Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA CHERRY RUBYBÁN THỦY CANH TRONG NHÀ LƯỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN THƠ

ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CÀ CHUA CHERRY RUBY BÁN THỦY CANH TRONG
NHÀ LƯỚI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ
CHUA CHERRY RUBY BÁN THỦY CANH TRONG NHÀ
LƯỚI

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba
KS. Bùi Văn Tùng


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Thơ
MSSV: 3073102
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ – 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA BÁN THỦY CANH,
TRONG NHÀ LƯỚI

Do sinh viên Nguyễn Văn Thơ thực hiện.

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Trần Thị Ba


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA BÁN THỦY CANH,
TRONG NHÀ LƯỚI

Do sinh viên Nguyễn Văn Thơ thực hiện từ tháng 08/2009 - 02/2010 và bảo vệ trước
Hội đồng ngày … tháng … năm 2010

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ..............................................
...............................................................................................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:......................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Chủ tịch Hội đồng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết
quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thơ


i

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên:

Nguyễn Văn Thơ

Giới tính: Nam

Ngày sinh:

20/10/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh:


Mỹ Tú-Sóc Trăng

Họ tên cha:

Nguyễn Văn Thum

Họ tên mẹ:

Nguyễn Thị Đẹp

Quê quán:

281 Thiện Nhơn- Thuận Hưng- Mỹ Tú- Sóc Trăng

Quá trình học tập:
1995-2000: Trường Tiểu Học Thuận Hưng B
2000-2004: Trường Trung Học Phổ Thông Mỹ Hương
2004-2007: Trường Trung Học Phổ Thông Mỹ Hương
2007-2011: Trường Đại Học Cần Thơ, Ngành Trồng Trọt, Khóa 33
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

Ngày … tháng … năm 2010
Người khai ký tên


ii

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!

Cha mẹ suốt đời tận tụy vì con, vì sự nghiệp tương lai của chúng con.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Ba và Thầy Bùi Văn Tùng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
quý báo của mình, hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em
hoàn thành thí nghiệm.
Chân thành biết ơn!
Anh Nguyễn Chí Hùng, chị Nguyễn Thị Khánh Vân và chị Lê Thị Thúy Kiều đã
trao đổi và giúp đỡ nhiều cho tôi trong suốt qua trình làm luận văn.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học ở trường.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Tuấn Anh, Ngọc Vân, Tứ Lanh, Ngọc Nhí, Thành Luân, Kim Hoàng đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Thân gửi về!
Tập thể lớp trồng trọt K33 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thơ


iii

Nguyễn Văn Thơ 2010 “Ảnh hưởng của 4 loại giá thể xơ dừa lên sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng cà chua cherry ruby”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba.
_______________________________________________________________________


TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của 4 loại giá thể xơ dừa lên sự sinh trưởng, năng suất và chất
lượng cà chua” được thực hiện tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục đích: xác định loại giá thể phù hợp nhất trồng cà
chua. Để đạt mục đích trên đề tài được tiến hành:
Thí nghiệm so sánh các loại giá thể trồng cà chua theo phương pháp bán thủy
canh tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức là 4 loại giá thể: 1/chỉ xơ dừa, 2/mụn xơ
dừ, 3/mụn xơ dừa nén xuất khẩu, 4/mụn xơ dừa + vỏ dừ nén xuất khẩu. Qua phân tích
kết quả cho thấy nghiệm thức xơ dừa nén có triển vọng nhất, cho năng suất cao 30,6
tấn/ha, năng suất trái trên cây 1kg/cây, hiệu quả kinh tế đạt 916 triệu đồng/ha với tỷ
suất lợi nhuận 1,473.
Trồng tốt cho bán thủy canh cà chua Cherry Ruby có thể sử dụng giá thể xơ dừa
nén.


iv

MỤC LỤC
Chương

Nội dung

trang

Lịch sử cá nhân
i
Lời cảm tạ

ii
Tóm lược
iii
Mục lục
iv
Danh sách hình
Vi
Danh sách bảng
vii
Chương 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và đặc tính thực vất cây cà chua
2
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cây cà chua
2
1.1.2 Đặc tính thực vật
2
1.1.3 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên Thế Giới
4
1.2 Điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua
6
1.2.1 Nhiệt độ
6
1.2.2 Ánh sáng
6
1.2.3 Nước
7
1.2.4 Ẩm độ
7
1.2.4 Chất dinh dưỡng

7
1.3 Sản xuất cà chua trong nhà lưới.
8
1.3.1 Giới thiệu về nhà lưới nhà kính
8
1.3.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính trên thế 8
giới
1.3.3 Hiện trạng trồng cà chua trong nhà lưới ở nước ta
9
1.4 Trồng cà chua thủy canh
9
1.4.1 Định nghĩa thủy canh
9
1.4.2 Lịch sử phát triển thủy canh
9
1.4.3 Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật thủy canh
10
1.5 Giá thể trồng rau bán thủy canh
11
1.6 Dinh dưỡng thủy canh
13
Chương 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
15
2.1 Phương tiện
15
2.1.1 Địa điểm và thời gian
15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
15
2.2 Phương pháp

