Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ảnh hưởng của Gibberellic acid (GA 3 ) đến sự phát triển của một số loại nấm gây hại trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2 và 4 ngày sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-o0o-

“Ảnh hưởng của Gibberellic acid
(GA3) đến sự phát triển của một số loại
nấm gây hại trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2
và 4 ngày sau thu hoạch”.

Sinh vin thực hiện: Nguyễn Trí Yến Chi

ii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của Gibberellic acid (GA3) đến sự phát triển của một số
loại nấm gây hại trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2 và 4 ngày sau thu hoạch” được thực
hiện nhằm mục đích kéo dài thời gian bảo quản trái cam Sành sau thu hoạch. Có 5
thí nghiệm được thực hiện: (a) Khảo sự phát triển của nấm Aspergillus sp. trên vỏ
trái cam Sành đã xử lý GA3; (b) Khảo sự phát triển của nấm Penicillium sp. trên vỏ
trái cam Sành đã xử lý GA3; (c) Khảo sự phát triển của nấm Colletotrichum sp. trên
vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 , mỗi thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức (nhúng trái
cam Sành vào GA3 ở các nồng độ 0, 25, 50 và 75 ppm trước khi chủng nấm); (d)
Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của nấm Aspergillus sp. trên vỏ trái
cam Sành lúc 0, 2, 4 ngày sau thu hoạch, (e) Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự
phát triển của nấm Penicillium sp. trên vỏ trái cam Sành lúc 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch, mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (xử lý trái cam Sành với GA3 ở 2 nồng
độ 0 và 75 ppm lúc 0, 2, 4 ngày sau thu hoạch). Kết quả cho thấy: (a), (b),(c) xử lý
trái với GA3 trước khi chủng nấm ở 3 nồng độ 25, 50, 75 ppm đã không làm giảm
được sự phát triển của cả 3 dòng nấm. (d), (e) Kích thước vết bệnh do nấm


Penicillium sp. và nấm Aspergillus sp. gây ra giảm thấp khi trái được chủng nấm ở
4 ngày sau thu hoạch hay kết hợp xử lý GA3 nồng độ 75 ppm ở 4 ngày sau thu
hoạch.

\

vii


MỤC LỤC

TT

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3

Nội dung
Trang
Lời cam đoan............................................................................... iii
Lý lịch khoa học .......................................................................... iv

Cảm tạ .......................................................................................... v
Tóm lược ..................................................................................... vi
Mục lục ...................................................................................... vii
Danh sách bảng............................................................................ xi
Danh sách hình .......................................................................... xiii
MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
Chương 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................ 3
Đặc điểm về trái cam .................................................................... 3
Nguồn gốc và giá trị kinh tế.......................................................... 3
Thành phần dinh dưỡng ................................................................ 3
Thu hoạch..................................................................................... 4
Nguồn gốc và vai trò của GA3 trong cây trồng.............................. 5
Lịch sử phát triển.......................................................................... 5
Chức năng của GA3 ...................................................................... 5
Cơ chế tác động của GA3 lên cây trồng......................................... 6
Sự kích thích tính kháng bệnh của cây trồng................................. 7
Khái niệm về sự kích thích tính kháng .......................................... 7
Cơ chế của hiện tượng kích kháng ................................................ 7
Các loại kích kháng ...................................................................... 8

1.3.3.1 Kích kháng tại chỗ........................................................................ 8
1.3.3.2 Kích kháng lưu dẫn....................................................................... 8
1.3.4

Các hình thức kích thích tính kháng bệnh ................................... 10

1.3.4.1 Kích thích tính kháng bệnh của cây trồng bằng hoá
chất............................................................................................. 10

1.3.4.2 Kích thích tính kháng bệnh của cây trồng bằng tác nhân

sinh học ...................................................................................... 11
1.3.5

Cách đánh giá hiệu quả kích kháng............................................. 11

1.4

Một số biến đổi của trái cam sau thời gian thu hoạch .................. 11

viii


1.4.1

Quá trình chín tiếp sau thu hoạch................................................ 12

1.4.2

Hô hấp ........................................................................................ 12

1.4.3

Sự bay hơi nước.......................................................................... 13

1.4.4

Hàm lượng đường tổng số........................................................... 13

1.4.5


Acid hữu cơ ................................................................................ 13

1.4.6

Vitamin C ................................................................................... 14

1.4.7

Các sắc tố ................................................................................... 14

1.4.8

Độ mềm...................................................................................... 14

1.5

Một số nấm gây hại quan trọng trên cây họ cam-quýt sau
thu hoạch .................................................................................... 14

1.5.1

Bệnh mốc xanh trái..................................................................... 15

1.5.2

Bệnh thán thư ............................................................................. 16

1.5.3

Bệnh thối nhũng ......................................................................... 17


1.6

Các biện pháp xử lý trái sau thu hoạch nhằm làm giảm tổn
thất trong quá trình bảo quản ...................................................... 17

1.6.1

Các biện pháp cơ học.................................................................. 17

1.6.1.1 Thu hoạch................................................................................... 18
1.6.1.2 Xử lý nước nóng ......................................................................... 18
1.6.2

Các biện pháp hoá học ................................................................ 18

1.6.3

Biện pháp sinh học ..................................................................... 19
Chương 2-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP...................... 21

2.1

Thí nghiệm 1 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Aspergillus sp. trên vỏ trái cam Sành sau thu hoạch”........... 21

2.1.1

Mục tiêu ..................................................................................... 21


2.1.2

Phương tiện ................................................................................ 21

2.1.3

Phương pháp............................................................................... 21

2.2

Thí nghiệm 2 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Penicillium sp. trên vỏ trái cam Sành sau thu hoạch”. ......... 23

ix

2.2.1

Mục tiêu ..................................................................................... 23

2.2.2

Phương tiện ................................................................................ 23


