Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT QUA TUYỂN TẬP KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT LƯU QUANG VŨ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.49 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những xu hướng mà các nhà ngôn ngữ học nói chung và
Việt ngữ học nói riêng đang quan tâm nhất hiện nay là chức năng làm
công cụ giao tiếp của ngôn ngữ và các bình diện làm nên nghĩa của câu.
Xét theo phương diện ngữ pháp ngữ nghĩa, nếu như trước đây các nhà
ngôn ngữ học chỉ quan tâm đến nghĩa sự tình của câu, thì giờ đây vai
trò của nghĩa tình thái trong câu đã được chú trọng nhiều hơn. Xét theo
phương diện nghĩa của câu trong ngữ dụng, không chỉ nghĩa tường
minh được chú ý mà nghĩa hàm ẩn cũng được các nhà ngôn ngữ đi sâu
nghiên cứu,...
Trong cấu trúc câu, trạng ngữ (gia ngữ, trạng gia ngữ, bổ ngữ của câu,
thành phần tình huống) là một trong những thành phần cú pháp đã được
các nhà ngôn ngữ đề cập rất sớm trong các công trình nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt. Trong quá trình nghiên cứu về trạng ngữ, nhiều
vấn đề đã được giải quyết một cách hợp lí: vai trò cú pháp của trạng
ngữ trong câu, đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ trong câu, hình thức thể
hiện của trạng ngữ trong câu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề chưa
được đề cập và giải quyết một cách thỏa đáng. Một trong số những vấn
đề đó có vấn đề nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu
tiếng Việt mà chúng tôi chủ định xem xét trong luận văn này.
Các hiện tượng ngôn ngữ chỉ bộc lộ hết chức năng của nó khi chúng
tồn tại trong hoạt động hành chức. Bên cạnh khẩu ngữ tự nhiên thì văn
bản nghệ thuật là nơi các yếu tố ngôn ngữ thể hiện rõ rệt nhất hiệu quả
biểu đạt của chúng. Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại và nhân vật
giao tiếp trực tiếp nên văn bản nghệ thuật kịch cũng là nơi ngôn ngữ
bộc lộ sâu sắc khả năng của chúng trong hoạt động hành chức. Từ quan


điểm đó, chúng tôi chọn tuyển tập kịch của Lưu Quang Vũ làm đối
tượng khảo sát, thực hiện đề tài “Nghĩa tình thái của thành phần trạng


ngữ trong câu tiếng Việt, khảo sát qua tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba
da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích trung tâm của đề tài là miêu tả một cách đầy đủ về nghĩa tình
thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
Cùng với mục đích đó, đề tài phải thực thi các nhiệm vụ sau:
(1) Tái hiện bức tranh toàn cảnh về các loại trạng ngữ; miêu tả về
cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa của chúng.
(2) Làm rõ khả năng bổ sung ý nghĩa về tình huống của thành phần
trạng ngữ đối với nòng cốt câu. Trong đó, đề tài sẽ hướng đến khía
cạnh quan trọng nhất là khả năng tác động về phương diện tình thái
của các trạng ngữ này.
(3)Trong một chừng mực, đề tài còn hướng đến một nhiệm vụ không
kém phần quan trọng là tìm hiểu về khả năng tác động qua lại giữa
trạng ngữ và thành phần nòng cốt câu trên cả hai phương diện nghĩa
sự tình và nghĩa tình thái
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Về tình thái, trên thế giới cũng đã có những công trình chuyên sâu
nghiên cứu về tình thái trong từng ngôn ngữ cụ thể hay xuyên ngôn ngữ
như: J.Lyons, F.R. Palmer, T.Givon.
Ở Việt Nam, như TS. Bùi Trọng Ngoãn trong luận án tiến sĩ “Khảo sát
các động từ tình thái trong tiếng Việt” đã khảo sát và khẳng định: “ Ở
Việt Nam, các công trình dành cho tình thái rất ít”. Những công trình
nghiên cứu về tình thái của câu cũng chưa được nghiên cứu đúng mức.
Phần lớn các tác giả: Cao Xuân Hạo; Nguyễn Văn Hiệp; Diệp Quang


Ban,... đã nghiên cứu sâu về các bình diện nghĩa tình thái; các yếu tố
biểu thị nghĩa tình thái trong câu nhưng chưa đề cập nhiều đến nghĩa
tình thái của các thành phần phụ trong câu. Cũng như vậy, theo khảo sát

của chúng tôi, chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu nghĩa tình thái
của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
Về trạng ngữ, như các tên gọi khác nhau của nó, trạng ngữ là thông tin
tình huống và do đó chúng có vai trò như một phông nền, một khung
hoàn cảnh để từ đó người nói đặt vào nội dung thông tin chính yếu; Do
đó, trạng ngữ là đối tượng quen thuộc của ngữ pháp học. Có thể liệt kê
các công trình đã đề cập và phân tích về trạng ngữ như sau:
- Trần Trọng Kim (1936), Việt Nam văn phạm, Nxb Thanh niên.
- Nguyễn Kim Thản (1991), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Khoa học xã hội - Hà Nội.
- Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt
Nam.
- Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt
Nam.
- Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb
Giáo dục.
- Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục
- Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn
Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nguyễn Văn Hiệp (2007), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt
Nam.


- Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục
Việt Nam.
Trong tất cả các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả đều đã
khẳng định trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có quan hệ cú pháp và
ý nghĩa với nòng cốt câu.

