Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GỪNG LÊN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA BROWN THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.17 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GỪNG LÊN KHẢ
NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ISA BROWN THƯƠNG PHẨM

Sinh viên thực hiện: TRẦN THANH TÙNG
Lớp: DH07TY
Ngành: Bác sỹ thú y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 8/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

TRẦN THANH TÙNG

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GỪNG LÊN KHẢ
NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ISA BROWN THƯƠNG PHẨM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng bác sỹ thú y


Giảng viên hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ KIM PHỤNG

Tháng 8/2012

 
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Trần Thanh Tùng.
Tên đề tài tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng sản xuất
và chất lượng trứng của gà Isa Brown thương phẩm”
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét của
Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 15/08/2012.
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Thị Kim Phụng.

 
 


LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và gia đình, người đã sinh
thành và dưỡng dục tôi trong suốt những năm qua để tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận

tình truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tại trường. Kiến thức thầy cô truyền
đạt là hành trang để tôi lựa chọn và hoàn thành đề tài này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sỹ Bùi Thị Kim
Phụng, cảm ơn cô đã luôn tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý
báu giúp em định hướng và hoàn thành khóa luận này.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình anh Huỳnh Thế Sơn đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi trong thời gian tôi học tại trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng như
khi tôi thực hiện đề tài này.

 
 


TÓM TẮT
Đề tài “ Ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng sản xuất và chất
lượng trứng của gà Isa Brown thương phẩm” được thực hiện từ ngày 19/02/2012
và kết thúc ngày 12/06/2012, tại trại gà của gia đình anh Huỳnh Thế Sơn (299/22
quốc lộ 62, phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An).
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, với 4
nghiệm thức. Thí nghiệm khảo sát trên 400 gà đẻ 27 tuần tuổi giống Isa Brown. Gà
được bố trí vào 4 lô thí nghiệm, mỗi lô 100 con. Lô 1 sử dụng thức ăn hỗn hợp cho
gà đẻ, lô 2 bổ sung gừng vào thức ăn với liều 1 g/kg, lô 3 bổ sung với liều 2 g/kg, lô
4 bổ sung 3 g/kg.
Qua 12 tuần khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số kết quả sau:
- Tỷ lệ đẻ của 4 lô lần lượt là: 90,32 %, 88,22 %, 84,52 %, 87,39 %.
- Trọng lượng trứng trung bình của lô 1, 2, 3, 4 là: 57,08 g, 56,29 g, 56,36 g,
57,58 g.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,88 kg (lô 1), 1,90 kg (lô 2), 1,96 kg (lô

3), 1,83 kg (lô 4).
- Tỷ lệ trứng loại thải ở 4 lô 1, 2, 3, 4 lần lượt là: 0,50 %, 0,74 %, 0,57 %, 0,25
%. Việc bổ sung gừng đã không làm ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà.
- Bổ sung gừng đã không cải thiện về tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng, độ dày vỏ,
độ đậm màu lòng đỏ, chỉ số Haugh và lợi nhuận không cao hơn lô không bổ sung.
- Phân loại trứng: AA (lô 1), AA (lô 2), A (lô 3), AA (lô 4).

 
 


MỤC LỤC
Trang tựa ................................................................................................................. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................... ii
Lời cảm tạ............................................................................................................... ii
Tóm tắt .................................................................................................................. iv
Mục lục................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
Danh sách các hình................................................................................................ ix
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích........................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về trứng và quá trình tạo trứng ........................................................... 3
2.1.1 Giá trị dinh dưỡng của trứng ......................................................................... 3
2.1.2 Sinh lý tạo trứng ở gia cầm ........................................................................... 4
2.1.3 Một vài yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng...................... 7

2.1.3.1 Dinh dưỡng................................................................................................. 7
2.1.3.2 Yếu tố ngoại cảnh....................................................................................... 8
2.1.3.3 Tuổi ............................................................................................................ 9
2.1.4 Đánh giá phẩm chất trứng ........................................................................... 10
2.1.4.1 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................ 10
2.1.4.2 Phân loại trứng ......................................................................................... 11
2.2 Đôi nét về giống gà Isa Brown....................................................................... 12
2.3 Giới thiệu về củ gừng ..................................................................................... 13
2.3.1 Đặc điểm của gừng...................................................................................... 13
2.3.2 Tác dụng của gừng ...................................................................................... 13