2.2.3

Phương pháp............................................................................... 23

2.3


Thí nghiệm 3 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Colletotrichum sp. trên vỏ trái cam Sành sau thu hoạch”..... 23

2.3.1

Mục tiêu ..................................................................................... 23

2.3.2

Phương tịên ................................................................................ 24

2.3.3

Phương pháp............................................................................... 24

2.4

Thí nghiệm 4 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Aspergillus sp. trên vỏ trái cam Sành lúc 0, 2 và 4 ngày
sau thu hoạch .............................................................................. 24

2.4.1

Mục tiêu ..................................................................................... 24

2.4.2

Phương tiện ............................................................................... 24

2.4.3


Phương pháp............................................................................... 24

2.5

Thí nghiệm 5 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Penicillium sp. trên vỏ trái cam Sành lúc 0, 2 và 4 ngày
sau thu hoạch .............................................................................. 26

2.5.1

Mục tiêu ..................................................................................... 26

2.5.2

Phương tiện ................................................................................ 26

2.5.3

Phương pháp............................................................................... 26
Chương 3-KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................... 27

3.1

Ghi nhận tổng quát ..................................................................... 27

3.2

Kết quả thí nghiệm 1, 2, 3, 4 và 5 ............................................... 28


3.2.1

Thí nghiệm 1 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Aspergillus sp. trên vỏ trái cam Sành sau thu hoạch” .......... 28

3.2.2

Thí nghiệm 2 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Penicillium sp. trên vỏ trái cam Sành sau thu hoạch” ......... 31

3.2.3 Thí nghiệm 3 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Colletotrichum sp. trên vỏ trái cam Sành sau thu hoạch”..... 34
3.2.4

Thảo luận chung thí nghiệm 1, 2 và 3 ......................................... 36

x


3.2.5

Thí nghiệm 4 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Aspergillus sp. trên vỏ trái cam Sành lúc 0, 2 và 4 ngày sau thu
hoạch”. ....................................................................................... 37

3.2.6

Thí nghiệm 5 “Khảo sát ảnh hưởng của GA3 đến sự phát triển của
nấm Penicillium sp. trên vỏ trái cam Sành lúc 0, 2 và 4 ngày sau thu
hoạch”. ....................................................................................... 43


3.2.7

Thảo luận chung thí nghiệm 4 và 5 ............................................. 49
Chương 4-KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................ 51

4.1

Kết luận ...................................................................................... 51

4.2

Đề nghị....................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo ...................................................................... 52
Phụ chương................................................................................. 56

xi


DANH SÁCH BẢNG
TT

Tựa bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng của cam trong 100g phần ăn được ............. 3


1.2

Hàm lượng vitamin có trong 100g phần ăn được ............................. 4

1.3

Hàm lượng các loại muối khoáng có trong 100g phần ăn
được ................................................................................................ 4

3.1

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 ở 3, 5, 7
và 9 ngày sau khi chủng nấm Aspergillus sp.. ............................... 29

3.2

Kích thước vết bệnh (mm) xuất hiện trên vỏ trái cam Sành đã xử lý
GA3 ở 3, 5, 7 và 9 ngày sau khi chủng nấm Aspergillus sp.. ......... 31

3.3

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 ở 3, 5, 7
và 9 ngày sau khi chủng nấm Penicillium sp.................................. 32

3.4

Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 ở 3, 5,
7 và 9 ngày sau khi chủng nấm Penicillium sp............................... 34

3.5


Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành ở các ngày sau khi
chủng nấm Collectotrichum sp.. . ................................................. 35

3.6

Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành ở 3, 5, 7 và 9 ngày
sau khi chủng nấm Collectotrichum sp. ......................................... 36

3.7

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 ở 0, 2, 4
ngày sau thu hoạch sau 4 ngày chủng Aspergillus sp. .................... 38

3.8

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 ở 0, 2, 4
ngày sau thu hoạch sau 6 ngày chủng Aspergillus sp ..................... 39

3.9

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành đã xử lý GA3 ở 0, 2, 4
ngày sau thu hoạch sau 8 ngày chủng Aspergillus sp.. ................... 39

3.10

Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 4 ngày chủng nấm Aspergillus sp. ................................. 40

3.11


Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 6 ngày chủng nấm Aspergillus sp. ................................. 41

xii


3.12

Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 8 ngày chủng nấm Aspergillus sp. ................................. 41

3.13

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 4 ngày chủng nấm Penicillium sp. ................................. 44

3.14

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 6 ngày chủng nấm Penicillium sp. ................................ 44

3.15

Tỉ lệ xuất hiện bệnh (%) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 8 ngày chủng nấm Penicillium sp.. ................................ 45

3.16

Kích thước vết bệnh (mm) trên trái sau 4 ngày chủng nấm

Penicillium sp................................................................................ 46

3.17

Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 6 ngày chủng nấm Penicillium sp. ................................. 46

3.18

Kích thước vết bệnh (mm) trên vỏ trái cam Sành ở 0, 2, 4 ngày sau thu
hoạch sau 8 ngày chủng nấm Penicillium sp.................................. 47

xiii


DANH SÁCH HÌNH
TT

Tựa hình

Trang

3.1

Sự thay đổi màu sắc ở trái có và không có xử lý GA3 .................... 27

3.2

Sự xuất hiện bệnh trên trái sau 9 ngày chủng nấm Aspergillus sp.
ở các nghiệm thức ......................................................................... 30


3.3

Sự xuất hiện bệnh trên trái sau 9 ngày chủng nấm Penicillium sp.
ở các nghiệm thức ......................................................................... 33

3.4

Sự xuất hiện bệnh trên trái sau 8 ngày chủng nấm Aspergillus sp.
ở các nghiệm thức ......................................................................... 42