Nghiên cứu về ngôn ngữ Lưu Quang Vũ, đặc biệt về kịch của Lưu
Quang Vũ phải kể đến các công trình sau: Kịch pháp Lưu Quang Vũ
( Phan Ngọc), Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch
Việt Nam ( Lưu Khánh Thơ), Kịch Lưu Quang Vũ- những trăn trở về
lẽ sống lẽ làm người ( Phan Trọng Thưởng), Về một mảng kịch của
Lưu Quang Vũ ( Hà Diệp), Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời
sống ( Cao Minh)...Có những tác giả chỉ chọn nghiên cứu một tác
phẩm kịch của Lưu Quang Vũ như: Vũ Hà với Tôi và chúng ta và
Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thường chọn tác phẩm Hồn Trương Ba
da hàng thịt đề làm đề tài nghiên cứu... Gần đây nhất là tác giả Chu
Thị Thùy Phương với đề tài “ Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ
kịch Lưu Quang Vũ”. Như vậy có thể khẳng định tuy đã được nghiên
cứu ở nhiều góc cạnh khác nhau nhưng thành phần trạng ngữ và nghĩa
tình thái của thành phần trạng ngữ trong kịch của Lưu Quang Vũ thì
chưa được tác giả nào nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Các loại trạng ngữ trong câu văn Lưu Quang
Vũ qua năm vở kịch :
(1) Hồn Trương Ba da hàng thịt
(2) Ông vua hóa hổ
(3) Ngọc Hân công chúa
(4) Tôi và chúng ta


(5) Điều không thể mất
Phạm vi nghiên cứu:
- Các công trình nghiên cứu về trạng ngữ trong câu tiếng Việt
- Văn bản nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Theo Nguyễn Thiện Giáp có hai phương pháp lớn là miêu tả và so sánh

và hai phương pháp này được cụ thể hóa bằng các thủ pháp. Dựa vào đó
chúng tôi xác lập các thủ pháp chính trong luận văn như sau:
- Thủ pháp phân tích, miêu tả: Thủ pháp này được vận dụng nhằm
phân tích, miêu tả các loại trạng ngữ; Phân tích, miêu tả nghĩa sự
tình và nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ; Phân tích khả năng tác
động về mặt ngữ nghĩa của trạng ngữ đối với nội dung thông tin của
câu.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng thủ pháp này khi so sánh về
nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ và phân tích
so sánh nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của thành phần nòng cốt.
- Thủ pháp cải biến: thủ pháp này được vận dụng khi phân tích, xác
định trạng ngữ và các bộ phận khác trong câu.
6. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài Nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu
tiếng Việt (khảo sát qua tuyển kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”)
chúng tôi mong muốn:
- Đặt một điểm nhìn toàn cảnh về các loại trạng ngữ; đề xuất cách
nhận diện trạng ngữ về mặt ngữ pháp.
- Khái quát hóa các nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của các trạng ngữ
6. Cấu trúc đề tài
Nội dung đề cương chi tiết của các chương như sau:


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.1 Một số vấn đề lí luận về tình thái và tình thái trong ngôn ngữ
1.1.1 Tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ.
1.1.1.1 Tình thái trong logic
Tình thái (modality, modalité) là khái niệm được các nhà ngôn
ngữ học dùng để chỉ mối quan hệ của nội dung thông tin miêu tả

trong phát ngôn với hiện thực cũng như những quan điểm, thái độ,
đánh giá của người nói với nội dung miêu tả trong câu nói, với
người nghe và với hoàn cảnh giao tiếp.
Trong logic học, khái niệm tình thái gắn liền với sự phân loại
các phán đoán. Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Phán đoán là hình thức
cơ bản của tư duy, dưới dạng khẳng định hoặc phủ định, thể hiện
nhận thức con người về những đối tượng trong thế giới khách quan.
Một phán đoán chỉ có một và chỉ một trong hai giá trị đúng hay
sai.”( Logic và tiếng việt, trang 43) Mỗi phán đoán đều bao gồm hai
phần chủ từ (subjectum) và vị từ (praedicatum). Các phán đoán được
chi thành ba nhóm lớn là khả năng, tất yếu và hiện thực. Phán đoán
khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng
nào đó ở đối tượng. Phán đoán tất yếu phản ánh những nội dung
nhận thức mà đặc trung nêu ở vị từ có ở đối tượng trong mọi điều
kiện, mọi thế giới khả năng. Phán đoán hiện thực xác nhận sự có mặt
hay vắng mặt của đặc trưng nào đó ở đối tượng.
Chính vì vậy, tình thái trong logic còn được gọi là tình thái
khách quan vì nó chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất của
phán đoán với hiện thực và không quan tâm đến những nhân tố giao
tiếp như: mục đích, nhu cầu, ý chí, thái độ, tình cảm, đánh giá của


những chủ thể giao tiếp. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn nhất
giữa tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ.
1.1.1.2 Tình thái trong ngôn ngữ
Trong ngôn ngữ học, xét ở bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa,
tình thái là một bộ phận tất yếu của mọi phát ngôn. Có những phát
ngôn không biểu thị sự tình nào như : “Chao ôi!” chẳng hạn. Nhưng
không thể có một câu nói không mang một tình thái nhất định cho
dù trong câu đó không dùng một từ nào có nghĩa tình thái. Chẳng

