Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Vua Lý Nam Đế Với Căn Cứ Động Khuất Lão, Xã Văn Lương, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 130 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ - HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TAM NÔNG - VIỆN SỬ HỌC

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“VUA LÝ NAM ĐẾ VỚI CĂN CỨ ĐỘNG KHUẤT LÃO,
XÃ VĂN LƯƠNG, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ”

Phú Thọ - 2014
1


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“VUA LÝ NAM ĐẾ VỚI CĂN CỨ ĐỘNG KHUẤT LÃO,
XÃ VĂN LƯƠNG, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ”

2


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ - HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TAM NÔNG - VIỆN SỬ HỌC

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“VUA LÝ NAM ĐẾ VỚI CĂN CỨ ĐỘNG KHUẤT LÃO,
XÃ VĂN LƯƠNG, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ”

Phú Thọ - 2014
3


Tượng Vua Lý Nam Đế tại Đền thờ Lý Nam Đế thuộc Gò Cổ Bồng
khu 2, xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ



4


LỜI GIỚI THIỆU

Tam Nông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, diện
tích tự nhiên 15.596,92 ha, dân số trên 84.000 người; 20 đơn vị hành chính trực
thuộc huyện, bao gồm 19 xã và 01 thị trấn, với 172 khu dân cư. Toàn huyện hiện
có 20 dân tộc (Kinh, Tày, Thái, Mường, Hoa, Nùng, H.Mông, Dao, Sán Chung,
Co Ho, Thổ, Tà Ôn, La Chí, Lô Lô…). Đảng bộ huyện có 42 cơ sở đảng với
5.867 đảng viên (tính đến tháng 12/2013).
Huyện Tam Nông có vị trí, địa lý, kinh tế thuận lợi; là cửa ngõ, cầu nối
giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc. Được tỉnh và
Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp tạo điều kiện cho
sự phát triển chung của huyện. Cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và đặc
biệt là Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống
nhất, tập trung sức lực và trí tuệ xây dựng huyện Tam Nông ngày càng giàu đẹp,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tư tưởng
của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, các chủ trương lớn của tỉnh cũng như của huyện đề ra,
tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn
địa. Với diện tích đất đai, tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển
nông nghiệp đa dạng, phong phú, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng
đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Mặt khác, xuất phát từ tiềm năng đất đai và tài
nguyên, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, huyện Tam Nông có nhiều lợi thế
phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại. Những năm qua, kinh tế
của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: Sản xuất lương thực,

thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, phát triển vùng nguyên liệu giấy, sản xuất vật liệu
xây dựng, sản xuất hàng sơn mài, nhựa sơn, mây tre đan, nghề mộc gia dụng...,
cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Huyện Tam Nông 三 三, tỉnh Phú Thọ hiện nay, từ đời Trần (1225-1400) trở
về trước gọi là châu Cổ Nông 三 三 . Thời thuộc Minh (1407-1427), vẫn gọi là
châu Cổ Nông, thuộc vào phủ Đà Dương. Tháng 3 năm Quang Thuận thứ 10
(1469), vua Lê Thánh Tông định bản đồ trong cả nước, gồm 12 thừa tuyên,
trong đó Thừa tuyên Sơn Tây, có sáu phủ là: Quốc Oai, Tam Đái, Lâm Thao,
Đoan Hùng, Đà Dương và Quảng Oai. Phủ Đà Dương quản lãnh 2 huyện là Tam
Nông và Bất Bạt1. Như vậy, tên huyện Tam Nông xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1469 dưới triều Lê Thánh Tông, và được đổi từ Cổ Nông mà thành (Bài tham
luận tại Hội thảo khoa học Vua Lý Nam Đế với căn cứ Động Khuất Lão, xã Văn
Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ của PGS.TS Nguyễn Minh Tường - Viện
Sử học).
1

Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục, H. 1998, tập 1, tr. 1076.

5


Huyện Tam Nông có trung tâm Thủ Phủ Hưng Hoá là tỉnh lỵ của tỉnh Phú
Thọ xưa, là vùng đất cổ có nhiều tầng văn hóa liên quan tới thời đại Hùng
Vương). Nơi đây xưa kia đã diễn ra cuộc kháng chiến trong phong trào Cần
Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, gắn liền với tên tuổi Danh nhân
văn hóa Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890). Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm
lược, Tam Nông đã vinh dự đón Chủ Tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường
Chinh - Tổng Bí thư của Đảng về ở làm việc trong những ngày đầu toàn Quốc
kháng chiến (tháng 3/1947). Năm 2005 Đảng bộ và nhân dân Tam Nông Vinh dự

được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống
Pháp, Huân chương lao động hạng nhì thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt nơi đây xưa kia đã diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Lương
của Vua Lý Nam Đế (Tên huý là Lý Bôn, Lý Bí) là người xưng Đế đầu tiên của
nước Nam, lấy tên hiệu nước ta là Vạn Xuân; cuộc đời và sự nghiệp của Ông
gắn liền với cuộc chiến tranh chống lại phong kiến phương Bắc từ năm 541 548 (Thế kỷ thứ VI sau Công nguyên). Quê hương của ông tại Thôn Cổ Pháp, xã
Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Hội thảo Khoa học - Một số vấn
đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của Vua Lý Nam Đế được tổ chức tại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội tháng 12 năm 2012
Lý Bí (còn có tên gọi là Lý Bôn) sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (tức
ngày 17 tháng 10 năm 503). Căm thù giặc Lương tàn bạo, ông đã triệu tập nhân
dân cùng các hào kiệt nổi dậy chống lại quân Lương từ năm 541 đến cuối năm
542. Sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đến tháng Giêng năm 544 Lý Bí tự xưng
là Lý Nam Đế (nhà Tiền Lý), lên ngôi đặt niên hiệu là Thiên đức (đức trời), lập
trăm quan, đặt tên nước ta là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền
đến muôn đời. Đến tháng 6 năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu làm thứ sử
Giao Châu, Trần Bá Tiên làm tư mã xâm lấn nước Vạn Xuân. Trần Bá Tiên
chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Sau
một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, ông đem 2 vạn quân từ đất Lạo sang
đóng ở hồ Điển Triệt. Đến đêm, mưa lũ, nước sông lên mạnh, tràn ngập vào hồ.
Nhân cơ hội đó Trần Bá Tiên đem quân theo dòng nước tiến vào. Quân Vạn
Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ. Lý Nam Đế phải lui về động Khuất Lão
( trước kia thuộc xã Cổ Tiết, nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ), trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến. Năm
548, Lý Nam Đế ốm nặng rồi mất tại động Khuất Lão.
Việc xác định Động Khuất Lão thuộc gò Cổ Bồng là nơi an nghỉ cuối
cùng của Lý Nam Đế là vấn đề lịch sử còn có một số ý kiến khác nhau. Với tấm
lòng tri ân sâu sắc công lao to lớn của vị vua xưng Đế đầu tiên của dân tộc, từ ý
thức trách nhiệm với vị vua có vị thế trong lịch sử nước nhà; trong nhiều năm
qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tam Nông luôn tìm

tòi, sưu tầm những cứ liệu lịch sử gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vị Hoàng
Đế đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Với ý nghĩa tôn vinh người Anh hùng dân tộc, nhân dịp kỷ niệm 1465
năm ngày mất của Đức Lý Nam Đế (548 - 2013). Được sự quan tâm của Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông phối hợp
6


Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa
học “Vua Lý Nam Đế với căn cứ Động Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, sử học, nhà
nghiên cứu đầu ngành về lịch sử Việt Nam của Trung ương và tỉnh Phú Thọ. Tại
Hội thảo các nhà Khoa học đã tiếp tục khẳng định quê hương, công lao to lớn
của Vua Lý Nam Đế trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,
Hội thảo đã đi đến thống nhất nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Lý Nam Đế: Tại
căn cứ Động Khuất Lão thuộc gò Cổ Bồng, khu 02 xã Văn Lương, huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu, điền dã, tìm tòi
những giá trị chân thực của lịch sử; kết quả tâm huyết của các nhà khoa học, sử
học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong nước và tỉnh Phú Thọ cùng các
đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông. Mảnh đất địa
linh nhân kiệt Tam Nông rất vinh dự và tự hào được đón nhận Lý Nam Đế chọn
làm căn cứ chiến đấu chống quân Lương, trao binh quyền và là nơi an nghỉ cuối
cùng của Người.
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Vua Lý Nam Đế với căn cứ Động
Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” là tập hợp những
bài tham luận của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ; các nhà khoa học, sử học,
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các tư liệu, chứng cứ lịch sử, các địa danh liên
quan gắn với sự nghiệp của Đức Lý Nam Đế. Đồng thời, đây cũng là thể hiện
trách nhiệm, tình cảm, tấm lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện
Tam Nông tri ân công lao của Đức Lý Nam Đế.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Thọ; cảm ơn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam, Viện Sử học, Viện Hán Nôm; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, các nhà nghiên cứu văn hóa Dân gian của tỉnh Phú Thọ. Xin trân trọng cảm
ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, Hà Nội; huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên. Các cấp Ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ nguyện sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông,
phát huy truyền thống huyện Anh hùng tiếp tục xây dựng mối quan hệ gắn bó
với các địa phương liên quan đến công lao và sự nghiệp của Đức Lý Nam Đế để
xây dựng quê hương Tam Nông ngày càng giàu đẹp văn minh.
HUYỆN ỦY - HĐND - UBND HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH PHÚ THỌ