3.5

Sự xuất hiện bệnh trên trái sau 8 ngày chủng nấm Penicillium sp.
ở các nghiệm thức ......................................................................... 48

xiv


MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho việc phát
triển các loại cây ăn trái. Theo Vũ Công Hậu (2000) cho rằng trồng cây ăn trái có
hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây khác.
Trong số các loại cây ăn trái được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì
Cam Sành được xem là loại cây cho trái có phẩm chất ngon, chứa nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể, có giá trị kinh tế cao và được người dân ưa chuộng.
Thời gian thu hoạch của Cam Sành tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 dương
lịch (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1997) tạo ra sản lượng cam lớn và tập trung tuy
nhiên do điều kiện tồn trữ và bảo quản còn yếu cho nên tổn thất sau thu hoạch còn
cao (Hà Thanh Toàn, 2003). Sự tổn thất sau thu hoạch gồm các nguyên nhân: tổn

thương cơ học hoặc vật lý, những diễn biến trái về mặt sinh lý, sinh hóa và bệnh hại
(Nguyễn Minh Thủy, 2003). Ước tính tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của các loại cây
ăn trái gần 30%, trong đó tác hại do nấm bệnh là chủ yếu (Hà Thanh Toàn, 2003).
Theo Phạm Hoàng Oanh (2002) thì trái Cam sau thu hoạch thường có 3 loại nấm
gây hại là: Aspergillus sp., Penicillium sp. và Colletotrichum gloesporoide. Chính
vì vậy cần kiểm soát nấm bệnh trong quá trình bảo quản sau thu hoạch để giữ trái
được lâu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước.
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu như sử dụng thuốc trừ nấm, xử lý
nhiệt độ, xử lý tia UV, xử lý GA3… nhằm làm giảm tác hại của nấm bệnh trong quá
trình bảo quản sau thu hoạch. Trong các cách xử lý trên, xử lý trái bằng GA3 để
tăng khả năng đề kháng của trái đối với tác hại của nấm đã được nghiên cứu trên
trái quýt (Trang Công Minh, 2004), tuy nhiên tài liệu nghiên cứu về GA3 để tăng
khả năng kích kháng trên trái cam sành vẫn còn giới hạn.

1


Với mục tiêu khảo sát hiệu quả của GA3 đến sự phát triển của nấm
Aspergillus sp., Penicillium sp. và Colletotrichum sp. trên vỏ trái cam Sành để tăng
khả năng kháng bệnh ở 0, 2 và 4 ngày sau khi thu hoạch đề tài “Ảnh hưởng của
Gibberellic acid (GA3) đến sự phát triển của một số loại nấm gây hại trên vỏ
trái cam Sành ở 0, 2 và 4 ngày sau thu hoạch” được thực hiện tại Bộ môn Khoa
Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng (SHƯD) năm 2005.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TRÁI CAM

1.1.1 Nguồn gốc
Cam Sành (Citrus nobilis var typica Hassk) tuy gọi là cam nhưng đặc tính
giống quýt và trái lớn nên còn được gọi là quýt King. Nhiều kết quả nghiên cứu cho
rằng cam, quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á Châu, trong đó có một vài loài hiện
diện từ Đông Bắc Ấn Độ qua Miến Điện và một vùng phía nam của đảo Hải Nam
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003). Nhược điểm duy nhất của cam Sành là
vỏ trái thô và có nhiều hạt. Tuy nhiên thịt quả có màu rất hấp dẫn và trong quả chứa
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên cũng được nhiều người ưa thích.
1.1.2 Thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của cam bao gồm nước, protein, carbohydrate, xơ,
năng lượng, vitamin, muối khoáng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của cam trong 100g phần ăn được
Thành phần

Hàm lượng (%)

Nước

87,5

Protein

0,5

Carbohydrate

8,4




1,4

Năng lượng

43,0

3


Bảng 1.2 Hàm lượng các vitamin có trong 100g phần ăn được
Vitamin

Hàm lượng (mg)

A

0,30

B1

0,08

B2

0,03

PP

0,20


C

48,00

Bảng 1.3 Hàm lượng các loại muối khoáng có trong 100g phần ăn được
Muối khoáng

Hàm lượng (mg)

Ca

34,00

P

23,00

Fe

0,40

(Nguồn: Giáo trình Cây Đa Niên, phần I: Cây Ăn Trái, Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2003).
1.1.3 Thu hoạch
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003) tuỳ theo giống, hình thức
nhân giống và loại cây mà sau khi trồng khoảng 2- 4 năm thì cây cho trái. Trái được
thu hoạch vào khoảng 6-10 tháng sau khi trổ hoa tùy giống, kỹ thuật canh tác và
điều kiện môi trường. Theo Nguyễn Thị Thanh Diệu (2000) trái cam Sành có thể
thu hoạch ở thời điểm từ 7-7,5 tháng sau khi đậu trái. Trái được xác định là chín khi
có 25-50% diện tích vỏ chuyển sang màu vàng, tỷ lệ giữa oBrix với lượng acid trong

trái thay đổi từ 7/1-10/1, hàm lượng dịch trái chiếm khoảng 50% trọng lượng trái.
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Thời gian thu hoạch trái tốt nhất trong ngày là 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, lúc
này sương đã khô và trái mất độ trương, do đó giảm được sự tổn thương các tế bào