hạn trường hợp câu có tình thái hiện thực như: “Con chuột đang
chạy.”
Khi nói đến tình thái, người ta vẫn nhắc nhiều đến Ch. Bally,
nhà ngôn ngữ học người Pháp, người đầu tiên nghiên cứu tình thái
trong ngôn ngữ một cách có hệ thống, ông đã phân chia cấu trúc
phát ngôn về mặt nghĩa với hai thành phần cơ bản là modus và
dictum. Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện một nội dung sự tình
ở dạng tiềm năng nào đó. Do đó, dictum gắn với chức năng thông
tin, chức năng miêu tả của ngôn ngữ. Modus là bộ phận tình thái,
thuộc bình diện tâm lí, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm
xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói
ra, xét trong mối quan hệ với thực tế, với người đối thoại và hoàn
cảnh giao tiếp. Hai bình diện này gắn bó nhau, tương tác nhau nhưng
khu biệt nhau. Trong thực tế thì chúng hòa kết với nhau. Một câu
trần thuật trong tiếng Việt: “ Lương tôi 5 triệu đồng” thì người ta có
thể nói:
(1) Lương tôi 5 triệu đồng
(2) Lương tôi chỉ 5 triệu đồng
(3) Lương tôi có 5 triệu đồng


(4) Lương tôi những 5 triệu đồng
(5) Lương tôi mà chỉ 5 triệu đồng thôi ư.
Chúng ta thấy cái bộ phận bất biến là “Lương tôi 5 triệu
đồng” nhưng với sự biến đổi các từ tình thái sẽ làm cho ngôn trung
thay đổi, khiến các bình phẩm, nhận xét, và mục đích phát ngôn
được điều chỉnh. Với phát ngôn (1), người nói thể hiện sự xác nhận,
xác tín của mình về hiện thực. Phát ngôn (2) người nói thể hiện sự
đánh giá của mình về hiện thực, nói “ chỉ 5 triệu” là nhận xét ít. Phát
ngôn (3), nói “có 5 triệu” là lời phàn nàn. Tương tự như vậy, phát

ngôn (4) nói “ những 5 triệu” là nhiều. Phát ngôn (5) nói “có 5 triệu
thôi ư” là ngạc nhiên.
Theo cách nhận xét của Ch. Bally thì ngôn liệu có chức năng
thông tin mệnh đề, còn tình thái gắn với phương diện tâm lí bởi vì
nó thể hiện cảm xúc, ý chí, thái độ của người nói đối với nội dung
được nói và đối với thực tại. Bally cho rằng tình thái câu có quan hệ
với đối tác giao tiếp và ông đã chia nghĩa câu thành hai phương diện
là ngôn liệu và tình thái. Ngoài cách gọi của Bally, xuất phát từ sự
nhấn mạnh vào khía cạnh này hay khía cạnh khác mà các nhà ngôn
ngữ học khác đã sử dụng những cách gọi, những thuật ngữ khác
nhau như: modus/dictum, tình thái/mệnh đề, tình thái/ cơ sở mệnh
đề, tình thái/propo.
Theo Fillmore thì cấu trúc nghĩa của một câu bao gồm hai
thành phần chính: thành phần mệnh đề là tập hợp những quan hệ có
tính phi thời (tenseless) giữa các động từ và danh từ, phân biệt với
thành phần còn lại là tình thái, gồm các loại nghĩa liên quan đến toàn
bộ câu (the sentence - as - a - whole) như phủ định, thì, thức và thể.
Quan niệm này được thể hiện trong công thức: S = M + P (trong đó


S là nghĩa của câu, M là thành phần tình thái và P là thành phần
mệnh đề).
Có thể thấy, sự khác biệt trong cách dùng thuật ngữ của các
nhà ngôn ngữ học đã bộc lộ rõ rệt những nét khác nhau trong quan
niệm của các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về tình thái của ngôn
ngữ tự nhiên.
Đi sâu vào nghiên cứu, tác giả Bùi Trọng Ngoãn phân biệt
tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Đặc điểm quan trọng
nhất để phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan là vai
trò của người nói hay tính chủ quan của người nói về sự đánh giá,

mức độ cam kết của người nói về điều được nói ra. Tức là người nói
không trình bày hiện thực như nó vốn có mà trình bày theo lăng kính
chủ qun của mình và theo những ý định riêng của mình. Logic học
chỉ quan tâm đến tình thái khách quan với ba tham số là: hiện thực/
phi hiện thực, tất yếu/ phi tất yếu, có thể/không thể và trình bày sự
việc như nó vốn có, loại trừ vai trò của người nói. Trong khi đó, tình
thái chủ quan (trong ngôn ngữ học) vai trò của người nói được coi
trọng đặc biệt.
Tình thái chủ quan hay tình thái ngôn ngữ được chia thành hai
phạm trù là tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Trong đó:
(a) Tình thái nhận thức là tình thái về độ chân thực, độ cam
kết đối với chuẩn mực chân thực của điều được nói ra là tất yếu hay
không tất yếu, có thể hay không có thể. Xét về độ chân thực, trong
tình thái nhận thức có ba phạm trù là:
- Tình thái thực hữu (factive): Người nói cho rằng sự việc được nói
đến là hiện thực hay tất yếu hiện thực.
Ví dụ: + Nó đã đi.


