Tải bản đầy đủ (.doc) (236 trang)

Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 236 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án.......2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................9
6. Những đóng góp mới của đề tài...................................................................10
7. Kết cấu của luận án.......................................................................................10
Chương 1:.........................................................................................................11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP................11
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP...............................................................................11
1.1.1. Khái niệm, nội dung tài chính doanh nghiệp.............................................11
1.1.3 Tác động của rủi ro tài chính tới doanh nghiệp..........................................21
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.......................24
1.2.1. Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh
nghiệp..............................................................................................................24
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp.........................28
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong các doanh
nghiệp..............................................................................................................41
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM............................46
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ở một số nước
trên thế giới.......................................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................57
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM..................58
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM..........................................................58


2.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng.................................................................58

1


2.1.2 Tình hình tài chính chủ yếu của các CTCP XDNY..................................72
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CTCP XDNY
Ở VIỆT NAM...................................................................................................93
2.2.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY.......................94
2.2.2. Thực trạng đo lường và đánh giá rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY. . .104
2.2.3 Thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các CTCP XDNY...........................125
2.3.1 Mô hình đánh giá...................................................................................131
2.3.2 Những giả thiết trong mô hình nghiên cứu..............................................133
2.3.3 Phương pháp và quy trình.......................................................................135
2.3.4 Dữ liệu nghiên cứu...............................................................................135
2.3.5 Kết quả đạt được....................................................................................135
2.3.5.1 Thống kê miêu tả và ma trận liên quan.................................................135
2.3.5.2 Kết quả của các mô hình hồi quy.........................................................137
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CTCP XDNY Ở VIỆT NAM..........................................................................139
2.4.1. Những kết quả đạt được.........................................................................140
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................148
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI
CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở
VIỆT NAM...............................................................149
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM.........149
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế......................................149
3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI

CHÍNH CỦA CÁC CTCP XDNY................................................................154
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CTCP XDNY Ở VIỆT NAM..........................................................................156
3.3.1 Xác lập và không ngừng hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ nhận
diện rủi ro tài chính.........................................................................................156

2


3.3.2 Đa dạng hóa và không ngừng hoàn thiện các phương pháp và hình thức đo
lường, đánh giá rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam....................158
3.3.3 Sử dụng phối hợp và đồng bộ các biện pháp xử lý rủi ro tài chính tại các
CTCP XDNY ở Việt Nam...............................................................................165
3.3.4 Những giải pháp khác.............................................................................173
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP...........................................181
3.4.1. Về phía nhà nước:..................................................................................181
3.4.2. Về phía các ngân hàng thương mại.........................................................184
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................186
KẾT LUẬN...................................................................................................187

3


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu về hệ thống Quản trị rủi ro của công ty:...........................27
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng và giá trị ngành xây dựng giai đoạn 2010 - 2016..62
Bảng 2.2: Tình hình niêm yết cổ phiếu của các CTCP xây dựng giai đoạn
2006 – 2013....................................................................................................63
Bảng 2.3: Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn

2009 – 2015 theo quy mô công ty...................................................................65
Bảng 2.4: Tổng tài sản các CTC XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 theo tính chất sở hữu vốn công ty.......................................................66
Bảng 2.5: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
- 2015 theo quy mô doanh nghiệp...................................................................69
Bảng 2.6: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 theo tiêu chí tính chất sở hữu..............................................................70
Bảng 2.7 : Số công ty thua lỗ trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015......71
Bảng 2.8: Hệ số nợ bình quân các CTCP XDNY trong mẫu chọn giai đoạn
2009 – 2015.....................................................................................................73
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ ngắn hạn trong tổng nợ các CTCP XDNY trong mẫu chọn
giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô công ty).....................................................75
Bảng 2.10: Đánh giá tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của các CTCP
XDNY trong mẫu nghiên cứu.........................................................................76
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh KNTT các CTCP XDNY trong mẫu nghiên
cứu giai đoạn 2009 – 2015..............................................................................78
Bảng 2.12: Vòng quay toàn bộ vốn các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu
giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô).............................................................84
Bảng 2.13: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô)......................................86
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu (theo tính chất sở hữu vốn)...................................................91
Bảng 2.16 Kết quả khảo sát những rủi ro tài chính doanh nghiệp đã gặp phải.....94