16
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
16
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
17
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
18
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
21
3.1 Ghi nhận tổng quát
21
3.2 Điều kiện ngoại cảnh
21
3.2.1 Cường độ ánh sáng
21
3.2.2 Nhiệt độ, ẩm độ không khí
22
3.2.3 Nhiệt độ giá thể
23
3.3 Tình hình sinh trưởng
24
3.3.1 Chiều dài thân
24
3.3.2 Số lá trên cây
25
3.3.3 Đường kính gốc thân
25


v


3.3.4 Kích thướt trái
3.4 Thành phần năng suất
3.4.1 Số trái trên cây
3.4.2 Trọng lượng trái trên cây
3.4.3 Năng suất
3.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng trái
3.5.1 Độ cứng trái
3.5.2 Độ dày thịt trái, pH dich trái và trọng lượng trung binh trái
3.5.3 Độ brix
3.5.4 Hàm lượng nitrate và vitamin C
3.5.5 Độ khác màu trái và vật chất khô trái
3.6 Hiệu quả kinh tế
3.6.1 Tổng chi phí
3.6.2 Tổng thu
3.6.3 Lợi nhuận
Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

26
27
27
28
29
30
30
31

32
33
34
35
35
35
36
37
37
37
38
43


vi
DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Tỷ lệ thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng cung cấp
cho cà chua, nhà lưới tại nhà lưới Khoa Nông nghiêp và Sinh
học Ứng dụng, ĐHCT (tháng 8/2009- 2/2010)

16


3.1

Chiều dài thân của cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá thể xơ
dừa tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ
(tháng 8/2009-2/2010)

25

3.2

Số lá trên cây của cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá thể xơ
dừa tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ
(tháng 8/2009-2/2010)

25

3.3

Đường kính gốc thân của trái cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại
giá thể xơ dừa tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại
học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010).

26

3.4

Kích thước trái của trái cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá thể
xơ dừa tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần
thơ (tháng 8/2009-2/2010)


27

3.5

Độ dày thịt trái (cm), pH dịch trái và trọng lượng trung bình trái
(g/trái) của trái cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá thể tại nhà
lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ (tháng
8/2009-2/2010)

32

3.6

Hàm lượng nitrate (mg/kg) và Vitamin C (mg/100g) của trái cà
cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học
Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

34

3.7

Độ khác màu trái (ΔE) và hàm lượng vật chất khô (%) của trái
cà Cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại
học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010).

34

3.8


Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha) của cà Cherry Ruby trồng trên
4 loại giá thể tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học
Cần Thơ (tháng 8/2009-2/2010).

35


vii

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của 4 loại giá thể xơ dừa lên
sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái cà Cherry Ruby” tại
nhà lưới Khoa Nông nghiệp và Sinh học Úng dụng, ĐHCT
(tháng 8/2009-2/2010).

17

3.1

Nhiệt độ, ẩm độ và cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài
nhà lưới của thí nghiệm tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp &

SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

22

3.2

Nhiệt độ giá thể của cà Cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

24

3.3

Số trái trên cây của cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá thể tại
nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ
(tháng 8/2009-2/2010).
Trọng lượng trái trên cây của cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá
thể tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ
(tháng 8/2009-2/2010)

28

3.5

Năng suất (tấn/ha) của trái cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá
thể tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ
(tháng 8/2009-2/2010)

30


3.6

Độ cứng trái (kg/cm2) của trái cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại
giá thể tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần
thơ (tháng 8/2009-2/2010)

31

3.7

Độ brix của trái cà Cherry Ruby trồng trên 4 loại giá thể tại nhà
lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ
(tháng 8/2009-2/2010)

33

3.4

29


1

MỞ ĐẦU
Cà Chua (tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller) là loại rau ăn trái được
yêu thích vì phẩm chất ngon, nó có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng và
vitamin, được dùng trong bữa ăn hằng ngày của gia đình. Ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) cà chua được canh tác phổ biến từ lâu đời. Cà chua Cherry Ruby là
giống cà nhập nội cho năng suất cao, thời gian thu hoạch kéo dài, được tiêu thụ trên thị
trường như một loại trái cây vì có độ brix cao, phẩm chất ngon, giàu dinh dưỡng. Vì

vậy Cherry Ruby cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, việc sản xuất cà ở điều kiện ngoài đồng còn gặp nhiều khó khăn vì
dễ bị các loại sâu bệnh gây tấn công như: rầy phấn trắng, bệnh héo tươi…làm chết cây
hàng loạt ảnh hưởng đến năng suất, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Bên cạnh đó, tập
quán canh tác lạc hậu làm tồn dư lượng hóa chất trong nông sản, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người tiêu dùng. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra
giải pháp khắc phục những khó khăn trên và biện pháp trồng cà chua ghép áp dụng
phương pháp bán thủy canh trong nhà lưới tỏ ra có hiệu quả nhất. Hiện nay, nhiều
nước trên thế giới đã áp dụng rộng rãi phương pháp trồng cà chua bán thủy canh nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào chon
được loại giá thể thích hợp để trồng cà chua cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Do đó đề tài “Ảnh hưởng của 4 loại giá thể xơ dừa lên sự sinh trưởng, năng suất
và chất lượng Cà Chua” được thực hiện tại nhà lưới Khoa Nông Nghiệp và Sinh học
Ứng dụng trường Đại học Cần Thơ từ tháng 08/2009-2/2010 nhằm mục đích: Xác định
loại giá thể bán thủy canh thích hợp trồng Cà Chua.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC TÍNH
THỰC VẬT CÂY CÀ CHUA

