Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

THỰC TRẠNG đầu tư PHÁT TRIỂN cơ sở hạ TẦNG THEO CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại CAO BẰNG GIAI đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.23 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

NGUYỄN THỊ LAN

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thái Nguyên, tháng 9/ Năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn : ThS. LÊ NGỌC NƯƠNG
Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ LAN

Lớp: TN14V - QUẢN LÝ KINH TẾ

Thái Nguyên, tháng 9/ Năm 2016


i


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng dụng những
kiến thức đã học vào thực tế công việc ở các cơ quan đơn vị hay các doanh nghiệp.
Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn
đề mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng
giúp giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập của mỗi sinh
viên. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy cô trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho
chúng em trong suốt các năm học qua. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Lê Ngọc Nương đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trước và trong quá trình thực tập, xây dựng báo cáo.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao
Bằng đã tạo điều kiện, giúp đỡ để em được tìm hiểu, học tập được nhiều kiến thức
trong công việc của quý Sở và hoàn thành tốt chương trình thực tập của cá nhân.
Với kiến thức còn hạn hẹp, và thời gian còn hạn chế do đó trong quá trình xây
dựng bài báo cáo thực tập không tránh khỏi những sai sót và những hạn chế. Em rất
mong nhận được những đóng góp, ý kiến của quý thầy cô cùng các anh chị để em hoàn
chỉnh kiến thức của mình. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô, tập thể Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Cao Bằng dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin trân

trọng cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

ii


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỒI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LAN
Lớp: TN14V- QLKT Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Tên đề tài: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng giai đoạn 2011-2015
Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ NGỌC NƯƠNG
1. Kết cấu, hình thức trình bày
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
2. Nội dung của báo cáo

1.1. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………………………....
1.2. Thông tin về đơn vị thực tập
………………………………………………………………………………................
1.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
………………………………………………………………………………………….
1.4. Thực trạng vấn đề
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
4. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
5. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………...
6. Kết Luận:……………………………………………………………………….
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2016
Giảng viên hướng dẫn

Th.S Lê Ngọc Nương


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ& QTKD


CỘNG HÒA XÃ HỒI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LAN
Lớp: TN14V- QLKT Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Tên đề tài: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng giai đoạn 2011-2015
1. Kết cấu, hình thức trình bày
…………………………………………………………………………………………
2. Nội dung của báo cáo
2.1. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………
2.2. Thông tin về đơn vị thực tập
…………………………………………………………………………………………
2.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………
2.4. Thực trạng vấn đề
…………………………………………………………………………………………
3. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
……………………………………………………………………………………….....
4. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài
…………………………………………………………………………………………
5. Kết luận:………………….....................................................................................
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2016

Giảng viên phản biện


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Trang phụ bìa……………………………………………………………………….....i
Lời cám ơn…………………………………………………………………………....ii
Mục lục………………………………………………………………………….……iii
Danh mục các ký hiệu, các cụm từ viết tắt………………………………………….iv
Danh mục các bảng, biểu và các hình………………………………………………..v
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...1
PHẦN 1: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG…………………………………………………………………....3
1.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng……………..3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………...…3
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội…………………………..………...…………………4
1.1.3. Đầu tư phát triển là nhu cầu cần thiết………………………………………....5
1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng toàn tỉnh và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đến

năm 2010……………………………………………………………………………...5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO
CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015…………………10
2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia NTM…………………………………………10
2.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện chương trình NTM……………………....10
2.1.2. Những tiêu chí xây dựng NTM………………………………………………11
2.1.3. Những nội dung phát triển NTM…………………………………………..…14
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển CSHT theo chương trình NTM tại tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2011-2015…………………………………………………………………17
2.2.1. Mục tiêu và định hướng chung của chương trình……………………………17
2.2.2. Về công tác quản lý đầu tư…………………………………………………..22
SV: Nguyễn Thị Lan

iii

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư……………………………………………………………25
2.2.4. Đầu tư phát triển CSHT qua các năm………………………………………..27
2.2.5. Đầu tư phát triển CSHT theo các nội dung chính…………………………....28
2.2.6. Kết quả, hiệu quả phát triển cơ sở hạ tầng đến chương trình xây dựng NTM
và phát triển kinh tế xã hội nông thôn tại Cao Bằng………………………………..33
2.2.7. Thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế……………………………….41
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH CAO BẰNG……………………….46
3.1. Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương trình nông thôn mới
giai đoạn 2015-2020…………………………………………………………………46
3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương
trình MTQG xây dựng NTM tại tỉnh Cao Bằng…………………………………….48
3.2.1. Giải pháp huy động vốn………………………………………………………49
3.2.2. Giải pháp quản lý đầu tư……………………………………………………...52
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………56

