Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 9 KÌ II (chi tiet)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.12 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 9 KÌ II
I. ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự
phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Trả lời
a/ Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
- Vị trí địa lý:
+ Là vùng kinh tế năng động, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐBSCL là những vùng
giàu nông, lâm, thủy sản. Phía Tây giáp Cam-pu-chia với nhiều cửa khẩu quan
trọng. Phía Đông giáp vùng biển giàu tiềm năng
* Đất liền
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng,
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố
tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Sông ngòi
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai,
Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
+ Lâm sản, thủy sản:
- Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên
hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn
về phòng hộ, du lịch
* Biển


- Biển ấm quanh năm
- Hải sản phong phú
- Gần các ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau Kiên Giang


- Gần đường hàng hải quốc tế :
- Thềm lục địa rộng và nông có nhiều khoáng sản dầu khí
- Bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn
=> Phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Khai thác dầu khí ở thềm lục địa, -> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai
thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực
+ Đánh bắt hải sản
+ Phát triển giao thông vận tải biển
+ Du lịch biển và các dịch vụ khác
* Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng
Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu,
các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hại (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo
b/ Các hạn chế
+ Trên đất liền nghèo khoáng sản
+ Diện tích rừng tự nhiên thấp
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng
thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị ô nhiễm do tốc độ công nghiệp hóa nhanh,
chưa xử lí tốt các nguồn chất thải
Câu 2: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm
nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ ?

+ Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ vì:
- Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích
đạo với mùa khô kéo dài 4 — 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần
đây suy giảm. Nếu không bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ dẫn tới:
• Nguồn nước ngầm giảm sút, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô
và cho sinh hoạt dân cư
• Chế độ nước các sông Bé, sông Sài Gòn ... sẽ thất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt
động của các nhà máy thủy điện (Cần Đơn,Thác Mơ, Trị An), đến nguồn cung cấp
nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Mùa khô, xâm
nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn


- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp
phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Đông Nam Bộ
+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập
trung nhiều khu công nghiệp, tành trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải
có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp,
công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch
Câu 3: Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả
nước?
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện
nay:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công
nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng
+Đông Nam Bộ là vùng có chỉ tiêu phát triển dân cư lao động cao :
- tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thấp hơn cả nước
- tỉ lệ dân biết chữ cao hơn cả nước
- thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước
+ Do sức ép của dân số thất nghiệp ,thiếu việc làm của các vùng cao nên dân

cư đã đổ về Đông Nam Bộ tìm việc làm cao
+Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước,các hoạt động dịch
vụ rất phát triển và đa dạng nên cần nhiều lao động
+Đông Nam Bộ là nơi có sức hút mạnh mẽ vốn đầu tư của nước ngoài
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút
mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có
chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc
biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 4: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
+ Trước khi đất nước thống nhất:
- Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm.
Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.
- Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
+ Từ sau khi đất nước thống nhất:
- Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
cơ cấu kinh tế của vùng, hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả
nước


- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng,cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm.
- Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu
khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....
- Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước
- Phân bố : Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh,
Biên Hoà, Vũng Tàu. Là các trung tâm công nghiệp lớn của vùng
+ TP Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa- Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 5: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành công

nghiệp của vùng?
- Có vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng
không
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi , tài nguyên thiên nhiên phong phú
+ Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng
ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông
nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động =>
+ Khoáng sản: Dầu khí trừ lượng lớn-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai
thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực
+ Hải sản phong phú, đa dạng -> Đánh bắt hải sản-> Phát triển công nghiệp chế
biến
- Có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp phong phú-> cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến phát triển . Ví dụ: cao su, cà phê
- Nguồn lao động dồi dào, lành nghề , có trình độ khoa học kĩ thuật, năng động
-Có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn
- Là vùng có cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất trong cả nước
- Có cơ sở vật chất , cơ sở hạ tầng phát triển nhất
Ví dụ: Hệ thống ngân hàng , thông tin liên lạc , bưu chính phân bố rộng rãi ở nhiều
tỉnh, đặc biệt tp Hồ Chí Minh
- Có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong cả nước


Câu 6:
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất
cây công nghiệp lớn của cả nước?
* Điều kiện về tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp:
- Địa hình tương đối bằng phẳng , dạng địa hình bình nguyên lượn sóng, đồng bằng
bằng phẳng liền kề -> Thuận lợi trồng cây công nghiệp trên qui mô lớn

