Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phương pháp dạy học từ Hán Việt trong phân môn luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.2 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
TỪ HÁN VIỆT TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
THS. LÊ BÁ MIÊN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2, khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sĩ Lê Bá
Miên, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình và chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh
trƣờng Tiểu học Uy Nỗ (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) đã tạo điều
kiện cho tôi khảo sát thực tế.
Bƣớc đầu nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn
chế tôi khó tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp
chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của tôi đƣợc hoàn


thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Khánh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phƣơng pháp dạy
học từ Hán Việt trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4” là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn và tham
khảo các tài liệu có liên quan.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị KhánhChi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
3. Mục đích, yêu cầu ......................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Bố cục đề tài .................................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 6

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................... 6
1.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của từ Hán Việt .................. 6
1.1.2. Khái niệm từ Hán Việt ........................................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm từ Hán Việt ............................................................................ 9
1.1.4. Vị trí, nhiệm vụ dạy học từ Hán Việt trong phân môn Luyện từ
và câu ở Tiểu học .................................................................................. 14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................ 16
1.2.1. Khảo sát từ Hán Việt ở Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 trong
môn Luyện từ và câu............................................................................. 17
1.2.2. Khảo sát khả năng nhận diện và giải nghĩa từ Hán Việt của học
sinh lớp 4 ............................................................................................... 22
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC
SINH LỚP 4 TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ......................... 27
2.1. Cách nhận diện từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học ................................ 27
2.2. Một số biện pháp giải nghĩa từ Hán Việt ................................................ 28


2.3. Một số biện pháp dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 trong
phân môn Luyện từ và câu .............................................................................. 32
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiếng Việt, các từ Hán Việt chiếm một phần khá lớn. Các từ Hán
Việt đƣợc hình thành do sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt. Tuy nhiên, theo
thời gian, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, những từ ngữ Hán Việt đã
khác xa so với ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại. Nó trở thành một bộ phận của

tiếng Việt. Vì vậy, việc dạy học các từ Hán Việt rất quan trọng không những
giúp học sinh hiểu thêm về sự phong phú của tiếng Việt mà còn giúp các em
sử dụng từ ngữ một cách tinh tế.
Ở tiểu học, việc dạy các từ Hán Việt đƣợc lồng ghép trong phân
môn Luyện từ và câu trong các bài Mở rộng vốn từ qua các chủ điểm nhƣ:
Nhân dân, Hoà bình, Hữu nghị - Hợp tác…Vậy, làm thế nào để giúp các em
hiểu và biết cách dùng các từ Hán Việt một cách phù hợp mà không quá nặng
về kiến thức lí luận?. Thực tế thì từ Hán Việt là một đối tƣợng khó dạy bởi nó
liên quan đến mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Vì vậy, tôi mạnh dạn
chọn đề tài này để việc dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 thực sự có
hiệu quả.
2. Lịch sử vấn đề
Liên quan đến đề tài này trong khoảng 20 năm trở lại đây có nhiều
công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành
bàn luận về từ Hán Việt trên nhiều khía cạnh khác nhau. Những công trình đó
chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán
Việt nhằm cung cấp những tri thức để dùng đúng lớp từ và quan trọng nhất là
giữ gìn, phát huy sức mạnh của Tiếng Việt, đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại.
Đặng Đức Siêu, “Từ Hán Việt từ góc độ tiếp xúc ngôn ngữ văn học”
(Tiếng Việt số 7/ 1987 trang 94- 100) đã khẳng định quá trình tiếp xúc ngôn

1


ngữ Hán Việt kéo dài hàng nghìn năm. Tác giả đã chỉ ra rằng từ Hán Việt là
những từ Việt gốc Hán (vay mƣợn trực tiếp hoặc vay mƣợn qua trung gian)
hoạt động trong lòng Tiếng Việt dƣới sự chi phối quy luật về ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp của Tiếng Việt.
Ở bài “Việc dùng từ Hán Việt như thế nào cho thích hợp” của tác giả
Nguyễn Văn Tu (Trong cuốn Giữ gìnsự trong sáng của Tiếng Việt về mặt từ