4


chứa tinh dầu ở vỏ. Mặt khác không nên thu hoạch trái sau khi mưa vì dễ gây thối
trái. Nên thu hoạch bằng kéo để tránh tổn thương, xay xát. Khi chuyên chở xa nên
cắt bớt cuống, lá để giảm bớt va chạm và bốc hơi nước (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2003).
1.2 NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ CỦA GA3 TRONG CÂY TRỒNG
1.2.1 Lịch sử phát triển
Kurosawa (1926); trích dẫn bởi Lê Văn Hoà và ctv. (2001) nghiên cứu về
bệnh lúa do nấm Gibberella fugikuroi, nhận thấy các cây lúa bị nhiễm nấm sinh
trưởng nhanh hơn cây lúa bình thường ông cho rằng cây lúa này đã tạo ra một chất
có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây lúa, ly trích chất này và tiêm vào cây
lúa khác thì nó cũng tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Yabuta và Hayashi (19351938); trích dẫn bởi Lê Văn Hoà và ctv. (2001) đã kết tinh được chất này và đặt tên
cho nó là gibberellin. Chỉ vào khoảng 1954/1955 cấu trúc của Gibberellic acid mới
nhận được từ các kết quả nghiên cứu ở Anh và Mỹ. Cho đến 1998 người ta đã tìm
được 121 GA và đặt tên là GA1 đến GA121 trong đó GA3 là hoạt chất có tính sinh
học cao đầu tiên và thông dụng nhất (Lê Văn Hoà và ctv., 2001).
1.2.2 Chức năng của GA3
Theo Lê Văn Hoà và ctv. (2001) thì GA3 có các chức năng sau:
- GA3 kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào. Người ta cũng tìm thấy sự
tăng dài của lóng là do tế bào tăng dài hơn là gia tăng số lượng tế bào.
- GA3 còn có tác dụng gây nên sự hình thành mầm hoa của những cây dài
ngày trồng trong điều kiện ngắn ngày.
- GA3 còn có tác dụng lên alơron của phôi nhũ, kích thích sự tạo ra enzym

amylase cần thiết cho sự nảy mầm của hạt.
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1999) cho biết trong sự phát triển và phân hoá của
cơ quan sinh sản thì GA3 ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính, ức chế sự phát triển
của hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Ngoài ra trong sự sinh trưởng của

5


quả và tạo quả không hạt thì GA3 có vai trò gần như auxin vì nó làm tăng kích
thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng
với auxin.
Khi xử lý GA3 ở nồng độ 75ppm và 100ppm đã làm hạn chế tốt nhất sự phát
triển của 2 loài nấm Aspergillus sp. và Colletotrichum sp. trên trái quýt Đường
trước khi bảo quản (Trang Công Minh, 2004) .
1.2.3 Cơ chế tác động của GA3 lên cây trồng
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1999) thì một trong những quá trình có liên quan
đến cơ chế tác động của GA3 là hoạt động của enzym thuỷ phân.Trong hạt phôi là
nơi tổng hợp GA3, sau khi được tổng hợp, GA3 được giải phóng ra khỏi phôi và
khuếch tán qua nội nhũ đến lớp tế bào alơron để kích thích sự hình thành và giải
phóng các enzym trong alơron. Sau đó các enzym này được khuếch tán vào nội nhũ
để thuỷ phân các polime thành các monome phục vụ cho sự nảy mầm của chúng.
Các tế bào alơron là những tế bào sống không phân chia có chức năng đặc trưng là
hình thành và giải phóng các enzym tiêu hoá khối nội nhũ của hạt.
Ở đây GA3 đã cảm ứng với sự tổng hợp α-amilaza mới và các enzym thủy
phân khác. GA3 gây nên sự ức chế gen, chịu trách nhiệm tổng hợp các enzym này
mà trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon. GA3
đóng vai trò như chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protein, enzym thuỷ
phân hoạt động.
Ngoài vai trò cảm ứng hình thành enzym thì GA3 còn có vai trò kích thích sự
giải phóng các enzym này vào nội nhũ.

Theo Lê Văn Hoà và ctv. (2001) cho rằng GA3 bao vây nhóm hoạt động của
enzym oxi hoá IAA, hoặc khử các tác nhân ức chế hoạt động của IAA và tăng
cường sự vận chuyển của auxin. Trên cơ chế điều hoà acid nuclêic và protein,
Gibberellin mở gen, mà gen này chịu trách nhiệm tổng hợp RNA thông tin và từ
đây tổng hợp nên amylase cần cho sự nảy mầm cũng như các enzym khác cần cho
sự sinh trưởng của tế bào.

6


1.3 SỰ KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH CỦA CÂY TRỒNG
1.3.1 Khái niệm về sự kích thích tính kháng
Trong tế bào của cây thuộc giống nhiễm bệnh có thể có gen tiết các chất giúp
cây chống lại với mầm bệnh. Do đặc tính của giống là các gen này thường bị ức chế
nên phát huy tác dụng chậm, khi bị mầm bệnh xâm nhiễm rồi tế bào mới tiết ra chất
kháng. Các chất này sinh sản ra chậm nên không có tác dụng kháng bệnh. Ứng dụng
giả thuyết này các nhà khoa học nghiên cứu các cách kích thích tính kháng bệnh của
giống nhiễm bệnh trước khi mầm bệnh bị tấn công, nhờ đó cây thoát bệnh hoặc mắc
bệnh nhẹ hơn. Biện pháp này được gọi là kích thích tính kháng bệnh của cây trồng
gọi tắt là kích kháng (Phạm Văn Kim, 2001).
Hiện tượng này giúp cho cây trồng bị nhiễm có khả năng kháng được bệnh ở
một mức độ nào đó khi được xử lý kích kháng (Phạm Văn Kim, 2002). Như vậy cây
được kích kháng là cây không có khả năng kháng với bệnh một cách tự nhiên hay
nói cách khác là cây thuộc giống nhiễm bệnh, khi được kích kháng cây trở nên
kháng ở mức độ nào đó. Phương pháp này không tác động loại trừ trực tiếp mầm
bệnh như những thuốc trừ dịch hại thông thường, mà dựa trên sự kích thích những
cơ chế kháng tự nhiên của cây trồng (Phạm Văn Kim, 2002). Để đạt hiệu quả cao
trong kích kháng đòi hỏi trong hầu hết các trường hợp thì sự kích kháng phải tạo ra
được tính kháng không đặc hiệu, nghĩa là chống lại với phổ rộng của mầm bệnh
(Trần Thị Thu Thuỷ, 2003).