- Đất đai: Đất ba dan, đất xám trên nền phù sa cổ
- Khí hậu : cần xích đạo -> Thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệ đới: Cây cao su,
cà phê, hồ tiêu….
- Vùng có hệ thống sông ngòi: Sông Đồng Nai ; cung cấp nước tưới tiêu cho cây
công nghiệp
* Điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội:
- Là vùng có lịch sử trồng cây công nghiệp
- Dân cư nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công
nghiệp
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: hoàn thiện và ổn định nhất cả nước; nhiều nhà máy chế
biến các sản phẩm của cây công nghiệp…
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn
- Nhà nước ưu tiên phát triển đầu tư trồng cây công nghiệp; mở rộng diện tích, qui
hoạch trên qui mô lớn, …..
Câu 7: Tại sao cây Cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?
( Những điều kiện thuận lợi để phát triển cây cao su? )
* Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây Cao su
- Địa hình tương đối bằng phẳng , dạng địa hình bình nguyên lượn sóng, đồng bằng
bằng phẳng liền kề -> Thuận lợi trồng cây Cao su trên qui mô lớn
- Đất đai: Đất ba dan, đất xám trên nền phù sa cổ
- Khí hậu : cần xích đạo -> Thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệ đới: Cây cao
- Vùng có hệ thống sông ngòi: Sông Đồng Nai ; cung cấp nước tưới tiêu cho cây
Cao su
* Cây Cao su có lịch sử phát triển ở vùng rất sớm và được qui hoạch trồng với
diện tích lớn


- Vùng đã xây dựng được một số cơ sở vật chất tương đối ổn định để phát triển cây
cao su
- Dân cư nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây Cao su

- Sản phẩm được thị trường ưa chuộng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động, đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa góp phần bảo vệ môi trường
Câu 8: Tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
+ CÀ phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu
+ Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai
+ Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu
riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương
pháp chăn nuôi công nghiệp.
- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư
trường đem lại những nguồn lợi lớn.
Câu 9: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành
dịch vụ?
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ
+ Vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung,
giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dươngvới Biển Đông.
- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường
biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn
Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải,
suối khoáng Bình Châu.

- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai


* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công
nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành
phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến
nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công
nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố
đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi,
Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...)
Câu 10: Vì sao vùng Đông Nam Bộ thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất
nước ta?
Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:
+ Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng
nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường biển qua cụm cảng Sài
Gòn, Cát Lái - Hiệp Phước và các cảng Vùng Tàu, Thị Vải.
+ Điều kiện địa chất, khí hậu nhìn chung ổn định, mặt bằng xây dựng tốt.
+ Có trữ lượng dầu khí khá lớn ở vùng thềm lục địa-> mở rộng khai thác và lọc hóa
dầu…
+ Có nguồn nguyên liệu cây công nghiệp phong phú, kề liền với các vùng nguyên
liệu (nông sản, thủy sản, lâm sản) và thị trường quan trọng (Đồng bằng sông Cửu
Long, Tây Nguyên, Campuchia).
+ Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ
thuật.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.

+ Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thoáng.
+ Có TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
- Là vùng kinh tế phát triển năng động, tất cả các tỉnh điều năm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam.
Câu 11: Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố: TP. HCM, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang
( Mới thêm Tiền Giang)
* Vai trò:
Có vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế chung của cả nước:


+ Tổng GDP vùng chiếm 35,1 %
+ GDP trong CN-XD chiếm 56, 6%
+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3 %
Câu 12: Đông Nam Bộ có những thuận lợi gì về dân cư, xã hội đối với phát
triển kinh tế?
- đông dân, lực lượng lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu
thụ lớn
- là khu vực có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước
- người dân năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường
- thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ dân số đô thị cao hơn so với cả nước
- Có nhiều di tích lịch sử và văn hóa để phát triển du lịch như Địa đạo Củ Chi, nhà
tù Côn Đảo, bến Nhà Rồng, Dinh Thống Nhất…
Câu 13: tại sao tuyến du lịch từ TP. HCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu
quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
- TP. HCM là thành phố lớn nhất của cả nước. nơi có nhiều khách sạn, nhà hàng và
2 đầu mối giao thông quan trọng cho du lịch là cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất
- các thành phố này có dn số đông, thu nhập cao, có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát

triển (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…), nhiều bãi biển đẹp, quanh năm
nắng ấm… nên lượng du khách qua lại giữa các thành phố đông
Câu 14: vì sao vùng ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
- biển ấm, ngư trường rộng lớn, nguồn hải sản phong phú, thuận lợi để phát triển
ngành đánh bắt hải sản
- gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi để phát triển giao thông, dịch vụ và du lịch
biển
- thềm lục địa rộng, nông, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi để phát triển ngành khai
thác dầu khí
Câu 15: nêu đặc điểm dân cư – xã hội vùng ĐNB?