1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cây cà chua
 Nguồn gốc cây cà chua
Cây cà chua có tên khoa học Lycopersicum esculentum Miller thuộc họ cà
Solanacea, cà chua có nguồn gốc ở Trung và Nam châu Mỹ (Trần Khắc Thi và
Nguyễn Công Hoan, 2005; Phạm Hồng Cúc, 2008) cà chua có nguồn gốc ở Peru và
Ecuador trước khi Christophe Colombo tìm ra châu Mỹ thì cà chua đã được trồng ở

Pêru và Mêhicô. Cuối thế kỷ 19 trên 200 dòng, giống cà chua được giới thiệu rộng rãi.
 Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là loại rau cao cấp được giới thiệu rộng rãi và là nguồn cung cấp
khoáng chất và Vitamin. Cà chua có thể dùng ăn tươi, nấu nướng hay chế biến đóng
hộp, làm mức, kẹo ngọt, nước giải khát, muối cà chua. Trong 100 g thành phần ăn
được chứa 94 g nước, 0,1 g chất đạm, 0,2 g chất béo, 3,6 g chất bột đường, 10 mg Ca,
0,6 mg sắt, 10 mg Mg, 16 mg P, Vitamin A 1700 IU, 0,1 mg Vitamin B1, Vitamin B2
0,02 mg, Vitamin C 21 mg, giá trị năng lượng tương đương 80 KJ/100g (Phạm Hồng
Cúc, 2008)
Theo La Quốc Yên (2008) thì thành phần dinh dưỡng phong phú nên cà chua
trở thành món ăn thông dụng của nhiều quốc gia hơn 150 năm nay. Cà chua chứa
nhiều beta-caroten, vitamin C và chất xơ và nhiều khoáng chất giúp ngừa ung thư rất
tốt và có khả năng chữa nhiều bệnh. Ngoài ra, cà chua có chứa nhiều lycopen là một
chất chống oxy hóa tốt (Jones, 1999)
Cà chua Cherry Ruby có quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều, có chất lượng tốt, đặc biệt
là độ brix cao từ 8,5-10 %, giàu vitamin thích hợp cho ăn tươi như một loại trái cây,
giá bán cao gấp 2-3 lần so với cà chua trái lớn.
1.1.2 Đặc tính thực vật
* Rễ


3

Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho rằng cà chua có rễ chùm, ăn sâu và phân
nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống
tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1- 1,5m và rộng 1,5 - 2,5m, vì vậy cà chua chịu hạn tốt.
Bộ rễ phụ phát triển nhiều và phân bố tập trung ở tầng đất mặt (0-50 cm) (Nguyễn Văn
Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Theo A.I. Oparin (1978) tính mẫn cảm của hệ rễ cà chua
đối với nhiệt độ biến đổi theo tuổi cây, ở cây cà chua non rễ sinh trưởng tốt ở điều kiện
30oC, còn ở cây trưởng thành thì phát triển tốt ở 20oC. Theo Phạm Hồng Cúc (2008) rễ

bất định của cây cà chua được tạo thành trong điều kiện thân phát triển thuận lợi.
* Thân
Thân tròn thẳng đứng mọng nước phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần hóa
gỗ, thân mang lá và chùm hoa, chồi nhánh mọc ở nách lá, chồi mọc ở vị trí khác nhau
có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau. Chồi nhánh mọc ngay dưới chùm hoa thứ
nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm hơn so với chồi gần gốc (Tạ Thu
Cúc, 2001; Trần Thị Ba và ctv., 2008; Phạm Hồng Cúc, 2009). Theo Phạm Hồng Cúc
(1999) có thể chia cà chua thành 4 dạng dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chiều cao
cây như sau:
- Dạng sinh trưởng vô hạn: thân cao trên 2 m, bò trên mặt đất nếu không có
giàn chống đỡ, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11, sau đó 3-4 lá mới có chùm hoa kế
tiếp, sự tăng trưởng và ra hoa của cây nối tiếp không ngừng cho đến khi cây tàn.
- Dạng sinh trưởng hữu hạn: thân cứng mọc thẳng đứng có chùm hoa đầu tiên
ở vị trí lá thứ 7-9, sau đó cách 1-2 lá cho chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây được 4-6
chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa ngọn, cây ngừng tăng trưởng về chiều cao.
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn: dạng này cũng giống như dạng hữu hạn
nhưng số chùm hoa trên cây nhiều hơn (8-10 chùm hoa) trước khi có chùm hoa tận
ngọn và ngừng tăng trưởng về chiều cao.
- Dạng lùn: cây cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái
tập chung, phục vụ cho việc trồng dày và thu hoạch bằng cơ giới.
* Lá
Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng
gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa cạn hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ


4

lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu
tiên (Trần Thị Ba và ctv., 2008; Tạ Thu Cúc, 2009).