1.3.2 Cơ chế của hiện tượng kích kháng
Theo Lăng Cảnh Phú (2001), Steiner (1995a) cho rằng kích kháng là quá
trình phức tạp về sự thay đổi các chất trong mô cây. Chất kích kháng có thể là
những tín hiệu hoặc là chất tổng hợp của những tín hiệu. Các tín hiệu là những dòng
ion, hoặc là tín hiệu điện tử trong cây, sau khi được nhận diện chúng sẽ vận chuyển
nhanh bên trong cây, làm hoạt hoá các gen dẫn đến các phần khác không được xử
lý.

7


Các protein được tăng cường hoặc thay đổi gọi là protein PR (PathogenesisRelated protein) như chitinase plucanase có khả năng kháng nấm, kháng vi khuẩn
bằng cách phân giải màng polysaccharide của vách tế bào nấm (Phạm Văn Kim,
2000).
Agrios (1997) cho rằng protein PR ức chế sự phóng thích và sự nảy mầm của
bào tử, hay kéo dài vách tế bào và phá vỡ lớp chitine của tế bào nấm gây bệnh, hay
phân giải các phân tử glucoamine và muramic của vách tế bào vi khuẩn.
Phạm Thị Thùy (2004) cho rằng cơ chế kháng nấm của cây trồng là cây có
khả năng tạo ra phytoalecxin tại nơi tổn thương để diệt tế bào nấm, hoặc tạo ra các
men thuỷ phân tại chổ bị nhiễm bệnh để phân hủy các tế bào nấm khi nó xâm
nhiễm.
1.3.3 Các loại kích kháng
Có hai loại kích kháng là kích kháng tại chổ và kích kháng lưu dẫn.
1.3.3.1 Kích kháng tại chỗ: Hiệu quả kích thích tính kháng chỉ xảy ra tại vị
trí được xử lý bởi tác nhân kích kháng, tức là chỉ có thể ngăn cản được mầm bệnh
nơi được xử lý chất kích kháng và thời gian kéo dài hiệu quả dưới 3 ngày (Phạm
Văn Kim, 2002).
1.3.3.2 Kích kháng lưu dẫn: Hiệu quả kích kháng không chỉ xảy ra tại vị trí
được xử lý mà còn phát triển đến mô cây cách xa điểm kích kháng (Ryal và ctv.,
1996; trích dẫn bởi Lăng Cảnh Phú, 2001).

Ø Điều kiện đưa đến kích kháng lưu dẫn
Có 2 điều kiện đưa đến kích kháng lưu dẫn
- Cây được xử lý trước với tác nhân có thể kích thích những phản ứng sinh
hoá để tổng hợp kích kháng lưu dẫn bên trong tế bào.
- Có sự lignin hoá nhanh hơn hoặc ít nhất là thấy được sự tự phát huỳnh
quang của những phenolic tích tụ thường thấy trong cây hoặc xung quanh vị trí xâm
nhiễm của đĩa áp của nấm gây bệnh (Kuc, 1995 trích dẫn bởi Ngô Thành Trí, 2003).

8


Ø Cơ chế kích kháng lưu dẫn
- Sự nhận ra nhau giữa ký chủ và mầm bệnh: Phạm Văn Kim (2000) đã
đề cập đến thuyết nhận biết và báo động của Agrios (1997), trong đó có hai cách để
nhận biết ra nhau giữa ký chủ và mầm bệnh
Trong giai đoạn tiền xâm nhiễm, mầm bệnh tiết ra xung quanh một loạt các
chất như glycoprotein, carbohydrate, acid béo, và các peptid. Các chất này có tác
dụng như là các chất mồi tác động lên bề mặt ngoài của tế bào biểu bì ký chủ, kích
thích giúp ký chủ biết được có mầm bệnh tấn công.
Ở một số trường hợp, các enzym của mầm bệnh tác động lên đường đa phân
tử của ký chủ thành đường đơn phân tử. Các đường đơn phân tử tạo ra sẽ có tác
động như là chất mồi báo động cho ký chủ biết sự hiện diện của mầm bệnh.
- Sự chuyển tín hiệu báo động
Khi phát hiện ra mầm bệnh, thụ thể chuyển tín hiệu báo động vào tế bào cho
các protein PR, các gen tương ứng trong nhân tế bào. Các gen này sẽ hoạt động, tế
bào sẽ tiết ra các chất và thành lập các cấu trúc để chống lại với mầm bệnh và các
chất do mầm bệnh tiết ra.
Theo Lăng Cảnh Phú (2001) thấy rằng protein PR hoạt động như chất tiếp
nhận tín hiệu từ vi sinh vật và tạo dòng tín hiệu mở đầu, tiếp theo là hoạt hoá những
kitase, phosphate và protein G. Hiện tượng này được kích thích nhanh chóng qua sự

phosphoryl hoá, sự thay đổi nồng độ Ca2+, dòng ion, sự gia tăng inositol
triphosphate, diacyglycerol, và tỉ lệ những protein với GTP hay GDP.
- Tín hiệu trong kích thích tính kháng lưu dẫn
Agrios (1997) tìm thấy các hợp chất tín hiệu kích thích sinh ra protein PR là
acid salicylic, acid jasmonic, ethylene, systemin và một số chất khác.
Dong (1998) cho rằng acid salicylic điều hoà nhiều gen sinh ra protein PR
gồm những gen mã hoá PR1 và nó được điều khiển bởi gen NPR1.
Lawton (1994) thấy trong cây Arabidopsis, ethylen có vai trò trong kích
kháng lưu dẫn qua việc tăng cường tính nhạy cảm của mô đối với hoạt động của
acid salicylic. Còn theo Boller (1990) thì cho rằng ethylene giống như một hormone
cây đi từ methionin và có liên quan trong một số quá trình sinh lý. Ethylene được