4


Bảng 2.15 Kết quả khảo sát phương pháp nhận diện rủi ro tài chính của doanh
nghiệp..............................................................................................................95
Bảng 2.16: Nhận diện một số rủi ro tài chính qua phân tích TCDN...............96

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu nhận diện rủi ro đòn bẩy tài chính
các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu........................................................98
Bảng 2.18: kết quả khảo sát nhận diện rủi ro lãi suất tại các CTCP XDNY...99
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro thanh khoản của các CTCP
XDNY...........................................................................................................101
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro tín dụng thương mại của các
CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu............................................................102
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về nắm bắt thông tin bối cảnh hoạt động của
doanh nghiệp.................................................................................................103
Bảng 2.22: Kết quả khảo sát phương pháp doanh nghiệp sử dụng đo lường,
đánh giá rủi ro tài chính.................................................................................105
Bảng 2.23: Kết quả khảo sát về cơ sở để doanh nghiệp đưa ra đánh giá về
mức độ rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp...............................................106
Bảng 2.24: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bình quân các CTCP XDNY
trong mẫu nghiên cứu (theo quy mô công ty)...............................................107
Bảng 2.25: Mô hình phân tích độ nhạy áp dụng với các khoản vay với lãi suất
thả nổi............................................................................................................111
Bảng 2.28: Kết quả tổng hợp sử dụng phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro
lãi suất của các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu...................................111
Bảng 2.29: Tổng hợp doanh nghiệp trong mẫu chọn có hoạt động giao dịch sử
dụng ngoại tệ.................................................................................................113
Bảng 2.30: Giả định biến động tỷ giá tới kết quả kinh doanh của CTCP xây
dựng hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí Minh (CII).....................................................114
Bảng 2.31: Tình hình sử dụng phân tích độ nhạy đánh giá rủi ro tỷ giá của các
CTCPXDNY trong mẫu nghiên cứu.............................................................114
Bảng 2.32: Tổng hợp đánh giá rủi ro tỷ giá tới hoạt động của các CTCP
XDNY trong mẫu nghiên cứu.......................................................................115

5



Bảng 2.33: Tổng hợp mức độ đánh giá rủi ro thanh khoản của các doanh
nghiệp trong mẫu chọn..................................................................................116
Bảng 2.34: Tổng hợp đánh giá rủi ro biến động giá của các CTCP XDNY
trong mẫu nghiên cứu....................................................................................118
Bảng 2.35: Tổng hợp đánh giá rủi ro tín dụng của các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu.............................................................................................119
Bảng 2.36 : Các chỉ tiêu tài chính trong Z – score........................................120
Bảng 2.37: Hệ số nguy cơ phá sản Z-score các CTCP xây dựng trong mẫu
chọn giai đoạn 2009 – 2015..........................................................................122
Bảng 2.38: Tổng hợp đánh giá nguy cơ phá sản:..........................................125
Bảng 2.39: Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp áp dụng xử lý rủi ro đòn
bẩy tài chính..................................................................................................126
Bảng 2.40: Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuần
các doanh nghiệp trong mẫu chọn.................................................................127
Bảng 2.41: Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp sử dụng để xử lý rủi ro
tài chính.........................................................................................................130
Bảng 2.42: Những giả thuyết của mô hình nghiên cứu.................................133
Bảng 2.43: Kết quả của phân tích thống kê miêu tả......................................136
Bảng 2.44: Ma trận liên quan giữa các biến..................................................137
Bảng 2.45: Kết quả chạy mô hình hồi quy....................................................137
Bảng 2.46: Kết quả tổng hợp đánh giá công tác quản trị rủi ro tài chính các
CTCP XDNY................................................................................................141
Bảng 2.47: Tỷ lệ chênh lệch giữa doanh thu, lợi nhuận thực hiện so với doanh
thu, lợi nhuận kế hoạch các CTCP XDNY giai đoạn 2010 - 2015................143
Bảng 2.48: Kết quả khảo sát về mục tiêu xử lý rủi ro của doanh nghiệp...........145
Bảng 2.49: Kết quả khảo sát nguồn lực sử dụng để xử lý rủi ro tài chính của
các CTCP XDNY..........................................................................................146
Bảng 3.1: Số liệu kinh tế vĩ mô 2017 và dự báo 2018 - 2019.......................149
Bảng 3.2: Giá trị ngành xây dựng và tốc độ tăng trưởng 2017 – 2021.........152