BÀI PHÁT BIỂU CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH PHÚ THỌ
Hà Kế San

7


Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
Kính thưa các nhà khoa học!
Thưa các vị đại biểu khách quý!
Thưa toàn thể Hội thảo!
Đến dự hội thảo khoa học: Vua Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão,
xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ hôm nay. Thay mặt Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ tôi xin nhiệt liệt chào mừng và xin được trân trọng
cảm ơn đối với các nhà khoa học, các Giáo sư, những nhà nghiên cứu, nhà quản
lý và các vị đại biểu đã hết lòng vì sự nghiệp văn hóa Việt Nam nói chung và di

sản văn hóa của tỉnh Phú Thọ nói riêng, đã giành thời gian dự hội thảo khoa học
này. Kính chúc các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các vị đại biểu, các đồng chí
và các bạn mạnh khỏe, nhiều thành công; Chúc hội thảo khoa học Vua Lý Nam
Đế với căn cứ động Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam Nông đạt kết quả tốt
đẹp!
Kính thưa hội thảo!
Phú Thọ, đất Tổ Hùng Vương còn lưu giữ trong mình kho tàng di sản văn
hóa vô cùng quý báu. Theo hồ sơ quản lý của ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tới đầu năm 2012 tỉnh Phú Thọ đã bước đầu kiểm kê được 1.372 di tích lịch
sử văn hóa gồm: 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc
hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong số đó
có di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Quốc gia đặc biệt và 73 di tích được
xếp hạng Quốc gia; 219 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Có 260 lễ hội, gồm
223 lễ hội dân gian, 05 lễ hội tôn giáo, 32 lễ hội cách mạng; hiện còn 47 lễ hội
đang được duy trì hoạt động hàng năm. Phú Thọ vinh dự có di sản Hát Xoan đã
được UNESCO công nhận là di di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
của nhân loại; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền
thống, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Phú Thọ.
Thưa các vị đại biểu, khách quý, các đồng chí và các bạn!
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, với địa thế chiến lược
có sông, có núi, thuận lợi cho tiến công và phòng ngự. Địa bàn tỉnh Phú Thọ
được các thế hệ cha ông lựa chọn làm nơi tổ chức luyện quân, phòng ngự, tác
chiến chống giặc, trong đó có địa bàn các huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Tân
Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Thủy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (phía trước
có hệ thống sông Thao, sông Đà án ngữ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng;
phía sau là hệ thống núi cao với nhiều hang động tiếp giáp với các tỉnh Tây Bắc
của đất nước). Nhiều địa điểm lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn ghi lại dấu

tích lịch sử này, trong đó có căn cứ động Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam
Nông được Vua Lý Nam Đế lựa chọn trong cuộc chiến chống quân Lương.
8


Vic Hi khoa hc Lch s Vit Nam cựng Vin S hc phi hp vi S
Vn húa, Th thao v Du lch; UBND huyn Tam Nụng, tnh Phỳ Th t chc
hi tho khoa hc v Vua Lý Nam vi cn c ng Khut Lóo, xó Vn
Lng, huyn Tam Nụng, tnh Phỳ Th cú ý ngha ht sc quan trng, khụng
nhng b sung t liu lm sỏng t v cuc i, thõn th, s nghip, vai trũ ca
Vua Lý Nam trong phong tro khỏng chin chng quõn xõm lc nh Lng
th k th VI v s nghip gi nc Vn Xuõn trong lch s; nghiờn cu mt
cỏch ton din v cuc khỏng chin chng quõn Lng th k th VI ca Vua
Lý Nam trờn a bn huyn Tam Nụng, tnh Phỳ Th. Khng nh c v
th a ca huyn Tam Nụng, tnh Phỳ Th, trong bi cnh chung ca Quc gia
Vn Xuõn vo gia th ký th VI; xỏc nh ng Khut Lóo l cn c chin u
ng thi cng l ni an ngh cui cựng ca Vua Lý Nam ; xỏc nh cỏc a
im, cn c chng quõn Lng v s úng gúp ca nhõn dõn cỏc dõn tc huyn
Tam Nụng trong phong tro chng quõn Lng. Gúp phn giỏo dc truyn thng
u tranh dng nc v gi nc ca dõn tc Vit Nam, th hin o lý "Ung
nc nh ngun", lũng t ho dõn tc v phc v phỏt trin du lch; ng thi
tip tc cng c, hon thin h s ngh cụng nhn Di tớch lch s cp Quc
gia n th Vua Lý Nam ti Gũ C Bng, xó Vn Lng, huyn Tam Nụng.
Thụng qua hi tho chỳng ta cựng nhau trao i, nhn din c giỏ tr
di sn vn húa; xỏc nh c nhng giỏ tr tiờu biu ca di tớch n th v
Lng m Vua Lý Nam . Kt qu ca cụng vic ny s tip tc gúp phn
khng nh v cao giỏ tr vn húa Vit Nam, lm cho nhn thc ca nhõn dõn
cng nh gii khoa hc thy rừ hn ý ngha, giỏ tr, vai trũ ca Vua Lý Nam
- Nh Tin Lý vi cụng cuc khỏng chin chng quõn xõm lc nh Lng
th k VI, m u cho cụng cuc 1000 nm chng Bc thuc ca dõn tc Vit

Nam trờn quy mụ c nc.
Tụi hy vng rng, vi tinh thn trỏch nhim, vi s nhit tỡnh ca cỏc nh
khoa hc, cỏc giỏo s, tin s, nh nghiờn cu, nh qun lý v cỏc v i biu
tham d hi tho hụm nay chỳng ta s lm c iu ú. Kt qu ca hi tho s
thc s gúp phn bo tn v phỏt huy giỏ tr di sn vn húa Vit Nam ngay trờn
vựng t T Hựng Vng.
Tnh Phỳ Th xin trõn trng ghi nhn, tip thu nhng ý kin ca cỏc nh
khoa hc, cỏc nh nghiờn cu s hc, vn húa hc, cỏc nh qun lý, cỏc v i
biu ó tham gia úng gúp trớ tu trong cuc hi tho khoa hc y ý ngha ny.
V phớa tnh Phỳ Th, chỳng tụi s c gng lm tt hn na cụng tỏc
nghiờn cu, tụn to, tu b v phỏt huy giỏ tr cỏc di tớch lch s vn húa gn vi
Vua Lý Nam trờn t Phỳ Th thụng qua ú giỏo dc tinh thn yờu nc,
lũng t ho, t tụn dõn tc cho th h tr vựng t T Hựng Vng giu truyn
thng lch s v vn hin.
Xin trõn trng cm n v kớnh chỳc cỏc nh khoa hc, cỏc ng chớ v cỏc
bn sc khe v hnh phỳc./.
Phát biểu chào mừng của lãnh đạo
huyện tam nông, tỉnh phú thọ
9


Triệu Quang Kết
Phó Bí thư Huyện ủy
Chủ tịch UBND huyện
Kính thưa các vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học!
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phong trào kháng
chiến chống quân Lương giữa thế kỷ thứ VI do Lý Bí lãnh đạo tuy chỉ diễn ra
trong một thời gian ngắn nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất
khuất của quê hương Tam Nông, Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói
chung. Hội thảo khoa học "Vua Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão, xã Văn