9


tạo ra khi bị tổn thương hoặc sự xâm nhiễm của mầm bệnh cũng như khi xử lý với
các tác nhân khơi màu những đáp ứng tự vệ. Sự cũng cố cấu trúc vách tế bào cũng
như sự lignin hoá được nâng cao bởi ethylene.
Acid jasmonic thường gặp và hiện diện trong thực vật bậc cao ở dạng ester
methyl (MeJA), có chức năng như là một tín hiệu trong phản ứng bảo vệ cây trồng
đối với các vết thương và sự tấn công của mầm bệnh (Creelman và Mullet, 1997;
Sembdner và Parthier, 1993; trích dẫn bởi Lăng Cảnh Phú, 2001).
Systemin là tín hiệu lưu dẫn, systemin được phân lập từ cây cà chua, nó là
một chuỗi peptide gồm 18 axit amin. Con đường dẫn truyền tín hiệu qua trung gian
systemin bao gồm linoleic acid phóng thích từ màng tế bào và sau đó được chuyển
thành JA (Ryan và Pearce, 1998).
1.3.4 Các hình thức kích thích tính kháng bệnh
1.3.4.1 Kích thích tính kháng bệnh của cây trồng bằng hoá chất
Có thể sử dụng hoá chất không phải là thuốc bảo vệ thực vật để làm tác nhân
kích kháng. Các hoá chất này khi được sử dụng với nồng độ kích kháng, phải không

có tác động trực tiếp lên mầm bệnh, mà chỉ tác động kích thích cây kháng với bệnh
mới được xem là chất kích kháng (Phạm Văn Kim, 2002). Có nhiều hoá chất được
các nhà khoa học tìm thấy có khả năng kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng.
Lê Thị Ngọc Xuân và Trần Thị Thu Thủy (2002) thấy rằng: cây lúa có thể
chống lại với 2 chủng nấm Bipolaris oryzae gây bệnh đốm nâu khi được kích thích
bằng benzoic acid và K2HPO4, hiệu quả duy trì đến 15 ngày sau khi cấy.
Phạm Văn Kim (2002), đã tìm thấy những hoá chất (không độc cho môi
trường) có thể kích thích tính kháng cho cây lúa, giúp cây lúa giảm bệnh cháy lá lúa
60-80%, như K2HPO4, clorua đồng, acid benzoic, natri tetraborat, natri silicate…

10


1.3.4.2 Kích thích tính kháng bệnh ở cây trồng bằng tác nhân sinh học.
Nấm, vi khuẩn, virus, nấm hoại sinh và nấm cộng sinh đã được một số nhà
khoa học dùng trong nghiên cứu sự kích kháng chống lại bệnh trên cây trồng. Các
vi sinh vật này phải không có tác động đối kháng với mầm bệnh mới được xem là
tác nhân gây kích kháng (Phạm Văn Kim, 2002).
Chandransekaran và Vidhyderkaran (1989); trích dẫn bởi Nguyễn Minh Kiệt
(2003) thấy rằng, vi sinh vật không gây bệnh được chủng nấm Pyricularia oryzae,
thì giúp cây lúa chống được bệnh cháy lá lúa.
Vi khuẩn Flavimonas oryzihabitans được Phạm Văn Kim (2002) tìm thấy có
khả năng kích kháng lưu dẫn để giúp cây lúa chống lại bệnh cháy bìa lá.
1.3.5 Cách đánh giá hiệu quả kích kháng
Theo Phạm Văn Kim (2002), có 3 cách đánh giá hiệu quả kích kháng:
- So sánh bệnh giữa cây được kích kháng với bệnh ở cây đối chứng không
được kích kháng của cùng một giống cây trồng và trong cùng một điều kiện trồng.
Hiệu quả kích kháng được tính bằng tỷ lệ giảm bệnh do sự kích kháng gây ra.
Thông thường hiệu quả giảm bệnh được chấp nhận khi bệnh giảm từ 50% trở lên.
- Nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi về hình thái của mô cây sau khi được

kích kháng.
- Nghiên cứu sự thay đổi về mặt sinh hoá trong mô cây được kích kháng.
1.4 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA TRÁI CAM SAU THU HOẠCH
Đối với trái kể từ lúc thu hoạch đến khi đạt chất lượng cao nhất thì các quá
trình sinh lý, sinh hoá diễn ra nhanh. Mặc dù đã tách rời khỏi cây, nhưng trái vẫn
tiếp tục xảy ra các hoạt động trao đổi chất và duy trì các quá trình sinh lý, sinh hoá
ngay khi đang thu hoạch và cả trong giai đoạn sau thu hoạch (Trương Trọng Ngôn,
2000).

11


1.4.1 Quá trình chín tiếp sau thu hoạch
Theo Trần Minh Tâm (2000) thì các loại rau quả thu hoạch, quá trình sinh lý,
sinh hoá vẫn tiếp tục xảy ra, hạt và quả vẫn tiếp tục chín. Quá trình đó gọi là quá
trình chín tiếp hay quá trình chín sau, tức là quá trình tự nhiên do men nội tại của
bản thân rau quả tiến hành.
Theo Nguyễn Minh Thuỷ (2003) khi trái chín protopectin giảm do chuyển
hoá thành pectin làm cho khả năng liên kết giữa tế bào và mô yếu làm quả mềm.
Acid giảm do quá trình hô hấp và quá trình decarboxyl hoá acid tạo thành CO2 và
CH3CHO. Tổng hợp đường tăng và sau đó giảm, vitamin C giảm do các quá trình
khử trong các mô bị phá huỷ khi không khí xâm nhập. Các chất màu Chlorophyll
giảm và Carotenoid tăng.
1.4.2 Hô hấp
Quá trình chín của trái phụ thuộc vào cường độ hô hấp. Theo Hà Văn Thuyết
và Trần Quang Bình (2000) cường độ hô hấp sau khi thu hoạch xảy ra càng cao thì
trái càng mau chín. Do cam là loại trái thuộc nhóm hô hấp không cao đỉnh, tổng hợp
rất ít ethylene và vì vậy lượng ethylene sinh ra ít, không có sự bộc phát CO2 nên trái
không có biểu hiện gia tăng cường độ hô hấp trong quá trình chín.
Sự hô hấp của quả dẫn đến sự giảm khối lượng của quả một cách tự nhiên.