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát những khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tài
chính của doanh nghiệp.................................................................................157
6


Bảng 3.4: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản trị
rủi ro tài chính của doanh nghiệp..................................................................160
Bảng 3.5: Mẫu đo lường tác động của rủi ro tới hoạt động của doanh
nghiệp:..........................................................................................................161
Bảng 3.6: Minh họa đo lường khả năng xảy ra của rủi ro.............................163
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát phương pháp sử dụng xử lý rủi ro tài chính của
doanh nghiệp.................................................................................................166
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát biện pháp sử dụng xử lý rủi ro tài chính của doanh
nghiệp............................................................................................................169
Bảng 3.9: Kết quả đề xuất hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính tại
doanh nghiệp.................................................................................................174
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát tác động của chất lượng nguồn nhân lực tới chất
lượng công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp............................178

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mô Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu......64
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu chọn giai
đoạn 2009 – 2015 theo tính chất sở hữu vốn doanh nghiệp............................66
Biểu đồ 2.3: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 theo quy mô doanh nghiệp.........................................................68
Biểu đồ 2.4: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 theo tính chất sở hữu vốn...........................................................69

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế các CTCP XDNY giai đoạn 2009 – 2015
theo quy mô doanh nghiệp..............................................................................71
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng đầu tư vào TSNH/ TTS của các CTCPXDNY trong mẫu
nghiên cứu.......................................................................................................77
Biểu đồ 2.7: KNTT các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 2015.................................................................................................................78
Biểu đồ 2.8: KNTT hiện thời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 (theo quy mô doanh nghiệp)..........................................................79
Biểu đồ 2.9: KNTT hiện thời các CTCPXDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 (theo tính chất sở hữu vốn)...........................................................80
Biểu đồ 2.10: KNTT nhanh các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 (theo quy mô doanh nghiệp)..........................................................81
Biểu đồ 2.11: KNTT nhanh các CTCP XDNYtrong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 (theo quy mô doanh nghiệp)...................................................................81
Biểu đồ 2.12: KNTT tức thời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015(theo quy mô)................................................................................82
Biểu đồ 2.13: KNTT tức thời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2009 – 2015 (theo tính chất sở hữu vốn)................................................83
Biểu đồ 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các CTCP XDNY trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô)...........................................85
.........................................................................................................................85

8


Biểu đồ 2.15: Khả năng sinh lời các CTCP XDNY trong mẫu chọn giai đoạn
2009 – 2015.....................................................................................................86
Biểu đồ 2.16: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) – phân loại theo quy
mô công ty.......................................................................................................87
Biểu đồ 2.17: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh các CTCP
XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô).........88