ngữ - NXB Khoa học xã hội – 1981) đề cập đến vấn đề nên sử dụng từ Hán
Việt nhƣ thế nào cho hợp lí.
Với bài “Tiếp xúc ngữ nghĩa giữa Tiếng Việt và tiếng Hán” Phan Ngọc
đã nêu ra vấn đề sự tiếp xúc Hán Việt kéo dài hàng nghìn năm đã có sự thay
đổi gì về nghĩa so với nghĩa trƣớc đây của nó trong tiếng Hán cũng nhƣ so với
từ đồng nghĩa của nó trong Tiếng Việt. Vấn đề đƣợc đặt ra với cách nhìn có
hệ thống đối với toàn bộ ngôn ngữ. Tác giả còn chỉ ra rằng khi tiếp cận vấn đề
tiếp xúc ngôn ngữ, phải đi đến xác định những đặc điểm và cấu trúc ngữ
nghĩa của từ Hán Việt trên phƣơng diện đồng đại.
Ở bài “Xử lý các yếu tố gốc Hán trong ngôn ngữ sách giáo khoa phổ
thông”, Phan Văn Các đã đi sâu khảo sát và thống kê có trong sách giáo khoa
văn học cấp Tiểu học. Từ đó tác giả đã đƣa ra một số nhận xét về từ, ngữ Hán
Việt, về dấu hiệu của sự Việt hoá, và cách nhận biết từ Hán Việt dựa vào ngữ
âm và ngữ pháp. Tác giả chỉ ra thiếu sót của soạn giả sách giáo khoa, đồng
thời nêu lên những phƣơng pháp dạy từ Hán Việt ở cấp tiểu học.
Trong bài “Dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông”, Trƣơng Chính
đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm của từ Hán Việt từ đó đề xuất ý kiến việc dạy học
ở trƣờng phổ thông nhƣ thế nào.
Từ góc độ của một nhà nghiên cứu, Nguyễn Văn Khang đã trình bày
một vài đặc điểm của từ Hán Việt có liên quan đến việc dạy và học mảng từ
ngữ này ở nhà trƣờng phổ thông.

2


Nhìn chung những công trình nghiên cứu điểm qua trên đây đều cung
cấp cơ sở lý thuyết về ngữ nghĩa cũng nhƣ cấu trúc của từ Hán Việt. Sự quan
tâm nghiên cứu về từ Hán Việt tƣơng đối phong phú, đều khắp các mặt,
nhƣng về phƣơng pháp giảng dạy từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học trong
phân môn Luyện từ và câu và khảo sát khả năng nhận biết, giải nghĩa từ Hán

Việt tại địa bàn trƣờng Tiểu học Uy Nỗ thì chƣa có công trình nào.
Có thể nói nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy từ Hán Việt qua phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 là một vấn đề chƣa ai bàn đến. Để
hiểu hơn về từ Hán Việt, cách giải nghĩa từ Hán Việt, để thấy đƣợc cái hay cái
đẹp của việc sử dụng từ Hán Việt trong bài nghiên cứu này ngƣời viết xin
đƣợc tìm hiểu về đề tài “Phương pháp dạy học từ Hán Việt trong phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4”.
3. Mục đích, yêu cầu
3.1. Mục đích
Khi chọn đề tài này chúng tôi xác định hai mục đích chính:
-Chúng tôi muốn thông qua khảo sát thực tế ở địa bàn trƣờng Tiểu học
Uy Nỗ để có kết quả cụ thể về khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt của
học sinh Tiểu học. Từ đó đƣa ra những nhận xét bƣớc đầu.
- Sau khi đã nắm đƣợc khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học
sinh , mục đích cuối cùng là tìm ra những biện pháp dạy từ Hán Việt phù hợp
để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giờ Luyện từ và câu.
3.2. Yêu cầu
Để đạt đƣợc mục đích trên ngƣời viết xác định yêu cầu:
- Nắm cơ sở lí luận của đề tài: khái quát về từ Hán Việt, cách cấu tạo từ
Hán Việt, giá trị phong cách từ Hán Việt nói chung.
- Nắm vững cơ sở thực tiễn của đề tài từ Hán Việt đƣợc cung cấp trong
chƣơng trình Luyện từ và câu 4 nhƣ thế nào? Thực trạng khả năng hiểu

3


nghĩatừ Hán Việt của học sinh Tiểu học thông qua việc khảo sát điều tra tại
trƣờng Tiểu học Uy Nỗ trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất một số phƣơng pháp dạy học từ Hán Việt để nâng cao sự hiểu
biết về từ Hán Việt cho học sinh.