+ Thể nào nó cũng đi.
- Tình thái phản thực hữu (contre - factive): Người nói cho rằng sự
việc được nói đến là phi hiện thực hay tất yếu hiện thực.
Ví dụ: +Nó không cho bạn cái chong chóng.
+ Nếu nó quý tôi nó đã đến đây.
- Tình thái không thực hữu (non - factive): Còn gọi là tình thái chưa
thực hữu, người nói cho rằng sự việc được nói đến có thể xảy ra
trong một khả năng nào đó.
Ví dụ: + Tôi định mai đi Hà Nội.
+ Nếu trời không mư tôi sẽ đi Non Nước.
(b) Tình thái đạo nghĩa (deontic), còn được gọi là tình thái ràng buộc,

là những tình thái xét theo những quy ước xã hội về đạo đức, luân lí, tập
quán, phong tục, với sự phân biệt: bắt buộc/không bắt buộc, được
phép/không được phép, cấm đoán/không cấm đoán, miễn trừ/không
được miễn trừ.
Ví dụ: + Nó dám cãi bố mẹ.
+ Anh phải làm việc này xong trong ngày mai.
+ Nó nỡ bỏ người vợ hiền thục.
Có thể thấy câu khuyến lệnh có một sự liên quan chặt chẽ với tình thái
đạo nghĩa.
Ví dụ: + Đừng hút thuốc!
+ Chớ tắm chỗ nhiều gió!
+ Hãy nhập ngũ!
[trang 12-14]
Như vậy, các nhà ngôn ngữ học đã khẳng định không có một nội dung
nhận thức và giao tiếp nào có thể tách khỏi những nhân tố như mục
đích, nhu cầu, thái độ, đánh giá,...của người nói đối với điều được nói ra


xét trong quan hệ với hiện thực, với đối tượng giao tiếp và các nhân tố
khác của ngữ cảnh giao tiếp. Chính sự phong phú và đa dạng của các
nhân tố tình thái cũng là một nhân tố rất quan trọng để phân biệt ngôn
ngữ tự nhiên của con người với hệ thống tín hiệu của động vật. Và “tình
thái cũng chính là linh hồn của phát ngôn” (theo Bally).
1.1.2 Các ý nghĩa của tình thái trong ngôn ngữ.
Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, hiểu theo nghĩa rộng nhất, khái niệm
tình thái trong ngôn ngữ học sẽ bao hàm những kiểu ý nghĩa rất khác
nhau. Có thể nêu ra những kiểu ý nghĩa cơ bản sau đây:
(1) Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường
của người nói đối với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung
thông báo về độ tin cậy, về tính hợp pháp của hành động, xem nó là

điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực (không mong muốn), là điều
bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, đánh giá về tính khả năng, tính
hiện thực củ điều được thông báo,...
(2) Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sựu tồn
tại của sự tình.
(3) Những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên quan
đến khung ngữ nghĩa - ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan hệ giữa
chủ thể được nói đến trong câu và vị từ ( ý nghĩa về thời, thể và các ý
nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái, cho biết chủ thể có ý định, có
khả năng, mong muốn thực hiện hành động,...).
(4) Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng của phát ngôn và hành động
phát ngôn có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm, đánh giá của
người nói. Ví dụ, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của
người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến
khác,...


(5) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói
theo lí thuyết hành động ngôn từ, là thể hiện kiểu mục đích tại lời mà
người nói thực hiện (xác nhận, bác bỏ, thề, hỏi, ra lệnh, yêu cầu,
khuyên, mời,...)xét ở bình diện liên nhân (interpersonal), thể hiện sự tác
động qua lại giữa người nói và người đối thoại. (CSNGPTCP 91,92).
Cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng như vậy được Bybee diễn tả là “tất
cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh
đề” (Lê Đông, Nvh tr11). Như vậy có thể hiểu phạm trù tình thái bao
gồm tất cả những phương diện nội dung gắn với thực tại hóa câu, biến
các nội dung mệnh đề ở dạng tiềm năng trở thành các phát ngôn trong
giao tiếp.
1.1.2 Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ tự nhiên, PTBTTT rất đa dạng, và có thể chia làm hai

nhóm lớn là các phương tiện ngữ pháp và các phương tiện từ vựng. Ở
các ngôn ngữ có biến đổi hình thái, thức và các hình thái khác của động
từ (như thời, thể) đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu hiện tình
thái. Theo tác giả Bùi Trọng Ngoãn, thức xa lạ với tiếng Việt vì trong
tiếng Việt không có phạm trù thức. Trong các ngôn ngữ châu Âu, người
ta thường kể ra các thức như:
(1) Thức trực chỉ (indicative) xác nhận điều cám kết của người nói đối
với điều được nói ra là chân thực.
(2) Thức mệnh lệnh (imperative) biểu thị mong muốn của người nói về
một hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
(3) Thức giả định (subjunctive) giả định và mong muốn một hành động
xảy ra trong một điều kiện nào đó. Thức giả định giống thức mệnh
lệnh ở chỗ: đều nói về tương lai, nếu chỉ là mong muốn trong những
điều kiện nào đó. (BTN TR 15, 16)