 
 


2.4 Các nghiên cứu liên quan ............................................................................... 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 15
3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành ..................................................... 15
3.1.1 Nội dung ...................................................................................................... 15
3.1.2 Thời gian và địa điểm.................................................................................. 15
3.2 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................. 15
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm .................................................................................. 15
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................... 15
3.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................ 16
3.3.1 Chuồng trại và dụng cụ ............................................................................... 16
3.3.2 Thức ăn và nước uống ................................................................................. 17
3.3.3 Vệ sinh – Thú y ........................................................................................... 18
3.3.3.1 Vệ sinh chuồng trại .................................................................................. 18
3.3.3.2 Công tác thú y .......................................................................................... 19
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi trên đàn gà sinh sản ...................................................... 19

3.4.1 Tỷ lệ đẻ (TLD) ............................................................................................ 19
3.4.2 Trọng lượng trứng bình quân (P) ................................................................ 20
3.4.3 Tiêu thụ thức ăn .......................................................................................... 20
3.4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng .............................................................. 20
3.4.5 Tỷ lệ loại thải .............................................................................................. 20
3.4.5.1 Tỷ lệ trứng loại thải .................................................................................. 20
3.4.5.2 Tỷ lệ gà loại thải ....................................................................................... 20
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát trứng ............................................................................. 20
3.5.1 Chỉ số hình dạng.......................................................................................... 20
3.5.2 Tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng ........................................................................ 21
3.5.3 Độ dày vỏ (mm) .......................................................................................... 21
3.5.4 Độ đậm màu lòng đỏ ................................................................................... 21
3.5.5 Chỉ số haugh (HU) ..................................................................................... 21
3.5.6 Phân loại trứng ............................................................................................ 22
3.6 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 22

 
 


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 23
4.1 Các chỉ tiêu trên đàn gà sinh sản .................................................................... 23
4.1.1 Tỷ lệ đẻ ........................................................................................................ 23
4.1.2 Trọng lượng trứng ....................................................................................... 25
4.1.3 Tiêu thụ thức ăn .......................................................................................... 26
4.1.4 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng .............................................................. 28
4.1.5 Tỷ lệ loại thải .............................................................................................. 30
4.1.5.1 Tỷ lệ trứng loại thải (TLTL) .................................................................... 30
4.1.5.2 Tỷ lệ gà loại thải (TLGL) ......................................................................... 31
4.2 Các chỉ tiêu khảo sát trứng ............................................................................. 33

4.2.1 Chỉ số hình dạng.......................................................................................... 33
4.2.2 Tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng ......................................................................... 34
4.2.2.1 Tỷ lệ lòng đỏ ............................................................................................ 34
4.2.2.2 Tỷ lệ lòng trắng ........................................................................................ 34
4.2.3 Tỷ lệ vỏ và độ dày vỏ .................................................................................. 35
4.2.4 Độ đậm màu lòng đỏ và chỉ số Haugh ........................................................ 36
4.2.5 Phân loại trứng ............................................................................................ 37
4.3 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 40
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 42
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 44

 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng chỉ tiêu phân loại trứng................................................................ 12
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 16
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng cám Guyomarc’h 421 .................................... 17
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ của 4 lô thí nghiệm qua các tuần khảo sát (%) ....................... 24
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng bình quân (g) .......................................................... 25
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày) .................................................... 27
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ cho 10 quả trứng (kg) ...................................... 29
Bảng 4.5 Tỷ lệ trứng loại thải (%) ....................................................................... 31
Bảng 4.6 Tỷ lệ gà loại thải (%) ........................................................................... 32
Bảng 4.7 Chỉ số hình dạng ................................................................................... 33