SV: Nguyễn Thị Lan

iii

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

i


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

MTQG

Mục tiêu quốc gia

2

NTM

Nông thôn mới

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

BCĐ

Ban chỉ đạo


5

CSHT

Cơ sở hạ tầng

6

CSVCVH

Cơ sở vật chất văn hóa

7

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

8



Lao động

9

VLTX

Việc làm thường xuyên


10

HTTCSX

Hệ thống tổ chức sản xuất

11

ANTTXH

An ninh trật tự xã hội

12

QLXDNTM

Quản lý xây dựng nông thôn mới

SV: Nguyễn Thị Lan

iv

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Lan

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương


iv

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

NỘI DUNG

Trang

Bảng 1.1 Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tại các huyện tỉnh Cao Bằng

7

đến năm 2010
Bảng 1.2 Số trường học, lớp học phân theo các cấp giáo dục của tỉnh Cao

9

Bằng năm 2010.
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật định mức cho các công trình xây dựng theo
tiêu chí về NTM
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai


12-14
26

đoạn 2011-2015.
Bảng 2.3 Các dự án đầu tư cải tạo trường học nông thôn theo chương trình.
Bảng 2.4 Đánh giá tổng số xã đạt tiêu chí NTM theo từng tiêu chí cụ thể giai

31-32
33-35

đoạn 2011-2015
Bảng 2.5 Bảng chi tiết thực hiện tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2011-

36-37

2015
Bảng 2.6 Bảng đánh giá kết quả thực hiện chương trình NTM theo các

37-39

nhóm chỉ tiêu giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp thực hiện tiêu chí chương trình Xây dựng nông

40

thôn mới giai đoạn 2011-2015

SV: Nguyễn Thị Lan


v

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Lan

GVHD: Th.S Lê Ngọc Nương

v

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đi lên từ nền văn minh nông nghiệp, đại bộ phận
dân cư sinh sống ở vùng nông thôn. Nông thôn của nước ta trải rộng từ các vùng núi
cao biên giới, qua cao nguyên đến vùng đồng bằng châu thổ và ven biển. Do đó khu
vực nông thôn là địa bàn kinh tế xã hội rất quan trọng của đất nước. Để thực hiện
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc chú trọng đầu tư phát triển vùng

nông thôn là yêu cầu cấp thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn cả nước. Chương
trình chia ra làm hai giai đoạn từ năm 2010-2015, 2015-20120 và được xây dựng
với một khung định hướng các nội dung cần thiết phải thực hiện để xây dựng các xã
đạt chuẩn nông thôn mới, từ đó xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bao gồm
nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ
thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn.
Qua thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng, em đã được
tiếp xúc và tìm hiểu về Chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa bàn tỉnh Cao
Bằng. Chương trình đã đóng một vai trò và tầm quan trọng lớn trong công cuộc phát
triển kinh tế xã hội toàn tỉnh nhất là phát triển cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn NTM
trong thời gia qua. Công tác xây dựng hạ tầng cơ sở đã được triển khai rộng rãi và
đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên thì vẫn còn những điểm hạn chế thiếu sót. Do vậy
em đã lựa chọn và tiến hành thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng giai đoạn 2011-2015”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tại địa bàn tỉnh Cao Bằng
Xác định thực trạng đầu tư phát triển CSHT, đưa ra được những thành
công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thực trạng đầu tư phát triển CSHT theo
Chương trình MTQG xây dựng NTM tại Tỉnh Cao Bằng
SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương


2

GVHD: Th.S Lê Ngọc

Đưa ra những giải pháp tăng cường hiêu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo
Chương trình MTQG xây dựng NTM tại Tỉnh Cao Bằng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của báo cáo là thực trạng đầu tư phát triển
CSHT theo chương trình MTQG xây dựng NTM tại Cao Bằng hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng giai đoạn
2011-2015
Về không gian: Nghiên cứu về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng
Về thời gian: Nghiên cứu về thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng trong giai
đoạn 2011-2015
4. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được trình bày trong ba phần lớn:
Phần 1: Giới thiệu chung về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng.
Phần 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chương trình nông
thôn mới tại Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015.
Phần 3: Một số nhận xét và giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
Cao Bằng.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