Lương, huyện Tam Nông" là dịp để chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ một số vấn
đề về Vua Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão - nơi an nghỉ cuối cùng của
Ngài; về Lăng mộ Vua cùng các địa danh liên quan khác trong cuộc kháng chiến
chống quân Lương của Lý Nam Đế.
Hôm nay, tại thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ
xưa, UBND huyện Tam Nông phối hợp Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Phú Thọ tổ chức Hội thảo khoa học "Vua Lý Nam Đế với căn cứ động
Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam Nông". Thay mặt Huyện ủy - HĐND UBND - UBMTTQ huyện Tam Nông tôi xin nhiệt liệt chào mừng các vị đại
biểu, các nhà khoa học tham dự Hội thảo, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Kính thưa các vị đại biểu! Thưa các nhà khoa học!
Vua Lý Nam Đế (tên huý là Lý Bôn, Lý Bí) là người xây dựng nhà nước độc
lập đầu tiên của dân tộc ta trong thời Bắc thuộc - nhà nước Vạn Xuân. Cuộc đời và
sự nghiệp của Ông gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc từ năm 541 - 548 (thế kỷ thứ VI sau Công nguyên).
Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (tức ngày 17 tháng 10 năm 503).
Từ nhỏ Lý Bí rất thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì Cha mất; 7
tuổi thì Mẹ mất, Ông đến ở với chú ruột. Một hôm có vị Pháp tổ thiền sư đi
ngang qua trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi
dạy. Sau hơn 10 năm đèn sách chuyên cần, Lý Bí đã trở thành một người học
rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa
phương. Căm thù giặc Lương tàn bạo, ông đã triệu tập nhân dân cùng các hào
kiệt nổi dậy chống lại quân Lương từ năm 541 đến cuối năm 542. Sau khi đánh
đuổi quân xâm lược, mùa Xuân, tháng Giêng năm Quý Hợi (544) nhân thắng
giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc
hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời. Ông cho dựng điện
Vạn Thọ làm nơi triều hội.
Đất nước thanh bình trong một thời gian ngắn, thì đến tháng 6 năm Giáp Tý
(545), nhà Lương cử Dương Phiêu, Trần Bá Tiên... đem quân tiến sang đánh Giao
Châu. Vua Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống cự, nhưng bị thua ở Chu Diên,

lại thua ở cửa sông Tô Lịch, nên phải rút quân về thành Gia Ninh (thuộc huyện
Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Trước tình thế bất lợi, vua lại cho rút quân về Tân
Xương để củng cố lực lượng, sau đó cho quân ra tiến đánh quân giặc tại hồ Điển
10


Triệt (nay thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), nhưng không
giành thắng lợi. Thế cô, lực lượng mỏng, Lý Nam Đế tiếp tục lui giữ động Khuất
Lão (trước kia thuộc xã Cổ Tiết, nay thuộc khu 02 xã Văn Lương, huyện Tam
Nông) và đã giao cho Tả tướng quân Triệu Quang Phục giữ nước, cầm quân
chống giặc. Vua Lý Nam Đế mất tại động Khuất Lão ngày Tân Hợi (tức ngày 20
tháng 3 năm Mậu Thìn - 548). Sau khi vua băng hà, các tướng sĩ cùng nhân dân
đã mai táng và lập đền thờ tại gò Cổ Bồng.
Sự nghiệp, công lao và đóng góp của Lý Bí - Lý Nam Đế đối với lịch sử
dân tộc nói chung, với vùng đất Tam Nông, Phú Thọ nói riêng đã được sử sách
và hậu thế ghi nhận, bởi cả nửa cuối cuộc đời ông gắn bó với vùng đất trung du
này. Minh chứng rõ ràng nhất, xác thực nhất là tại khu 02 xã Văn Lương còn lưu
giữ được phần mộ, đền thờ cùng nhiều dấu tích địa danh liên quan đến cuộc
kháng chiến chống quân Lương xâm lược của vua Lý Nam Đế, như: Gò Cổ
Bồng, Ao Quan, Rừng Cấm, Đính Trại, hố Lỗ Tiên, hố Hang Hùm... Đặc biệt là
hiện nay các cấp chính quyền của huyện Tam Nông, xã Văn Lương đã phục hồi
xây dựng lại ngôi đền thờ thật khang trang to đẹp trên gò Cổ Bồng nhằm tưởng
nhớ và truy tôn đến công lao của vị vua "xưng Đế đầu tiên của nước Nam - Vua
Lý Nam Đế".
Vấn đề được đặt ra ở Hội thảo lần này là:
1. Nghiên cứu, bổ sung tư liệu để làm sáng tỏ về cuộc đời, thân thế, sự
nghiệp, vai trò của Vua Lý Nam Đế trong phong trào kháng chiến chống quân
Lương thế kỷ thứ VI và sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử.
2. Xác định gò Cổ Bồng, động Khuất Lão cùng các địa danh khác là căn
cứ chiến đấu đồng thời cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của vua Lý Nam Đế.

Tại đây vẫn còn Lăng mộ Ngài.
3. Xác định các địa điểm, căn cứ chống quân Lương và sự đóng góp của
nhân dân các dân tộc huyện Tam Nông trong phong trào chống quân Lương.
4. Giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
5. Củng cố tư liệu nghiên cứu, tôn tạo quần thể các di tích có liên quan nhà
Tiền Lý trên đất Tam Nông, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng
là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia để góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc
và phục vụ phát triển tham quan du lịch.
Chúng tôi mong rằng, những ý kiến trao đổi, thảo luận của các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu tại hội thảo và qua việc tham quan di tích Đền thờ Lăng mộ Vua Lý Nam Đế chúng ta hiểu thấu đáo về những giá trị quý báu của di
tích đền thờ Lý Nam Đế; về các địa danh liên quan đến động Khuất Lão, những
vấn đề khoa học bổ ích và lý thú góp phần đắc lực vào việc phục hồi di tích cũng
như hoạt động lễ hội tại di tích trong thời gian tới.
Thay mặt Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ huyện Tam Nông kính
chúc các quý vị đại biểu, các nhà khoa học sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

11


Báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học

Vua lý nam đế với căn cứ động khuất lão,
xã văn lơng, huyện tam nông, tỉnh phú thọ
PGS. TS. Nguyn Vn Nht
12


Viện trưởng Viện Sử học

Kính thưa các quý vị đại biểu
Thưa các nhà khoa học!
Cách đây gần 15 thế kỷ, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo chống lại ách đô
hộ của chính quyền phương Bắc đã nổ ra và giành được thắng lợi trọn vẹn. Thành
tựu to lớn nhất mà cuộc khởi nghĩa đem lại là sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân
độc lập. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (sử cũ gọi là Lý Nam Đế), đặt niên hiệu là
Thiên Đức, khẳng định nền độc lập tự chủ trước đế chế Trung Hoa.
Từ nhiều thập kỷ qua, giới sử học Việt Nam đã tập trung nghiên cứu nhiều về
cuộc khởi nghĩa Lý Bí và quá trình tồn tại của nhà nước Vạn Xuân, của nhà Tiền
Lý. Nhiều vấn đề liên quan đến Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do Ông lãnh đạo dần
được sáng tỏ. Trong cuộc Hội thảo khoa học Một số vấn đề về vương triều Tiền
Lý và quê hương của vua Lý Nam đế do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp
với UBND huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2012
đã bước đầu đưa ra được một số kết quả nghiên cứu mới, đặc biệt đã xác định
được quê gốc của Lý Bí là làng Cổ Pháp thuộc xã Tiên Thù, tổng Tiên Thù, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (nay thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên). Trong cuộc Hội thảo khoa học nói trên, một vấn đề cũng được các nhà
nghiên cứu quan tâm, đó là xác định địa danh lịch sử động Khuất Lão - là căn cứ
hoạt động của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi ông sống những năm tháng cuối đời.
Đây là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết khi nghiên cứu về cuộc
khởi nghĩa Lý Bí (thế kỷ VI) nhưng chưa được đề cập đầy đủ trong Hội thảo.
Chính vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu về động Khuất Lão và các di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có liên quan mật
thiết đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí là nội dung chủ yếu trong cuộc Hội thảo khoa học
này.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 20 bản tham luận của các nhà sử học, văn
hóa học, bảo tàng học đến từ Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch); Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoài Đức (Hà Nội); của các nhà
nghiên cứu tỉnh Phú Thọ và lãnh đạo xã Văn Lương, lãnh đạo huyện Tam Nông…

Nội dung các báo cáo khoa học tập trung vào ba chủ đề chính:
1. Nghiên cứu chung về cuộc khởi nghĩa Lý Bí, về quê hương của Ông; sự ra
đời của nhà nước Vạn Xuân độc lập; Ý nghĩa và tầm vóc của cuộc khởi nghĩa
trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Nội dung của chủ đề này tập trung trong
các báo cáo: Lý Nam Đế và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương ở
thế kỷ VI trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ của PGS.TS. Nguyễn Minh
Tường (Viện Sử học); Quê hương và ngày mất của Lý Nam Đế của PGS.TS.
Nguyễn Đức Nhuệ (Viện Sử học); Nghiên cứu về nguyên nhân thất bại của Lý
Nam Đế và việc trao binh quyền cho Triệu Quang Phục của Nhà nghiên cứu Vũ
Kim Biên (Phú Thọ); Giá trị bài học lịch sử từ cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành
lập nước Vạn Xuân của PGS.TS. Vũ Duy Mền (Viện Sử học); Nhân dân Tam
Nông với cuộc khởi nghĩa Lý Bí của ThS. Trần Nam Trung (Viện Sử học) và
13


