Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Khoa học quản lý đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.29 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA:
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: Tổng luận các thuyết quản lý truyền thống và thuyết quản lý
tâm lý xã hội

Giảng viên:
Họ và tên: Nguyễn Mạnh Cường
Lớp:

Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung. C. Mác
đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành
trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của
toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một
dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục
đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc
thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định;
dạng lao động đó được gọi là quản lý.
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động,
là một hoạt động tất yếu khi có nhiều người làm việc với nhau để thực hiện một công việc
chung hoặc một mục tiêu chung, như vậy hoạt động quản lý ra đời khi xã hội loài người


xuất hiện, tức là từ thời công xã nguyên thuỷ. Do yêu cầu của phát triển sản xuất đại công
nghiệp, dưới tác động của cách mạng kỹ thuật, yêu cầu về quản lý không ngừng tang lên
cả về quản lý vi mô và vĩ mô. Quản lý từng bước được tách ra khỏi triết học và dần dần
trở thành bộ môn khoa học độc lập, có sự tham gia và đóng góp của nhiều trường phái và
nhiều học giả.
Trong bài tiểu luận này tôi xin trình bày về hai trường phái:
-

“ Thuyết quản lý truyền thống”
“ Thuyết quản lý tâm lý xã hội”.

Mỗi học thuyết đều có trong mình những nội dung mang tính chất cơ bản cần thiết và
là nền tảng cần có cho hoạt động quản lý mà thời đại lúc đó rất cần. Các thuyết tuy mang
những hình thái, nội dung khác nhau nhưng chúng lại không hề đối nhau, mà ngược lại
chúng có chung mục tiêu là giải quyết những vấn đề thực tiễn đề ra.


I.

Thuyết quản lý truyền thống
Xuất hiện vào đầu thế kỉ XX khi nền kinh tế công nghiệp châu Âu đang trên
dad phát triển mạnh mẽ, trường phái “ Quản lý truyền thống” đã có những nét
khởi sắc và thay đổi mang nhiều nội dung mới, phương pháp mới chính những
đóng góp này đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và dần các học thuyết lan rộng và
phổ biến ra khắp các hoạt động quản lý trong xã hội công nghiệp lúc bấy giờ,
không những vậy nội dung cơ bản của các học thuyết đó vẫn còn nguyên giá trị
cho tới giờ
Trường phái “ Quản lý truyền thống” bao gồm ba học thuyết:
-


Thuyết “ Quản lý theo khoa học”

-

Thuyết “ Quản lý hành chính”

-

Thuyết “ Tổ chức trong quản lý”

1. Thuyết quản lý theo khoa học

Tham gia vào thuyết quản lý theo khoa học có nhiều học giả nghiên cứu
trong phạm vi xí nghiệp, nhà máy nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức quản lý hợp
lý, một chế độ điều hành khoa học và chặt chẽ để đem lại hiệu quả cao cho công
tác quản lý các xí nghiệp. Nhắc đến thuyết quản lý theo khoa học thì phải nhắc
đến Fredrick Winslow Taylor – người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý theo
khoa học.
Fredrick Winslow Taylor ( 29/3/1856 – 21/3/1915), là một kỹ sư cơ khí Mỹ
đã tìm ra cách nâng cao năng suất công nghiệp. Là một nhà tư vấn quản lý trong
những năm cuối đời.
Các công trình khoa học về quản lý của Taylor chủ yếu mang hình thức bài
thuyết trình. Năm 1903, bài thuyết trình Quản lý phân xưởng trình bày tổng
quát phương pháp quản lý theo khoa học và đã được áp dụng trong nhiều nhà
máy ở Mỹ. Năm 1906 là bài Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật cắt
kim loại; 1911, bài thuyết trình Các nguyên tắc quản lý theo khoa học được in
thành sách và năm 1915 được dịch ra 8 thứ tiếng ở châu Âu và Nhật.
Taylor định nghĩa: “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng, họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất”. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý theo khoa học

gồm 4 điểm chính:
+ Phát triển khoa học để thay thế những thao tác cũ.
+ Lựa chọn công nhân một cách khoa học.


