quản sữa.
Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu về chất lượng cho ngành chăn nuôi bò
sữa ở nước ta. Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa và dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Kim Cương và Kỹ sư Đoàn Trần Vĩnh Khánh
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát sức sản xuất của đàn bò sữa
tại trại Cô Năm xã Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi”

1.2


Mục đích – yêu cầu

1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng sinh sản, khả năng sản suất sữa và tiêu hóa của
đàn bò nhằm đánh giá khả năng sản xuất của dàn bò sữa tại nông hộ.

1


1.2.2 Yêu cầu:
Khảo sát chỉ tiêu sinh sản.
Khảo sát chỉ tiêu sản suất sữa.
Khảo sát khả năng tiêu hóa.
Tính sơ bộ giá thành sản xuất sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay trên thế giới
Hoạt động chăn nuôi của con người đã hình thành từ thời xa xưa, bắt nguồn từ
quá trình chuyển đổi lối sống của loài người từ săn bắn hái lượm sang định canh
định cư. Bắt đầu khoảng 15.000 năm trước đây bằng việc thuần hóa chó nhà rồi đến
gia súc và gia cầm. Cho đến ngày nay, ngành chăn nuôi thế giới đã phát triển mạnh
mẽ với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Trong xã hội hiện đại, nhu cầu dinh dưỡng của người dân ngày càng cao. Mặt
khác nhịp sống nhanh hơn, áp lực công việc ngày càng nhiều làm giảm bớt thời gian
chăm sóc sức khỏe của mọi người. Theo đó sữa là sản phẩm được chọn hàng đầu

cho nhu cầu dinh dưỡng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa như sữa dê, sữa
trâu, cừu… đặc biệt chiếm tỉ lệ cao nhất là sữa bò. Đây cũng là một trong số những
nguyên nhân thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa.
Theo số liệu thống kê của tổ chức nông nghiệp thế giới FAO năm 2009, tổng
đàn bò toàn cầu có khoảng 1.164,8 triệu con. Hiện nay đứng đầu về số lượng là
Brazin với 204,5 triệu con, tiếp theo là Ấn Độ với 172, 4 triệu con, đứng thứ ba là
Hoa Kỳ 94,5 triệu, các nước tiếp theo gồm Trung Quốc: 92,1 triệu, Ethiopia và
Argetina với hơn 50 triệu con. Tổng sản lượng sữa thế giới năm 2009 là 696,5 triệu
tấn trong đó sữa bò là chu yếu chiếm 580 triệu tấn. Bình quân tiêu dùng sữa trên
đầu người của thế giới là 103,9 kg/người/năm, các nước đang phát triển đạt 66,9
kg/người/năm, các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm. Các cường quốc sản
xuất sữa trên thế giới bao gồm Ấn Độ đứng thứ nhất với 106,1 triệu tấn/năm chiếm
1/7 sản lượng sữa toàn cầu, Hoa kỳ với 84,1 triệu tấn, Trung Quốc trên 39,8 triệu
tấn, Pakistan: 32,2 triệu tấn, Liên Ban Nga 32,1 triệu tấn và Đức với 28,2 triệu
tấn/năm.

3


Về phương thức chăn nuôi hiện nay các nước trên thế giới vẫn có 3 hình thức
cơ bản đó là: chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi
bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Phương thức chăn nuôi gia súc
với quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước
phát triển Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh.
Với phương thức sản xuất này các tiến bộ về cơ khí và tin học cùng với công nghệ
sinh học được áp dụng gần như hoàn toàn. Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh
được áp dụng phần lớn tại các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và các
nước Trung Đông, tận dụng và dựa vào thiên nhiên là chủ yếu.
2.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay
Bảng 2.1: Sản lượng sữa sản xuất hàng năm từ 1999 – 2009 trên cả nước


STT

Năm

Số bò
(1000 con)

Tăng/giảm so
với năm trước
(%)

SL sữa (1000
tấn)

Tăng/giảm so
với năm
trước (%)

1

2001

41,24

17,89

64,70

25,73


2

2002

55,85

35,43

78,45

21,25

3

2003

79,22

41,84

126,70

61,49

4

2004

95,79


20,92

151,31

19,43

5

2005

104,12

8,70

197,68

30,65

6

2006

113,21

8,73

215,95

9,24


7

2007

98,66

-12,86

234,44

8,56

8

2008

107,98

9,45

262,16

11,82

9

2009

114,46


6,00

278,19

6,11

Nguồn: Viện chăn nuôi Việt Nam

4


Ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển hơn 50 năm nhưng
chỉ thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ năng
suất thấp. Tuy nhiên chăn nuôi bò sữa nông hộ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế
góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Kết quả là số lượng đàn bò tăng lên
rõ rệt sau 10 năm. Đàn bò sữa nước ta chủ yếu tập trung tại vùng Đông Nam Bộ
trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng lớn nhất.
Bảng 2.2: Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái
(Đơn vị tính: nghìn con)
Năm