Bảng 4.8 Tỷ lệ lòng đỏ ......................................................................................... 34
Bảng 4.9 Tỷ lệ lòng trắng..................................................................................... 35
Bảng 4.10 Tỷ lệ vỏ và độ dày vỏ ......................................................................... 36
Bảng 4.11 Độ đậm màu và chỉ số Haugh ............................................................. 37
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 39

 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo một quả trứng gà ........................................................................ 5
Hình 2.2 Quá trình tạo thành trứng bên trong vòi trứng của gà mái ...................... 6

 
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đồ thị đẻ trứng................................................................................. 10

 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vần đề
Việt Nam là một nước đang phát triển, đời sống người dân còn phụ thuộc nhiều
vào nông nghiệp. Vì vậy, chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng

có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Đặc biệt, ngành chăn nuôi gia cầm có
rất nhiều ưu điểm như: tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh, khả năng chuyển hóa
thức ăn tốt hơn so với các thú khác, tạo ra sản phẩm có giá trị cao… nên ngành chăn
nuôi gia cầm cần được quan tâm hơn nữa.
Đồng thời, trong những năm gần đây, đời sống người dân ngày càng được nâng
cao. Người ta không chỉ muốn ăn no mặc ấm mà phải ăn ngon mặc đẹp. Chính vì
thế, ngành chăn nuôi gia cầm lấy trứng luôn nỗ lực để tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng cũng phải đem lại lợi nhuận
cao cho nhà chăn nuôi.
Được trồng phổ biến ở Việt Nam, cây gừng được biết đến với nhiều tác động tốt
cho cơ thể như điều hoà miễn dịch, kháng viêm, chống oxi hóa (Ali và cộng sự.,
2008), tăng cường việc hấp thu và tiêu hoá thức ăn do có những tác động tốt đến
hoạt động của những enzyme tiêu hoá, sự tiết dịch vị và nhu động ruột. Vì vậy, việc
bổ sung gừng vào thức ăn có thể sẽ cải thiện được khả năng sản xuất và chất lượng
trứng cho gà đẻ.
Xuất phát từ vấn đề trên và được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi chuyên
khoa, Khoa Chăn nuôi thú y và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Bùi Thị Kim Phụng,


 


chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng
sản xuất và chất lượng trứng của gà Isa Brown thương phẩm”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng sản xuất và chất lượng
trứng của gà Isa Brown nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn và tăng lợi
nhuận cho nhà chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu

Theo dõi, ghi nhận các chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chất lượng trứng của gà
ở các lô thí nghiệm.
So sánh hiệu quả bổ sung gừng lên khả năng sản xuất và chất lượng trứng.


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về trứng và quá trình tạo trứng
2.1.1 Giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất
đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các enzyme và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các
chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối.
Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh
dưỡng, lòng đỏ trứng gà có 13,6 % đạm, 29,8 % béo và 1,6 % chất khoáng. Chất
đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.
Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3 % chất đạm, chất béo và rất
ít chất khoáng.
Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan,
chất đạm của lòng trắng chủ yếu là albumin và cũng có thành phần các acid amin
tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin
thiết yếu có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân
nặng và chiều cao của trẻ em.
Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là lecithin vì lecithin thường có ít ở các
thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ
chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy lecithin có tác dụng điều
hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách
cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa



 


lượng cholesterol đáng kể (600 mg cholesterol/100 g trứng gà), nhưng lại có tương
quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol do vậy lecithin sẽ phát huy vai trò điều
hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra
khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng
như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng
có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D,
K). Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước. Cả trong lòng đỏ
và lòng trắng trứng đều có chất biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình
sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi,
chất biotin kết hợp với một protein là avidin làm mất hoạt tính của biotin, tạo phức
hợp biotin - avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của enzyme tiêu hóa. Khi
nấu chín, avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp biotin - avidin.
2.1.2 Sinh lý tạo trứng ở gia cầm
Khác với các loài động vật có vú, gia cầm mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn
trứng phía bên trái. Phần bên phải của bộ phận sinh dục thoái hóa khi gia cầm nở.
Lòng đỏ bắt đầu tích tụ vào nang noãn khi gia cầm được 2 tháng tuổi nhưng tụ
nhiều vào khoảng 7 – 11 ngày trước khi xuất noãn. Các chất trong lòng đỏ được tích
lũy theo vòng tròn đồng tâm. Một vòng đậm xen kẽ một vòng lợt (nhiều khoáng)
cách nhau 24 giờ. Lúc lòng đỏ bắt đầu tăng nhanh thì màng noãn được tạo nên dể
bọc lòng đỏ khi xuất noãn.
Mỗi lần buồng trứng phóng noãn, trứng sẽ rơi vào phễu vòi trứng, nằm ở đầu vòi
trứng. Ở đây, trứng được dẫn ra ngoài thông qua vòi trứng. Nếu có gà trống, sự thụ
tinh sẽ diễn ra ở vùng phễu vòi trứng, trước khi các thành phần khác của trứng được
hình thành. Dây treo trứng, một loại protein “dây thừng” màu trắng, có nhiệm vụ