3

PHẦN I
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG
1.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển tại Cao Bằng.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, được giới hạn
trong tọa độ địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ
Đông có tổng diện tích tự nhiên là 6.703,42 km 2. Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Quảng
Tây (nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) với đường biên giới lên tới hơn 333km;
Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên
Quang.
Là một tỉnh miền núi cao có cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất nên địa hình
của tỉnh khá phức tạp, với độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ
600 – 1.300 so với mặt nước biển. Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây

sang Đông, có tới trên 75% diện tích đất có độ dốc hơn 250.
Khí hậu ở đây mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và còn có đặc trưng
riêng so với các tỉnh khác thuộc vùng Đông Bắc khác là có tiểu vùng khí hậu á nhiệt
đới. Do đó đã tạo ra lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây trồng phong phú đa
dạng, hình thành những vùng chuyên canh một số cây đặc sản như: hạt dẻ, đậu
tương, chè đắng, hồng không hạt…Tỉnh Cao Bằng là nơi đón gió mùa Đông Bắc từ
Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam
vào mùa Hè. Do địa hình có độ dốc cao, lại là nơi đón gió nên thường gây mưa to
sạt lở đất vào mùa mưa, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên công tác
phòng chống, cứu hộ cứu nạn gặp rất nhiều trở ngại.
Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên là 670.342,26 ha quy mô ở mức
trung bình so với các tỉnh khác trên cả nước. Theo thống kê, đất phục vụ cho nông
lâm nghiệp chiếm đến 89,02% trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp có rừng chiếm
SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

4

đến 76,48% còn lại là đất để sản xuất nông nghiệp chiếm 12,49%; đất phi nông
nghiệp chiếm 3,51% diện tích đất và đất chưa sử dụng là 7,47%. Có thể thấy rằng
diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là không nhiều, đất có chất lượng không
cao chủ yếu là feralit trên núi cao, có hàm lượng dinh dưỡng thấp, địa hình dốc lại
dễ gây thêm xói mòn cho đất, đất dễ bị bạc màu nên tình trạng phát rừng làm nương

rẫy vẫn còn diễn ra, vừa dễ gây sạt lở đất, giảm diện tích rừng tự nhiên mà hiệu quả
kinh tế lại rất thấp.

1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Giai đoạn 2008 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cao Bằng đạt bình
quân 9,2%/năm. Số liệu năm 2010 về GDP bình quân đầu người đạt 605 USD/ năm,
trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước là 1.160USD/ năm. Về cơ cấu kinh
tế theo ngành của tỉnh: nông lâm nghiệp chiếm đến 36,2% (cả nước là 18.89%);
công nghiệp xây dựng đạt 21,15% (cả nước đạt 38,23%); thương mại dịch vụ đạt
42,65% (cả nước đạt 42,88%). Trong đó, sản xuất nông lâm nghiệp luôn tăng
trưởng bình quân 3,8%/ năm. Có thể nhận thấy, Cao Bằng còn là một tỉnh nông
nghiệp, trình độ phát triển còn thấp tỷ trọng nông nghiệp vẫn cao trong cơ cấu nền
kinh tế, GDP chỉ khoảng 52% GDP bình quân của cả nước.
Dân số Cao Bằng hiện có hơn 52 vạn người với nhiều dân tộc cùng chung
sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95% với 9 dân tộc chủ yếu (Tày 41,9%,
Nùng 32,38%, Mông 8,33%, Dao 4,49%, Kinh 4,61%…). Dân số ở thành thị chỉ
chiếm 13%, nông thôn 87%; lao động nông lâm nghiệp chiếm đến hơn 80% dân
số. Số người trong độ tuổi lao động là 340,96 nghìn người (khoảng 66% dân số
trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động là 24%
(81,83 nghìn người). Mức lương tối thiểu: 730.000 đ/người/ tháng.
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh vào khoảng 83.725,75ha, trong khi đến
87% dân số sống ở nông thôn, 80% lao động nông nghiệp, do vậy diện tích đất sản
xuất thiếu thốn. Người dân còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, sản xuất vẫn còn
mang tính tự cung , tự cấp. Nhà ở nông thôn của tỉnh Cao bằng hầu hết có độ kiên
cố không cao, chưa hợp vệ sinh, đặc biệt là do tập quán nuôi trâu bò dưới gầm nhà
SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