TD và
MNPB

Bắc TB
ĐBSH


DHMT


Tây

Đông

Nguyên

Nam Bộ

ĐBSCL Cả nước

2001

3,12

3,04

1,46

0,80

33,10

1,84

41,24

2002

3,86


4,03

1,17

1,01

42,94

3,84

55,85

2003

6,95

9,03

5,43

1,73

51,08

4,99

79,23

2004


9,88

11,42

8,75

2,12

56,80

6,82

95,79

2005

10,51

11,98

6,83

2,55

63,94

8,31

104,12


2006

9,42

10,66

4,74

2,90

75,07

10,43

113,22

2007

7,00

9,14

2,86

2,72

67,69

9,25


98,66

2008

8,39

9,33

1,76

2,79

76,59

9,14

107,98

2009

7,22

8,34

1,96

2,84

79,57


15,60

115,52

6,00

7,22

1,69

2,46

68,88

13,50

100,00

2009
(%)

Nguồn: Viện chăn nuôi Việt Nam
Miền Đông Nam Bộ chiếm 68,88 % số lượng đàn bò trong cả nước, đây là con
số khá lớn. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên miền Đông Nam bộ tương đối phù
hợp cho việc nuôi bò sữa, mặt khác do sự tập trung chăn nuôi trong vùng tương đối

5



cao nên điều kiện phát triển cũng được nâng cao góp phần thúc đẩy việc tăng đàn
tại địa phương.
2.3 Tổng quan về trại chăn nuôi Cô Năm
2.3.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Cô Năm thuộc xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh. Phía Bắc giáp xã Phú Hòa Đông, phía Nam giáp xã Tân Thạnh Đông,
phía Đông giáp xã Trung An và phía Tây giáp xã Phước Vĩnh An.
Trại có diện tích hơn 2000 m2 được bao bọc bằng hàng rào lưới sắt với cổng
chính hướng ra mặt tiền đường tỉnh lộ 8.
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
Trại Cô Năm thuộc thành phố Hồ Chí Minh vì vậy chịu ảnh hưởng của khí
hậu Đông Nam Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Tại đây nhiệt độ cao đều trong
năm và 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 còn mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trung bình TP. Hồ Chí Minh có 160
– 270 giờ nắng mỗi tháng. Nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất lên đến 400C và thấp
nhất là 140C. Hầu như cả năm đều có nhiệt độ trung bình từ 250C – 280C. Lượng
mưa đạt 1.949 mm/năm. Khu vực này chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là
gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam bắt nguồn từ Ấn
Độ Dương xuất hiện vào mùa mưa. Gió Bắc – Đông Bắc thổi từ biển Đông vào mùa
khô. Ngoài ra còn có gió Tín Phong thổi theo hướng Nam – Đông Nam. Có thể nói
TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Độ ẩm không khí lên cao vào mùa
mưa khoảng 80% và xuống thấp vào mùa khô 74,5%.
Tại trại sử dụng nước giếng khoan, bơm trực tiếp từ giếng lên với hệ thống
máy bơm mạnh đủ đáp ứng cho nhu cầu của trại đặc biệt là công việc vệ sinh cho
bò và chuồng trại.
2.3.3 Chuồng trại
Vì đặc điểm là trại chăn nuôi của nông hộ nên chuồng nuôi không chiếm toàn
bộ diện tích. Một phần là nhà ở của chủ hộ, một phần dùng trồng rau, trồng cỏ. Phần

6



còn lại được dùng xây dựng chuồng nuôi bò và một ít diện tích dùng để chứa rơm
dự trữ.
Trại được bố trí không theo hướng thống nhất.
-

Chuồng 1,3,4,5 được xây hướng Bắc – Nam.

-

Chuồng 2 và chuồng bê xây hướng Đông – Tây.
Mỗi ô chuồng gồm 2 dãy với máng ăn đối diện cách nhau bởi lối đi để tiện

việc cho ăn.
Nền trại được xây bằng xi măng có độ dốc để thoát nước thải. Tuy nhiên do
trại đã được xây dựng khá lâu mà chưa được tu sửa nên nền chuồng trơn trược và có
nhiều rong ảnh hưởng đến sức khỏe của bò đồng thời gây một số khó khăn cho việc
vắt sữa cũng như công tác thú y. Chủ hộ đã cải thiện việc này bằng cách lót tấm
nhựa dưới sàn, nhưng giải pháp này chỉ cho hiệu quả trong thời gian đầu, sau vài
tháng chất lượng tấm nhựa bị giảm đi đáng kể.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ trại chăn nuôi Cô Năm
Đường tỉnh lộ 8

Chuồng 1
Nhà
chứa
rơm

Nhà ở


Chuồng 2

Chuồng bê và bò
cai chờ sinh

Chuồng 3

Đất trồng cỏ voi

Vườn
rau

Chuồng 4
Ao nước thải
7


Máng ăn cũng được xây bằng xi măng với chiều cao khá phù hợp cho bò.
Máng được phân chia làm 2 phần để cho bò ăn thức ăn thô và uống nước, thức ăn
tinh được cho ăn với dạng nước cùng với máng uống. Cũng như các trại khác trong
khu vực, 2 cá thể sử dụng chung máng ăn thức ăn thô. Vì số lượng thức ăn này
không có nhiều khác biệt giữa các con trong cùng một trại.
Trại lộp mái tôn với chiều cao vừa phải nhằm tránh mưa tạt gió lùa. Tuy
nhiên, cùng với việc các dãy chuồng xây gần nhau lại nảy sinh vấn đề ẩm thấp và
thiếu ánh sáng trong chuồng nuôi. Lối đi rộng bằng phẳng thuận tiện cho việc đẩy
xe thức ăn và xe cỏ khi cho ăn.
Hệ thống áp suất lắp dọc theo dãy chuồng, đường ống này sử dụng chung cho
hai dãy. Tại đây trang bị 2 máy vắt sữa, 2 công nhân thường vắt sữa trong cùng một
ô chuồng và đi ngược hướng với nhau để tận dụng tối đa đường ống áp suất cũng