Hoàng hậu Đỗ Thị Khương về Khuất Lão của Nhà nghiên cứu Phan Dương (Phú
Thọ).
2. Nội dung thứ hai trực tiếp tìm hiểu về địa danh động Khuất Lão, vai trò
vị trí của động Khuất Lão trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Đặc biệt, trong nội dung
này các nhà nghiên cứu đã nêu lên nhiều địa danh lịch sử gắn liền với một số di
tích quan trọng liên quan đến Lý Nam Đế, trong đó tiêu biểu nhất là Di tích
Lăng mộ của Lý Nam đế trên gò Cổ Bồng trong khu vực động Khuất Lão xưa
kia. Đây là chủ đề có nội dung tương đối mới, cung cấp nhiều thông tin quý giá
thông qua điều tra, khảo sát thực địa cũng như sưu tầm ghi chép của thư tịch cổ.
Đó là các tham luận Tư liệu Hán Nôm về động Khuất Lão trong cuộc khởi nghĩa
Lý Bí thế kỷ VI của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Viện nghiên cứu Hán Nôm);
Động Khuất Lão - nơi an nghỉ cuối cùng của vua Lý Nam Đế của PGS.TS.
Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học); Vài ý kiến về động Khuất Lão của TS.
Hà Mạnh Khoa (Viện Sử học); Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão, xã Văn
Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ của TS Nguyễn Anh Tuấn (Bảo tàng

Hùng Vương); Những địa danh trên vùng đất Tam Nông - Phú Thọ còn ghi dấu
ấn trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế thế kỷ VI của
ThS. Nguyễn Tiến Khôi (Hội KHLS tỉnh Phú Thọ).
3. Trùng tu, tôn tạo và bảo tồn di tích trên địa bàn xã Văn Lương tiến tới
khôi phục các lễ hội truyền thống gắn với nhân vật lịch sử Lý Nam Đế là nội
dung chính của chủ đề thứ ba. Về chủ đề này, Ban tổ chức đã nhận được các báo
cáo Về vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích địa điểm lịch sử gắn
liền với sự nghiệp của Lý Nam Đế tại xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ của Nhà nghiên cứu Lê Thị Thoa (Sở VH, TT&DL tỉnh Phú Thọ); Ý nghĩa
khôi phục Đền thờ và Lăng mộ Lý Nam Đế trong việc phát triển du lịch hướng
về cội nguồn của Nhà nghiên cứu Phạm Bá Khiêm (Sở VH, TT&DL tỉnh Phú
Thọ); Vua Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão - Vị trí, quy mô phục hồi Đền
thờ và Lăng mộ vua Lý Nam Đế của ông Triệu Quang Kết (UBND huyện Tam
Nông); Bảo tồn và phát huy giá trị căn cứ động Khuất Lão nhìn chung trong hệ
thống di tích lịch sử văn hóa của TS Nguyễn Thế Hùng (Cục Di sản văn hóa Bộ VH, TT&DL); Phục dựng lễ hội truyền thống tưởng niệm vua Lý Nam Đế
tại xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ của Nhà nghiên cứu Đặng
Đình Thuận (Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ); Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân xã Văn Lương với việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tại
địa phương của ông Cù Minh Loan (UBND xã Văn Lương).
Theo kết quả nghiên cứu của giới sử học thì hiện nay có ba địa phương gắn
bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của Lý Nam Đế, đó là xã Tiên Phong,
huện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là quê gốc của Lý Nam Đế; Giang Xá (Hoài
Đức, Hà Nội) là nơi ông dấy nghiệp và động Khuất Lão (xã Văn Lương) là căn
cứ hoạt động của Lý Nam Đế và cũng là nơi ông sống những năm tháng cuối
đời. Trong ba địa phương kể trên, đền Giang Xá và các địa phương thuộc huyện
Hoài Đức là nơi lưu giữ khá nhiều tài liệu thư tịch Hán Nôm về Lý Nam Đế.
Tham luận Tư liệu Hán Nôm về Lý Nam Đế hiện đang được lưu giữ tại các di
tích lịch sử văn hóa Đình, Đền, Chùa Giang Xá thị trấn Trạm Trôi của Nhà
14



nghiên cứu Đỗ Văn Thúy (Phòng VH-TT Hoài Đức) sẽ bổ sung thêm nhiều tài
liệu quý, giúp cho việc tìm hiểu về Lý Nam Đế được đầy đủ và toàn diện hơn.
Dưới góc độ văn hóa dân gian, Nhà nghiên cứu Dương Huy Thiện sẽ cung cấp
thêm cho Hội thảo Các tư liệu văn hóa dân gian về cuộc kháng chiến chống
quân Lương của vua Lý Nam Đế (544-548).
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Thưa các nhà khoa học!
Do thời gian có hạn nên tại cuộc Hội thảo này chúng ta chỉ nghe một số
tham luận đại diện cho từng chủ đề. Hội thảo sẽ giành thời gian nhất định để các
nhà khoa học trao đổi, thảo luận nhằm hướng tới sự đồng thuận trong nhận thức
về những mục tiêu cơ bản mà Hội thảo đặt ra.
Xin kính chúc quý vị sức khỏe, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp./.
N.V.N

15


Lý nam đế và cuộc kháng chiến chống quân xâm lợc
nhà lơng trên địa bàn
huyện tam nông - phú thọ
PGS.TS. Nguyn Minh Tng
Vin S hc
Huyn Tam Nụng , tnh Phỳ Th hin nay, t i Trn (1225-1400) tr
v trc gi l chõu C Nụng . Thi thuc Minh (1407-1427), vn gi l
chõu C Nụng, l vo ph Dng.
Thỏng 3 nm Quang Thun th 10 (1469), vua Lờ Thỏnh Tụng nh bn
trong c nc, gm 12 tha tuyờn, trong ú Tha tuyờn Sn Tõy, cú sỏu ph l:
Quc Oai, Tam ỏi, Lõm Thao, oan Hựng, Dng v Qung Oai. Ph
Dng qun lónh 2 huyn l Tam Nụng v Bt Bt1.

Nh vy, tờn huyn Tam Nụng xut hin ln u tiờn vo nm 1469 di
triu Lờ Thỏnh Tụng, v c i t C Nụng m thnh.
Vn c t ra l Tam Nụng , cú ngha l gỡ?
Sỏch T Nguyờn gii thớch: Tam Nụng: Chu L: Tam nụng sinh cu cc.
Tiờn Trnh chỳ: Tam nụng: Bỡnh a nụng; Sn nụng; Trch nụng dó. Hu Trnh
chỳ: Tam nụng: Nguyờn nụng; Thp nụng; Bỡnh a nụng (Ngha l: Tam Nụng.
Sỏch Chu L vit: Ba vựng t nụng nghip sinh sn ra 9 loi lng thc 2. H
Trnh trc (ch Trnh Hng, Trnh Chỳng - TG) gii thớch rng: Tam Nụng gm
cú: Bỡnh a nụng (vựng t nụng nghip ng bng); Sn nụng (vựng t
nụng nghip min nỳi); Trch nụng (vựng t nụng nghip m ly). H
Trnh sau (ch Trnh Khang Thnh) gii thớch rng: Tam Nụng gm cú: Nguyờn
nụng (vựng t nụng nghip vựng cao); Thp nụng (vựng t nụng nghip
vựng thp); Bỡnh a nụng (vựng t nụng nghip ng bng)3.
Chỳng ta u bit, trc khi cuc khi ngha Lý Bớ n ra (542), Chõu Giao
(tờn nc ta thi y) di quyn cai tr ca V Lõm hu Tiờu T. Tiờu T l
tụn tht, h hng vi Lng Vừ Tiờu Din. Chớnh s Trung Quc phi tha
nhn rng V Lõm hu Tiờu T l mt k tn bo, tham lam, mt lũng dõn. Khi
c c i n ỏp nhõn dõn vựng Giao, Qung, tng nh Lng l Trn Bỏ
Tiờn cng núi rừ nguyờn nhõn nhng cuc phn lon ca nhõn dõn l do ti
ca cỏc ụng tụn tht nh Lng4.
Lý Bớ, theo nh kt qu nghiờn cu gn õy ca nhiu nh s hc, cho thy:
ễng quờ ti thụn C Phỏp, xó Tiờn Phong, huyn Ph Yờn, tnh Thỏi Nguyờn 5.
Nm 9 tui Lý Bớ c v Phỏp t Thin s tr trỡ ti chựa Hng p quờ nh
Khõm nh Vit s thụng giỏm cng mc. Nxb Giỏo dc, H. 1998, tp 1, tr. 1076.
Cu cc: 9 loi lng thc, gm cú: 1. Tc (lỳa tc); 2. Thut (lỳa np); 3. Th (lỳa
mựa); 4. o (lỳa giộ); 5. Ma (vng); 6. i u (u ht to); 7. Tiu u (u ht nh); 8.
i mch; 9. Tiu mch.
3
T Nguyờn: Tp Tý, B Nht.
4

Trn th, Q.1.
5
Xem thờm: Mt s vn v Vng triu Tin Lý v quờ hng ca vua Lý Nam .
Nxb Khoa hc xó hi, H. 2013.
1
2