* Hoa
Theo Tạ Thu Cúc (2002). Cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh gồm: lá đài, cánh
hoa, nhị và nhụy. Hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cà chua
khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn
côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được (Trần Thị Ba và ctv., 1999), ở vùng ôn
đới, tỷ lệ thu phấn chéo khoảng 0,5% - 4%, ở vùng nhiệt đới cao hơn khoảng 10 – 15%
(Tạ Thu Cúc, 2001).
* Trái
Trái thuộc loại mọng nước, bên trong chia thành nhiều ngăn (Nguyễn Mạnh
Chinh, 2007). Hình dạng thay đổi từ tròn, elip đến bầu dục. Vỏ trái có trơn láng hay có
khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Theo Trần Thị Ba và
ctv. (2008) và Tạ Thu Cúc, (2009) thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ
trái và thịt trái. Trọng lượng trái thay đổi từ 2 – 3 g đến 300 g ở giống cà trái lớn (Tạ
Thu Cúc, 2007). Số lượng trái/cây thay đổi rất lớn từ 4-5 trái đến vài chục trái. Trong
trái xanh có chứa một lượng khá nhiều độc chất tomatine, lượng độc chất này giảm
dần theo độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái chín đỏ (Trần Thị Ba và ctv.,
1999).
* Hạt
Hạt cà nhỏ, dẹt, nhọn, màu vàng sáng vàng tối hoặc vàng nhạt, bao phủ lông tơ,
1g chứa 300 - 350 hạt, một trái chứa 50- 350 (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,
2003). Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Sức
nảy mầm của hạt có thể giữ được 4-5 năm.

1.1.3 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên Thế Giới
 Tình hình sản xuất cà chua trên Thế Giới:


5

Năm 2007, cà chua được xếp hạng là cây rau có diện tích canh tác lớn thứ 2 sau

khoai tây với sản lượng hàng năm trên thế giới là 130 triệu tấn, mỗi năm trên thế giới
tiêu thụ khoảng 102800 nghìn tấn trái tươi (FAOSTAT, 2009)
Cà chua là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng rộng rãi trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của FAO (2009) thì diện tích trồng cà chua 2007 là 4,6 triệu ha
đạt sản lượng 126 triệu tấn so với thập kỷ trước tăng 140,4% diện tích và tăng 142,2 %
về sản lượng.
Theo FAOSTAT (2009), châu Á là khu vực đứng đầu về sản xuất cà chua, thứ 2
là châu Âu chiếm 15,4 %, Trung Quốc là nước có diện tích trồng và xuất khẩu cà chua
lớn nhất thế giới về sản lượng đạt 34 triệu tấn vào năm 2007, với 85% sản lượng dùng
tươi và xuất khẩu sang các nước ở dạng ép là 675.000 tấn. Mỹ có mạng lưới nhập khẩu
cà chua rộng khắp, trong năm 2007 Mỹ đã nhập trên 95% sản lượng cà chua tươi của
Mêhicô và 70 % sản lượng của Canada, đạt 702.837 tấn và đã xuất khẩu sang các nước
73.403 tấn cà tươi và 41.399 tấn cà chua ở dạng nước ép. Brazil không xuất khẩu cà
tươi mà chủ yếu nhập khẩu với sản lượng 9000 tấn và xuất khẩu sang các nước ở dạng
nước ép với sản lượng 7000 tấn vào năm 2007. Năm 2007, Chilê sản lượng cà chua
đạt 955.000 tấn trong đó 110.000 tấn dùng làm nước ép và xuất khẩu sang Mỹ La Tinh
90.000 tấn. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của Mỹ về xuất khẩu cà chua tươi. Năm
2006, Mêhicô xuất khẩu 1 triệu tấn cà chua tươi sang các nước chủ yếu là Mỹ tăng 14
% so với năm 2005.
Nhìn chung châu Á có diện tích lớn nhất nhưng năng suất vẫn còn thấp, nơi tiêu
thụ cà chua lớn nhất là châu Âu tiếp theo là châu Á, Bắc Mỹ và châu Phi.
 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cà chua được trồng khoảng trên 100 năm. Diện tích trồng hằng
năm biến động từ 12-13 ngàn ha (Nguyễn Thị Kim Lang và Trần Kim Cương, 2004).
Cà chua được trồng chủ yếu ở ĐBSCL và Trung du Bắc bộ, riêng ở tỉnh Lâm Đồng có
4.500 ha gieo trồng mỗi năm cung cấp cho thị trường 150.000 tấn. Cà chua rất được ưa
chuộng trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam.
Ở nước ta việc sản xuất cà chua là cây rau có ý nghĩa quan trọng về mặt luân
canh, tăng vụ và tăng năng suất trên một đơn vị diện tích do đó cà chua là loại rau
được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển



6

mạnh theo mong muốn vì trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta rất dễ mắc phải một số
bệnh nghiêm trọng như héo tươi, virus…. khó phòng trị. Ngoài ra, mùa hè nhiệt độ cao
làm cà kém đậu trái do hạt phấn bị chết (Trần Thị Ba, 2008)