5

sàn. Ảnh hưởng rất lớn tới vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân. Theo kết
quả điều tra xác định hộ nghèo cuối năm 2010, toàn tỉnh có 44.233 hộ nghèo, chiếm
tỷ lệ 38,06% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh; 7.854 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,76%.
Cao Bằng có 5/13 huyện nằm trong tốp 62 huyện nghèo nhất cả nước.
1.1.3.

Đầu tư phát triển là nhu cầu cấp thiết

Đặc điểm tự nhiên tạo cho tỉnh những lợi thế phát triển nông nghiệp và nhiều
cây dược liệu quý hiếm, phát triển rừng lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đó là thế mạnh
của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình khí
hậu cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và
đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra
sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn
đất trong mùa mưa. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí
chưa cao, đa số là nông dân sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp. Tỷ lệ nghèo đói ở
nông thôn, nhất là các xã vùng sâu vùng xa còn cao (36,08% năm 2010). Nguyên
nhân đói nghèo là do: Thiếu hoặc không có đất sản xuất, thiếu kinh nghiệm làm ăn
và đông người ăn theo, thiếu vốn và thiếu lao động, có người ốm đau tàn tật, gặp rủi
ro và mắc tệ nạn xã hội. Do vậy, tỉnh luôn được nhà nước quan tâm, chú trọng để
đầu tư phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, phát huy được lợi thế của tỉnh và đưa
cao Bằng thoát nghèo. Để có thể phát triển được thế mạnh cây trồng, nền văn minh
nông nghiệp nông thôn và giảm bớt những khó khăn còn tồn tại thì một trong những

bước đi đầu tiên và cấp bách nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng
nông thôn phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế.
1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng toàn tỉnh và khu vực nông thôn trên địa bàn
tỉnh đến năm 2010.
Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông của tỉnh duy nhất là đường bộ với
độ dài là 1.722,25 km. Trong đó đường do Trung Ương quản lý có độ dài 374km
(chiếm 21%); đường do cấp tỉnh quản lý là 535,948km (chiếm 32%); đường do cấp
huyện quản lý dài 839,3km (chiếm 47%). Đường cấp phối, đường đá dăm chiếm

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

6

24,6%, đường nhựa chỉ chiếm 9,3%, còn lại là đường đất. 100% các xã có đường ô
tô đến trung tâm. Có đến 66,1% đường giao thông (khoảng 1.104,9 km) là đường
đất, các trục đường đó chủ yếu là đường vào các thôn bản vùng sâu vùng xa. Đặc
biệt có những thôn bản chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi vượt rừng; những con
đường đất và đá dăm ghập ngềnh, trơn dốc gây cản trở cho việc đi lại, giao lưu buôn
bán của người dân.
Hệ thống cấp điện: Đến năm 2010, hệ thống lưới điện quốc gia đã hòa mạng
đến tất cả các huyện trong tỉnh, có 162/179 xã có điện lưới Quốc gia với 75,6% số
hộ được sử dụng điện. Tỉnh sử dụng hệ thống điện lưới Quốc gia chủ yếu từ Bắc