16


nhận làm tiểu. Ông tu tại chùa Hương Ấp chừng 4 năm, đến năm 13 tuổi thì theo
Pháp tổ Thiền sư về tu tại chùa Giang Xá (Linh Bảo tự), thuộc Hoài Đức, Hà
Nội.
Sử cũ chép: Lý Bí có tài văn võ, từng làm quan cho nhà Lương, coi quận
Cửu Đức (nay là đất Hà Tĩnh), vì không đắc chí, trở về Thái Bình khởi nghĩa,
vào năm 542. Theo nhà sử học Đặng Xuân Bảng thì đất “Thái Bình là các phủ
Quảng Oai, Quốc Oai của Sơn Tây và Ứng Hòa của Hà Nội ngày nay”1.
Lý Bí, nhân lòng oán hận của nhân dân và của tầng lớp hào trưởng Việt
Nam đối với chính quyền đô hộ, đã hiệu triệu hào kiệt các châu cùng lãnh đạo
nhân dân nổi dậy. Sử cũ nước ta chép rằng tù trưởng Chu Diên (vùng Hải Dương
ngày nay) là Triệu Túc, phục tài đức Lý Bí, đem quân theo trước tiên. Châu
Giao, tức miền đất nước ta bấy giờ gồm các châu: Giao, Hoàng (Bắc Bộ); Ái
(Thanh Hóa); Đức, Lợi, Minh (Nghệ Tĩnh).
Lý Bí đã không gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của bọn quan lại phương
Bắc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua (chỉ Lý Bí – TG) bấy giờ làm chức
Giám quân ở Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có
Triệu Túc tù trưởng ở Chu Diên, phục tài đức vua, bèn dẫn đầu đem quân theo
về. Tiêu Tư biết việc, đem của đến hối lộ cho vua, rồi chạy về Quảng Châu. Vua
ra chiếm giữ châu thành (tức là Long Biên)”2.
Như vậy, Lý Bí phát động khởi nghĩa vào tháng Chạp năm Đại Đồng thứ 7

(1-542) đời nhà Lương, không quá 3 tháng đã chiếm giữ được châu thành Long
Biên.
Tháng 2 năm 544, Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam
Việt Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đặt trăm quan.
Vua dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Sử cũ chép Vua “lấy Triệu Túc làm
Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu đều làm tướng văn, tướng võ”3.
Đầu năm 545, nhà Lương tổ chức cuộc chinh phục Châu Giao, lấy Dương
Phiêu làm Thứ sử Châu Giao, Trần Bá Tiên được phong làm Tư mã Giao Châu,
lĩnh chức Thái thú Vũ Bình, cùng với Dương Phiêu tổ chức cuộc đàn áp Châu
Giao. Trần Bá Tiên thu nạp được nhiều quân vũ dũng, khí giới đều tốt. Dương
Phiêu rất vui mừng, cho Trần Bá Tiên làm chức Kinh lược.
Dương Phiêu cho Trần Bá Tiên làm tướng tiên phong, đem quân đi trước.
Từ Phiên Ngung (nay là Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc), có lẽ Trần Bá Tiên đã tiến vào Châu Giao, theo con đường ven vịnh Bắc
Bộ, ngược sông Thái Bình, đi dọc theo chân núi miền Đông Triều mà nhắm tới
thủ phủ Long Biên (Bắc Ninh). Khoảng tháng 6 năm 545, Trần Bá Tiên tiến tới
đất Chu Diên. Bấy giờ, Lý Nam Đế đã đem 3 vạn quân ra trấn giữ ở Chu Diên,
cùng với quân Trần Bá Tiên đánh nhau ở đó4. Lý Nam Đế bị thua, phải lui về giữ
cửa sông Tô Lịch, dựng thành lũy để chống lại quân Trần Bá Tiên. Trần Bá Tiên
Đặng Xuân Bảng: Việt sử cương mục tiết yếu. Nxb Khoa học xã hội, H. 2000. Bản dịch
của Hoàng Văn lâu, tr. 400
2
Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 179.
3
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1. Sđd, tr. 179.
4
Tư Mã Quang: Tư trị thông giám, Q.159, tờ 3a.
1

17



tiến đánh, Lý Nam Đế lại bị thua, và phải chạy lên giữ thành Gia Ninh (Bạch
Hạc, Việt Trì). Trần Bá Tiên đem quân tới vây thành Gia Ninh. Thứ sử Dương
Phiêu cũng đem quân tới tiếp ứng cho Trần Bá Tiên.
Cuộc chiến đấu cầm cự ở Gia Ninh kéo dài tới mấy tháng, chắc rằng quân
tiên phong của Trần Bá Tiên sau khi được đại quân do Dương Phiêu chỉ huy tới
tiếp ứng đã phá được thành Gia Ninh. Thành Gia Ninh bị phá ngày 25-2-546. Lý
Nam Đế chạy thoát được vào trong động Lão ở Tân Xương (Vĩnh Phúc).
Lý Nam Đế vào trong động Khuất Lão, mộ thêm quân lính, tới tháng 10546, lại từ trong vùng người Lão ra đóng ở hồ Điển Triệt. Theo nhà nghiên cứu
Vũ Kim Biên thì hồ Điển Triệt là một cái đầm rộng chừng hơn 50 mẫu Bắc Bộ,
thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ Điển Triệt dài 1 km,
khúc rộng nhất 400m, nhỏ nhất 50m, nước hồ sâu trung bình 4,5m. Hồ Điển
Triệt cách sông Lô chừng 300m, xưa kia còn có một con đường thủy đạo nối từ
sông vào hồ1.
Lý Nam Đế cho đóng rất nhiều thuyền bè, thả đầy cả mặt hồ. Thấy quân
của Lý Nam Đế rất mạnh, quân Lương sợ hãi, chỉ đóng ở cửa hồ không dám
tiến. Nhưng đêm ấy, nước sông Lô đột ngột lên to, chảy rót vào trong hồ. Trần
Bá Tiên liền đem quân theo dòng nước mà tiến lên. Quân sĩ của Trần Bá Tiên
được lợi thế, đánh trống hò reo mà tiến, Lý Nam Đế không kịp phòng bị, nên bị
thua to, nghĩa quân ta tan vỡ cả. Lý Nam Đế phải rút quân về động Khuất Lão.
Tại động Khuất Lão, nghĩa quân ta đang củng cố lại lực lượng thì vua Lý
Nam Đế bị ốm nặng. Biết không qua khỏi, Lý Nam Đế chọn Triệu Quang Phục
(con của Thái phó Triệu Túc), làm người giữ toàn bộ binh quyền, để tiếp tục
chống giặc Lương. Hai năm sau, tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế qua đời.
Động Khuất Lão là tên một khu đồi hiện nằm giữa 2 xã Văn Lương và Cổ
Tiết, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. “Động” là một đơn vị hành chính ở
vùng núi phía Bắc thuở xưa của nước ta, tương đương với “thôn” ở vùng đồng
bằng. Tại động Khuất Lão có 3 quả đồi nằm dọc bên hữu ngạn sông Hồng, hiện
cách sông khoảng 1 km. Người dân địa phương còn gọi là khu “Cổ Bồng”, “Tam

Khu”, hay “Khu Lăng”, hiện vẫn còn có Lăng mộ Lý Nam Đế. Năm 2010, chính
quyền và nhân dân huyện Tam Nông đã xây dựng một ngôi đền thờ Lý Nam Đế
khá uy nghi, trên gò Cổ Bồng, xã Văn Lương. Hằng năm, nhân dân khắp nơi về
chiêm bái và dâng hương lên Đức vua Lý Nam Đế, không bao giờ ngớt. Quanh
khu đồi, là khu đồng ruộng bao bọc, xưa kia vào mùa mưa, thường bị ngập
nước. Thuở xưa, đây là khu đất cấm, chỉ có ngày tế lễ, dân mới vào, đi bằng
thuyền, ngày nay, đã có đường ô tô, cho xe đi vào tận sân đền.
Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 thì: “Nhìn xa, động Khuất Lão trông như
một bông sen, cuống bám vào dẫy rừng Cấm, thuộc xã Văn lang, 3 cánh xòe trên
cánh đồng chiêm trũng thuộc xã Cổ Tiết… Cả vùng này kiêng tên “Bí”, gọi là
Vũ Kim Biên: Về vị trí hồ Điển Triệt và động Khuất Lão trong cuộc kháng chiến chống
quân Lương của Lý Nam Đế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về Vương triều Tiền
Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế. Tổ chức tại Nhà Thái học trong khu Văn Miếu - Quốc
Tử giám Hà Nội, ngày 10-9-2012.
1