1.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÀ CHUA
1.2.1 Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm và khô, cây cà
chua chịu được nhiệt độ cao nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cà chua có thể phát
triển ở nhiệt độ 15-35oC (Tạ Thu Cúc, 2001). Để có được sản lượng cao và sớm ở cà
chua là cần tạo điều kiện nhiệt độ tối hảo cho cây 22-24oC, biên độ nhiệt khoảng 4-5oC
thì cây cho nhiều hoa. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí chịu ảnh hưởng tương đối
lớn của ánh sáng hai yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi năng suất cây cà
chua. A.I. Oparin (1978) đã cho rằng nhiệt độ có ảnh hưởng lên hoạt động hút chất
dinh dưỡng của rễ và tốc độ ra lá của cây cà chua. Các thời kỳ sinh trưởng và phát
triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và giá thể nhất định. Nhiệt độ thích
hợp cho hạt cà chua nảy mầm là 24-26oC (Trần Thị Ba và ctv., 2008; Tạ Thu Cúc,
2001)
1.2.2 Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện quan trọng nhất để tạo ra năng suất cây trồng, ánh sáng
đóng vai trò quan trọng trong quang hợp. Cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với cường độ
quang hợp (Nguyễn Như Khanh và Cao Phi Bằng, 2008). Theo Trịnh Xuân Vũ và
ctv.(1976) thì ánh sáng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, khi cây ở ngoài sáng thì giai
đoạn sinh trưởng dãn của tế bào kết thúc sớm nên cây thấp.
Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối
thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Để cho
cây cà chua sinh trưởng bình thường, ra hoa, kết quả thì cần chế độ chiếu sáng với

cường độ không thấp hơn 10.000 lux. Cường độ ánh sáng tối hảo cho cà chua là
20.000 lux (Trần Thi Ba, ctv., 1999). Tạ Thu Cúc (2001) cho rằng cường độ ánh sáng
thích hợp nhất cho cà chua là 14.000 – 20.000 lux. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô
hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp


7

cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém (Tạ Thu
Cúc, 2001; Trần Thị Ba và ctv., 2008).Chu Thị Thơm và ctv. (2005) đã cho rằng chất
lượng trái cà chua chịu ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng, thời gian và cường độ ánh
sáng.

1.2.3 Nước
Theo Rubin (1978) thì nước có ảnh hưởng đến chiều hướng tác dụng của
enzyme, cường độ quang hợp và các quá trình sinh trưởng của cây vì vậy nước là điều
kiện ngoại cảnh cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây trồng. Yêu cầu nước của
cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Cà chua
yêu cầu nước tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây (Phạm Hồng Cúc, 1999). Khi cây
ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất (Nguyễn Văn
Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Nước là dung môi hòa tan chất dinh dưỡng, đảm bảo
nước cho cây cà chua trong thời kỳ ra hoa đậu trái là điều kiện gián tiếp cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho cây. Nếu đất quá khô thì hoa và trái non dễ bị rụng, nếu đất
thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Lượng
nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.
1.2.4 Ẩm độ
Theo Tạ Thu Cúc (2007) thì cà chua yêu cầu ẩm độ không khí thấp trong quá
trình sinh trưởng và phát triển, độ ẩm không khí thích hợp từ 45-55 %, khi ẩm độ
không khí trên 65 % cây dễ bị nhiễm bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển, quá trình thụ
phấn và thụ tinh nên cà chua khó đậu trái vì vòi nhụy có khuynh hướng mọc dài hơn

chỉ tiểu nhị, ngoài ra còn làm cho hạt phấn vỡ dẫn đến số hoa trên chùm bị giảm. Ẩm
độ có ý nghĩa lớn trong sinh trưởng của cây cà chua và có nhu cầu khác nhau tùy theo
giai đoạn sinh trưởng (Mai Thị Phương Anh, 1996).
1.2.5 Chất dinh dưỡng
pH thích hợp cho cây cà chua phát triển trong khoảng pH = 6,0 - 7,0, giá trị pH
thể hiện mức độ hữu dụng của chất dinh dưỡng trong dung dịch (Mai Thị Phương Anh
và ctv., 1996). Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì cà chua sử dụng nhiều nhất là kali,


8

đạm, sau đó là lân, canxi và các nguyên tố vi lượng (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tiến
Dũng, 2003). Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh,
khả năng ra hoa, đậu trái nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn, vì vậy cần cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu
Cúc, 2002). Theo Tạ Thu Cúc (2004), với công nghệ sản xuất cà chua trong nhà lưới
hiện nay ở một số nơi, có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây qua dung dịch dinh dưỡng
pha sẵn, không sử dụng phân bón thông thường mà vẫn đảm bảo được sự phát triển tốt
nhất cho cây trồng.