- là vùng đông dân thứ 2 sau ĐBSH , mật độ dân số cao ( 434 người/ km2)
-> lực lượng lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề
- người dân năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội
- thị trường tiêu thụ và sức mua lớn
- tỉ lệ dân đô thị cao nhất cả nước, TP. HCM là đô thị lớn nhất cả nước
- thu nhập bình quân theo đầu người cao nhất cả nước
- có nhiều di tích lịch sử văn hóa (bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo…)
có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch
II. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Câu 1: Vì sao giao thông vận tải thủy diễn ra sôi động ở Đồng bằng sông Cửu
Long?
- Do mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Là loại hình giao thông tốt nhất
vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 2: Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương
thực, thực phẩm lớn nhất nước ta?
- Diện tích lúa chiếm 51%, sản lượng lúa chiếm 51% của cả nước. Lúa được trồng
ở tất cả các tỉnh trong đồng bằng
- Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1066,3kg/người, gấp 2,3 lần cả

nước, năm 2002
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài,
dừa, cam, bưởi…
- Tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước. Nghề nuôi tôm,
cá xuất khẩu, nghề chăn nuôi vịt đang được phát triển mạnh
Câu 3: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng Sông Cửu
Long?


B. BÀI TẬP
I. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐÃ HỌC























1. DẠNG BIỂU ĐỒ TRÒN
Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối
tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ
được tính bằng %. Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số
liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ
biểu đồ.
Những lưu ý khi vẽ biểu đồ hình tròn:
Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ quy mô thì ta phải tính bán kính hình tròn.
Nếu vẽ hai hoặc ba hình tròn, phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một
đường thẳng theo chiều ngang.
Khi chia cơ cấu trong hình tròn, thì tia đầu tiên cần bắt đầu từ tia số 12 (kim
đồng hồ số 12) và vẽ theo chiều chuyển động của kim đồng hồ.
Các dạng biểu đồ tròn:
Biểu đồ tròn đơn.
Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.
Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập
khẩu.
2. DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT
Là dạng biểu đồ thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh qui
mô (độ lớn) giữa các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu
thành phần của một tổng thể (biểu đồ cột chồng).
Những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột:
Biểu đồ được thể hiện trên một trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị các đại
lượng (đơn vị). Trục hoành thường thể hiện thời gian (năm).
Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với
các giá trị của các đại lượng.
Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên

trục hoành.
Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.
Chân cột ghi thời gian (năm).
Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cách nhất định để đảm bảo
tính trực quan cao của biểu đồ.
Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng
đó.
Các dạng biểu đồ cột:
Biểu đồ cột đơn.


Biểu đồ cột ghép. Có hai loại: biểu đồ ghép có cùng đơn vị, biểu đồ cột ghép
có đơn vị khác nhau.

Biểu đồ cột chồng.

Biểu đồ thanh ngang.


3. DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ (ĐƯỜNG)











Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số
năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc
nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ đường:
Biểu đồ được vẽ trên một hệ tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng
(đơn vị theo giá trị tuyệt đối), hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị
tương đối %). Trục hoành là năm.
Có khoảng cách năm rõ ràng.
Nếu vẽ tốc độ tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100.
Năm đầu tiên thường nằm trên trục tung.
Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để dễ
phân biệt.
Nếu biểu đồ vẽ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng, phải
đổi ra cùng đơn vị.
Các loại biểu đồ dạng đường:










Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
4.DẠNG BIỂU ĐỒ KẾT HỢP
Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực
quan.