Đối với tiếng Việt, “các phương tiện biểu thị tính tình thái chưa được
nghiên cứu sâu và toàn diện” (HTP, TR31) . Mặt khác, trong các ngôn
ngữ không biến đổi hình thái như tiếng Việt, sự phân biệt các phương
tiện từ vựng và ngữ pháp trong việc biểu thị các nội dung tình thái
không được đặt ra nghiêm ngặt”. (NMT-NVH, TR221). Có thể kể đến
những phương tiện ngôn ngữ biểu thị nội dung tình thái như sau:
(1) Các phương tiện ngữ âm
Các phương tiện ngữ âm dùng để biểu thị tình thái trong các phát ngôn
bao gồm ngữ điệu và trọng âm trong phát ngôn để thể hiện thái độ, tình
cảm hoặc đánh giá... Hầu hết các ngôn ngữ đều sử dụng ngữ điệu, trọng
âm để phân biệt các mục đích phát ngôn khác nhau đối với cùng một
nội dung mệnh đề.
- Về ngữ điệu:
Trong tiếng Việt, sự thay đổi về ngữ điệu bao giờ cũng kéo theo sự

thay đổi về tình thái.
Ví dụ: Thằng bé con nhà hàng xóm vừa được điểm 10, một bác hàng
xóm khen:
- Giỏi nhỉ!
Như vậy, tình thái câu này là khẳng định, thừa nhận năng lực của cháu
bé, tỏ ra có thiện cảm và sự thán phục. Thế nhưng cũng cậu bé đó
nhưng cậu thực hiện hành động hái trộm khế nhà hàng xóm, ông chủ
nhà giơ tay và dằn từng tiếng bảo:
- Giỏi nhể !
Đây lại là lời chê trách với thá độ mỉa mai, lên án hành động ăn trộm
của cậu bé.


Cũng tương tự như vậy, trong tiếng Anh, với phát ngôn “go away” được
phát âm nhẹ thì đó là “đi đi”, còn nếu phát âm với cường độ mạnh thì
đó là “cút đi”.
- Về trọng âm:
Tiếng Việt không có hiện tượng trọng âm như các ngôn ngữ Ấn Âu
nhưng trong các phát ngôn của người Việt lại có nhấn trọng âm ở những
trường hợp từ nhấn giọng.
Ví dụ: Một chàng trai nói với một cô gái:
- Trong nhà chỉ có tôi mấy u.
Nếu như phát ngôn này được nhấn mạnh ở từ “mấy”, ý chỉ tôi với mẹ,
chứ chưa có người thứ 3 nào cả. Như vậy, chàng trai muốn báo cho cô
gái biết rằng tôi chưa có vợ.
Các phương tiện ngữ âm biểu thị tình thái được sử dụng nhiều trong
giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, trong các văn bản viết, để nhận biết các
phương tiện ngữ âm biểu thị tình thái thì cần phải dựa vào văn cảnh.
(2) Các phương tiện ngữ pháp
Khi bàn đến các phương tiện ngữ pháp biểu thị ý nghĩa tình thái, các

nhà ngôn ngữ học vẫn chưa đưa ra các ý kiến thống nhất trong sự phân
loại đâu là phương tiện từ vựng, đâu là phượng tiện ngữ pháp. Palmer
đã xem các động từ tình thái, các tiểu từ cùng với thức của động từ
thuộc về phương diện ngữ pháp (PM,TR33). Trong khi đó, phần lớn các
tác giả ở Việt Nam thì xếp các động từ tình thái và tiểu từ vào số các
phương tiện từ vựng. Với ý kiến trung gian, Lyons cho rằng các tiểu từ
tình thái nên xem là bán ngữ pháp (semi - grammatical) hay bán từ
vựng (semi - lexical) (LYON,313).
Trong các ngôn ngữ biến hình, thời (tense) và thức (mood) của động từ
có vai trò tích cực trong việc biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Còn đối với


các ngôn ngữ không biến hình, các phương tiện ngữ pháp thường được
kể đến là đảo trật tự từ, thay đối cấu trúc của câu để thực hiện mục đích
của người nói muốn nhấn mạnh vào điểm nào đó của phát ngôn. Ngoài
ra, trong tiếng Việt, các phương tiện ngữ pháp biểu thị ý nghĩa tình thái
còn được thể hiện ở các thành phần phụ của câu như: trạng ngữ, khởi
ngữ, thành phần chú thích, định ngữ. Một số kiểu câu chứa ý nghĩa tình
thái như: câu đơn đặc biệt, câu ghép đặc biệt, kiểu câu dưới bậc, kiểu
câu tỉnh lược, kiểu câu lặp lại chủ ngữ, kiểu câu trùng ngôn, kiểu câu
đẳng thức, câu khẳng định, câu phủ định.
(3) Các phương tiện từ vựng
Các phương tiện từ vựng được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan
trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt, có thể kể
ra mấy nhóm chính:
- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng,
vừa, mới,...
- Các vị từ tình thái tính làm thành tố chính trong ngữ đoạn vị từ:
toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,...
- Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi

e rằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng,...
- Các quán ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội
gì, đằng thằng ra, kể ra, làm như thể,...
- Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành ( với những điều kiện
về ngôi, về chỉ tố thời,...) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu,...
- Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,...
- Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương
đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì
chết,...


- Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái
(là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là),...
- Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, đã, mới,
chỉ,...
- Các đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định - bác bỏ (P
làm gì ? P thế nào được ? ), các liên từ dùng trong các câu hỏi ( Hay
P?, Hay là P?).
- Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó
cho rồi, hỏi cái đếch gì,...
- Các cặp quan hệ từ trong các kiểu câu điều kiện, giả định: nếu...thì,
giá....thì, cứ....thì,...
(NVH, CSNNPTCP, 140)
1.2 Trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
1.2.1 Khái niệm trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
Như đã nói ở phần lý do chọn đề tài, trạng ngữ với nhiều tên
gọi khác nhau đã được hầu như các tất cả các tác giả Việt Nam đề
cập trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp của mình.
Chẳng hạn, các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban
khoa học xã hội Việt Nam đã dùng tên gọi “thành phần tình huống”