giữ lòng đỏ trứng ở trung tâm lòng trắng, được tạo thành khi trứng ở trong phễu vòi


 


trứng. Mất ít nhất 30 phút để trứng di chuyển từ phễu vòi trứng xuống vùng bình
lớn của ống dẫn trứng. Ở vùng bình lớn, trứng được phủ lòng trắng bên ngoài.

Hình 2.1 Cấu tạo một quả trứng gà
Quá trình này mất khoảng 3 giờ, sau khi được phủ lòng trắng, trứng tiếp tục di
chuyển đến phần eo của ống dẫn trứng. Ở eo ống dẫn trứng, màng vỏ trứng được
tạo thành xung quanh trứng, và bao phủ lấy lòng trắng trứng. Quá trình này tương
đối nhanh, mất khoảng 1 giờ trước khi trứng di chuyển đến tử cung. Ở tử cung, vỏ
ngoài của trứng và màu sắc trứng sẽ được hình thành. Trứng trải qua giai đoạn lâu
nhất ở tử cung, mất khoảng 20 giờ để hoàn tất phần tạo hình, màu sắc và hình thành
vỏ trứng. Vỏ trứng chứa thành phần chính là calcium carbonate, được dẫn xuất từ sự
tích trữ canxi (Ca) bên trong cơ thể gà mái (47 %) và Ca trong chế độ ăn uống (53
%). Ta thấy vỏ trứng có hơn 50 % Ca đến từ khẩu phần ăn, do đó khẩu phần ăn giàu
Ca rất quan trọng để chắc chắn rằng vỏ trứng được cứng chắc. Sau khi rời tử cung
trứng sẽ xuống âm đạo, âm đạo thực chất không dính dáng gì đến sự tạo thành
trứng; tuy nhiên, nó phủ một lớp bảo vệ bên ngoài vỏ trứng gọi là biểu bì, hay


 


“phấn”, được hình thành xung quanh trứng chỉ ở giai đoạn trước khi gà đẻ. Lớp này
hơi trơn như dầu trên bề mặt trứng, làm cho trứng được đẻ dễ dàng và giúp bảo vệ
trứng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn khi nó đi ngang qua lỗ hậu môn. Tổng thời

gian tạo thành một quả trứng khoảng 25 giờ. Đối với gà mái đẻ mỗi trứng một ngày,
sau mỗi quả trứng được đẻ vào buổi sáng, giữa 30 đến 75 phút sau, trứng tiếp theo
sẽ rụng xuống phễu vòi trứng và quá trình lại tiếp tục bắt đầu.

Hình 2.2 Quá trình tạo thành trứng bên trong vòi trứng của gà mái


 