+ Gắn công nhân được lựa chọn với tổ chức lao động khoa học.
+ Phân đều công việc giữa người quản lý và công nhâ, phải có “ Cách mạng
trí tuệ” cả phía người quản lý lẫn phía người công nhân nhằm tạo ra sự gắn bó
công việc cả hai phía.
Tư tưởng quản lý cốt lõi của F.W. Taylor là đối với mỗi loại công việc dù
nhỏ nhặt nhất đều có một “ khoa học” để thực hiện nó, ông đã liên kết các mặt
kỹ thuật và con người trong tổ chức. Mặt hạn chế của tư tưởng quản lý Taylor là
sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con người, bị tri phối bởi tư tưởng triết
học “con người kinh tế” mà ông tiếp nhận ở thời đại đó và thuyết quản lý theo
khoa học của ông còn bị hạn chế ở cấp tác nghiệp. Tuy thế thuyết quản lý theo
khoa học của Taylor vẫn được đánh giá cao vì nó đáp ứng được yêu cầu quản lý
xí nghiệp vào thời điểm đó và phục vụ cho sự phát triển đại công nghiệp của
chủ nghĩa tư bản.
Ngoài Taylor có một số học giả cũng đã nghiên cứu về thuyết quản lý khoa
học như: Robert Owen, Charles Babbage, Henry Lawrenke Grant, Frank
Bunker Girlbreth. Mỗi học giả đều có quan điểm riêng về thuyết quản lý theo
khoa học, nhưng đều là những đóng góp tích cực cho sự ra đời và đưa quản lý
trở thành một bộ môn khoa học của môn khoa học quản lý độc lập.
2. Thuyết quản lý hành chính

Trong hoàn cảnh thuyết quản lý theo khoa học của Taylor đã được áp dụng
rộng rãi trong các công trường công nghiệp, đồng thời bộc lộ những khuyết
điểm của nó, được biểu hiện bằng các phong trào nổi dậy của công nhân như
phong trào Hiến chương Anh, khởi nghĩa của công nhân dệt Li ông Pháp thì sự
ra đời của thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol đã khắc phục được những

hạn chế của thuyết quản lý theo khoa học.
Henry Fayol ( 1841 – 1925). Năm 1908, ông viết luận văn có nhan đề Thảo
luận về các nguyên tắc quản lý hành chính chung, đến năm 1915 phát triển
thành hai cuấn sách Quản lý hành chính chung và trong công nghiệp và Quản lý
hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm
tra, đó chính là 6 chức năng quản lý do ông lần đầu tiên đề ra.
Ông cũng nêu ra tính toàn năng của quản lý và đưa ra 12 nguyên tắc quản lý
ở xí nghiệp:
+ Có kế hoạch chu đáo và thực hiện kế hoạch nghiêm chỉnh.
+ Việc tổ chức phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích, yêu cầu của xí nghiệp.


+ Cơ quan quản lý điều hành phải là duy nhất, có năng lực và tích cực hoạt
động.
+ Kết hợp hài hòa các hoạt động trong xí nghiệp với những cố gắng phối
hợp.
+ Các quyết định đưa ra phải rõ rang, dứt khoát và chuẩn xác.
+ Tổ chức tuyển chọn nhân viên tốt, mỗi bộ phận phải do một người đứng
đầu, mỗi nhân viên phải được bố trí vào nơi có thể phục vụ khả năng của họ.
+ Nhiệm vụ phải được xác định rõ rang.
+ Khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mọi người trong
xí nghiệp.
+ Bù đắp lâu dài, thỏa đáng cho các công việc đã được hoàn thành.
+ Các lỗi lầm và khuyết điểm phải bị trừng phạt.
+ Phải duy trì kỷ luật xí nghiệp.
+ Kiểm tra tất cả mọi công việc.
H. Fayol cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề con người và đào tạo trong quản
lý. Về phía người lao động, Fayol yêu cầu các nhà quản lý phải đối xử tốt với
họ, ký kết được các thỏa thuận lao động. Ông còn chú ý đến các nhà quản lý cao
cấp, ông đòi hỏi họ phải có đủ sức, đủ tài, nhấn mạnh vai trò của giáo dục và

đào tạo, trước hết là đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy, có hệ thống.
Hạn chế chủ yếu của H. Fayol là chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và xã hội
người lao động, chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa xí nghiệp và khách hang, thị
trường, các đối thủ cạnh tranh và các rang buộc nhà nước. Tuy vậy, sự đóng góp
của ông cho khoa học quản lý loài người vẫn rất độc đáo và có giá trị, được
đánh giá là một Taylor châu Âu.
3. Thuyết tổ chức trong quản lý.

Max Weber ( 1864 – 1920) sáng lập ra thuyết tổ chức, ông đề ra mô hình tổ
chức quản lý các doanh nghiệp lớn. Những yếu tố chủ yếu trong mô hình tổ
chức là sự phân công lao động rõ ràng, sắp xếp vị trí từng người trong tổ chức,
quy định nội quy và thủ tục quản lý, lựa chọn người một cách nghiêm ngặt cùng
với chế độ lương, thưởng, đề bạt, … hợp lý.
Học thuyết Max Weber không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà đến ngày
nay nó vẫn phát huy tác dụng và trở thành nền tảng cho thể chế quản lý các
doanh nghiệp, các cơ quan hành chính.