1.3 SẢN XUẤT CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI, NHÀ KÍNH
1.3.1 Giới Thiệu về Nhà lưới, Nhà Kính.
Nhà lưới là một giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu đời trong lĩnh vực trồng trọt,
nhằm mục đích đạt chất lượng sản phẩm sạch (Trần Thị Ba, 2010).
Canh tác cây trồng trong nhà lưới, nhà kín có nhiều ưu điểm: Chủ động trong
sản xuất, cây có thể trồng trên đất khó canh tác bình thường. Loại trừ độc chất từ đất,
sâu, bệnh hại. Canh tác thâm canh cao, năng suất và chất lượng sản phẩm cao, không
cỏ dại. Cây trồng được bảo vệ tốt tránh thời tiết bất lợi và dịch hại. Sử dụng hiệu quả
nước và phân bón vì sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính cho phép giảm lượng nông
dược và phân bón hóa học đến mức thấp nhất và cho sản phẩm rau sạch (Ngô Quang

Vinh, 2006)
Bên cạnh đó phương pháp này còn nhiều hạn chế như chí phí đầu tư ban đầu
lớn, giá thành sản phẩm những năm đầu cao gấp 2,5 lần về sau sẽ không cao hơn so
với canh tác ngoài đồng. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho một bộ phận dân cư có thu
nhập cao trong xã hội (Ngô Xuân Chinh, 2005).
1.3.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính trên thế giới
Trong những năm qua, sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính đã bắt đầu trở
thành yếu tố quan trọng trong tổng sản lượng cà chua. Diện tích trồng cà chua hằng
năm trên thế giới khoảng 2,7 triệu ha, trong đó 80-85% dùng để ăn tươi, lượng cà chua
chế biến khoảng 68 triệu tấn/năm. Cà chua được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới vào


9

những mùa mà điều kiện thời tiết không thuận lợi cho canh tác (Phạm Hồng Cúc,
2008). Năng suất 500 tấn cà chua/ha/năm không còn là một con số không tưởng. Năm
2006-2007, Mêhicô có 3.000 ha nhà lưới, nhà kính phục vụ cho sản xuất cà chua từ đó
sản lượng cà chua xuất khẩu tăng 13% so với giai đoạn trước đó.

1.3.3 Hiện trạng trồng cà chua trong nhà lưới ở nước ta
Hiện nay nhiều mô hình trồng rau trong nhà lưới đã được các tỉnh ở nước ta
quan tâm đầu tư. Công nghệ trồng rau không cần đất mở ra hướng sản xuất nông
nghiệp sạch, an toàn và có thể thay thế các loại rau nhập khẩu cung cấp cho các siêu
thị, khách sạn, nhà hàng (Hồ Hữu An, 2005). Theo dự báo diện tích nhà lưới sẽ ngày
một tăng, không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa mà còn lan tỏa ở nhiều tỉnh
ĐBSCL (Trần Thị Ba và ctv., 2008).
1.4 TRỒNG CÀ CHUA THỦY CANH
1.4.1 Định nghĩa thủy canh
Thủy canh (hydroponic) hoặc trồng cây không cần đất (soilless culture) là kỹ
thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (nước và phân), nó cung cấp tất cả các

thành phần dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng tối hảo, có hoăc không sử dụng môi
trường nhân tạo (giá thể: cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mạc cưa, sợi tự nhiên hay tổng
hợp) để nâng đỡ cho cây về mặt cơ học. Trồng cây không cần đất hay thủy canh
thường được trồng trong nhà hơn là ngoài trời (Trần Thị Ba, 2008)
1.4.2 Lịch sử phát triển thủy canh
Khoa học hiện đại về thủy canh xuất hiện vào khoảng năm 1936 khi tiến sỹ
W.E.Gericke trồng các loại cây trong nước trong đó có cây cà chua 12 tháng có chiều
cao 7.5m. Gericke đã công bố về khả năng thương mại của ngành thủy canh và đặt tên
cho nó là “hydroponics” trong tiếng Hy Lap là nước và “ponos” có nghĩa là lao động.
vì vậy thủy canh hiểu theo nghĩa đen là làm việc với nước (Nguyễn Xuân Nguyên,
2004).


10

Ngay từ thế kỷ XVII các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trồng cây trong
nước. Năm 1699, Jonh Wood Ward trồng cây trong nước có thêm những lượng đất
khác nhau, và đã kết luận rằng chính các chất hòa tan trong đất đã thúc đẩy sự phát
triển của thực vật chứ không phải là đất (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).
Năm 1804, các nhà khoa học đã bắt đầu đánh giá rằng cây trồng cần một số
nguyên tố đa lượng và sau đó là vi lượng. Năm 1860, một số nhà khoa học mới thấy
được những khó khăn trong việc xác định loại và lượng của các nguyên tố cần cho cây
sống trong môi trường phức tạp như đất. Do đó họ đã trồng cây trong dung dịch dinh
dưỡng với thành phần kiểm soát được (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Nhiều thập kỷ sau đó các nhà khoa học đã phân tích thành phần cơ bản của thực
vật và khả năng hấp thu dinh dưỡng cho sự phát triển của cây trồng bằng thực nghiệm.
Năm 1938, Hoagland đã đưa ra công thức dung dịch dinh dưỡng mà ngày nay vẫn còn
sử dung (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).
Năm 1944, Mỹ thực sự bắt đầu sử dụng phương pháp thủy canh trồng rau phục
vụ cho quân đội ở Thái Bình Dương. Càng về sau nhiều hệ thống thủy canh từ nhỏ đến