4. Phạm vi nghiên cứu
Nhƣ chúng ta đã biết, vấn đề dạy và học từ Hán Việt là một vấn đề hết
sức phức tạp, phức tạp ở chỗ năng lực truyền đạt của giáo viên và khả năng
hiểu của học sinh về lớp từ này. Trƣớc nay, vấn đề này vẫn đƣợc quan tâm
nhiều ở mặt lí luận mà chƣa chú trọng lắm về mặt thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi
chọn khảo sát ở địa bàn trƣờng học để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng
hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh Tiểu học hiện nay ở trƣờng Tiểu
học Uy Nỗ, thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lẽ ra, đề tài sẽ có giá trị thuyết phục hơn nếu đƣợc nghiên cứu ở nhiều
địa bàn trƣờng Tiểu học khác nhau nhằm đƣa ra cái nhìn toàn diện về thực
trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh Tiểu học. Tuy nhiên do thời
gian nghiên cứu có hạn cũng nhƣ đề tài còn ở trình độ nghiên cứu của một cá
nhân sinh viên nên tôi chỉ chọn phạm vi nghiên cứu tại trƣờng Tiểu học Uy
Nỗ với đề tài “Phương pháp dạy học từ Hán Việt trong phân môn Luyện từ
và câu ở lớp 4”.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Phƣơng pháp dạy từ Hán Việt trong giờ học Luyện từ và câu lớp 4.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp lí luận thực tiễn.
- Phƣơng pháp khảo sát, điều tra, thống kê, phân loại và so sánh tƣ liệu.
- Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ.
Quá trình nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhƣ sau:

4


+ Bƣớc 1: Đọc những tài liệu liên quan đến từ Hán Việt và quá trình
tiếp xúc Hán – Việt.
+ Bƣớc 2: Thống kê từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4
trong phân môn Luyện từ và câu và khảo sát viêc sử dụng từ Hán Việt ở

trƣờng Tiểu học.
+ Bƣớc 3: Xử lý kết quả thống kê.
+ Bƣớc 4: Viết khoá luận tổng kết đề tài.
8. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo ra còn
có 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cở sở lí luận và thực tiễn
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 trong
giờ học Luyện từ và câu.

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong thực tế, trƣớc nay đã có nhiều cuốn sách, tạp chí đƣợc xuất bản
nghiên cứu, chuyên luận bàn về từ Hán Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau
nhƣ:
Trong cuốn “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt” (Phan Ngọc – NXB Đà Nẵng
- 1991) đã đƣa ra cách giúp ngƣời Việt hiểu đúng nghĩa, biết dùng đúng và
hay các từ Hán Việt.
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong quyển Sựhình thành cách đọc Hán Việt
lại chú ý ở phƣơng diện cách đọc và xuất xứ cách đọc Hán Việt.
Đặc biệt phong phú hơn cả là những chuyên luận đăng trên tạp chí Hán
Nôm, tạp chí Ngôn ngữ, những quyển Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ,
Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Bửu Kế,…
Trong khoá luận này, chúng tôi xin trình bày ngắn gọncơ sở lí luận về
từ Hán Việt để có cái nhìn khái quát nhất về lớp từ này.
1.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của từ Hán Việt.

Thoạt tiên trên địa bàn của nƣớc Văn Lang cổ đại có một ngôn ngữ bản
địa, từ vựng của ngôn ngữ này có nhiều đặc tính chung của từ vựng của nhiều
ngôn ngữ Đông Nam Á lân cận nhƣ tiếng Thái, tiếng Khme… Đó là những
vốn từ thuần Việt cho đến nay vẫn còn đƣợc sử dụng.
Tiếp đó do cuộc xâm lƣợc của các triều đại phong kiến Trung Quốc kéo
dài hàng ngàn năm với một khối lƣợng lớn từ Hán đã du nhập vào và đƣợc
dân tộc Việt Nam tiếp thu, làm phong phú thêm nhƣng không làm mất đi bản
sắc của mình. Có thể chia quá trình thâm nhập của tiếng Hán thành hai thời kì
thời kì trƣớc và sau sự đô hộ của phong kiến nhà Đƣờng.