18


“Bầu”, kiêng tên “Bảo” (Lý Thiên Bảo) gọi là “Biểu”. Việc thờ Lý Nam Đế ngày
trước theo nghi lễ thờ vua:
Trên năm chéo lọng vàng cờ đỏ
Dưới hai hàng văn võ chầu sang.
Tương truyền, về cuối đời, Lý Nam Đế bị mù. Thần Thành hoàng làng
Danh Hựu (nay thuộc xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông), vẫn được các làng xung
quanh gọi là “Vua Mù”, và khi tế lễ, phải xướng tên các vật phẩm để cho thần
biết”1.
Trong thời gian Triệu Quang Phục thay Lý Nam Đế nắm giữ binh quyền tại
động Khuất Lão, ông đã cùng với Lý Thiên Bảo, anh ruột Lý Nam Đế gấp rút
chuẩn bị binh lương. Sau khi Lý Nam Đế mất (548), lực lượng kháng chiến còn

lại của Lý Nam Đế chia làm 2 cánh quân.
Một cánh do Lý Thiên Bảo chỉ huy, trong đó có Lý Thiệu Long rút vào
miền Trung. Theo Trần thư, Lý Thiên Bảo, Lý Thiệu Long đã tập hợp được 2
vạn quân (trong đó chắc chắn số quân tuyển được ở động Khuất Lão không phải
là nhỏ), tiến đánh Đức Châu (Hà Tĩnh), giết chết Thứ sử Trần Văn Giới. Hai ông
lại kéo quân ra vây Ái Châu (Thanh Hóa), nhưng bị Trần Bá Tiên đem quân vào
đánh bại. Lý Thiên Bảo phải rút lên vùng thượng du châu Ái (vùng Thanh Hóa
giáp Lào), ở động Dã Năng, xưng là Đào Lang vương.
Một cánh quân khác, do vị tướng trẻ Triệu Quang Phục chỉ huy, với số
lượng hơn 1 vạn quân, lui về lập căn cứ mới ở đầm Dạ Trạch (nay ở bãi Màn
Trò, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Theo sử cũ, Triệu Quang
Phục đóng quân ở bãi đất nổi giữa vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh
mông, lau sậy um tùm. Ngày ngày, quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, vừa phát
bờ, cuốc ruộng, trồng lúa, trồng khoai để tự túc lương thực; ban ngày tắt hết
khỏi lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đến đêm nghĩa quân mới kéo
thuyền ra đánh úp các trại giặc, cướp được nhiều lương thực, “làm kế trì cửu”.
Người trong nước gọi Triệu Quang Phục là “Dạ Trạch vương” (Vua Đầm Đêm).
Khi nghe Lý Nam Đế mất, ông xưng là Triệu Việt Vương.
Tóm lược quá trình kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương do vua
Lý Nam Đế lãnh đạo vào giữa thế kỷ VI, chúng ta thấy thời gian nghĩa quân đồn
trú tại động Khuất Lão, thuộc 2 xã Văn Lương, Cổ Tiết huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ, không dài nhưng địa điểm ấy, giữ vị trí rất quan trọng trong cuộc đời
của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước ta nói riêng và cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Lương nói chung.
Thứ nhất, động Khuất Lão nói riêng, vùng đất Tam Nông nói chung là nơi
chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực giữa một vị vua cao tuổi, sức khỏe suy
giảm là Lý Nam Đế sang cho một vị tướng trẻ, một thủ lĩnh đầy khí thế, nhiệt
huyết Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương sau này). Và cũng từ đó, cuộc kháng
chiến của nhân dân ta, từ Lý Nam Đế qua Triệu Việt Vương đã có sự chuyển
hướng chiến lược, thay đổi địa bàn và cách đánh. Về địa bàn kháng chiến vào

thời Lý Nam Đế là miền đồi núi hiểm trở, sang thời Triệu Việt Vương là vùng
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, tập 1.
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985, tr. 291.
1

19


đồng bằng, nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội. Về cách đánh, thời
Lý Nam Đế áp dụng phương thức tác chiến phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực
lượng quyết chiến với địch, còn ở thời Triệu Việt Vương sử dụng phương thức
đánh lâu dài, đánh tiêu hao sinh lực địch.
Thứ hai, đây là nơi chứng kiến những năm tháng cuối đời của vua Lý Nam
Đế. Nếu thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có
vinh dự là nơi sinh ra và nuôi dưỡng vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta, thì động
Khuất Lão, xã Văn Lương và xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, có
trọng trách gìn giữ phần lăng mộ và di thể của Đức vua Lý Nam Đế.
Có thể nói sinh thời, vua Lý Nam Đế sống và hoạt động ở nhiều nơi, nhưng
chúng tôi cho rằng có 4 địa danh luôn gắn liền với tên tuổi của ông, là:
1. Thôn Cổ Pháp: Nơi nhà vua chào đời và sống thời niên thiếu.
2. Thôn Giang Xá (Hoài Đức - Hà Nội): Nơi nhà vua tu hành và thuộc vùng
đất ông phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Lương.
3. Hồ Điển Triệt, xã Tứ Yên: Nơi diễn ra trận thủy chiến lịch sử giữa nhà
vua và tướng nhà Lương là Trần Bá Tiên.
4. Động Khuất Lão, thuộc 2 xã Văn Lương và Cổ Tiết, huyện Tam Nông:
Nơi nhà vua đi vào cõi vĩnh hằng.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng động Khuất Lão nói riêng và huyện Tam Nông
nói chung, cần được ghi vào sử sách như một địa danh quan trọng trong cuộc
chiến đấu chống kẻ thù xâm lược nhà Lương do Lý Nam Đế lãnh đạo vào giữa
thế kỷ VI. Hiện nay, tại đây vẫn còn lưu giữ được lăng mộ của Lý Nam Đế, và

đã có đền thờ để phụng thờ ông. Nhưng, với tư cách một người nghiên cứu lịch
sử cổ trung đại Việt Nam, Viện Sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, tôi đề nghị Nhà nước ta, các cơ quan hữu quan cần đầu tư hơn nữa, để
mở rộng không gian đền thờ Đức vua Lý Nam Đế tại động Khuất Lão. Chúng ta
cần xây thêm một số hạng mục kiến trúc nữa để thờ các vị tướng của Lý Nam
Đế bên cạnh đền thờ ông như: Lý Thiên Bảo (anh ruột vua), Triệu Việt Vương…
Họ là những người đã từng gắn bó với mảnh đất Tam Nông “địa linh nhân kiệt”
của chúng ta. Nếu làm được như vậy, tôi tin tưởng rằng trong tương lai gần
“Khu Di tích Lịch sử văn hóa động Khuất Lão” sẽ trở thành một điểm nhấn du
lịch trở về cội nguồn của huyện Tam Nông nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói
chung./.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2013
N.M.T

20


Quª h¬ng vµ ngµy mÊt cña lý nam ®Õ
PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ
Phó Viện trưởng Viện Sử học
Nửa đầu thế kỷ VI là một mốc đột phá quan trọng trong lịch sử hơn ngàn năm
chống Bắc thuộc của nhân dân ta, được đánh dấu bởi một cuộc khởi nghĩa lớn cuộc khởi nghĩa Lý Bí với sự thành lập nhà nước Vạn Xuân, mở ra một thời kỳ
độc lập cho đất nước kéo dài gần 6 thập kỷ (644 - 603).
Năm 502, nhà Tề đổ, nhà Lương thành lập ở Trung Quốc. Năm 505, nhà
Lương phong Lý Tắc làm Thứ sử Giao Châu, nước ta lại bị nhà Lương đô hộ.
Dưới ách thống trị của nhà Lương, nhân dân 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật
Nam phải chịu hàng trăm thứ thuế, lòng oán hận ngày càng tăng. Năm 542, cuộc
khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Nhân dân và hào kiệt khắp nơi nổi dậy hưởng ứng, thanh
thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng. Sau khi đánh chiếm được các địa phương,
nghĩa quân tiến về bao vây châu thành Long Biên. Quân Lương đại bại, Thứ sử Tiêu

Tư hoảng sợ, bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra trong 3 tháng đã hoàn
toàn thắng lợi, từ Giao Châu đến cả vùng Hoan Châu, Ái Châu.
Thư tịch cổ ghi chép về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự hình thành của nhà nước
Vạn Xuân rất phong phú1. Trong hơn nửa thế kỷ qua đã xuất hiện nhiều công trình
khoa học, nhiều bài viết tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Lý Bí nói riêng, về

Thí dụ như: Việt sử lược (Nxb. Văn Sử Địa, HN, 1960), Việt điện U linh tập (Nxb. Văn
học, HN, 1972), Đại Việt sử ký toàn thư (Nxb. KHXH, HN, 1993), Việt sử tiêu án (Nxb. Thanh
niên, HN, 2001), Đại Việt sử ký tiền biên (Nxb. KHXH, HN, 1997), Khâm định Việt sử thông
giám Cương mục (Nxb. Giáo dục, HN, 1998), Lịch triều hiến chương loại chí (Nxb. KHXH,
HN, 2007), Việt sử cương mục tiết yếu (Nxb. KHXH, HN, 1999), Việt Nam sử lược (Bộ Giáo
dục, Trung tâm học liệu xuất bản, 1971)…
1