Những lưu ý khi vẽ biểu đồ kết hợp:
Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung
với hai đơn vị khác nhau. Vẽ lần lượt theo từng đại lượng.
Nếu biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ tọa độ.
Chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí đã thể hiện trên biểu đồ.
Các dạng biểu đồ kết hợp:















Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.
Biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ tròn và cột.
5. DẠNG BIỂU ĐỒ MIỀN
Biểu đồ miền thực chất là biểu đồ cột chồng khi chiều rộng của biểu đồ được
thu nhỏ thành một đường thẳng đứng. Biều đồ miền thường dùng để thể hiện cả
động thái và cơ cấu của các đối tượng địa lí với số năm nhiều.
Những lưu ý khi vẽ biểu đồ miền:
Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật.
Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện

một đối tượng địa lí cụ thể.
Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm
trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.
Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu
đồ thường thể hiện thời gian (năm).
Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục –
một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường
chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).
Các dạng biểu đồ miền:
Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu.
Biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối.
II.BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 1: Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1995
2000
2005
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1845,8
Cả nước
1584,4
2250,5
3465,9
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước
b. Nhận xét về sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm
Bài làm

- Vẽ biểu đồ hình cột, trên mỗi cột có ghi số liệu, biểu đồ có tên và bảng chú giải
hợp lý
- Nhận xét:


+ Sản lượng thủy sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng từ 1995
đến 2005. Đồng bằng sông Cửu Long tăng gần 2,3 lần, cả nước tăng gần 2,2 lần
+ Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long
luôn chiếm tỉ trọng lớn: 51,7% năm 1995 và 53,3% năm 2005
Bài 2:
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước năm 2002 (%)
Khu vực

Nông, lâm, ngư Công nghiệp-xây Dịch vụ
nghiệp
dựng
Đông Nam Bộ
6,2
59,3
34,5
Cả nước
23,0
38,5
38,5
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và của cả nước.
b. Nhận xét tỉ trọng công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông
Nam Bộ và của cả nước.
bài làm
- Vẽ biểu đồ hình tròn, trong mỗi hinh tròn có ghi số liệu, biểu đồ có tên và bảng

chú giải hợp lý (năm sau bán kính lớn hơn năm trước)
- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng
cao nhất 59,3%
+ Trong cơ cấu kinh tế của cả nước, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm
38,5% vfa tương đương vơi tỉ trọng của ngành dịch vụ
Bài 3: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 1985-2008 ( đơn vị: nghìn ha)
Năm
1985
Đông nam 56,8
bộ
Cả nước
180,2

1990
72

1995
213,2

2000
272,5

2008
3965

221,5


278,4

413,8

631,5


a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình sản xuất Cao su của Đông Nam Bộ và cả nước
giai đoạn 1985- 2008
b. Nhận xét
Bài làm: ( Vẽ biểu đồ cột ghép)
( Nếu đầu bài yêu cầu vẽ cột chồng thì vẽ cột chồng)

Bài 4: Cho bảng số liệu:
Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước năm 2002
Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Cả nước

3834,8
17,7

7504,3
34,4

Tiêu chí
Diện tích ( nghìn ha)
Sản lượng ( triệu tấn)


a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu
Long so với cả nước năm 2002 ( cả nước= 100 %)
b. Nhận xét tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long so với cả
nước năm 2002
c. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL?
Bài làm:
Xử lí số liệu: Tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long so với
cả nước năm 2002 ( đơn vị : %)
Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Cả nước

Tiêu chí
Diện tích
Sản lượng

100
100

b. Nhận xét:
c. Vai trò:
ĐBSCL có vai trò quan trọng trong sản xuất lúa ở nước ta.
DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG ÁTLATS
Bài 1: Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học, cho biết:


a. Tên các mỏ dầu đang được khai thác ở khu vực phía Nam nước ta?

b. Tên các vườn quốc gia, các khu du lịch nổi tiếng?
a. Tên các mỏ dầu
- Mỏ Rồng, mỏ Bạch Hổ, mỏ Rạng Đông, mỏ Hồng Ngọc
b. Các vườn quốc gia, khu du lịch nổi tiếng
Bài 2:
Dựa vào Atlast địalí Việt Nam ,kể tên các cây công nghiệp chủ yếu ở Đông Nam
Bộ và vùng phân bố của chúng?
* Kể tên:
* Phân bố:
- Cao su:
- Cà phê:
- Tiêu:
- Điều:
- Lạc:
- Mía:
- Thuốc lá:
Bài 3: Dựa vào Atslat hãy:
a. Kể tên các ngành công nghiệp ở ĐBSCL
b.Những ngành công nghiệp được phát triển mạnh và những phân bố của chúng?
* Kể tên:
- CN Chế biến lương thực thực phẩm:
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
- Công nghiệp cơ khí:


Bài 4 : Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của vùng .
Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
- Đất phù sa ngọt:

- Đất phèn:
- Đất mặn:
Hạn chế về tự nhiên:
mức độ phân bố công nghiệp rất thấp chỉ có các điểm công nghiệp.
– Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Biên Hòa, Hải Phòng…:



×