lớn của các cá nhân, công ty đã tiến hành ở các đảo nơi mà điều kiện canh tác khó
khăn (Trần Thị Ba và ctv, 2008).
1.4.3 Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật thủy canh
Theo Trần Thị Ba (2010) phương pháp thủy canh có một số ưu điểm và hạn chế
sau: Năng suất đạt tối đa, cao hơn từ 1,4-27,0 lần so với canh tác ngoài đồng. Chất
lượng tốt, sản phẩm có hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng hơn trồng bằng đất.
Cho thu hoạch sớm do loại trừ được yếu tố giới hạn của nước và dinh dưỡng. Trồng
được bất kỳ nơi đâu. Phương pháp thủy canh có thể sản suất rau sạch ở những nơi
thiếu đất hoặc đất bị nhiễm độc, nhiễm mặn cũng như tại gia đình (trên sân thượng,
ban công….). Tăng mật độ khoảng cách trồng dày hơn làm tăng lợi nhuận hơn. Hạn
chế sâu bệnh hại, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Tiết kiệm công lao động.
Phương pháp thủy canh giúp ta kiểm soát môi trường giá thể. Loại bỏ cây xấu dễ dàng.
Dễ trồng với qui mô sản xuất nhỏ, chăm sóc cây thuận tiện. Kỹ thuật tự động thuận lợi
lớn nhất là có khả năng tự động hóa toàn bộ hệ thống đối với sản xuất hàng hóa lớn.
Do chủ động được trong sản xuất nên có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi phải có kiến thức cao, nên người sản xuất cần phải có trình


11

độ nhất định để quản lý môi trường rễ, khí hậu và dịch hại. Chi phí đầu tư ban đầu cao
cho các trang thiết bị nên rất tốn kém dẫn đến giá thành sản phẩm khá cao khó cạnh
tranh với các sản phẩm thông thường.

1.5 GIÁ THỂ TRỒNG RAU BÁN THỦY CANH
Trong tự nhiên, đất là môi trường cung cấp chất khoáng, nước và là nơi để cây
trồng đứng vững. Tuy nhiên trong hệ thống thủy canh đất không cần thiết nữa. Nếu
vậy trồng trong hệ thống thủy canh thì cây sẽ không có nơi để rễ cây bám vào thì phải
cần rất nhiều trụ chống đỡ cho cây vì vậy sẽ làm tăng chi phí và giá thành sản xuất, để
giải quyết vấn đề này người ta đã sử dụng giá đỡ nhân tạo gọi là giá thể. Giá thể có

chức năng để cây bám vào vì vậy trong thủy canh giá thể đa số là chất trơ không có tác
dụng cung cấp dinh dưỡng (Nguyễn Bảo Toàn, 2010). Kết cấu của giá thể nên có lỗ
hổng để duy trì hoàn hảo lượng không khí và nước cần thiết cho cây (Trần Thị Ba,
2010). Việc lựa chọn giá thể trồng cũng là một vấn đề quan trọng nhất liên quan đến
hiệu quả sản xuất, giá thể cần đảm bảo ẩm độ thích hợp cho cây phát triển đồng thời có
khả năng duy trì được không khí khuếch tán trên bề mặt cho sự hoạt động và phát triển
của rễ cây (Phạm Ngọc Tuân, 2008).
Theo Phạm Ngọc Tuân (2008) thì giá thể là môi trường cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng do đó cần có khả năng giữ dinh dưỡng tốt và độ pH phải đảm bảo suốt
quá trình sinh trưỡng của cây trồng để cây đảm bảo hút được dinh dưỡng. Theo
Savvas và ctv. (2002) và Dasgan (2008) trích bởi Lê Thị Thúy Kiều (2010) việc trồng
cây trên giá thể có tưới nhỏ giọt và sử dụng dung dịch dinh dưỡng đã tránh được hóa
chất có hại như nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh trong đất, điều này còn tránh
được thoái quen hay sử dụng phân đạm của nông dân (Ngô Quang Vinh, 2006). Yêu
cầu của giá thể trồng cây phải có nhiều tính chất giống như đất phải đảm bảo sự thông
thoáng và khả năng giữ độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của cây.
Xơ Dừa: theo Trần Thị Ba (2010) xơ dừa là vật liệu hoàn toàn hữu cơ từ vỏ
dừa khô, giàu hormon, sạch nấm bệnh, giữ nước cao, môi trường hoàn hảo cho hạt nẩy