thay thế cho “trạng ngữ” và quan niệm : “Thành phần tình huống là
thành phần có thể bổ sung nghĩa về thời gian, nơi chốn, hay về
phương tiện, mục đích; hay về cách thức, trạng thái...nói chung là
nghĩa “tình huống”. [ Ngữ pháp tiếng Việt, 1983, tr.193]
Diệp Quang Ban thì dùng thuật ngữ “bổ ngữ của câu” thay
cho tên gọi trạng ngữ gia ngữ (trạng ngữ) là yếu tố “trợ thêm”, “đi
kèm” cấu trúc cơ sở (hay nòng cốt) của câu về phương diện nghĩa,


gia ngữ nêu cái cảnh huống, trong đó sự việc được phản ánh trong
cấu trúc cơ sở của câu diễn ra.
Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt : Trạng ngữ
là thàh phần phụ của câu. Ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị là ý nghĩa
tình huống, cách thức, thời gian, nơi chốn, mục đích, điều kiện,
nhượng bộ, nguyên nhân,...nhằm làm rõ thêm cho nội dung thông
báo của câu.
Theo Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn
“Thành phần câu tiếng Việt”, 2004, trạng ngữ là thành phần hụ của
câu, có khả năng tham gia vào các cải biến vị trí: đứng trước, đứng
sau nòng cốt hoặc đứng chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ
bổ sung ý nghãi về không gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân,
phương tiện... cho sự tình được biểu đạt trong câu.
1.2.2 Phân loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
1.2.3 Cấu tạo trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
1.2.3.1

Cấu tạo hình thức của trạng ngữ:
Về mặt cấu tạo hình thức của trạng ngữ, chúng tôi khảo
sát trạng ngữ trên tiêu chí có giới từ đứng trước và
không có giới từ đứng trước. Phần này, theo tác giả

Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết trong “Thành
phần câu tiếng Việt”, 2004, hai tác giả đã phân biệt :
Các trạng ngữ có giới từ đứng trước là trạng ngữ được
đánh dấu, các trạng ngữ không có giới từ đứng trước là
trạng ngữ không được đánh dấu.

1.2.3.1.1 Trạng ngữ được đánh dấu


Ví dụ:
- Kì thực Cúc chỉ nhận xét đời bằng khối óc lãng mạn, tâm hồn lãng
mạn. (Nam Cao)
- Ở ngoài ngõ, mẹ con chị chuột vừa kêu khó
Cấu tạo trạng ngữ khá đa dạng, nó có thể là từ, cụm từ, tổ hợp từ. Cụ thể:
a. Trạng ngữ có cấu tạo là một từ
- Danh từ: Chỉ có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ không gian.
Hôm nay, cháu hãy đóng trước một suất.
(Ngô Tất Tố)
Chung quanh, những người hiếu kì đứng vòng trong vòng ngoài để
thỏa mãn trí tò mò.
(Ngô Tất Tố)
- Tính từ: Chỉ có trạng ngữ chỉ không gian, thời gian, cách thức.
Xa xa, tiếng tí ách của một dòng nước chảy uể oải từ đá.
Lâu lâu, nó mới dám ngẩng đầu lên nhìn tôi.
( Nguyễn Công Hoan)
- Đại từ: Chỉ có ở trạng ngữ chỉ thời gian.
Bấy giờ, chị chỉ ăn rồi lạ chơi.
(Ngô Tất Tố)
b. Trạng ngữ có cấu tạo la một cụm từ
- Cụm chính phụ.

+ Cụm danh từ: Thường gặp ở những trạng ngữ chỉ không gian, thời
gian, phương tiện.
Nóc bếp láng giềng, ngọn khói bốc lên nghi ngút.
(Ngô Tất Tố)
+ Cụm động từ.


Tan buổi hầu kiện, chị Dậu lật đật chạy sang đình tìm con.
(Ngô Tất Tố)
+ Cụm tính từ.
Chập choạng tối, chúng tôi đến làng Mai.
(Nam Cao)
Xẩm chiều, chúng tôi đến một lèn đá.
( Nguyễn Minh Châu)
+ Cụm từ đẳng lâp.
Hôm qua và hôm kia, u bán hai gánh hoai lang năm hào mà đã tiêu
gì đâu.
( Ngô Tất Tố)
Ngày và đêm, phải cắm đèn cắm đóm mới khỏi vướn vấp va đập.
+ Cụm từ C-V
Nét mặt rầu rầu chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của đứa con nhỏ.
(Ngô Tất Tố)
Bỗng em tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê.
(Khánh Hoài)
Nếu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, hai câu ở ví dụ trên đều có hai kết cấu CV nòng cốt, không kết cấu nào “bị bao” trong kết cấu nào. Theo lí thuyết,
chúng phải thuộc loại câu ghép. Sở sĩ, không cho : nét mặt rầu rầu, tay ôm
con búp bê ở hai câu trên là vế của câu ghép mà lại cho đó là thành phần
trạng ngữ vì về mặt nghĩa, chúng có quan hệ chỉnh thể - bộ phận với kết
cấu C- V còn lại.
- Kết cấu song hành chỉ khoảng cách thời gian – không gian, phạm vi

đối tượng – sự vật.
Từ sáng đến tối, nó chỉ nhởn nhơ dong chơi.
( Nguyên Hồng)