6


Các từ thâm nhập vào Tiếng Việt vào thời kì trƣớc đƣợc phát âm theo
hệ thống ngữ âm Hán cổ khác với ngữ âm Hán Việt thâm nhập vào thời kì
sau. Ở thời kì trƣớc, từ gốc Hán xâm nhập vào kho từ vựng chủ yếu bằng
khẩu ngữ tự nhiên (lời nói hằng ngày). Ở thời kì sau, từ gốc Hán xâm nhập
vào kho từ vựng Tiếng Việt bằng cả hai con đƣờng khẩu ngữ tự nhiên và con
đƣờng sách vở. Dù bằng con đƣờng nào thì từ gốc Hán khi nhập vào vốn từ
Tiếng Việt cũng phải chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm Tiếng Việt. Do đó
chúng có sự thay đổi về mặt ngữ âm, đó là điều kiện để tạo nên lớp từ Hán
Việt trong Tiếng Việt.
Các nhà nghiên cứu về các từ gốc Hán đã chia quá trình hình thành lớp
từ Hán Việt thành 3 loại: Từ Hán cổ, từ Hán mƣợn của đời Đƣờng, từ Hán đã
đƣợc Việt hoá.
Từ Hán cổ là lớp từ Hán xâm nhập vào kho từ vựng Tiếng Việt trƣớc
đời Đƣờng. Các từ này đƣợc đọc khác với cách đọc tiếng Hán hiện đại. Trong
nhận thức của ngƣời Việt hiện nay, đó là những từ đã đƣợc Việt hoá cao độ,
lớp từ mà ngƣời ta coi chúng là những từ thuần Việt và đƣợc sử dụng bình
thƣờng, thƣờng xuyên nhƣ những từ thuần Việt khác. Ví dụ: chén, chém, hẹn,

hẹp, xa, mã, vua, xe, buồn, buồng, chiên, bàn,…
Từ Hán Việt vay mƣợn vào đời Đƣờng là lớp từ xâm nhập vào kho từ
vựng Tiếng Việt lúc nhà Đƣờng cai trị nƣớc ta (từ năm 618 – 907). Sự xâm
nhập này vừa qua khẩu ngữ vừa qua sách vở, trong đó qua sách vở là chính.
Các từ này khi vào Việt Nam đều có sự biến đổi về ngữ âm và ngữ nghĩa nhất
định. Đây là lớp từ có số lƣợng lớn nhất trong số từ gốc Hán cũng nhƣ trong
vốn từ Tiếng Việt. Một số nhà nghiên cứu đề nghị gọi lớp từ Hán Việt là lớp
từ vay mƣợn vào đời nhà Đƣờng. Lớp từ này hiện chiếm khoảng 60 – 65 % số
từ của Tiếng Việt, chúng thuộc mọi lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn:

7


Lĩnh vực chính trị: Hoàng thƣợng, chế độ, xung đột, vị trí, bá vƣơng,
áp bức, trị vì, triều đình.
Lĩnh vực tôn giáo: Hoà thƣợng trụ trì, tiểu đồng, giáo lí.
Lĩnh vực quân sự: Thành trì, chiến trƣờng, trinh phạt, tấn công, phòng
thủ, cố thủ, phòng ngự.
Lĩnh vực giáo dục: Trạng nguyên, tiến sĩ, cử nhân, học sinh, tú tài.
Lĩnh vực kinh tế: thƣơng mại, thƣơng nhân, thị trƣờng, giá cả.
Lĩnh vực y tế: truyền nhiễm, điều trị, chuẩn đoán, ý đức, lƣơng y.
Từ Hán đã đƣợc Việt hoá là lớp từ mƣợn ở tiếng Hán nhƣng đã đƣợc
Việt hoá hoàn toàn. Hiện nay trong Tiếng Việt tồn tại song song cả từ gốc
Hán lẫn từ thuần Việt đồng nghĩa, nhƣng có sắc thái biểu cảm khác nhau.
Chẳng hạn: phụ nữ - đàn bà, nhi đồng – trẻ con, hoả xa – xe lửa, lực – sức,
đao – dao, sang – giƣờng, không phận – vùng trời, đại – đời, ấn – in, long –
rồng.
Ngoài những từ thâm nhập thời kì thứ hai đã đƣợc Việt hoá, đại bộ
phận những yếu tố Hán Việt còn lại vẫn giữ cách phát âm cũ, chƣa đƣợc Việt
hoá, còn mang đậm màu sắc ngoại lai. Ví dụ: xá xíu, sủi cảo, tào phớ, xì dầu,

vằn thắn, bát bảo lƣờng xà…
1.1.2. Khái niệm từ Hán Việt
Với tƣ cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt đƣợc giải thích
là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa
của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán. (Theo từ điển giải thích thuật ngữ
ngôn ngữ học – NXB Giáo dục).
Theo lời giải thích trên thì từ Hán Việt và từ gốc Hán Việt là hai khái
niệm có nội dung hoàn toàn khác nhau nhƣng không nên hiểu từ Hán Việt là