Quá trình hô hấp làm tiêu hao các chất glucid, acid hữu cơ, hợp chất nitơ, pectin,
lanin…
Theo Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình (2000) thì hô hấp là quá trình
sinh học cơ bản xảy ra khi bảo quản rau quả tươi. Đó là quá trình oxi hoá chậm các
chất hữu cơ phức tạp dưới tác dụng của enzym thành các chất đơn giản hơn và giải
phóng năng lượng. Hầu hết các chất đều tham gia vào quá trình hô hấp trừ protein.
Quá trình hô hấp có sự tham gia của oxi được gọi là hô hấp hiếu khí, sản
phẩm tạo thành là CO2 và nước.
C6H12O5 + O2 à 6CO2 + 6H2O + 282.104 (J)

12


Khi lượng oxi trong môi trường không cung cấp đủ để tiến hành hô hấp hiếu
khí thì sẽ xảy ra hiện tượng hô hấp yếm khí, sản phẩm là rượu etylic, CO2 và nước.
C6H12O5 à 2C2H5OH + CO2 + 11,7.104 (J)
Như vậy với hô hấp yếm khí sẽ làm cho phẩm chất trái bị thay đổi do lượng
rượu etylic sinh ra làm cho quả bị chua. Tuy nhiên cả hai quá trình hô hấp hiếu khí
và yếm khí đều sinh ra lượng nhiệt lớn tỏa ra môi trường xung quanh làm nhiệt độ
môi trường tồn trữ tăng.
1.4.3 Sự bay hơi nước
Theo Trần Văn Hoà và Trương Trọng Ngôn (2002), Nguyễn Minh Thuỷ
(2003) thì sự bay hơi nước phụ thuộc vào mức độ háo nước của hệ keo trong tế bào,
phân tử keo trong chất nguyên sinh. Hệ keo có tính háo nước sẽ giữ nước tốt hơn
giúp quả tươi lâu hơn và ít mất ẩm hơn. Ở sản phẩm còn non thường hệ keo có khả
năng giữ nước thấp nên nước bị mất nhiều, sản phẩm thường mau héo. Trong quá
trình tồn trữ, lúc đầu sản phẩm mất nước nhanh, lúc giữa giảm xuống và giai đoạn
cuối khi chín hoặc sau khi quá chín, sự mất nước lại gia tăng vì nó đi vào quá trình
lão hoá của hệ keo nên làm mất đi tính giữ nước. Bên cạnh đó sự mất nước còn phụ
thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ của môi trường, tốc độ chuyển động của không khí, nấm

bệnh tấn công, cách bao gói, thời hạn và phương pháp tồn trữ. Ngoài ra, độ ẩm
giảm, nhiệt độ tăng cũng làm sự mất nước tăng lên.
1.4.4 Hàm lượng đường tổng số
Theo Trần Minh Tâm (2000) ở quả thường chứa các dạng đường có giá trị
dinh dưỡng cao như: Glucoza, Fructoza, Saccaroza và một số dạng đường khử khác.
Hàm lượng đường tổng số sẽ càng tăng khi thời gian bảo quản càng dài.
1.4.5 Acid hữu cơ
Sự giảm acid trong khi tồn trữ là do quá trình hô hấp và decarboxyl hoá, khi
đó các acid hữu cơ chuyển hoá thành đường, mặt khác nó kết hợp với rượu sinh ra
trong quả để tạo thành các este làm cho quả có mùi thơm.

13


1.4.6 Vitamin C
Theo Trần Minh Tâm (2000) trong quá trình bảo quản hầu hết các vitamin
đều bị thay đổi, tuy nhiên lượng vitamin C trong sản phẩm là hao hụt khá nhiều và
điển hình nhất là nhiệt độ càng cao thì sự tổn thất càng lớn. Sự giảm nhanh vitamin
C là do quá trình khử trong mô bị phá hủy và không khí xâm nhập vào.
1.4.7 Các sắc tố
Chlorophyll giảm dần trong quá trình bảo quản. Do trong quá trình này màu
sắc diệp lục tố bị thay đổi dưới tác dụng của nhiệt, trong môi trường acid ion H+ dễ
thay thế ion Mg+ trong phân tử diệp lục làm cho nó mất màu xanh. Trong khi đó
hàm lượng Carotenoit lại tăng dần trong quá trình chín, do nó mang tính chất của
viatmin A nên rất dễ bị oxi hoá bởi không khí (Trần Minh Tâm, 2000).
1.4.8 Độ mềm
Theo Nguyễn Minh Thuỷ (2003) trong quá trình quả chín, protopectin
chuyển thành pectin hoà tan dưới tác dụng của enzym pectinase, làm cho liên kết
giữa các tế bào và giữa các mô yếu đi và quả bị mềm.
1.5 MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÂY HỌ CAM –