Cạn và đang đầu tư tiếp đường điện 110 từ tỉnh Hà Giang... Ngoài ra, Cao Bằng còn
khai thác nguồn thuỷ điện tự nhiên trên địa bàn nhưng công suất chỉ đạt khoảng
3.000 KVA. Điện lực Cao Bằng đã đầu tư xây dựng lại các nguồn phát của địa
phương như Nhà máy Thuỷ điện Suối Củn - Thị xã Cao Bằng, Thuỷ điện Nà Tẩu Quảng Uyên, Thuỷ điện Thoong Cót - Trùng Khánh.... Tuy nhiên, nguồn điện này
không ổn định vì phụ thuộc vào thiên nhiên. Ở những địa bàn dân cư phân tán rải
rác nhất là ở các huyện vùng sâu vùng xa như Bảo Lâm, Bảo Lạc hệ thống điện vẫn
chưa được cung ứng đến tất cả các thôn bản, việc đưa mạng lưới điện quốc gia đến
các xã vùng sâu vùng xa là một trong những yêu cầu cấp bách.
Hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Nguồn nước ngọt trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng khá phong phú bởi trên phạm vi lãnh thổ có nhiều sông, suối, ao,
hồ. Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng góp phần giải quyết vấn đề nước sinh hoạt của
người dân. Toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng được 7 công trình cấp nước
sinh hoạt tại 7/13 huyện, thị với công suất thiết kế đạt hơn 14.000 m 3/ngày đêm.
Thực hiện chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, năm
2010, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 41 dự án, cụm công trình cung cấp
nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân vùng nông thôn đạt 83,5%.
Hệ thống bưu chính viễn thông: Năm 2010 các dịch vụ bưu chính viễn
thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã tăng 40% so với năm 2008. Toàn

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

7


tỉnh có một bưu cục trung tâm, 12 bưu điện huyện, 19 chi nhánh, một đường thư
liên tỉnh (Cao Bằng - Hà Nội) dài 286 km; 10 đường thư nội tỉnh với độ dài 718 km,
153 đường thư nội huyện với độ dài 2.023 km, 87 đường thư xã với độ dài 1.011 km
được kết hợp với vận chuyển bằng các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy,
ngựa thồ, người đi bộ.
Hệ thống bưu chính viễn thông hầu hết đã phủ khắp phạm vi toàn tỉnh, nhưng
phạm vi phục vụ không cao và cần được mở rộng, tăng thêm số lượng các điểm bưu
chính cấp xã và thôn xóm để công tác thông tin liên lạc được lưu chuyển liên tục và
thuận tiện.
Hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh:
Là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm
chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được đề cao chú trọng. Toàn tỉnh Cao Bằng có 13
Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện, thị và 20 phòng khám đa khoa khu vực.
Theo số liệu thống kê của Sở y tế tỉnh Cao bằng toàn tỉnh có 179 trạm y tế/
179 xã. Đến cuối năm 2010 đã có 19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (đạt 10,61%). Cơ
bản các trạm y tế xã đã được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất thiết yếu. Số lượng
cán bộ nhân viên y tế thôn bản là 2468 nhân viên/ 1468 thôn bản với trên 70% y tế
thôn bản đạt trình độ sơ cấp.
Bảng 1.1: Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tại các huyện tỉnh Cao Bằng
đến năm 2010
STT

Huyện

Tổng số xã Số xã đạt chuẩn

Tỷ lệ %

1


Thị xã Cao Bằng

11

4

36,36

2

Hà Quảng

19

6

31,58

3

Thông Nông

11

4

36,36

4


Hòa An

21

4

19,05

5

Nguyên Bình

20

4

20,00

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

8


6

Bảo Lạc

17

3

17,65

7

Bảo Lâm

14

1

7,14

8

Thạch An

16

4

25,00


9

Quảng Uyên

17

5

29,41

10

Phục Hòa

9

3

33,33

11

Trùng Khánh

20

6

30,00


12

Trà Lĩnh

10

2

20,00

13

Hạ Lang

14

5

35,71

Tổng

199

51

25,63

Nguồn: Báo cáo của Sở y tế tỉnh Cao bằng năm 2010.

Tuy hệ thông khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ đã gia tăng nhưng ở địa bàn
các xã vùng sâu vùng xa, việc đi lại khó khăn thì việc khám chữa bệnh kịp thời
vẫn khó có thể thực hiện. Trình độ của các y tế thôn bản, y tá xã còn chưa cao, cơ
sở vật chất, các thiết bị khám chữa bệnh chưa đủ hiện đại nên việc vượt tuyến vẫn
còn xảy ra. Gây khó khăn cho bệnh viện tuyến trên. Với số cán bộ nhân viên y tế
thôn bản là 2468 nhân viên/ 1468 thôn bản tương đương với 1,7 nhân viên trên
một thôn, xóm có trung bình từ 50 đến 60 hộ dân với dân số khoảng hơn 200
người. Có nghĩa là 1 nhân viên y tế với trình độ sơ cấp nhất sẽ phải phục vụ sức
khỏe của 115 người dân nông thôn. Như vậy, để sức khỏe người dân được đảm
bảo tốt hơn ngay từ đơn vị nhỏ nhất là gia đình, cấp xóm và tránh áp lực cho các
bệnh viện tuyến trên thì lực lượng nhân viên y tế thôn bản cần tăng về cả số lượng
lẫn chất lượng. Đồng thời, trụ sở y tế xã cũng phải có cơ sở vật chất ngày càng
hoàn thiện, trình độ y bác sĩ phải được nâng cao góp phần ổn định và phát triển
đời sống nhân dân.
Hệ thống trường học: Tỉnh tiến hành thực hiện Chương trình kiên cố hóa
trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên từ năm 2008 và một số chương trình