1.2.4 Vị trí của các loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
Trong cách phân tích cú pháp phổ biến hiện nay, trạng ngữ thường được
coi là thành phần thứ yếu hay thành phần phụ của câu có quan hệ cú pháp
với cả nòng cốt câu và có sự tự do về vị trí
Phần lớn các tác giả cho rằng trạng ngữ có thể chiếm ba vị trí khác nhau
trong mô hình cấu trúc câu là đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
Tác giả Hoàng Trọng Phiến khẳng định: “ Trạng ngữ có khả năng đứng
ở đầu, ở giữa và ở cuối, nhưng vị trí phổ biến nhất là ở đầu câu”.
Các tác giả Giáo trình về Việt ngữ khi khảo sát vị trí của trạng ngữ đã
nhận xét: “ Cần phải làm một sự thống kê đầy đủ và cũng cần có cái nhìn
vào trong quá khứ của ngữ ngôn, mới thấy rõ vị trí nào là cơ bản của đơn
vị ấy. Nhưng có thể thấy rằng cả ba vị trí ấy đều được dùng.”
Tác giả Nguyễn Kim Thản thì cho rằng hai vị trí thường thấy của trạng
ngữ là đầu câu và cuối câu. “ Điều đáng chú ý là nếu đã có khởi ngữ đứng
đầu câu thì ở đó không có trựng ngữ nữa… Thảng hoặc, cũng có khi trạng
ngữ xen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ… Nhưng đây là lối cấu tạo đã Âu
hóa.” Tác giả Nguyễn Kim Thản cũng cho rằng cách đặt trạng ngữ giữa
chủ ngữ và vị ngữ “làm cho mạch câu đứt ra, ý câu thiếu liên tục. Vì vậy,
khuôn mẫu này chỉ dung một cách hạn chế.”
Các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng trạng ngữ ở đầu câu có
thể làm phần chủ đề [ Bustrov I.S. – Nguyễn Tài Cẩn – Stankevich N.V.,
1975, tr.186]. Còn V.S.Panfilov thì cho rằng trạng ngữ không thể làm phần
chủ đề được, nếu trạng ngữ đứng ở đầu câu thì nó không tham gia cấu trúc
phân đoạn thực tại, trừ phi nó được đánh dấu một cách đặc biệt thì được
xem là phần thuật đề. Trạng ngữ có thể tham gia vào phần thuật đề hoặc tự



mình làm phần thuật đề khi đứng cuối câu. [ Panfilov V.S., 1980, tr.119].
Khi đứng ở đầu phát ngôn, trạng ngữ sẽ:
a. Hoặc là đứng ngoài phân đoạn thực tại, ví dụ:
Dù đau khổ, anh cũng sẽ rời xa chị.
Chủ đề

thuật đề

b. Hoặc đứng ngoài phân đoạn thực tại và báo hiệu câu có thong báo
gộp, ví dụ:
Bao giờ anh ăn no là anh cũng đâm ra sung sướng.
Thuật đề
(Nhất Linh)
c. Hoặc sẽ làm phần thuật đề, nếu được đọc với ngữ điệu đặc biệt hay
có những chỉ tố chuyên đánh dấu phần thuật đề đi trước (chính, chỉ,
ngay, đã,…) ví dụ:
Đã ít lâu nay, cả thầy lẫn u đều có vẻ không vui.
Thuật đề

chủ đề
(Nam Cao)

Chính vì thế mà tôi ngại.
Thuật đề

chủ đề

Gần đây nhất, trong công trình nghiên cứu Về vị trí cơ bản

của trạng ngữ trong câu xét trong mối liên hệ kết trị với vị từ, tác giả
Nguyến Mạnh Tiến – Th.s Đại học Thái Nguyên đã xác định cụ thể
hơn các vị trí mà trạng ngữ có thể chiếm giữ, vị trí cơ bản của thành
phần trạng ngữ trong câu. Tác giả cho rằng vị trí cơ bản (vị trí xuất
phát, vị trí thuận) cảu trạng ngữ là ở sau vị từ.
1.3 Tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ
1.3.1 Lưu Quang Vũ- một trong những kịch tác gia xuất sắc nhất Việt Nam.


Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/04/1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Vĩnh Phú nhưng quê gốc ở phường Hải Châu, quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Cha là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận,
mẹ là Vũ Thị Khánh, nữ sinh Trường Trung học Đồng Khánh, là
người Hà Nội gốc. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã
sớm bộc lộ từ nhỏ. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn,
soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong
những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt
nam hiện đại.
1.3.2 Một vài nhận xét về kịch Lưu Quang Vũ
Khái quát về đời văn của Lưu Quang Vũ, tác giả Lý Hoài Thu trong
cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm đã có một cong trình
mang tính tổng lược và hoàn chỉnh về con đường nghệ thuật của Lưu
Quang Vũ từ một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đến khi trở thành
một tác giả hàng đầu của sân khấu Việt Nam. Bài viết đã chỉ rõ: “ Lưu
Quan Vũ có hai mươi năm vui buồn cùng thơ và mười năm cuối cuộc
đời song hành cùng kịch, nhưng trong mười năm ấy tài năng của Lưu
Quang Vũ đã tỏa sáng và tạo cho mình một phong cách, một “kịch
pháp” và trở thành một hiện tượng nổi bật nhất của sân khấu Việt Nam
thời kì đổi mới.” Sức sáng tạo của Lưu Quang Vũ bắt đầu từ vở kịch
đầu tay Sống mãi tuổi 17 (1979), vở kịch ra mắt của Nhà hát Tuổi trẻ

và lần đầu tiên tham gia hội diễn toàn qốc đạt giải nhất. Với vở diễn
này, giới sân khấu đánh giá Lưu Quang Vũ là một gương mặt mới,
đáng chú ý. Sau cái chết đột ngột của cha là nhà viết kịch Lưu Quang
Thuận, Lưu Quang Vũ đã lập tức bắt tay vào hoàn thiện kịch bản chèo
Nàng Sita và được đoàn chèo Hà Nội dàn dựng lại với đủ các thể loại
như: kịch nói, cải lương, dân ca, chèo. Với vở lịch này, Lưu Quang Vũ