8


toàn bộ các từ Việt gốc Hán, không phải mọi từ mƣợn tiếng Hán đều là từ
Hán Việt.
Từ gốc Hán trong tiếng Việt có hai bộ phận chính:
- Các từ gốc đọc theo âm Hán Việt.
- Các từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt bao gồm những từ:
+ Những từ vào Việt Nam trƣớc đời Đƣờng – những từ Hán cổ.
Thí dụ: buồm, buồng, cởi, đua, xe, ngói, hen…
+ Những từ Hán Việt đƣợc Việt hoá.
Thí dụ: in, dao, gừng, vuông…
+ Những từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đƣờng khẩu ngữ qua cách phát
âm địa phƣơng nào đó của tiếng Hán hiện đại.
Thí dụ: ca lầu thầu, mằn thắn, quẩy, xá xíu…
Vậy chỉ có từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt mới đƣợc gọi là từ Hán
Việt.
1.1.3. Đặc điểm từ Hán Việt
1.1.3.1. Về mặt ngữ âm
Các từ Hán khi thâm nhập vào tiếng Việt không phải từ nào cũng tuân

thủ theo phƣơng thức đồng hoá 1:1 (một vỏ ngữ âm Hán đƣợc thay bằng một
vỏ ngữ âm Hán Việt) trong nhiều trƣờng hợp một từ Hán có thể trở thành hai
hay hơn hai từ Việt gốc Hán nhờ có những vỏ ngữ âm khác nhau (Hán Việt
cổ, Hán Việt Việt hoá, Hán Việt đọc theo âm địa phƣơng tiếng Việt).
Sự phân biệt giữa từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ không phải lúc nào
cũng rạch ròi. Khác với các từ Hán Việt đƣợc nhập vào có hệ thống vào cuối
đời Đƣờng các từ Hán Việt cổ du nhập khá lẻ tẻ trƣớc thời Trung Đƣờng. Cho
đến nay việc xác định từ Hán Việt cổ trong kho từ vựng tiếng Việt cũng nhƣ
phân biệt với các từ Hán Việt khác vẫn là một công việc cần phải tiếp tục.

9


Nhập vào tiếng Việt các từ Hán Việt một lần nữa chịu sự chi phối của
quy luật ngữ âm tiếng Việt. Quá trình “phương thức hoá” các từ Hán Việt ở
mặt ngữ âm lại hình thành nên các cặp đồng nghĩa giữa từ Hán Việt với các
biến thể ngữ âm của chúng.
Ví dụ: Sinh/Sanh
Bảo/Biểu
Quá trình thâm nhập vào Tiếng Việt do những nguyên nhân xã hội
(ngoài ngôn ngữ ) nhƣ cách đọc kiêng, tránh thói quen (thậm chí cả thói quen
đọc sai ) mà làm cho một số từ Hán Việt lại có thêm cách đọc trệch khỏi cách
đọc Hán Việt. Điều đáng chú ý là những cách đọc không đúng với cách đọc
Hán Việt đó lại trở nên thông dụng còn cách đọc Hán Việt còn lại đƣợc dung
rất hạn chế thậm chí không còn đƣợc sử dụng.
Ví dụ: Sát/Thát
Trá/Chá
1.1.3.2. Về mặt mội dung
Từ Hán sau khi đƣợc khoác cái vỏ ngữ âm Hán Việt trở thành yếu tố
của từ vựng Hán Việt thì có khả năng hoạt động nhƣ bất kì một đơn vị từ

vựng nào khác. Có thể quy khả năng hoạt động của từ Hán Việt thành mấy
hƣớng chính sau:
a.Chúng có khả năng hoạt động với dung lƣợng nghĩa vốn có trong
nguyên ngữ.
Ví dụ: Nhóm từ chỉ hƣớng: đông, tây, nam, bắc
Nhóm từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông
b. Chúng có khả năng hoạt động nhƣ trong nguyên ngữ, nhƣng dung
lƣợng nghĩa thay đổi.
Ví dụ: hồng, bạch, lục…