như tiết kiệm thời gian.
2.3.4 Phương thức chăn nuôi
-

Chăm sóc và vệ sinh
Chuồng nuôi nằm liền kề với nhà ở của chủ hộ nên việc chăm sóc bò thực hiện

tương đối tốt, việc tắm bò và vệ sinh chuồng được thực hiện 3 lần mỗi ngày:
+ Lần 1: 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: chuẩn bị vắt sữa.
+ Lần 2: 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng: làm mát bò.
+ Lần 3: 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều: chuẩn bị vắt sữa.
Phân bò và nước thải được xã thẳng ra ao chứa phía sau khu nuôi.
-

Chế độ dinh dưỡng:
Bò được cho ăn 2 lần mỗi ngày trước khi vắt sữa. Do lượng cỏ trồng được

không đủ đáp ứng nhu cầu của cả đàn bò nên loại thức ăn này chỉ được cho ăn
khoảng 18 kg/con/ngày chia làm 2 cử. Cám được cho ăn dưới dạng nước chung với
máng uống. Đây là loại thức ăn được tính toán nhiều nhất căn cứ vào khả năng cho
sữa. Hèm bia và xác mì cho ăn cùng với cỏ trong máng ăn thức ăn thô.
-

Công việc vắt sữa:

8


Việc vắt sữa thực hiện 2 lần trong ngày vào 5 giờ sáng và 4 giờ chiều. Sau khi
cho ăn và làm vệ sinh, công nhân tiến hành vắt sữa, dùng máy vắt lần lượt từng con

theo thứ tự không đổi, sữa thu được cho vào bình nhựa 30 lít và giao cho công ty
sữa Vinamilk. Sau khi vắt sữa ở mỗi con thường không được vắt lại bằng tay. Chỉ
một số con cho sản lượng thấp hoặc gặp vấn đề về sức khỏe mới được vắt tay.
-

Thú y và phối giống:
Trại sử dụng phương pháp phối giống nhân tạo cho bò. Công tác phối giống và

thú y do nhân viên thú y tại trạm chuyển giao công nghệ công ty bò sữa TP. Hồ Chí
Minh đảm trách.
2.3.5 Nhân công tại trại
Về mặt nhân công tại đây sử dụng:
-

2 nhân công nam chuyên chăm sóc bò trưởng thành và vắt sữa.

-

1 nhân công nữ chuyên làm vệ sinh bò, chuồng trại và cho bò ăn thức ăn
tinh.

-

Chủ trại giữ vai trò quản lý chung, cắt cỏ, cho ăn thức ăn thô, hèm bia, xác
mì và chăm sóc cho bê con.

2.3.6 Tổng quan về thức ăn
2.3.6.1 Thức ăn hỗn hợp
Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp: Con cò C40
Bảng 2.3: Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn Con cò C40.

Đạm
(min %)

Xơ thô
(max%)

Độ ẩm
(max%)

16

7

13

Ca (min P
Max %) (min%)
0,8 - 1,4

0,5

Năng
lượng trao
đổi (min)
2.700
0,2 - 0,5
kcal/kg
Nacl
(min max%)


Nguồn: Công ty thức ăn Con Cò
2.3.6.2 Thức ăn thô xanh
Hiện nay thức ăn thô xanh được dùng tại trại chủ yếu là cỏ lông tây và cỏ voi.

9


-

Cỏ voi:
Được trồng phía sau trại với diện tích khoảng 1000 m2 cho ăn với số lượng

nhỏ, chủ yếu dự trữ cho những ngày không có cỏ lông tây. Cỏ voi có nguồn gốc từ
Nam Phi và phân bố rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới trên thế giới. Có nhiều
giống cỏ voi như Merkecon, Seleccion và King grass. Trong đó King grass là dòng
được phổ biến ở nước ta cho năng suất cao. Cỏ voi thuộc họ hòa thảo, thân đứng (có
thể cao 4 – 6 m) có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh, nhưng đốt bên dưới
thường có rễ, hình thành thân ngầm và phát triển thành búi to. Cỏ voi có yêu cầu về
đất tương đối khắt khe: ưa đất giàu dinh dưỡng và thoáng, cỏ tầng đất canh tác sâu,
pH 6 - 7, không ưa đất cát và không chịu được ngập, úng nước nhưng chịu được
khô hạn. Giai đoạn sinh trưởng chính là mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm lên cao.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25 - 40oC và với lượng mưa trung bình
1.500 mm/năm. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp 2 - 3oC vẫn không bị cháy lá.
Tuy nhiên thông thường vào mùa Đông, nhiệt độ xuống thấp và đặc biệt có sương
muối quá trình sinh trưởng chậm lại. Tương tự khi hạn hán kéo dài hoặc khi nhiệt
độ môi trường lên trên 45oC, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị
ngừng.
Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 cho tới tháng 5. Thu hoạch từ tháng 6
đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động nước tưới có thể thu hoạch quanh năm. Chu
kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 - 4 năm (tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3 - 4

năm) nếu chăm sóc tốt có lượng phân chuồng ủ vi sinh có thể cho năng suất cao
trong 10 năm liền.
Cỏ voi có năng suất xanh rất cao tùy theo trình độ thâm canh, năng suất trên
một ha có thể biến động từ 100 tấn đến 400 tấn/ha một năm, cá biệt có thể lên tới
800 tấn/ha 1 năm.
-