2.1.3 Một vài yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng
2.1.3.1 Dinh dưỡng
Điều kiện nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng trứng gia cẩm. Sản
lượng trứng sẽ bị giảm sút nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ
thể; tức là nếu gà mái nhận thức ăn ở mức độ không đủ đáp ứng yêu cầu của khẩu
phần duy trì và sản xuất thì gà sẽ giảm hoặc ngưng đẻ. Gà cũng có thể không đẻ nếu
các chất dinh dưỡng được cung cấp kém phẩm chất hay trong thức ăn thiếu các chất
nhất định cần thiết để tạo ra lòng đỏ. Có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng
của số lượng và chất lượng protein đối với sản lượng trứng. Khả năng gà mái sử
dụng protein của bản thân cơ thể sản xuất ra trứng hết sức hạn chế. Khi thiếu các
axit amin, gà mái ngừng đẻ đến 4, 5 ngày. Vì vậy, các axit amin như metionin,
lysin, triptophan và một số khác thường không đủ trong các khẩu phần có ý nghĩa
quan trọng đối với gia cầm.
Đối với các giống gia cầm đẻ nhiều như các giống gà chuyên trứng thì lượng
chất khoáng cần để tạo vỏ trứng cũng là rất lớn. Từ đó có thể hiểu được rằng, cung
cấp không đủ các chất khoáng, nhất là canxi và phospho cũng như mangan và các
nguyên tố khác sẽ làm giảm sản lượng trứng. Đối với các vitamin cũng thế. Trong
thời gian đẻ rộ, chim cần số lượng đầy đủ các vitamin theo một tỷ lệ vừa phải. Các
công trình nghiên cứu gần đây cũng nêu lên hiện tượng năng suất trứng được nâng
cao bằng cách bổ sung vitamin vào khẩu phần. Người ta đã xác định được mối

tương quan giữa hiện tượng thiếu vitamin với khả năng đề kháng kém của cơ thể
đối với các bệnh khác nhau (Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Không có mối quan hệ cụ thể giữa việc nuôi dưỡng gà mái tơ trước lúc bắt đầu
đẻ trứng với năng suất trứng ở giai đoạn tiếp sau. Trong một thời gian nhất định,
nuôi dưỡng theo khẩu phần thấp thì gà mái tơ bắt đầu đẻ trứng muộn hơn so với gà
được ăn đầy đủ và trứng đẻ lúc đầu có lớn hơn, nếu thức ăn được cải tiến thì chúng
tăng nhanh sản lượng và khối lượng trứng của hai nhóm sẽ nhanh chóng bằng nhau.


 


Cũng không có sự khác nhau về các chỉ tiêu như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ chết, nhu cầu chung
về thức ăn, thể trọng cuối cùng, tỷ lệ mỡ. Do đó, sự thành thục sinh dục sớm không
đảm bảo năng suất cao về sau. Vì vậy, để có năng suất trứng cao, trước hết cần thoả
mãn một cách tốt nhất nhu cầu các chất dinh dưỡng cho những gà mái có bản chất
di truyền tốt. Mặc dù khi cho ăn thiếu và xây dựng khẩu phần sai thì bản chất di
truyền không có tác dụng nhưng cũng không thể nâng cao khả năng sản xuất của gà
mái lên quá giới hạn do tính di truyền quy định.
2.1.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Ảnh hưởng của nhiệt độ. Thay đổi nhiệt độ trong ngày đêm ít ảnh hưởng đến
sản lượng trứng. Sự tăng giảm nhiệt độ từ từ và kéo dài có tác động yếu hơn là tăng
giảm mạnh đột ngột. Nhiệt độ tối ưu cho gà đẻ là 21 – 250 C, nhiệt độ thấp hơn thì
gà sẽ ăn nhiều, năng suất trứng không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn tăng lên. Khi
nhiệt độ tăng lên 270 C thì năng suất trứng giảm nhẹ, nếu nhiệt độ lên 300 C thì năng
suất trứng giảm nhanh, trọng lượng trứng giảm nhiều. Khí hậu nóng gà ăn ít nên
hàm lượng protein và canxi trong thức ăn phải tăng lên để đảm bảo cho nhu cầu tạo
trứng; đồng thời, khi nhiệt độ tăng cao gà thải nhiệt nhiều nên lượng khí CO2 thải ra
tăng mạnh dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo vỏ trứng, do đó trong những ngày nắng
nóng gà thường đẻ trứng vỏ mỏng, dễ vỡ, chất lượng trứng giảm. Trong các thí