10


c. Chúng vẫn giữ nguyên nghĩa nhƣ trong nguyên ngữ, nhƣng không có
khả năng hoạt động nhƣ trong nguyên ngữ.
Ví dụ: nhân, bất, gia, khả…
d. Chúng thay đổi cả về khả năng hoạt động lẫn dung lƣợng nghĩa.
Ví dụ: cực (đẹp cực)
tệ (xinh tệ)
xấu (xấu tệ)
1.1.3.3. Sắc thái tu từ
Muốn sử dụng từ Hán Việt không những phải hiểu rõ nghĩa của từ mà
còn phải thấu hiểu giá trị phong cách của chúng. Về đại thể, từ Hán Việt có
các giá trị sau:
a. Sắc thái trang trọng
Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng, trang nghiêm.
So sánh với các từ thuần Việt tƣơng ứng:
Từ thuần Việt

Từ Hán Việt


Đàn bà

Phụ nữ

Dân cày

Nông dân

Chết

Hi sinh

Trẻ con

Nhi đồng

Do sắc thái trang trọng nên từ Hán Việt thƣờng đƣợc dùng đặt tên cho
ngƣời, tên đất:
Ví dụ: thƣờng ngƣời ta đặt tên là: Vân, Sơn, Hải…chứ ít khi đặt tên là
mây, núi, biển…
Thay tên địa danh từ tên Việt thành tên Hán Việt:
Ví dụ: Kẻ Lũ thành Cổ Loa
Do sắc thái trang trọng nên từ Hán Việt thƣờng đƣợc sử dụng nhiều
trong các văn bản hành chính, khoa học.

11


b. Sắc thái tao nhã

Từ Hán Việt đƣợc sử dụng thay thế cho từ thuần Việt tạo cảm giác tao
nhã, tránh tục tĩu hoặc tránh hiện tƣợng ghê rợn.
Ví dụ: tạo sắc thái tao nhã, tránh tục tĩu: hậu môn, tiểu tiện, phân, khoả
thân…; tránh hiện tƣợng ghê rợn: thổ huyết, xuất huyết, thƣơng vong,…
c. Tạo sắc thái cổ
Một số từ Hán Việt cổ quen dung trong quá khứ đến bây giờ dung lại
mang sắc thái cổ: tôn ông, đồng môn, ái phi, huynh ông,…
Miêu tả những hình ảnh cổ kính của nhiều thời đại đã qua với một tâm
trạng nuối tiếc. Trong bài thơ Thanh Long Thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh
Quan đã sử dụng những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình
tƣợng ngƣng đọng trong kí ức. Tất cả đƣa đến cho ta cảm giác về sự thay đổi
của tạo hoá:
“Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bong tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường.”
(Thanh Long Thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)
Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xƣa của dân tộc cũng sử dụng từ
Hán Việt
“ Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa

12



Kiếp nô tì vùng dây chém nghê kình”
( Xuân 67- Tố Hữu)
Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn đƣợc dung trong thể loại hịch, tuồng.
Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhân vạt thƣờng dung ngôn ngữ của thời kì
lịch sử đó. Ví dụ: trẫm, khanh,..
d. Sắc thái khái quát và trừu tƣợng
Bên cạnh tính trang trọng từ Hán Việt còn gợi ý cho ta ý nghĩa khái
quát và trừu tƣợng.
Giáo sƣ Phan Ngọc có viết: “Sự đối lập này đã đƣợc các nhà văn khai
thác. Cũng tả buổi chiều có thuyền, có nƣớc, có tác giả bâng khuâng nhƣ
trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến tác giả dung toàn từ thuần Việt để gợi lên
một mùa thu có thực và một nông thôn thực tế ở quê nhà. Dùng từ Hán Việt
vào đây thì cái cảm giác thân quen gần gũi sẽ mất đi nên Nguyễn Khuyến đã
dùng từ thuần Việt.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
( Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
Qua đây, hình ảnh một nông thôn bình dị, đẹp, nên thơ trong cảnh
chiều thu rất đỗi thân quen và sinh động. Chính các từ thuần Việt đã tạo nên
cái âm hƣởng ấy.