21


nhà Tiền Lý nói chung1. Thông qua nguồn thư tịch cổ và các công trình nghiên
cứu, thân thế và sự nghiệp của Lý Bí - Lý Nam Đế đã được làm sáng rõ.
Liên quan đến nhân vật Lý Bí - Lý Nam Đế, có một vấn đề chưa có sự thống
nhất, đó là quê hương của ông. Cho đến trước Hội thảo khoa học Một số vấn đề về
vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam đế, do Hội KHLS Việt Nam
phối hợp với UBND huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) tổ chức tại Văn Miếu - Quốc
Tử giám Hà Nội tháng 10 - 2012, trong giới nghiên cứu sử học vẫn tồn tại 3
khuynh hướng khác nhau:
- Thứ nhất cho rằng, Lý Bí sinh ra ở vùng Hà Tây (cũ). Đó là ý kiến của Đào
Duy Anh, Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Thành Lân, Nguyễn Gia Bảo…
- Thứ hai, các tác giả Văn Tân, Trương Hữu Quýnh, Phạm Thị Nết; tập thể
tác giả sách Lịch sử Việt Nam (tập I), sách Lịch sử Vĩnh Phú… đã chứng minh quê
hương của Lý Bí ở Thái Bình.

- Thứ ba là thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây là quan điểm của Đinh Văn Nhật,
Bùi Thiết, Nguyễn Hữu Khánh, Minh Tú, Nguyễn Đình Hưng…
Trong các bộ chính sử của nước ta như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử cương
mục tiết yếu, Đại Việt sử ký tiền biên chép: “Vua họ Lý, tên huý là Bí, người Thái
Bình, Long Hưng”. Trước đây giới nghiên cứu phần đông nghiêng về quan điểm
cho rằng địa danh Thái Bình chính là nằm ở khu vực Hoài Đức, Đan Phượng (Hà
Tây). Nhưng trong bài viết Quê hương gốc của Lý Bí theo văn bia, ngọc phả đền
Giang Xá (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội), Đinh Văn Nhật
lại cho rằng đây chỉ là quê hương thứ hai của Lý Bí: “Mọi người đều biết rằng
vùng Hoài Đức, Đan Phượng tuy có nhiều đền thờ Lý Bí (ở Giang Xá, Lưu Xá,
Đại Tự, Di Trạch, Miêu Nha, Phương Lang nội và ngoại), nhưng vẫn chỉ là quê

Ví như: Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam (Nxb. Văn Sử Địa, HN, 1957), Trần Quốc Vượng,
Hà Văn Tấn…: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập I, Nxb. Giáo dục, HN, 1963), Đỗ Đức
Hùng: Về cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Luận văn Tốt nghiệp khoa Sử ĐHTH khóa 1969-1973);
Trương Hữu Quýnh (chủ biên): Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập I, Nxb. Giáo dục, HN, 1997);
Đỗ Đức Hùng: “Về tên đất Thái Bình, quê hương của Lý Bôn trong cuộc khởi nghĩa chống quân
Lương”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (190)-1980, Nguyễn Vinh Phúc: “Quê hương Lý Bí”,
Báo Hà Nội mới, số 4797 ngày 17/7/1983, Minh Tú: “Di tích Lý Nam Đế”, Báo Nhân dân, số
11659 ngày 8/6/1986, Phạm Thị Nết: “Vấn đề quê hương Lý Bí và sự nghiệp dựng nước của
ông”, Danh nhân Thái Bình (tập I, Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình, 1986), Lê Thành Lân: “Quê
hương và ngày giỗ của Lý Nam Đế”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số II/1988 (35), Đinh Văn Nhật:
“Đi tìm quê hương gốc của Lý Bí”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (244)/1989, Minh Tú: “Về
Lý Nam Đế”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (254)-1991, Nguyễn Hữu Khánh: “Tìm hiểu
thêm về châu Giã Năng và ấp Thái Bình thời Lý Bí”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số VI
(12/1997), Nguyễn Hữu Khánh: “Ấp Thái Bình thời Lý Bí trên đất Phổ Yên”, Tạp chí Văn hóa
Thái Nguyên, số 11+12/2007, Nguyễn Đình Hưng: “Tìm hiểu về quê hương Lý Nam Đế qua các
di tích ở huyện Hoài Đức”, Tạp chí Văn hóa Hà Tây, số 40 (12/2007), Nguyễn Gia Bảo: “Tìm
hiểu thêm về quê hương Lý Nam Đế qua các tư liệu Hán Nôm mới phát hiện tại huyện Hoài
Đức (Hà Nội)” và “Di sản Hán Nôm mới phát hiện tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)”, trong

Thông báo Hán Nôm học năm 2007 và 2009 (Nxb. Thế giới, HN, 2008, 2010)...
1

22


hương thứ hai, vì ông đi theo làm chú tiểu cho vị thiền sư trụ trì chùa Linh Bảo ở
Lưu Xá từ năm 13 tuổi (tức khoảng năm 516)”1.
Trong bài báo Di tích Lý Nam Đế, tác giả Minh Tú thông qua cuộc khảo sát,
điền dã các di tích Lý Nam Đế tại các huyện Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng, Ba
Vì, Quốc Oai của hai tỉnh Hà Nội và Hà Tây nêu ra tư liệu mới phát hiện để chứng
minh quê của Lý Bí ở Kinh Bắc. Theo Tiền Lý Nam đế ngọc phả cổ truyền do Đông
các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1572 thì Lý Nam đế quê ở huyện Thái Bình,
châu Giã Năng, xứ Kinh Bắc2. Minh Tú còn khẳng định rõ hơn: châu Giã Năng bao
gồm một phần đất của huyện Sóc Sơn, Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái
(nay là Thái Nguyên). Trong bản đồ còn nhìn thấy cả tên đất “Thái Bình” nằm trong
xã Tiên Phong, thuộc huyện Phổ Yên, cách phố Cò 4km về hướng đông nam, gần
thị xã Sông Công3.
Đinh Văn Nhật, trong bài Quê hương gốc của Lý Bí… khai thác dưới góc độ
địa lý học lịch sử đã xác định các địa danh cổ Thái Bình và Giã Năng. Vùng Giã,
tức Kẻ Giã (tên Lạc Việt cũ) là vùng ngã ba sông Công và sông Cầu hiện nay. Đây
là vùng trung du và bậc thềm, nên cổ địa lý và địa lý hiện nay không có gì thay đổi
nhiều. Vùng đất Giã là một địa điểm chiến lược chỉ huy bảo vệ vùng đồng bằng.
Thời xa xưa, đây là nơi đóng quân của các vị Lạc tướng huyện Tây Vu, sau đổi
thành huyện Phong Khê và huyện Vọng Hải. Chợ Chã ngược lên Thái Nguyên,
sông Cầu không đi thuyền được, vì lòng sông có nhiều lớp đá tảng, chợ Chã trở
thành một bến lớn, trung tâm giao dịch phía cực bắc. Chợ Nỉ là trung tâm kinh tế
vùng Giã; quanh ngã ba sông Công, sông Cầu hiện nay còn tồn tại các tên gọi như:
Thượng Giã, Trung Giã, Hạ Giã; phía sông Cầu còn có Giã Thù và Giã Trung.
Như vậy Giã Năng ở quanh ngã ba sông vùng Đa Phúc, chợ Nỉ, chợ Chã. Phía tả

ngạn sông Cầu cách 5km có địa danh Thanh Năng.
Từ chợ Chã đi về tây bắc 5km hoặc từ phố Cò đi về đông nam 4km thì đến
trại Thái Bình. Như vậy, tên Thái Bình là tên một trang trại lớn về thời Lý Bí dưới
triều Lương. Năm 271, cuối đời Ngô thì thành lập quận Vũ Bình gồm các đất miền
núi. Trại Thái Bình có lẽ thuộc huyện Phong Khê. Đến thời Tuỳ thì toàn bộ đất từ
ngã ba sông Công trở lên Thái Nguyên là huyện Vũ Bình, lỵ sở đóng ở vùng chợ
Chã, từ ngã ba sông Công về nam là đất huyện Bình Đạo, lỵ sở ở Phù Lỗ.
Đinh Văn Nhật kết luận: “Lý Bí đã sinh sống trong một điền trang lớn mang
tên là trang Thái Bình, trên đất Giã Năng, thuộc quận Vũ Bình, vùng bắc ngã ba

Đinh Văn Nhật “Quê hương gốc của Lý Bí theo văn bia, ngọc phả đền Giang Xá (xã Đức
Giang, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội)” trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm
1988, Viện Khảo cổ học, 1990.
2
Minh Tú: “Di tích Lý Nam đế”, Báo Nhân Dân, ngày 8-6-1986. Minh Tú: “Tìm hiểu quê
hương Lý Nam đế” trong Thái Nguyên đất và người, Sở VH-TT Thái Nguyên, 2003.
3
Minh Tú: “Tìm hiểu quê hương Lý Nam đế” in trong Thái Nguyên đất và người; Sở Văn
hoá Thông tin Thái Nguyên, 2003, tr.235-236.
1