Cỏ lông tây:
Cỏ khỏe, sống nhiều năm, thân có thể cao tới 1,50 m, phân nhánh nhiều, bò

trên mặt đất, nhiều rễ, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt. Lá hình ngọn giáo, dài đến 25
cm, nhọn đầu, mép lá sắc, bẹ lá có lông trắng, mềm. Cụm hoa chùy có 8 - 20 bông

10


đơn hoặc kép ở gốc, trục có lông thưa, dài; bông chét không lông. Có nguồn gốc ở
Nam Mỹ, ngày nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, cỏ này được
trồng ở Nam bộ từ cuối thế kỷ 19 tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa, nay đã phát tán ra
khắp cả nước. Cỏ lông tây ưa khí hậu nóng ẩm, có khả năng chịu được ngập nước
ngắn ngày, chịu mặn, chịu phèn. Cỏ dùng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò, ngựa ở
dạng tươi, cỏ xanh hoặc phơi khô.
Ngoài cỏ tươi, trại còn cho bò ăn thêm hèm bia và xác mì với số lượng lớn do
cỏ không đủ dáp ứng cho khẩu phần.
Ngoài ra, trại còn dự trữ rơm để phòng những ngày không có cỏ. Tuy nhiên
đây chỉ là thức ăn dự trữ ít được sử dụng.
2.4 Sơ lược về giống bò Holstein Friesian (bò HF)
Bò Holstein Friesian có nguồn gốc từ Hà Lan vào thế kỷ 14. Bò có năng suất
cho sữa cao nên được nhiều nước ưa chuộng và tiến hành lai giống với bò tại địa
phương tạo ra các giống bò HF lai đặc trưng của nước mình như: Anh, Mỹ, Pháp,

Canada…Đặc điểm bò thuần có màu đen vá trắng hoặc trắng vá đen, thường có 6
điểm trắng là trước trán, đuôi và 4 chân. Hình thể: hình nêm, đầu thanh nhẹ, trán
phẳng sừng thanh và cong, cổ dài cân đối, da cổ có nhiều nếp gấp, không có yếm,
bốn chân dài khỏe, bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ. Thành thục sớm,
khoảng 15 - 16 tháng có thể phối giống. Trọng lượng cơ thể: con cái: 500 – 800 kg,
con đực: 750 – 1.100 kg. Năng suất sữa 6.000 - 8.000 kg/chu kỳ. Tỉ lệ mỡ sữa là 3,5
– 4,2%.
Bò sữa Hà Lan có tính tình ôn hòa, dễ quản lý, thích hợp cho việc nuôi tại các
trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình.
Năm 1920 bò HF được đưa vào Việt Nam. Tuy nhiên, do có nguồn gốc từ Hà
Lan, một nước có khí hậu khô lạnh nên giống này không phù hợp với điều kiện tại
nước ta. Để tăng khả năng thích nghi, bò đực HF thuần được lai giống với bò cái lai
sind tạo thành bò 3 máu.
Đặc điểm bò sữa lai:
-

Bò lai F1:

11


Mang 1/2 máu HF chịu đựng tương đối tốt điều kiện nóng ẩm, ít bệnh tật,
thành thục sớm, mắn đẻ. Hầu hết bò F1 có màu lông đen, một số con có vết lang
trắng ở dưới bụng, 4 chân, khấu đuôi, lưng hoặc sườn và trên trán. Tuổi phối giống
lần đầu là 17 -18 tháng. Khối lượng cơ thể con cái: 380 – 450 kg; con đực 500 –
550 kg; bê sơ sinh: 25 - 30 kg. Sản lượng sữa 2.500 – 3.000 kg/chu kỳ. Ngày cao
nhất đạt 15 – 20 kg. Tỉ lệ mỡ sữa là 3,8 – 4,2%.
-

Bò F2:

Mang 3/4 máu HF. Bò F2 có đặc điểm ngoại hình gần giống bò Hà Lan thuần,

màu lông lang trắng đen, động dục lần đầu vào 13 – 18 tháng tuổi. Khối lượng cơ
thể con cái: 400 – 500 kg; con đực: 600 – 700 kg; bê sơ sinh: 30 – 35 kg. Sản lượng
sữa chu kỳ 3.000 – 3.500 kg hoặc cao hơn. Tỉ lệ mỡ sữa là 3,4 – 3,8%.
-