13



Trái lại, bà Huyện Thanh Quan trong Chiều hôm nhớ nhà lại vẽ lên
bức tranh về cảnh chiều hiện lên một thế giới của tâm tƣởng, của ý niệm:
“ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lạ cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn,
Kẻ chốn Chương Đài, người lư thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.”
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Sử dụng từ Hán Việt, nữ thi sĩ đã tạo ra một bức tranh rất hoài cổ. Các
từ Hán Việt nhƣ: ngƣ ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, Chƣơng Đài, lũ thứ, hàn
ôn… đã đặt đƣợc vào các vị trí quyết định giá trị của câu thơ cuối vần để gây
ấn tƣợng vọng trong tâm hồn ta, cuối nhịp để bắt ngƣời đọc dừng ở đây.
Trong bài Thăng Long Thành hoài cổ cả bài có 8 từ Hán Việt thì cả 8 chữ đều
ở cuối câu.
Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kì công phu. Bằng cách này bà Huyện
Thanh Quan đã kéo ta về một cõi hoài cổ và đồng cảm với nỗi u hoài của nhà
thơ”.
1.1.4.Vị trí, nhiệm vụ dạy học từ Hán Việt trong phân môn Luyện từ và
câu ở Tiểu học
1.1.4.1. Vị trí của phân môn Luyện từ và câu
Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là
đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức
năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm
quan trọng của việc dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy Luyện từ

14



và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm làm phong phú vốn từ của học sinh,
cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh
kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tƣ tƣởng, tình
cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của
ngƣời khác. Luyện từ và câu có vai trò hƣớng dẫn học sinh trong việc nghe,
nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ các em.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của dạy học từ Hán Việt trong phân môn Luyện từ và
câu
Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kỹ
năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn
luyện kĩ năng sử dụng từ chính xác, rèn luyện kĩ năng tạo lập câu và sử dụng
câu phù hợp với tình huống giao tiếp. Một trong những nhiệm vụ chính của
Luyện từ và câu là giúp học sinh thực hành làm giàu vốn từ. Mà trong vốn từ
vựng Tiếng Việt, mảng từ gốc Hán là hết sức to lớn thì các đơn vị Hán Việt
lại chiếm tỉ lệ đáng kể trong mảng gốc Hán. Các đơn vị Hán Việt không
những có số lƣợng hết sức phong phú mà còn là đơn vị có vai trò ngữ nghĩa
rất quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ của ngƣời Việt từ xƣa đến nay và cả
sau này. Vì thế trong nhà trƣờng các cấp, nhiệm vụ của việc dạy học từ Hán
Việt bao gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:
a. Dạy nghĩa từ
Làm cho học sinh nắm nghĩa của từ Hán Việt để thêm vào vốn từ của
các em những từ mới, giúp các em hiểu đƣợc giá trị của từ mới đó. Dạy từ
Hán Việt phải hình thành cho học sinh khả năng phát hiện ra những từ Hán
Việt trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thủ thuật giải nghĩa từ, làm rõ
sắc thái của từ trong các ngữ cảnh.

15



b. Hệ thống hoá vốn từ
Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí
nhớ để tích luỹ từ đƣợc nhanh chóng và tạo ra tính thƣờng trực của từ, tạo
điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói đƣợc thuận lợi. Công việc này
hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của
chúng, đặt từ trong hệ thống liên tƣởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa,
trái nghĩa, cùng cấu tạo…, tức là kĩ năng liên tƣởng đến để huy động vốn từ.
c. Tích cực hoá vốn từ Hán Việt
Dạy cho học sinh sử dụng từ Hán Việt, phát triển kĩ năng sử dụng từ
Hán Việt trong lời nói và lời viết của học sinh, đƣa từ vào trong vốn từ tích
cực đƣợc học sinh dùng thƣờng xuyên. Tích cực hoá vốn từ tức là dạy học
sinh biết dùng từ Hán Việt trong hoạt động nói năng của mình.
d. Cung cấp một số kiến thức về từ Hán Việt
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức về
từ Hán Việt phổ biến, cần thiết và vừa sức với các em. Phân môn này trang bị
cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ Hán Việt, quy luật hình thành
hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của các
từ, các lớp từ, từ loại của từ Hán Việt.
Ngoài ra, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tƣ duy và giáo
dục thẩm mĩ cho học sinh về từ Hán Việt.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, từ Hán Việt xuất hiện nhiều trong
các văn bản Tập đọc, chủ yếu các văn bản thuộc thể loại chính trị, khoa học
và nghị luận. Bên cạnh đó, phân môn Luyện từ và câu từ Hán Việt cũng xuất
hiện với một lƣợng khá lớn, đặc biệt trong các tiết học Mở rộng vốn từ. Ở cấp
Tiểu học, dạy học từ Hán Việt không đƣợc dạy thành tiết học riêng mà nó
đƣợc lồng ghép với các tiết học. Để có cơ sở thực tiễn về việc dạy học từ Hán