Biểu đồ 2.18: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh các CTCP XDNY
trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo tính chất sở hữu vốn).89
Biểu đồ 2.19: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các CTCP XDNY trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015..................................................................90
.........................................................................................................................90
Biểu đồ 2.20: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các CTCP XDNY trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo tính chất vốn)..................................91
Biểu đồ 2.21: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu (theo quy mô công ty).........................................................108
Biểu đồ 2.23: Biến động các chỉ tiêu tài chính trong hệ số Z-score giai đoạn
2009 - 2015....................................................................................................122
Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa mục tiêu quản trị rủi ro tài chính và quy trình
quản trị rủi ro tài chính..................................................................................159
Sơ đồ 3.3: Tổng hợp hai thành tố mức độ và tần suất xảy ra đo lường, đánh
giá rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp......................................................163
Sơ đồ 3.4: Hành động giảm thiểu rủi ro........................................................164
Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp thiết lập bộ phận quản trị rủi ro
tài chính riêng biệt.........................................................................................177

9


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tốc độ và giá trị ngành xây dựng giai đoạn 2010 – 2016..............62
Sơ đồ 2.2Thiết kế mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...........................................................131
Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa mục tiêu quản trị rủi ro tài chính và quy trình
quản trị rủi ro tài chính..................................................................................159
Sơ đồ 3.3: Tổng hợp hai thành tố mức độ và tần suất xảy ra đo lường, đánh
giá rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp......................................................163

Sơ đồ 3.4: Hành động giảm thiểu rủi ro........................................................164
Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp thiết lập bộ phận quản trị rủi ro
tài chính riêng biệt.........................................................................................177

10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ quốc gia nào ngành xây dựng đều giữ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ các ngành khác phát triển, tạo công
ăn việc làm cho người lao động và nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Đặt biệt
với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo
theo nhu cầu về hạ tầng cơ sở tăng mạnh, là tiền để ngành xây dựng tăng
trưởng mạnh mẽ.
Ngành xây dựng là ngành có tính đặc thù cao, tính đặc thù xuất phát từ
chính sản phẩm của ngành là các công trình xây dựng. Các doanh nghiệp
trong ngành có nhiều khác biệt về hoạt động tài chính như nhu cầu vốn, cơ
cấu nguồn vốn, tài sản, vòng quay vốn, khả năng thanh toán, ... Hoạt động của
doanh nghiệp chịu tác động lớn của các biến động trong nền kinh tế như chính
sách tài khóa, chính sách tiền tệ của nhà nước, lãi suất, tỷ giá, sự chuyển dịch
của dòng tiền, … Kéo theo đó là sự phức tạp của công tác quản trị tài chính
trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung, các
CTCP XDNY nói riêng có quy mô ngày càng lớn, cùng lúc triển khai thi công
nhiều công trình xây dựng ở nhiều địa bàn, tình chất phức tạp ngày càng cao.
Trong quá trình kinh doanh, dưới sự tác động của nhiều yếu tố cả khách quan
và chủ quan, các doanh nghiệp gặp phải rủi ro là điều tất yếu khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu rủi ro lớn, có tác động tiêu cực, vượt giới hạn và tầm kiểm
soát sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí đẩy doanh nghiệp tới bờ vực
phá sản. Do đó, việc nhận diện, đo lường, đánh giá và xử lý rủi ro là cần thiết

đối với các doanh nghiệp để đảm bảo cho sự phát triển ổn định.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp xây dựng nói chung các CTCP
XDNY nói riêng đã có nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh tuy
nhiên còn tiềm ấn nhiều nguy cơ rủi ro tài chính cao như cơ cấu nguồn vốn,
sử dựng đòn bầy tài chính, khả năng cân đối dòng tiền đảm bảo khả năng
thanh toán, nợ phải thu khó đòi cao, hoạt động đầu tư tài chính, … việc đưa
1