Bò F3:
Mang 7/8 máu HF, sắc lông trắng nhiều hơn đen, tai tròn, ngắn, 4 chân và đuôi

trắng, lông dài xoắn, yếm thắt lên trên.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa
2.5.1 Giống
Xét về mặt di truyền, năng suất sữa là chỉ tiêu di truyền số lượng được nhận từ
bố mẹ. Tính trạng số lượng mang tính chất không ổn định. Đơn vị ước lượng mức
độ ảnh hưởng của tính trạng là hệ số di truyền (h2). Tính toán hệ số di truyền trên
các nhóm bò lai hướng sữa Việt Nam GS.Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự cho biết:
Hệ số di truyền về năng suất sữa biến động trong phạm vi 0,27 - 0,36, tỷ lệ mỡ
trong sữa là 0,31 - 0,37, tỷ lệ protein trong sữa là 0,28 - 0,36. Như vậy có thể thấy
gần 40% năng suất sữa đạt được của bò cái chịu sự khống chế bởi khả năng di
truyền của thế hệ trước. Điều này cho thấy các giống bò khác nhau thường có sản
lượng sữa khác nhau. Đôi khi sự khác nhau trên từng cá thể trong một giống cũng
thể hiện rõ rệt.
2.5.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản lượng sữa,
không chỉ vậy, dinh dưỡng còn là yếu tố góp phần quyết định đối với chất lượng

12



sữa và chất lượng bò đang khai thác. Khi nhà chăn nuôi áp dụng khẩu phần kích
thích sản xuất nhiều sữa (ít thức ăn thô, nhiều thức ăn tinh) sẽ làm giảm tỷ lệ mỡ
sữa và tăng tỷ lệ vật chất khô không béo (SNF) và ngược lại. Mức dinh dưỡng tốt
thường làm tăng sản lượng sữa và hàm lượng lactose nhưng làm giảm tỷ lệ béo,
protein, khoáng chất và ngược lại. Điều này cũng dễ giải thích vì sản lượng sữa bao
giờ cũng tỷ lệ nghịch với chất lượng. Sản lượng sữa tăng, cơ thể bò không đủ khả
năng đáp ứng yêu cầu chất lượng trong sữa là tất yếu.
Mức tăng giảm sản lượng trong cùng chu kỳ được chi phối bởi thành phần
dinh dưỡng trong thức ăn, khi cung cấp thiếu protein thì sản lượng không đạt đến
đỉnh cao rõ rệt, thiếu năng lượng thì sản lượng sữa giảm rất nhanh sau khi đạt đỉnh
cao.
2.5.3 Tuổi và tầm vóc thể trạng lúc sanh
Trong cùng một giống, bò có tầm vóc lớn sản xuất nhiều sữa hơn bò nhỏ con.
Bò trưởng thành sản xuất nhiều sữa hơn bò mới đẻ lứa đầu do tầm vóc phát triển lớn
hơn và bầu vú cũng phát triển đầy đủ hơn qua mỗi lần mang thai. Ở từng cá thể, sản
lượng sữa thường tăng dần theo lứa tuổi cho đến khi trưởng thành và sau đó giảm
dần. Nếu bò đẻ lứa đầu lúc 3 tuổi thì chu kỳ đầu sẽ cho nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu
lúc 2 tuổi, tuy nhiên nếu bò đẻ sớm thì khai thác được nhiều sữa và sản lượng sữa
toàn đời sẽ tăng lên.
Thể trạng lúc sanh cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trong chu kỳ ngay
sau đó.
Do phần lớn bò đều giảm trọng 50 – 100 kg trong những tuần lễ đầu chu kỳ
nên nếu bò có thể trạng tốt lúc sanh thì sẽ có nhiều năng lượng dự trữ trong cơ thể
dùng cho việc sản suất sữa trong giai đoạn quan trọng lúc đầu chu kỳ, giúp bò cho
lượng sữa lúc đỉnh cao nhiều hơn và duy trì lâu hơn.
Khi tuổi bò tăng lên hoặc số lứa đẻ tăng lên thì tỷ lệ mỡ sữa giảm dần, SNF
cũng giảm dần (chủ yếu do giảm lactose). Tuy nhiên sau lứa thứ 5 thì sự thay đổi rất
ít. Bò có thể trạng tốt lúc sanh có khuynh hướng sản suất sữa có tỷ lệ béo cao hơn.