Chester Barnard (1886 – 1961).Lý thuyết về tổ chức của Chester Barnard
dựa trên chủ nghĩa nhân đạo, mong muốn thúc đẩy sự phát triển toàn diện, hoàn
hảo cá nhân và lý thuyết hệ thống. Quan niệm tổ chức của Chester Barnard như
một hệ thống mang tính cách mạng, trong đó: Nó vạch ra mối liên hệ hữu cơ
giữa các bộ phận hợp thành với hệ thống và giữa hệ thống này với hệ thống
khác; Coi trọng nguyên tắc “ tính trội” của hệ thống, theo đó, một tổ chức sẽ tạo
ra sức mạnh lớn hơn tổng số các bộ phận của nó.
Chester Barnard cũng đã nghiên cứu phân tích ba yếu tố hợp thành của tổ
chức, đó là sự sẵn sang hợp tác, có mục đích chung và có thông tin, đồng thời
nghiên cứu những vấn đề khoa học quản lý trong tổ chức như ra quyết định,
lãnh đạo, đạo đức,… Nội dung sâu sắc của thuyết tổ chức Chester Barnard là sự
phản ánh các lực lượng tinh vi và phức tạp hình thành nên hoạt động của con

người trong một tổ chức, là một hình thức hợp tác cơ bản, chặt chẽ của những
con người và có tính cách với mỗi cá nhân, trong đó không chỉ chú ý đến yếu tố
kinh tế, kỹ thuật, chuyên môn mà còn coi trọng yếu tố đạo đức, tinh thần của tổ
chức.
II. Thuyết quản lý tâm lý - xã hội:

Quan điểm này cho rằng những quan hệ xã hội đã có tác dụng thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự hăng hái làm việc của công nhân, con người sẽ kém sự hăng
hái khi phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán và đơn điệu.
Từ đó các nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà quản lý có thể động viên
con người bằng cách thừa nhận những nhu cầu xã hội của họ, tạo điều kiện cho
họ cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc
chung. Ví dụ như cho người lao động nhiều tự do hơn để thực hiện các quyết
định liên quan đến công việc được giao, quan tâm hơn đến các nhóm không
chính thức, thông tin nhiều hơn cho người lao động biết các kế hoạch và hoạt
động của tổ chức.
Thuyết quản lý tâm lý – xã hội gồm hai học thuyết đó là:
- Các lý thuyết về nhu cầu.
- Các lý thuyết về động cơ thúc đẩy.
1. Các lý thuyết về nhu cầu:

Abraham Maslow phân chia nhu cầu của con người thành 5 loại cơ bản:
-

Nhu cầu sinh học: là những đòi hỏi về ăn, mặc, ở, đi lại và các phương tiện sinh
hoạt khác.

-

Nhu cầu an toàn: bao gồm an toàn về tính mạng, tài sản và việc làm.



-

Nhu cầu giao tiếp: là những quan hệ xã hội.

-

Nhu cầu được tôn trọng: nghĩa là đòi hỏi người khác ghi nhận giá trị của mình.

-

Nhu cầu tự khẳng định: mỗi một con người là một chủ thể có khả năng sáng tạo.
Theo Maslow, tất cả mọi người dù khác nhau về nhiều khía cạnh nhưng đều
có 5 loại nhu cầu trên. Năm loại nhu cầu đó được xếp loại từ thấp đến cao,
nghĩa là chúng có vị trí khác nhau. Khi một nhu cầu cần được thỏa mãn thì
những nhu cầu khác tạm thời lắng xuống. Khi nhu cầu này đã được thỏa mãn thì
nhu cầu khác sẽ xuất hiện.
Ngoài Abraham Maslow thì David Mc Cleland và Clayton Alderfer cũng
đưa ra các lý thuyết về nhu cầu.
David Mc Cleland cho rằng, con người có 3 nhu cầu cơ bản:

-

Nhu cầu thành tựu: nghĩa là luôn theo đuổi công việc, vượt khó khăn, trở ngại,
thích công việc có tính thách thức, đề cao trách nhiệm cá nhân, đặt mục tiêu
cao, làm chủ công việc.

-


Nhu cầu liên minh: gần giống nhu cầu giao tiếp của Maslow

-

Nhu cầu quyền lực: nghĩa là muốn kiểm soát và gây ảnh hưởng tới người khác
cũng như môi trường làm việc của họ.
Clayton Alderfer cho rằng, con người có 3 nhu cầu cơ bản:

-

Nhu cầu tồn tại: gần giống với nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn của
Maslow.

-

Nhu cầu quan hệ: giống với nhu cầu giao tiếp của Maslow.

-

Nhu cầu phát triển: giống với nhu cầu tôn trọng và tự khẳng định mình của
Maslow.
Việc phân chia nhu cầu của tác giả thuộc trường phái tâm lý học hành vi có
thể khác nhau nhưng chúng đều có giá trị trong việc gợi mở cho các nhà quản lý
khi xây dựng và thực thi quyết định quản lý của mình.