đã tạo được tiếng vang lớn trong làng sân khấu của cả nước. Nhưng
phải đến năm 1984, Lưu Quang Vũ sáng tác 15 vở kịch, hội diễn sân
khấu toàn quốc năm 1985 có đến 8 vở tham gia hội diễn thì 6 vở đạt
Huy chương vàng, 2 vở đạt Huy chương bạc, báo chí gọi ông là cây
bút vàng của kịch trường Việt Nam. Ba năm cuối đời sức sáng tạo của
Lưu Quang Vũ thật phi thường khi ông hoàn thành tieepshown hai
mươi vở kịch. Trong vòng mười năm ngắn ngủi của cuộc đời, Lưu
Quang Vũ đã để lại hơn 50 vở kịch và ông đã trở thành một hiện
tượng đặc biệt cảu sân khấu Việt Nam.
Trong cuốn “ Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật, nhà phê
bình Ngô Thảo đã nhận xét: “ Hạt giống gieo vào mảnh đất tốt gặp
thời tiết thuận hòa, lại có một nội lực khỏe đã nhanh chóng phát triển.
Và bóng rợp của tài năng Lưu Qaung Vũ trùm lên che mát cả một
vùng sân khấu rộng lớn và trải dài đất nước trong một thập niên”. Nhà
nghiên cứu Phan Ngọc trong tạp chí Tia sáng, số 5, 1996 khi nói về
các vở kịch của Lưu Quang Vũ khai thác mô típ truyện dân gian có
nhận xét: “ Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm cái nêu, cái muôn
thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền thoại thành truyện thời
sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao
quý. Lưu Khánh Thơ trong bài viết Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối
với văn học kịch Việt Nam được in trong cuốn Lưu Quang Vũ – Tác
phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao về tiếng nói

tiên phong trong kịch Lưu Quang Vũ “ Kịch của Lưu Quang Vũ là
tiếng nói trẻ trung, dũng cảm trong phong trào đổi mới ở nước ta. Đó
là kết quả của nhiệt tâm, sức lực, sự hiểu biết cuộc sống của người
nghệ sĩ đồng thời cũng là kết quả của một tình yêu của lòng say mê và
khát vọng nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thường đã nhìn


thấy sức sống lâu bền qua các đề tài hiện đại trong các vở kịch của
Lưu Quang Vũ là ở chỗ “ cảm hứng chủ đạo trong kịch của Lưu
Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện... khát vọng
chính của anh là khát vọng hoàn thiện cuộc sống, hoàn thiện con
người. Cho nên vượt qua những đề tài có tính chất thời sự, kịch của
anh hướng tới những giá trị nhân đạo bền vững lâu dài”. Các nhà
nghiên cứu tập trung vào hai đề tài chính trong kịch Lưu Quang Vũ là
đề tài khai thác mô típ truyện cổ dân gian và đề tài hiện đại viết về
cuộc sống mới để đưa ra những nhận xét đánh giá về tài năng nghệ
thuật, cội nguồn sáng tạo nghệ thuật của LưuQuang Vũ. Đề tài hiện
đại vẫn luôn là vấn đề cốt lõi, xuyên suốt các sáng tác của Lưu Quang
Vũ cho dù nhà văn vẫn khai thác các mô típ dân gian trong các vở
kịch. Đạo diễn Phạm Thị Thành có nhận xét: “ Anh hay dùng câu
chuyện huyền thoại cổ tích để viết lên tâm sự của con người ngày hôm
nay”. Tác giả Cao Minh cũng có chung nhận xét khi viết về vở kịch
1.4 Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ VỊ TRÍ TRONG CÂU CỦA
CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN
TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ.
2.1 Đặc điểm cấu tạo của các loại trạng ngữ trong tuyển tập kịch “Hồn
Trương Ba da hàng thịt”.
2.1.1 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn trong
tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.

2.1.2 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ thời gian trong tuyển tập kịch
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.1.3 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ phương thức trong tuyển tập
kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.


2.1.4 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo
áp lực hay hủy diệt trong tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.1.5 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ mục đích trong tuyển tập
kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.1.6 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong tuyển tập
kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.1.7 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ nhượng bộ trong tuyển tập
kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.1.8 Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện trong
tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.2 Vị trí của các loại trạng ngữ trong câu trong tuyển tập kịch “Hồn
Trương Ba da hàng thịt”.
2.2.1 Vị trí của trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn trong câu trong
tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.2.2 Vị trí của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu trong tuyển tập kịch
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.2.3 Vị trí của trạng ngữ chỉ phương thức trong câu trong tuyển tập
kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.2.4 Vị trí của trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy
diệt trong câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
2.2.5Vị trí của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu trong tuyển tập kịch
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”
2.2.6 Vị trí của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu trong tuyển tập
kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

2.2.7 Vị trí của trạng ngữ chỉ nhượng bộ trong câu trong tuyển tập kịch
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”.


×