23


sông Công và sông Cầu, nay là huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái” 1. “Đất Giang Xá,
Hoài Đức, Đan Phượng chỉ là quê hương thứ hai”2.
Trong bài Tìm hiểu thêm về châu Giã Năng và ấp Thái Bình thời Lý Bí, tác
giả Nguyễn Văn Khánh, một nhà nghiên cứu địa phương thông qua việc tìm hiểu
và nghiên cứu ngữ ngôn cổ kết hợp với địa danh học tại địa phương, bước đầu đưa
ra nhận định: danh từ Giã Năng được ghép bởi 2 từ tố Giã và Năng. Giã là tên một

con sông lớn chảy trong vùng này. Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến
chương loại chí, cũng đã nhắc tới sông Giã của Thái Nguyên. Vào năm 1767, theo
lệnh của phủ chúa, các viên quan Nguyễn Đình Huấn và Ngô Thì Sĩ (từng giữ
chức Đốc đồng Thái Nguyên) lên mỏ Tống Tinh (thuộc châu Bạch Thông, Thái
Nguyên) để điều tra và giải quyết tình trạng khai thác mỏ bừa bãi, nhưng mới đến
sông Giã (Giã giang) chỗ địa phận các xã Thượng Giã, Trung Giã và Hạ Giã, thì
được tin Minh vương Trịnh Doanh chết, họ phải quay về3. Như vậy, sông Giã mà
Phan Huy Chú nhắc đến vào thế kỷ XVIII, chính là sông Công ngày nay. Dòng
sông Giã bắt nguồn từ huyện Định Hoá chảy qua Đại Từ về phía tây Đồng Hỷ rồi
chảy dọc huyện Phổ Yên, cắt huyện thành 2 phần đông và tây. Khi chảy đến chỗ
gần cầu Đa Phúc hiện nay thì dòng sông ngoặt rẽ sang phía đông tạo ra một góc
thước thợ, rồi chảy thêm chừng 2km nữa thì gặp sông Cầu ở ngã ba Vát (nơi giáp
ranh 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Hà Nội). Cũng vì lý do trên, nên vùng đất
này được dân chúng gọi là châu Giã (Năng). Còn từ tố “Năng” (trong Giã Năng)
thì hiện nay vẫn còn tồn tại trong nhiều địa danh như: phía trên có Cương Năng
(xưa là Thượng Năng) gần xã Tân Cương, nay thuộc phía tây thành phố Thái
Nguyên; phía bắc có Bảo Năng (đọc chệch là Bảo Nang) xưa gọi là Bắc Năng;
giữa có Trung Năng, giáp triền phía đông dãy Tam Đảo, nay tách thành các thôn
Trung Năng Thượng và Trung Năng Hạ thuộc xã Phúc Thuận (Phổ Yên). Như vậy,
có thể khẳng định được rằng châu Giã Năng bao gồm một phần đất phía đông bắc
huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cả huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công lên giáp phía tây
thành phố Thái Nguyên và phía tây bắc huyện Phú Bình.
Theo các tài liệu lịch sử, sau khi không làm quan nữa, Lý Bí về quê và tập
hợp binh lính nổi dậy khởi nghĩa. Vậy, nếu “quê hương Lý Bí đích thực là ở ấp
Thái Bình châu Giã Năng mà trung tâm là vùng đất huyện Phổ Yên (Thái Nguyên
ngày nay)”4 thì chứng tỏ Thái Nguyên không những là nơi xuất phát, khởi binh
của cuộc khởi nghĩa Lý Bí mà còn là một trong những “hậu phương chiến lược”,
cung cấp dồi dào về lương thực và lực lượng quân lính cho nghĩa quân Lý Bí.
Để chuẩn bị tài liệu cho cuộc Hội thảo nói trên, từ giữa năm 2012, một số nhà
nghiên cứu thuộc Viện Sử học, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện LSQS Việt Nam

Đinh Văn Nhật: “Đi tìm quê hương gốc của Lý Bí”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1,
1989, tr.78-82.
2
Đinh Văn Nhật: “Quê hương gốc của Lý Bí theo văn bia, ngọc phả đền Giang Xá (xã Đức
Giang, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội)” trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm
1988, Viện Khảo cổ học, 1990, tr.113.
3
Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí tập II, Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr.264.
4
Nguyễn Văn Khánh: “Tìm hiểu thêm về châu Giã Năng và ấp Thái Bình thời Lý Bí”, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1997, tr.86.
1

24


và các cán bộ nghiên cứu địa phương của huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), đã tiến
hành cuộc điều tra điền dã tại làng Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên; xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên – nơi có chùa Hương Ấp 三 三 三 mà
trong Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền có nhắc đến: “Pháp tổ Thiền sư trụ trì ngôi
chùa ở bản châu” là: 三 三 三 三 三 三 三 三 三 三 三 三 (Phiên âm: Pháp tổ Thiền sư trụ trì
tại bản châu ấp chi tự). Vậy, chùa Châu Ấp (hay chùa Hương Ấp) hiện ở đâu…?
Hiện nay có một ngôi chùa mang tên Hương Ấp tự (Chùa Hương Ấp). Tại chùa
Hương Ấp và vùng đất xung quanh còn khá nhiều di tích và địa danh lịch sử liên
quan tới vua Lý Nam Đế1. Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền cho biết: Lý Nam Đế tu
tại chùa Hương Ấp được chừng 4 năm, đến năm 13 tuổi thì theo Phổ Tổ Thiền sư
về tu hành tại chùa Giang Xá (Linh Bảo tự), thuộc huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Đoàn khảo sát cũng đã về điều tra điền dã tại một số địa phương có liên quan
đến phạm vi huyện Thái Bình vào thế kỷ VI mà theo nghiên cứu của Đặng Xuân
Bảng, Đào Duy Anh… có thể bao gồm địa bàn một số huyện Hà Tây cũ như

Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai…Đây là mảnh đất có khá nhiều làng xã thờ vua
Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng. Trong số đó, cần kể tới một vài ngôi đình, đền
thờ Lý Nam Đế dưới đây:
- Đình, đền thờ Lý Nam Đế ở thôn Giang Xá, huyện Hoài Đức.
- Đình, đền thờ Lý Nam Đế và Phạm Tu ở thôn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ,
huyện Quốc Oai.
- Đình thờ Lý Nam Đế, ở làng Hạ Mỗ, tổng Thượng Hội, phủ Hoài Đức, tỉnh
Hà Đông…
Mật độ khá dày của các đình, đền thờ vua Lý Nam Đế tại vùng đất Xứ Đoài
cũ, tự nó đã nói lên rằng: Mảnh đất này gắn bó nhiều với vị vua sáng lập nhà Tiền
Lý (544-602)2.
Trong các địa bàn kể trên, đáng chú nhất là cụm di tích Đình - Đền thờ Lý
Nam Đế và ngôi chùa Linh Bảo (còn gọi là chùa Giang Xá) ở thôn Giang Xá
(huyện Hoài Đức). Tại đây còn bảo lưu được nhiều chứng tích, di vật và truyền
thuyết liên quan tới vua Lý Nam Đế.
Đình Giang Xá thờ Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng. Tại đây còn lưu giữ
được bản Ngọc phả ghi chép về tiểu sử, hành trạng của Lý Nam Đế, có tên là: Việt
Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền (gọi tắt là Lý Nam Đế Ngọc phả
cổ truyền) và 22 đạo sắc phong của triều đình quân chủ Việt Nam phong cho Đức
vua Lý Nam Đế. Đạo sắc sớm nhất có niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê
Huyền Tông; Đạo sắc muộn nhất là năm Khải Định thứ 9 (1924).
Cuối tháng 7 năm 2012, một số nhà nghiên cứu về trực tiếp khảo sát ngôi
chùa Hưng Quốc và đình Tử Các ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Các tài liệu
điền dã tại chùa Hưng Quốc, thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy nói
Xem thêm bài của Phạm Văn Kính: “Về mối quan hệ giữa chùa Giang Xá, Hoài Đức, Hà
Nội với chốn Tổ: Chùa Hương Ấp, Phổ Yên”… trong Kỷ yếu Hội thảo Một số vấn đề về vương
triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam đế Hà Nội, 2012.
2
Tham khảo Nguyễn Minh Tường: “Vấn đề quê hương Lý Nam Đế - Một nghi án lịch sử
cần được làm sáng tỏ”, Kỷ yếu Hội thảo Một số vấn đề về vương triều Tiền Lý và quê hương

của vua Lý Nam đế, Hà Nội, 2012.
1

25


×