QUÝT SAU THU HOẠCH
Theo S.K.Mitra (1997) cây có múi rất mẫn cảm với sự xâm nhiễm của nấm.
Những tổn thương do cơ học và sinh lý tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm
bệnh xâm nhiễm qua vết thương. Một số loại nấm gây hại phổ biến là: Alternaria
citri gây bệnh đốm đen trái, Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư,
Penicillium italicum, Penicillium digitatum

gây bệnh mốc xanh trái, Diplodia

natelensis gây bệnh thối trái…
Theo Trần Minh Tâm (2000) khi bảo quản cam quýt thì thường bị nhiễm các
loại vi sinh vật hoại sinh như: nấm màu xanh da trời Penicillium italicum,
Aspergillus alegans. Còn theo Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình (2000) thì nếu

14


như cam quýt sau khi thu hoạch mà không được xử lý và bảo quản kịp thời dễ bị
các

bệnh

mốc

xanh

(Penicillium

italicum),


thán

thư

(Colletotrichum

gloeosporioides), nấm vàng (Botritis cinerea).
Theo Nguyễn Thị Kiều (2004) thì cam sau thu hoạch bị một số bệnh gây hại
như mốc xanh, thán thư và thối những.
1.5.1 Bệnh mốc xanh trái
Nguyên nhân: Do nấm Penicillium italicum và Penicillium digitatum gây
nên.
Bệnh mốc xanh trái thường gây hại ở giai đoạn sau thu hoạch, nhất là trong
tồn trữ. Nấm xâm nhiễm qua vết thương do bị xây xát trong thu hoạch và vận
chuyển hoặc qua sẹo cuống. Ngoài ra, nấm cũng có thể xâm nhiễm trực tiếp qua vỏ
trái mà túi tinh dầu là nơi thích hợp nhất cho nấm xâm nhiễm (Nguyễn Thị Thu Cúc
và Phạm Hoàng Oanh, 2002). Nấm sinh bào tử rất mạnh, bào tử phát tán nhờ không
khí, gió, mưa (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Cả hai loại nấm đều phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao. Sợi
nấm phát triển thích hợp nhất ở 25-27oC, tối thiểu là 6-8oC, tối đa là 30-33oC (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Ẩm độ lớn hơn hoặc bằng 80% thích hợp cho
nấm bắt đầu phát triển và gây hại trên trái sau thu hoạch (Lương Đức Phẩm, 2000).
Bệnh phát sinh mạnh trong trường hợp trái bị giập hoặc có nhiều vết thương
xay xát, thu hoạch vào lúc mưa hoặc nhiều sương. Trái càng chín càng dễ bị nhiễm
bệnh (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,1998).
Triệu chứng bệnh: Vỏ trái bị úng nước, dùng tay ấn nhẹ vỏ trái nơi úng nước
rất dễ bể, đốm bệnh lan rộng nhanh chóng. Lúc đầu trên vết bệnh có tơ nấm màu
trắng dầy đặc, sau đó chuyển sang màu xanh lá cây đối với nấm Penicillium
digitatum và màu xanh da trời đối với nấm Penicillium italicum. Sau cùng trái bị
thối và có mùi hôi (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002; Nguyễn Thị

Nghiêm và Võ Thanh Hoàng, 1999). Khi bệnh bị cả hai loài nấm tấn công, trái bị
thối rất nhanh, có hai lớp nấm xen kẻ, trong mô trái có vết màu hồng hoặc hồng tía
(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

15


1.5.2. Bệnh thán thư
Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Nấm Colletotrichum gloeosporioides là loại nấm gây hại có phổ ký chủ rộng,
phân bố khắp thế giới. Cây có múi, các giống xoài, ca cao, tiêu, ớt, rau quả, lan, dưa
hấu, sắn, đậu nành, đậu đũa, cà chua…đều là những cây ký chủ của chúng
(Kanaphatipillai, 1996, Anisa và Alaibi, 1996, Agrios, 1997; trích dẫn bởi Nguyễn
Thị Kiều, 2004). Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất gây đốm
lá, trái, nhánh nhỏ…
Nhiệt độ thích hợp cho nấm Colletotrichum gloeosporioides phát triển là 28o

30 C (Kanaphatipillai, 1996; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều, 2004). Ở nhiệt độ 1930oC trong vòng 18 giờ hoa cam có thể bị nhiễm nấm Coletotrichum
gloeosporioides (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1999). Nhiệt độ nhỏ
hơn 3oC nấm ngừng phát triển (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000). Ẩm độ
cao rất thích hợp cho nấm phát triển nhất là vào mùa mưa hay những lúc trời có
nhiều sương.
Triệu chứng bệnh: Đầu tiên bệnh xuất hiện ở nuốm quả, làm cho nuốm quả
bị mềm và thâm đen. Bệnh thường xuất hiện vào cuối thời kỳ bảo quản. Vết bệnh
thường có màu vàng nâu sau đó lớn dần, có viền màu nâu đậm. Vùng bị bệnh có
màu vàng nhạt, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, trên vòng đồng tâm có
nhiều đốm nhỏ li ti màu nâu đậm, đó là các ổ nấm, và các ổ nấm này làm cho vòng
đồng tâm có màu nâu đậm hơn (Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1999) cho rằng: trên lá triệu
chứng thường rõ vào khoảng 5-7 ngày sau khi nhiễm bệnh, vết bệnh ướt nước, phát

triển chậm và đổi màu từ đỏ sậm sang nâu sáng và mang các ổ nấm màu hồng nhạt
hay màu nâu ở tâm, viền vết bệnh có màu đỏ sậm, cành non cũng bị nhiễm và bị
héo. Trên hoa vết bệnh đầu tiên là những vết úng nước ở cánh hoa, sau đó bị thối,
trái non bị rụng để lại cuống và đài hoa. Trái lớn cũng bị nhiễm bệnh kể cả trước và
sau thu hoạch, triệu chứng cũng tương tự như lá, đốm bệnh tròn, màu nâu và lõm
vào vỏ trái.

16


×