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

GVHD: Th.S Lê Ngọc

9

dự án khác nên đến năm 2010, trên toàn tỉnh, tỷ lệ phòng học bán kiên cố trở lên đạt

91%. 100% trường tiểu học, THCS, THPT có đủ thiết bị dạy học tối thiểu cơ bản
đáp ứng yêu cầu dạy học. Các phòng học bộ môn, thư viện, thí nghiệm trường học
từng bước được đầu tư xây dựng; thiết bị dạy học được đầu tư theo chương trình đổi
mới giáo dục phổ thông. Trường học đã có đủ sân chơi, bãi tập, vườn trường, tường
rào và khuôn viên trường học được cải thiện cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Tuy nhiên, nhiều trường học vẫn phải duy trì học 2 ca/ ngày, các phòng thí nghiệm,
phòng máy tính chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh. Vẫn còn trường học
ở vào tình trạng xuống cấp thiếu thốn cơ sở vật chất.
Trong khi trình độ dân trí còn thấp số lượng học sinh tốt nghiệp cấp 3 có thể
học các trường đại học cao đẳng còn rất hạn chế thì việc được học nghề là vô cùng
cấp thiết, nhưng số lượng các trường đào tạo sau phổ thông của tỉnh lại rất khiêm
tốn và mới tổ chức được 30 cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bảng 1.2: Số trường học, lớp học phân theo các cấp giáo dục của tỉnh Cao
Bằng năm 2010.
STT

Cấp giáo dục

Số trường học

Số lớp học

1

Trung học phổ thông

21

429


2

Phổ thông cơ sở

58

638

3

Trung học

9

162

4

Trung học cơ sở

128

1.207

5

Tiểu học

215


3.101

6

Mầm non

87

1.185

Nguồn: Số liệu thống kế tỉnh Cao Bằng

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

10

GVHD: Th.S Lê Ngọc

PHẦN 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO
CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia NTM.
Nhận thấy tầm quan trọng của phát triển vùng nông thôn, năm 2010 Đảng ta đã
đề ra Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 với các mục tiêu và định

hướng cụ thể như sau:
2.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện chương trình NTM.
SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nương

11

GVHD: Th.S Lê Ngọc

Với Nghị quyết Trung Ương 26, mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2015 cả
nước có 20% số xã đạt chuẩn NTM và trên đà phát triển đó đến năm 2020 cả
nước có 50% số xã đạt chuẩn quốc gia NTM.
Để xây dựng chương trình NTM trên từng địa bàn phải đảm bảo thực hiện 6
nguyên tắc đề ra:
+ Các nội dung hoạt động phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Theo nguyên tắc này, tiêu chí NTM là tiêu chuẩn
để xác định một xã có đạt NTM hay không và giúp cho địa phương định hướng
các mục tiêu, nội dung, hoạt động cụ thể chi tiết nhằm đạt được chuẩn của từng
tiêu chí và đạt chuẩn xã NTM.
+ Tiến hành xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chính của
cộng đồng dân cư ở địa phương, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế để hỗ trợ và hướng dẫn thực
hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc một
cách dân chủ để ra quyết định và tổ chức thực hiện.
+ Thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép đồng thời chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng NTM với các chương trình, dự án khác đang triển khai
trên địa bàn nông thôn.
+ Chương trình xây dựng NTM phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của từng địa phương, các hoạt động phải linh hoạt để phù hợp với từng
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Các cơ chế chính sách thực hiện NTM phải
được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
+ Đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn
lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện các
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người
nông dân, thực hiện dân chủ cơ sở từ quá trình lập kế hoạch đến tổ chức thực
hiện và giám sát, đánh giá.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: TN14V - Quản lý kinh tế


×