12

mầm và rễ phát triển. Theo Lê Thị Thúy Kiều (2010) thì xơ dừa là vật liệu tương đối
rẻ tiền, rất phổ biến ở Việt Nam, có khả năng chống phân hủy, do đó xơ dừa là một
loại vật liệu hữu cơ được sử dụng làm giá thể bán thủy canh. Xơ dừa (không chứa hoặc
chứa mùn dừa), mùn dừa mau phân hủy nên sau một thời gian chỉ còn lại xơ dừa, xơ
dừa làm tăng độ thoáng khí, mùn dừa làm tăng độ giữ ẩm. Xơ dừa có trọng lượng
riêng từ 0,25- 0,5 g/cm3 là chất mang rất tốt cho các loại phân hóa học nên rất được ưa
chuộng cho sản xuất rau sạch đặc biệt là rau ăn trái. Ở Canamy, xơ dừa là loại giá thể
chính được sử dụng cho sản xuất thủy canh. Ở nước ta xơ dừa rất phong phú, hằng

năm có khoảng 500- 600 tấn thải ra làm ô nhiễm môi trường. Rất nhiều công ty sử
dụng xơ dừa đóng thành viên, bánh, các slab chuyên dùng cho thủy canh và đã xuất
khẩu sang nhiều nước (Trần Thị Ba, 2010).
Trấu: là loại giá thể rất thông thoáng, tuy nhiên rất dễ bị mốc vì còn nhiều chất
bột, cám còn bám theo, trước khi sử dụng nên phơi nắng hoặc rửa qua nước (Lê Thị
Thúy Kiều, 2010).
Perlite: được làm từ khoáng thạch anh và giãn nở nhiều lần so với thể tích ban
đầu ở nhiệt độ cao, nhìn giống bắp rang nổ
Vermaculite: là một dạng của khoáng, rất nhẹ và hút nước ,dễ dàng bị vỡ và ít
ổn định hơn perlite
Rockwool: cũng một dạng của thạch anh, nó được tan ra và se lại thành sợi. Nó
trở thành 2 dạng tiêu biểu là hạt và sợi
Scoria: là một dạng của đá nghền thường được phân làm 3 cấp theo đường kính
từ 3-15 mm
Mạc cưa (Sawdust): là gỗ nghiền, có khả năng giữ nước và dinh dưỡng cao,
giá thành rẻ. Tuy nhiên, mùn cưa có chỉ số C:N cao, có xu hướng ảnh hưởng xấu đến
rễ (Lê Thị Thúy Kiều, 2010)
Cỏ khô (hay) và rơm (straw): có thể sử dụng riêng lẽ hoặc phối trộn với môi
trường khác.
Cát sông (hạt mịn) và cát biển (hạt to): thường hạt quá nhỏ dễ làm cản trở
dòng nước chảy, nên phối trộn với Rockwool.
Sự thành công của hệ thống bán thủy canh bên cạnh các loại giá thể, hệ thống
tưới nhỏ giọt để cung cấp nước và dinh dưỡng thường xuyên cho giá thể đảm bảo đủ
điều kiện để cây phát triển cũng đóng vai trò quan trọng then chốt. Tưới nhỏ giọt là


13

phương pháp tưới tiết kiệm và hiệu quả, bên cạnh đó nó còn giúp cây hấp thu được
nhiều dưỡng chất và hạn chế mất dinh dưỡng (Hoch, 1992). Tưới nhỏ giọt là phương

pháp hiệu quả nhất khoảng 90% hoặc có thể cao hơn, trong khi phương pháp tưới phun
chỉ đạt khoảng 75-86%, tưới nhỏ giọt cung cấp nước trực tiếp đến đất và chỉ cung cấp
tại nơi cần nước (Stryker, 2005). Theo Barry (1997), thuận lợi của hệ thống tưới nhỏ
giọt là dùng tưới nước và bón phân nhằm tiết kiệm lượng nước tưới và giảm mất phân.
Việc tưới nhỏ giọt còn cho phép điều chỉnh chính xác pH, EC và nồng độ dinh dưỡng
cung cấp cho cây. Theo Mahajan & Singh (2006) tưới nhỏ giọt, nước được cung cấp từ
từ với số lượng ít nhưng đầy đủ, đường sẽ đi vào trái qua mạch li be tập trung hơn, làm
tăng Brix và pH dịch trái. Bertin và ctv. (2000) công nghệ tưới nhỏ giọt không những
có lợi mà còn làm tăng chất lượng trái như mùi vị, độ ngọt.Celikel (1999) cũng kết
luận chất lượng trái cà chua không bị ảnh hưởng bởi giá thể sử dụng mà phụ thuộc vào
giống và kỹ thuật canh tác trong đó công nghệ tưới nhỏ giọt là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng trái cà chua

Ngày nay, việc sử dụng công nghệ trồng cây không cần đất cho năng suất cao
hơn gấp nhiều lần so với trồng trực tiếp trên đất và trên cùng một đơn vị diện tích,
không những thế giá thể bán thủy canh còn giúp tránh được các tác nhân gây bệnh có
từ đất, tiết kiệm được nước tưới và sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng.

1.6 DINH DƯỠNG THỦY CANH
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng
nhất để đạt được năng suất cao. Mười sáu dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng cây
trồng, các dinh dưỡng cần thiết gồm C, H,O, N, K, Ca, Mg, S, Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo
và Cl (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2004).
Theo Trần Thị Ba (2008) thì dung dịch dịnh dưỡng dùng để trồng cây là một
loại hình tiên tiến được sử dụng để trồng rau trong hệ thống thủy canh. Dung dich dinh
dưỡng là tác nhân quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại của hệ
thống thủy canh. Cây trồng trong môi trường đất dinh dưỡng có sẵn, phân bón được bổ
sung cho cây không chứa đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây.



×