nghiệm của mình, Wilson đã để gà mái tơ trong điều kiện nhiệt độ từ 21 đến 45,50
C, nhận thấy nhiệt độ trên 320 C ảnh hưởng lớn đến thân nhiệt. Khi nhiệt độ tăng
cao thì gà ăn ít hơn nhưng không phải tất cả các gà mái đều giảm ăn như nhau. Khi
nhiệt độ môi trường tăng thì hoạt động của tim kém, nhịp thở thì tăng lên ở độ nhiệt
270 C và đặc biệt tăng mạnh lúc 40,50 C (trích dẫn bởi Bùi Hữu Đoàn, 2009). Trong
giới hạn nhiệt độ quy định, ảnh hưởng của chế độ nhiệt đối với năng suất trứng
không phải là yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể gà mái. Khi nhiệt độ tăng thì gà
cảm thấy khó chịu, ăn kém, các quá trình trao đổi trong cơ thể căng thẳng và do đó
mà năng suất trứng giảm.


 


Ảnh hưởng của ánh sáng. Như đã biết, gà rất nhạy cảm với ánh sáng và sự
chiếu sáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của chúng. Ánh sáng tác động
vào mắt qua thần kinh thị giác, tác động vào tuyến yên làm tăng cường việc hình
thành hocmone và bằng cách đấy kích thích hoạt động các tuyến sinh dục. Thời gian
đẻ trứng phụ thuộc vào sự tiết hocmon kích thích sự hình thành thể vàng (LH),
hocmon này được tạo ra ở tuyến yên và gây ra sự rụng trứng. Chế độ chiếu sáng
làm tăng sức đẻ trứng có thể do sự thúc đẩy tiết hocmon kích thích sự phát triển của
bao noãn (FSH), hocmon này đẩy nhanh tốc độ phát triển của buồng trứng và tạo
thành thể vàng. Cả hai quá trình này (sự tiết ra hocmon LH liên quan với sự rụng
trứng và thời gian đẻ trứng và sự tiết ra hocmon FSH liên quan tới sự chín các bao
noãn và sức đẻ trứng) phụ thuộc lẫn nhau. Người ta khuyến cáo nên duy trì cường
độ chiếu sáng cho gà khoảng 16 giờ/ngày với thời gian chiếu sáng như sau:
Từ 4 – 6 giờ sáng: dùng ánh sáng đèn.
Từ 6 – 18 giờ chiều: dùng ánh sáng tự nhiên.
Từ 18 – 20 giờ đêm: dùng ánh sáng đèn.
Cường độ chiếu sáng duy trì ở 4 w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ.

2.1.3.3 Tuổi
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sản lượng và chất lượng trứng
thay đổi theo tuổi của gia cầm. Các giống gà chuyên trứng thường bắt đầu đẻ lúc 18
– 20 tuẩn tuổi; sau đó, tỷ lệ đẻ tăng lên rất nhanh, đến 30 – 32 tuần tuổi có thể đạt
95 – 97 % và duy trì đỉnh cao này đến 34 – 35 tuần tuổi. Đó là giai đoạn 1.
Ở giai đoạn 2, từ 35 – 50 tuần tuổi, đây là giai đoạn chính. Tỷ lệ đẻ bắt đầu
giảm dần xuống, cuối giai đoạn này tỷ lệ đẻ còn khoảng 75-80 %. Sự giảm dần số
trứng trong thời kỳ này phần lớn do kéo dài thời gian tạo một quả trứng kể cả việc
tụ lòng đỏ vào nang noãn khi thú già dần.


 


Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ sau tuần tuổi thứ 50 trở đi. Tỷ lệ đẻ giảm xuống, đến
66 tuần tuổi chỉ còn 60-70 % và thường kết thúc giai đoạn đẻ trứng tại đây. Hành vi
ấp trứng, thay lông hoặc thay đổi lượng thức ăn tiêu thụ là nguyên nhân chính đưa
đến ngưng đẻ.
Các giai đoạn của quá trình đẻ trứng được Balkar Bains mô tả trong Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1: Đồ thị đẻ trứng
Gà già (>70 tuần tuổi) có năng suất trứng thấp, trứng có vỏ mỏng hoặc trứng dễ
vỡ. Điều này có thể do giảm tiết estrogen từ buồng trứng và giảm hấp thu Ca từ tá
tràng. Tỷ lệ đẻ và phẩm chất trứng giảm nhưng kích cỡ trứng tăng theo tuổi; tuy
nhiên, thành phần axit amin của lòng đỏ và lòng trắng không thay đổi.
2.1.4 Đánh giá phẩm chất trứng
2.1.4.1 Các chỉ tiêu khảo sát