ra những quyết định quản trị rủi ro tài chính để giảm thiểu những tổn thất tiềm
ẩn là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp xây dựng đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra bất ổn trong hoạt
động của doanh nghiệp như hiện nay. Trong bối cảnh đó NCS đã chọn đề tài
“Quản tri rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
luận án
Rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính từ lâu đã trở thành đề tài
quan trọng không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn là mối quan tâm của các
doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư.
Những kết quả đã nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến luận án:
Cuốn sách “Risk, uncertainly and profit” – Frank H.Knight, NXB
Boston (Mỹ). Frank H. Knight là nhà khoa học người Mỹ có nhiều nghiên cứu
về rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới khía cạnh đo lường của rủi ro.
“Cơ bản về quản trị rủi ro tài chính” (2005, Nhà xuất bản Wiley) của
Karen A. Horcher là cuốn nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến
quản trị rủi ro tài chính và các chiến lược giảm thiểu rủi ro, trong đó có đề cập
tới các cách xác định khả năng gánh chịu rủi ro của một tổ chức.
Lý thuyết về rủi ro tài chính và định giá chứng khoán phái sinh (2003,
Nhà xuất bản Đại học Cambridge) của Jean-Philippe Bouchaud và Marc

Potters: tổng kết các khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính, phân loại rủi ro,
nghiên cứu các công cụ kiểm soát rủi ro và sử dụng các công cụ thống kê để đo
lường rủi ro và định giá các loại chứng khoán phái sinh.
VaR: tiêu chuẩn mới để quản trị rủi ro tài chính (2006, tái bản lần thứ 3)
của Phillippe Jorion: kể từ khi ra đời tới nay, VaR đã trở thành một trong
những công cụ quan trọng để đo lường rủi ro. Phillippe Jorion - từng là chuyên
gia tư vấn của PIMCO, WB, AIMR, Cục dữ trữ liên bang Mỹ, UN đã sử dụng

2


những kinh nghiệm thực tế kết hợp lý thuyết để nghiên cứu chuyên sâu về rủi
ro hoạt động, sử dụng VaR để quản lý rủi ro trong cuốn sách này.
Sách “Financial Enterprise Risk Management” của Paul Sweeting
(2011) với nội dung chính giới thiệu cơ sở lý thuyết về rủi ro, các định nghĩa,
cách thức xác định rủi ro, các mô hình quản trị rủi ro.
Bài báo “Financial Distress Prediction in an International Context: A
Review and Empirical Analysis of Altman’s Z-Score Model” do nhóm nghiên
cứu Małgorzata Iwanicz-Drozdowska đến từ Ba Lan, Erkki K. Laitinen và
Arto Suvas đến từ Phần Lan thực hiện khảo sát lại tính chính xác của mô hình
Z-score do Edward I. Altman xây dựng, công bố năm 1968.
Nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu những giả định của mô hình, cơ sở xây
dựng mô hình, đánh giá giá những thay đổi trong điều kiện hiện nay đối với
những giả định do mô hình đưa ra. Với cả 3 mô hình do Edward I. Altman đưa ra:
Mô hình Z-score cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp:
Z = 0,012X1 + 0,014X2 + 0,033X3 + 0,006X4 + 0,999X5 (1)
Mô hình Z’-score và Z’’-score cho các doanh nghiệp tư nhân:
Z’ = 0,717 X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,420X4 + 0,998 X5 (2)
Z’’ = 3.25 + 6,56X1 + 3,26 X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3)


Trên cơ sở bộ dữ liệu lớn từ nhiều nước trên thế giới, nhóm nghiên
cứu đánh giá lại tính chính xác của các mô hình và xây dựng lại biến, hệ số
của mô hình cho phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp, các quốc gia và
bán sát đánh giá khó khăn tài chính, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp
trong điều kiện hiện nay.
Ngoài ra còn nhiều sách tham khảo về rủi ro tài chính như “Quản trị
rủi ro tài chính doanh nghiệp” của Paul Sweeting, “Cơ bản về quản trị rủi ro:
hiểu, đo lường và áp dụng hiệu quả quản trị rủi ro” của Paul Hopkin,
“Hướng dẫn thực hành đối với quản trị rủi ro” của Thomas S. Coleman,
“Thất bại của quản trị rủi ro: vì sao thất bại và làm sao để sửa chữa” của