13



2.5.4 Giai đoạn trong chu kỳ và sự mang thai
Trong mỗi chu kỳ, sự sản xuất sữa bắt đầu ở mức cao, tăng dần rồi đạt đỉnh
cao sau 6 – 10 tuần rồi giảm dần, tốc độ giảm này quyết định độ dài thực tế của chu
kỳ. Ở bò không mang thai, sau khi đạt đến đỉnh cao, lượng sữa giảm rất từ từ (mỗi
tháng giảm 5% so với tháng trước). Ở bò mang thai, sản lượng sữa giảm nhanh sau
tháng thứ 5 của thai kỳ, đến tháng thứ 8 lượng sữa giảm rõ rệt và cạn sữa vì thời
điểm này bào thai lớn làm giảm tính ngon miệng và giảm lượng thức ăn ăn vào dẫn
đến giảm sản lượng sữa.
2.5.5 Độ dài thời gian khô sữa
Bò có thời gian cạn sữa thích hợp sẽ cải thiện thể trạng lúc sanh dẫn đến việc
tăng sản lượng và tỷ lệ mỡ sữa trong 3 tháng đầu chu kỳ. Thời kỳ cạn sữa ngắn sẽ
cho sản lượng sữa thấp hơn trong chu kỳ kế tiếp. Thời kỳ cạn sữa quá dài sẽ kéo dài
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ làm giảm sản lượng sữa cả đời.
2.5.6 Sự động dục
Trong quá trình động dục lượng estrogen trong máu tăng làm ức chế prolactin
và giảm lượng thức ăn ăn vào có thể làm giảm sản lượng sữa tạm thời. Bò cao sản
thường chậm động dục lại sau khi sinh.
2.5.7 Kỹ thuật vắt sữa
Đây là yếu tố quan trọng thứ hai sau yếu tố dinh dưỡng ảnh hưỡng đến sản
lượng và chất lượng sữa. Vắt sữa đúng kỹ thuật có thể làm giảm sản lượng sữa. Vắt
sữa không kiệt thường chừa phần sữa có tỷ lệ béo cao trong bầu vú do đó hàm
lượng béo trong lần vắt sữa đó bị giảm, đồng thời sữa tồn đọng trong bầu vú dễ gây
viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa.
Để đảm bảo việc vắt sữa được thực hiện tốt cần chú ý:
-

Cố định giờ vắt sữa.


-

Cố định nơi vắt sữa.

-

Cố định người vắt sữa và màu áo người vắt sữa.

-

Cố định phương pháp vắt và phương pháp kích thích.

14


2.5.8 Sự tách bê
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giống bò thuộc nhóm Zebu vốn
thường được vắt sữa với sự có mặt của bê con. Khi bê con chết hay bị tách mẹ sẽ
làm chu kỳ vắt sữa bị rút ngắn và sản lượng giảm. Để đảm bảo sản lượng sữa chu
kỳ, không nên cho bò mẹ tiếp xúc với bê con ngay từ đầu.
2.5.9 Nhiệt độ môi trường
Bò đang cho sữa sinh nhiệt gấp đôi so với bò không cho sữa nên rất dễ chịu
ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, bò càng cao sản chịu ảnh hưởng càng nhiều đặc
biệt là trong giai đoạn đỉnh cao. Sản lượng sữa sẽ không bị ảnh hưởng trong phạm
vi nhiệt độ không khí từ 5 - 210C. Nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc cao hơn 210C sản
lượng sữa giảm từ từ. Nhiệt độ cao hơn 270C sản lượng sữa giảm rõ rệt. Tuy nhiên,
nhiệt độ thích hợp tối đa và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi giống bò có khác
nhau. Sản lượng sữa của bò Holstein Friesian giảm đi nhanh chóng khi nhiệt độ môi
trường cao hơn 210C, bò Brown Swiss và bò Jersey là khoảng 26 - 270C, còn bò
Brahman là 320C. Nhiệt độ thích hợp tối thiểu ở bò Jersey khoảng 20C, còn ở bò

Holstein Friesian không bị ảnh hưởng, thậm chí ở -130C.
Đặc biệt ẩm độ môi trường càng cao bò càng ít bị stress nhiệt. Nếu nuôi bò
trong điều kiện khí hậu nóng như ở TP. Hồ Chí Minh cần phải trang bị hệ thống làm
mát cho bò, vừa hạ nhiệt độ chuồng nuôi vừa tăng độ ẩm để đảm bảo không bị giảm
sản lượng sữa do stress nhiệt.
2.5.10 Bệnh tật
Bất kỳ tình trạng bệnh tật nào cũng làm ảnh hưởng sản lượng sữa. Viêm vú,
sốt sữa, xáo trộn tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm đều làm giảm sản lượng trong
thời gian bệnh và có thể ảnh hưởng đến lượng sữa toàn đời. Nếu bò có tình trạng
sức khỏe kém lúc đầu chu kỳ thì sản lượng sữa đỉnh cao và và lượng sữa toàn kỳ
cũng giảm. Sữa bò bị bệnh có hàm lượng Na và Cl cao phải bỏ do có vị mặn và vì
lý do cảm quan. Sữa từ vú viêm cũng có hàm lượng Na, CL, globulin và albumin
cao nhưng lượng lactose, kali và casein thấp. Ảnh hưởng của sữa viêm là SNF
giảm.

15


2.5.11 Thuốc
Nhiều loại thuốc bao gồm kháng sinh và các loại thuốc khác dùng trong điều
trị bệnh bò thường được thải vào sữa do đó sữa từ những bò bệnh cần được loại bỏ,
sau khi ngưng thuốc 4 – 5 ngày sữa mới được sử dụng.
2.6 Các kết quả nghiên cứu có liên quan
Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả thực hiện việc khảo sát khả năng sản xuất
sữa của giống bò Holstein Friesian. Tuy nhiên ở các địa phương hay thời điểm khác
nhau kết quả nghiên cứu thu được cũng khác nhau. Qua thu thập, tôi tổng kết được
một số tài liệu như sau:
Năm 2002: tác giả Nguyễn Văn Phục đã nghiên cứu đề tài “Khảo sát khả năng
sản xuất của đàn bò sữa tại trại chăn nuôi bò sữa Châu Thành – An Giang”.
Năm 2005: tác giả Phan Văn Trung thực hiện đề tài “ Khảo sát khả năng sản