10 
 



Trọng lượng trứng: được dùng để phân loại trứng, trứng AA lá trứng rất lớn với
trọng lượng trên 65 g, trứng A có trọng lượng từ 53 – 65 g, trứng B từ 48 – 53 g và
trứng C nhỏ hơn 48 g.
Chỉ số hình dạng: trứng bình thường có chỉ số hình dạng từ 0,74 – 0,85 là trứng
có hình dáng đặc trưng hình elip. Trứng quá tròn hoặc quá dài là trứng không bình
thường
Tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng : theo Bùi Hữu Đoàn (2009) thì trung bình tỷ lệ
phần trăm trọng lượng của lòng đỏ và lòng trắng trong trứng gia cầm gồm: lòng
trắng: 56 – 58 %, lòng đỏ: 30 – 32 %.
Tỷ lệ vỏ và độ dày vỏ: vỏ chiếm 10 – 12 % khối lượng trứng, chức năng của vỏ
là tạo hình dáng của trứng, bảo vệ lòng trắng, lòng đỏ, nguồn cung cấp Ca cho
xương phôi thai, duy trì sự lưu thông, trao đổi không khí giữa phôi thai và môi
trường ngoài (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Đối với trứng ăn thì chức năng cung cấp Ca
cho phôi thai và trao đổi khí là không cần thiết. Tuy nhiên nếu tỷ lệ vỏ quá cao sẽ
làm giảm tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng, tỷ lệ thấp và vỏ mỏng làm trứng dễ bị hư hại
bởi các tác nhân vật lý, vi sinh vật …
Độ đậm màu lòng đỏ và chỉ số Haugh: đây là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá phẩm chất trứng. Độ đậm màu lòng đỏ được đo bằng quạt màu có chia độ từ 1
đến 15. Trứng gà có màu lòng đỏ dưới 6 là lòng đỏ nhạt màu, màu lòng đỏ từ 7 trở
lên là tốt. Người ta dựa vào chỉ số Haugh để đánh giá độ nhớt của lòng trắng đặc
thông qua mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và trọng lượng trứng. Chỉ số
Haugh được dò theo bảng đã ghi nhận sẵn. Trứng tốt là trứng có chỉ số Haugh từ 74
– 89. Khi trứng để lâu hoặc phẩm chất kém, chỉ số Haugh sẽ thấp.
2.1.4.2 Phân loại trứng
Lô trứng được xếp hạng:

11 
 



- Hạng AA khi đạt 80 % loại AA
- Hạng A khi đạt 80 % loại A
- Hạng B khi đạt 80 % loại B
Bảng 2.1 Bảng chỉ tiêu phân loại trứng