2. Các lý thuyết về động cơ thúc đẩy:

F.Heizberg với thuyết hai yếu tố:
Khác với Maslow, Heizberg cho rằng, không phải nhu cầu nào cũng đóng
vai trò là động cơ thúc đẩy. Những nhu cầu khi được đáp ứng chỉ tạo ra cảm

giác hài lòng, không phải là động cơ thúc đẩy, mà chỉ là những yếu tố duy trì


( hợp vệ sinh). Chỉ những nhu cầu nào khi đáp ứng, tạo ra cảm giác thỏa mán
thì mới là động cơ thúc đẩy. Theo Heizberg:
-

Những yếu tố duy trì bao gồm: chính sách của tổ chức, sự giám sát công việc,
điều kiện làm việc, các mối quan hệ công việc, lương, chức vụ và sự an toàn.

-

Những yếu tố tạo động cơ thúc đẩy gồm: sự thành đạt, sự công nhận và thừa
nhận thành tích, sự thăng tiến và tính hấp dẫn của công việc…
Người quản lý cần phải đáp ứng cả 2 loại nhu cầu trên và Heizberg đã đề
xuất giải pháp làm phong phú công việc để thúc đẩy hay khích lệ nhân viên.
Victor Vroom với thuyết khích lệ nhân viên
Vroom cho rằng, động cơ thúc đẩy hành vi của con người chính là nhu cầu
cá nhân của họ
Cường độ động cơ thúc đẩy = Sự ham mê x Kỳ vọng
Trong đó: Cường độ động cơ thúc đẩy thể hiện ở sức mạnh hay tính tích
cực của hoạt động. Sự ham mê là giá trị cần đạt được mục tiêu đó, có nghĩa là,
con người càng hoạt động tích cực khi giá trị mục tiêu của cá nhân càng lớn và
kỳ vọng đạt được mục tiêu đó càng cao. Hay nói cách khác, con người sẽ thờ ơ
với công việc hoặc lảng tránh công việc khi thấy công việc đưa lại giá trị nhỏ,
hoặc thấy không kỳ vọng hoàn thành công việc để đạt giá trị.
B. F. Skinner cho rằng, muốn làm thay đổi hành vi của con người thì phải
thông qua các tác động tang cường. Các hành vi được thưởng có xu hướng được
lặp lại, còn các hành vi không được thưởng ( hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng
không được lặp lại. Khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vì và thời

điểm thưởng phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi
bấy nhiêu. Tuy nhiên, phạt có tác dụng loại trừ hành vi ngoài ý muốn của nhà
quản ly nhưng có thể gây ra hậu quả tiêu cực và đem lại hiệu quả nhỏ hơn
thưởng. Chính vì vậy, để tạo động lực, người quản lý phải quan tâm đến thành
tích tốt và thưởng cho nó.


KẾT LUẬN
Cho tới nay, Khoa học Quản lý đã trở thành một khoa học độc lập, tuy nhiên nó vẫn
đang trong quá trình phát triển, định hình, là một lĩnh vực khoa học còn non trẻ và ngày
càng có vai trò quan trọng thiết yếu đối với thực tiễn cuộc sống của nhân loại và mỗi quốc
gia. Bất kỳ một ngành khoa học nào cũng bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn, tổng kết thực
tiễn, giải thích thực tiễn và khi đã có một hệ lý thuyết hoàn chỉnh, nó sẽ góp phần dự đoán,
định hướng sự phát triển của thực tiễn theo những quy luật khách quan. Ngày nay khi hoạt
động quản lý trong thực tiễn hết sức phức tạp, với một khối lượng công việc đồ sộ và liên
quan đến tất cả mọi người thì có ngay một hệ tri thức hoàn chỉnh và thống nhất theo một
tiếng nói duy nhất, trái lại tính tương đối trong lịch sử tư tưởng quản lý là cần thiết để hiểu
được tính đa dạng của các trường phái và logic của các nhà tư tưởng.
Với ý nghĩa đó việc nghiên cứu tư tưởng quản lý của Khoa học Quản lý nói chung và
cụ thể về các trường phái “ Lý thuyết truyền thống” và “ Lý thuyết quản lý tâm lý xã hội”
giúp cho chúng ta có nhận thức từng bước trong quá trình phát triển Khoa học Quản lý.
Tiếp thu các ưu điểm trong các học thuyết của từng học giả, các trường phái, qua đó bổ
sung và nâng cao trình độ khoa học quản lý của người nghiên cứu. Vận dụng các tư tưởng,
quan điểm phù hợp để không ngừng bổ sung và nâng cao trình độ Khoa học quản lý phục
vụ cho đời sống con người.



×