xuất sữa tại xí nghiệp chăn nuôi Thân Cửu Nghĩa Châu Thành Tiền Giang”.
Năm: 2006: Tác giả Nguyễn Xuân Trường khảo sát khả năng sản xuất của đàn
bò sữa Holstein Friesian Chokchai tại xí nghiệp nhân giống bò sữa công nghệ cao
Delta – huyện Hóc Môn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2009: tác giả Nguyễn Thanh Chiêu đã tiến hành đề tài “ Khảo sát khả
năng sản xuất của đàn bò sữa nhập từ trại Chokchai , Thái Lan nuôi tại trại Delta,
Hóc Môn, Thành Phố. Hồ Chí Minh.
Các kết quả thu được của từng đề tài rất khác nhau, tuy nhiên cũng có những
điểm tương đồng. Các chỉ tiêu như trọng lượng và khả năng sinh sản trong các đề
tài đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Riêng chỉ tiêu
khả năng sản xuất sữa ngoài chịu ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh còn tăng dần
theo năm khảo sát của các tác giả. Có thể đây là sự phát triển về công tác giống
cũng như kỹ thuật chăm sóc của nhà chăn nuôi.

16


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012 tại trại bò
sữa Cô Năm xã Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này trên 76 con bò sữa sinh sản tại
trại bò Cô Năm.
3.2 Nội dung
Khảo sát khả năng sản xuất của đàn bò.
3.3 Các chỉ tiêu khảo sát
3.3.1 Trọng lượng gia súc trong thời gian khảo sát (kg)

Dùng thước dây chuyên dùng đo bò sữa để đo vòng ngực của từng cá thể
rồi so với kết quả trên thước đo để ước lượng trọng lượng của cá thể đó.
3.3.2 Khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản được khảo sát bằng cách phân theo nhóm giống: 1/2
máu HF; 3/4 máu HF; 7/8 máu HF tương ứng với F1; F2; F3.
3.3.2.1 Tuổi phối giống lần đầu (tháng)
Là thời gian tính từ khi bê cái mới sinh cho đến khi phối giống lần đầu
tiên. Chỉ tiêu này được khảo sát bằng cách tra cứu sổ sách lưu tại trại.
3.3.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)
Là thời gian tính từ khi bê cái sinh ra cho đến khi nó đẻ lứa đầu tiên.
3.3.2.3 Hệ số phối (lần)
Là số lần phối giống để có một lần đậu thai.

17


3.3.2.4 Thời gian phối giống lại sau khi sinh (ngày)
Là số ngày bò mẹ được phối giống lại sau khi sinh lần trước.
3.3.2.5 Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày)
Là khoảng cách tính theo ngày giữa hai lứa đẻ của bò mẹ không tính sảy
thai.
3.3.2.6 Tỉ lệ sống, chết sau khi sinh (%)
Là tỉ lệ phần trăm giữa số bê chết trên tổng số bê con sinh ra còn sống.
3.3.2.7 Tỉ lệ bê đực cái (%)
Là tỉ lệ phần trăm việc sinh ra bê đực, phần trăm sinh ra bê cái trên tổng
số bê con sinh ra và còn sống tại trại của nhóm khảo sát.
3.3.3 Khả năng sản xuất sữa
Trong chỉ tiêu này chúng tôi khảo sát trên 76 bò cái sinh sản nhưng do có
nhiều lần lấy sữa ở mỗi con nên số liệu tính toán dựa trên các lần lấy sữa tại
trại.

3.3.3.1 Sản lượng sữa theo tháng (kg)
Ở chỉ tiêu này chúng tôi thực hiện cân sản lượng sữa 3 lần mỗi tháng cho mỗi
cá thể bò. Sau đó dựa vào tháng cho sữa của từng cá thể tính trung bình các số
liệu thu được trong tháng tương ứng.
3.3.3.2 Sản lượng sữa chu kỳ (kg)
Dựa vào năng suất sữa theo tháng ta tính được sản lượng sữa chu kỳ.
3.3.4 Tiêu tốn thức ăn:
3.3.4.1 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể (g/kg sữa)
Tiêu tốn vật chất khô tổng thể (g/kg sữa) = vật chất khô của khẩu phần ăn
hằng ngày (g) / sản lượng sữa tương ứng (kg).
3.3.4.2 Tiêu tốn năng lượng tổng thể (Kcal/ kg sữa)
Tiêu tốn năng lượng tổng thể (Kcal/ kg sữa) = tổng năng lượng của khẩu
phần ăn trong ngày (Kcal) / sản lượng sữa tương ứng (kg).

18


3.3.4.3. Tiêu tốn đạm thô tổng thể (g/ kg sữa)
Tiêu tốn đạm thô tổng thể (g/ kg sữa) = đạm thô của khẩu phần ăn trong
ngày (Kcal) / sản lượng sữa tương ứng (kg).
3.4 Sơ bộ tính giá thành sản xuất sữa
Giá thành sản xuất 1 kg sữa = chi phí hàng ngày / sản lượng sữa hàng
ngày
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê sinh học (phần mềm xử lý minitab 15).
Sử dụng Microsoft Office Excel.