16



Việt cho học sinh lớp 4 trong giờ học Luyện từ và câu, chúng tôi đã thống kê
từ Hán Việt trong các bài học Luyện từ và câu; làm một cuộc khảo sát về khả
năng nhận biết và hiểu từ Hán Việt của học sinh. Từ đó, ngƣời viết sẽ đề xuất
một số phƣơng pháp để dạy từ Hán Việt sao cho hiệu quả.
1.2.1. Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Sở dĩ chúng tôi mở rộng phạm vi thống kê nhƣ vậy vì tất cả những từ
Hán Việt ở mục đó học sinh đều đƣợc đọc, đƣợc nghe và đƣợc giải thích một
phần. Kết quả thống kê theo số lƣợng từ chứ không theo số lƣợt xuất hiện.
Bằng phƣơng pháp đọc, tìm hiểu và thống kê, ngƣời viết đã thu đƣợc
kết quả nhƣ sau:
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
Số lƣợng từ Hán Việt trong các bài Luyện
từ và câu
Chủ điểm

STT

Tên bài

Mở
1

Lĩnh

Lĩnh

vực

vực


vực

vực

tôn

quân

giáo

kinh

giáo

sự

dục

tế

vốn từ:
Nhân hậu –

người như

Đoàn kết

thân


Lĩnh

Lĩnh Lĩnh
vực

vực

y tế

khác

rộng

Thương
thể thương

Lĩnh

14

Từ đơn và
2

Mở
3

2

từ phức
rộng


vốn từ:

14

Nhân hậu –
Đoàn

6

kết

17


(tiếp)
4

Từ ghép và

Mở
5

rộng

vốn từ:

Măng mọc

Trung thực


thẳng

– Tự trọng
6

7

7

từ láy

3

Danh từ

2

Danh

từ

chung



danh

từ


1

1

riêng
Mở
8

rộng

vốn từ:
Trung thực

2

– Tự trọng

18

(tiếp)
Cách
9
Trên

đôi

cánh

ước




viết

tên

ngƣời,

tên

địa



9

3

nƣớc ngoài
10
11

Dấu ngoặc

5

kép
Động từ

2


18

28
3

4


12

Tính từ

Mở
13

3

1

2

18

rộng

vốn từ:
Ý

Có chí thì


5

chí



Nghị lực

nên
14

Dùng

câu

khỏi

vào

mục

đích

3

khác
Giữ
15


phép

lịch sự khi

1

3

đặt câu hỏi
Tiếng sáo

16

diều

Câu kể
Vị

17

4
ngữ

trong câu kể

3

Ai làmgì?

19



SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2
Số lƣợng từ Hán Việt trong mỗi bài
Luyện từ và câu
Chủ điểm

STT

Tên bài

Chủ
1

Lĩnh

Lĩnh Lĩnh Lĩnh

vực

vực

vực

vực

tôn

quân


giáo

kinh

giáo

sự

dục

tế

Lĩnh Lĩnh
vực

vực

y tế

khác

ngữ

trong câu kể

1

3

Ai làmgì?

Luyện
2

tập

về câu kể ai

1

1

làm gì?
Chủ
3

ngữ

trong câu kể

2

Ai thế nào?

Người ta là
hoa đất

Mở
4

rộng


vốn từ: Tài

2

9

năng
Mở
5

rộng

vốn từ: Cái

5

đẹp
Vị
6

ngữ

trong câu kể

6

Ai là gì?
Chủ
7


ngữ

trong câu kể

7

Ai là gì?

20


×