Vỏ

Loại AA

Loại A

Loại B

Loại C

Sạch, không

Sạch, không

Sạch, vết mờ,

Vết bẩn, dính

nứt, hình dạng

nứt, hình dạng

không nứt, kỳ


phân, máu, kỳ

chuẩn

chuẩn

hình, nhỏ, quá

hình, vỏ nhăn

tròn
Buồng

< 0,8 cm cố

khí

định

Lòng

< 1 cm cố định

< 1,2 cm cố

> 1,2 cm

định


Trong, vun cao, Trong, vun cao,

Trong, chảy

Loãng, vết máu,

trắng

HU > 75

HU 60 - 75

lan, HU 31 – 60

vật lạ, HU < 31

Lòng

Vun cao, chắc,

Vun cao, hơi

Chảy, không

Loãng, dễ vỡ, vết

đỏ

màu > 6, không


chảy, màu

chắc, có vết nhẹ

rõ, màu lợt

vết

vàng, không vết

2.2 Đôi nét về gống gà Isa Brown
Isa Brown là giống gà chuyên trứng được nuôi khá phổ biến trên thế giới.
Giống gà này được tạo ra ở Pháp với nhiều đặc tính tốt như: có sức đề kháng cao
với bệnh tật, có thể nuôi được trên nhiều loại khí hậu, chất lượng trứng tốt…
Về ngoại hình, gà bố có bộ lông màu nâu, gà mẹ màu trắng, nhưng con lai
thương phẩm lại có lông màu nâu. Một con gà Isa Brown mái thương phẩm đẻ
khoảng 280 trứng/năm, khối lượng trứng 58 – 60 g/quả, vỏ trứng màu nâu. Theo
Nguyễn Thị Mộng Nhi (2010), sản lượng trứng của một con gà Isa Brown mái trong
giai đoạn 20 – 72 tuần tuổi đạt 303 quả. Còn theo Võ Bá Thọ (1996) thì gà bắt đầu

12 
 


đẻ vào lúc 19 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 50 % vào tuần 21, đạt đỉnh cao (93 %) vào tuần
thứ 26 – 33 và chỉ còn lại 73 % vào tuần 76.
2.3 Giới thiệu về gừng
2.3.1 Đặc điểm của gừng
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe,


thuộc họ gừng

(Zingiberaceae); là cây thân cỏ, cao khoảng 1 – 1,3 m. Thân rễ (một đoạn của thân
cây nằm ngang dưới mặt đất mà từ các mắt của nó mọc ra các rễ và chồi) dạng củ
phân nhiều nhánh. Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, phân
nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều đốt, kích thước không đều, dài 3 – 7
cm, dày 0,5 – 1,5 cm, mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở
đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá khô
(vảy), vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, lõi tròn rõ, mùi thơm, vị cay nóng. Lá
không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo, thắt lại ở gốc, đầu nhọn dài 15
– 20 cm, rộng 2 cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá song song.
Bẹ nhẵn, có thể ôm vào nhau thành một thân giả. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ
thân rễ, thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi
màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen.
Thân rễ gừng chứa 2 – 3 % tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất
hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35 %), ar-curcumenen (17 %), βfarnesen (10 %) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol,
linalol, borneol. Nhựa dầu chiếm 5 %; trong đó chứa 20 – 25 % tinh dầu và 20 – 30
% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và
zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn
chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
2.3.2 Tác dụng của gừng

13 
 


Theo Đông y, gừng gọi là Khương, gừng tươi thì gọi là Sinh khương còn gừng
khô thì gọi là Can khương. Gừng có vị cay, tính ấm, vào kinh phế, tỳ, vị, thận và đại
trường. Có tác dụng tán hàn, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đau bụng lạnh, tiêu hóa
kém…

Các công trình nghiên cứu gần đây cho rằng, gừng có tác dụng ngăn cản sự tăng
cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan. Ngăn
chặn sự tạo thành cục máu đông, làm giảm huyết áp. Ức chế thần kinh trung ương,
ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng; do đó,
gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa. Tác dụng chống ôxy hóa, chống lão
hóa. Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh,
chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm (Ali và cộng sự., 2008).
Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt,
dịch mật, kích thích nhu động ruột. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có
ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng
làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại
vi trùng gây bệnh dạ dày (Trần Xuân Thuyết).
2.4 Các nghiên cứu liên quan
Gừng là loại cây được trồng rất phổ biến ở những nước có khí hậu nhiệt đới như
Việt Nam. Việc nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với cơ thể đã được thực hiện
từ rất lâu, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên nào về việc bổ sung gừng vào thức ăn
chăn nuôi. Một số nghiên cứu liên quan được thực hiện trong những năm gần đây
chủ yếu là việc bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi – nghệ – gừng vào thức ăn cho gà
thịt. Tiêu biểu như nghiên cứu của Trần Phi Ất (2008) về hiệu quả của việc bổ sung
tỏi – nghệ – gừng và rau đến sự sinh trưởng của gà thả vườn; nghiên cứu của Đinh
Quang Tuấn (2009) về ảnh hưởng của chế phẩm tỏi – nghệ – gừng và rau xanh
trong thức ăn đến năng suất và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng…

14 
 


×