19



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua thời gian thực tập tại trại bò, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
4.1 Cơ cấu đàn bò đang cho sữa
Cơ cấu đàn bò đang cho sữa tại trại Cô Năm tính đến tháng 6 năm 2012 được
trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn bò cho sữa tại trại Cô Năm
Nhóm bò

Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

1/2 HF

16

21,05

3/4 HF

35

46,05

7/8 HF

25

32,90


Tổng

76

100

Bảng 4.1 cho thấy đàn bò tại đây phần lớn thuộc nhóm giống F2, F3, như vậy
nếu điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt sẽ có tiềm năng cho sản lượng sữa khá cao.
4.2 Trọng lượng bò trong thời gian khảo sát
Trọng lượng của đàn bò được tính vào cuối đợt khảo sát (tháng 6 năm 2012)
và được trình bày trong bảng 4.2 và biểu đồ 4.1.
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy trọng lượng đàn bò cao nhất thuộc nhóm
7/8 máu HF với 410,08 kg, nhóm 3/4 máu HF đứng thứ nhì với 404,89 kg và cuối
cùng là nhóm 1/2 máu HF với 392,69 kg. Sự khác biệt về trọng lượng tuy không
nhiều nhưng có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05. Trọng lượng có xu hướng
tăng dần theo tỉ lệ máu HF, điều này phù hợp với đặc tính sinh lý của các nhóm
giống.

20


Bảng 4.2: Trọng lượng đàn bò khảo sát qua các nhóm giống (kg)
Tham số

1/2 HF

3/4 HF

7/8 HF


N

16

35

25

392,69a

404,89ab

410,08b

SD (kg)

13,59

18,04

18,91

CV %

28,90

22,44

21,69


X

(kg)

F

*

Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một hàng có mẫu ký theo sau giống nhau thì
không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P <
0,05.

Trọng lượng ( kg )

420

410.08
404.89

410
400

392.69

390
380
1/2 HF

3/4 HF


7/8 HF

Nhóm bò
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng đàn bò khảo sát qua các nhóm giống
Sau đây là kết quả khảo sát của một số tác giả được trình bày trong bảng 4.3.
Theo bảng 4.3 cho thấy:
- Nhóm F1: trọng lượng trung bình đàn bò sữa tại trại Cô Năm là: 392,69 kg
tương đương với kết quả của tác giả Nguyễn Hoàng Duy (2003); cao hơn so với kết
quả của tác giả Nguyễn Văn Phục (2002) và thấp hơn các tác giả khác.

21


- Nhóm F2: trọng lượng trung bình của đàn bò khảo sát là 404,89 kg thấp hơn
kết quả của những tác giả khác.
- Nhóm F3: kết quả trọng lượng bò khảo sát tại trại là: 410,08 kg , cao hơn so
với kết quả của Nguyễn Văn Phục (2002) và thấp hơn so với kết quả của các tác giả
khác.
- Nhìn chung trọng lượng đàn bò sữa nằm trong khoảng trung bình so với các
khảo sát gần đây.
Bảng 4.3: Trọng lượng bò do một số tác giả khảo sát gần đây
Tác giả

Nơi khảo

Năm

sát


1/2 HF

3/4 HF

7/8 HF

Phan Văn Trai

1997

ĐHNL

416,10

410,20

438,00

Nguyễn Văn Yên

1998

Đồng Nai

411,00

429,00

447,00


Lê Minh Vân

2001

Đồng Nai

417,40

417,20

427,30

Nguyễn Văn Phục

2002

An Giang

388,60

429,80

350,20

Nguyễn Hoàng Duy

2003

Đồng Nai


392,00

410,00

416,00

Phan Văn Trung

2005

Tiền Giang

451,30

455,50

460,40

4.3 Khả năng sinh sản
4.3.1 Tuổi phối giống lần đầu (tháng)
Kết quả khảo sát chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu của bò tại trại Cô Năm được
trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2.
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cho thấy tuổi phối giống lần đầu thấp nhất là bò
nhóm máu F1: 16,3 tháng, kế tiếp là nhóm F3: 16,36 tháng cao nhất là F2: 16,69
tháng. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát dục của bò cái, thời gian phối
giống lần đầu trong khoảng 16 – 18 tháng.

22



Bảng 4.4: Tuổi phối giống lần đầu của bò (tháng)
Tham số

1/2 HF

3/4 HF

7/8 HF

N

16

35

25

(tháng)

16,13

16,69

16,36

SD (tháng)

2,03


2,07

1,85

CV (%)

7,88

8,06

8,84

X

F

ns

Ghi chú: ns không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P > 0,05.

Biểu đồ 4.2: Tuổi phối giống lần đầu của các nhóm bò.
Bảng 4.5: Tuổi phối giống lần đầu của bò do một số tác giả khảo sát gần đây
Nơi khảo

Tuổi phối lần

sát

đầu (tháng)


2004

Lâm Đồng

16,84

2009

TP. HCM

16,94

Tác giả

Năm

Phạm Ngọc Thiệp, Nguyễn Xuân Trạch
Nguyễn Thanh Chiêu

Bảng 4.5 cho thấy tuổi phối giống trung bình của đàn bò khảo sát là 16,39 thấp
hơn so với kết quả khảo sát của Phạm Ngọc Thiệp, Nguyễn Xuân Trạch (2004) và

23


×