3


Douglas W.Hubbard cùng nhiều công trình khoa học khác đều đề cập tới vai
trò của quản trị rủi ro tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như
các đối tượng khác, và khái quát một số điểm cơ bản đo lường rủi ro tài chính
cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Những kết quả đã nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án:
Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận
và thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính dưới góc độ một phần
của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, cũng như dưới góc độ nghiên cứu
chuyên sâu riêng về công tác quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Các
tài liệu có liên quan đến quản trị rủi ro tài chính có thể kể đến như:
Rủi ro tài chính, đo lường rủi ro tài chính còn được đề cập tới trong
nhiều sách chuyên khảo về Quản trị tài chính doanh nghiệp như: Tài chính
doanh nghiệp hiện đại (PSG.TS Trần Ngọc Thơ), Quản trị tài chính doanh
nghiệp (TS. Nguyễn Minh Kiều), Quản trị tài chính doanh nghiệp (TS.
Nguyễn Hải Sản) ...
Cũng đã có những giáo trình, đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản trị

rủi ro tài chính như:
“Giáo trình Quản trị rủi ro” (2007) do PGS.TS Bùi Tường Trí làm
chủ biên.
“Quản trị rủi ro tài chính – Lý thuyết và bài tập” (2009) do TS.
Nguyễn Minh Kiều làm chủ biên, có khai thác tới các khái niệm, nhận diện,
đo lường rủi ro tài chính và công tác quản trị rủi ro tài chính [3].
“ Quản trị rủi ro tài chính” (2009) do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang làm
chủ biên.
Gần đây có sách“Quản trị rủi ro tài chính” do hai tác giả là TS.
Nguyễn Văn Tiến và TS. Phạm Hữu Hồng Thái biên soạn và xuất bản năm
2014. Công trình đề cập nhiều hơn tới những phương pháp phòng ngừa rủi ro
tài chính với những biến cố rủi ro cụ thể như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro
thanh khoản, rủi ro tin dụng.
4


Ngoài những tài liệu trên còn có một số công trình nghiên cứu khoa học như:
“Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp” – PGS.TS Nguyễn Thị Quy chủ
biên, NXB Văn hóa – thông tin, 2008. Đề tài đề cập tới hoạt động quản trị rủi
ro tài chính trong kinh doanh quốc tế với những nội dung cơ bản [10]:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh quốc tế.
- Nghiên cứu các mô hình quản trị rủi ro các doanh nghiệp có thể sử dụng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản trị rủi ro và vận
dụng thực tiễn vào Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro của doanh nghiệp, kiến
nghị tầm vĩ mô tới Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động
hơn trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Đề tài được nhóm tác giả hoàn thiện công phu, sử dụng nhiều mô hình
đánh giá, đo lường mức độ tác động của rủi ro tới hoạt động của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, đề tài đang dừng ở đánh giá, đo lường những rủi ro đối với
những doanh nghiệp chủ yếu liên quan tới hoạt động kinh doanh quốc tế do
vậy dừng lại tập trung đánh giá tác động của các biến số như tỷ giá, giá cả
hàng hóa và biến động của các biến vĩ mô liên quan.
“Đề tài cấp bộ: Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối với
các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (2011) do TS. Vũ Văn Ninh và Ths. Phạm
Văn Bình làm chủ biên [6], là cuốn cẩm nang về các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro
tài chính, có đề cập nhận diện rủi ro tài chính và xây dựng các chỉ tiêu kiểm
soát rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Đề tài dựa trên đánh giá sâu về thực trạng tài chính của các tập đoàn
kinh tế Nhà nước ở Việt Nam, trên cơ sỏ so sánh đánh giá với các tập đoàn kinh
tế tư nhân trong cùng lĩnh vực để qua đó nhận ra những khác biệt về tình hình
tài chính, quản trị, điều hành. Nhóm nghiên cứu đã có những đánh giá, nhận rủi
ro tài chính trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam làm
tiền đề cho hoạt động xây dựng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tài chính.

5


Điểm nhấn trong đề tài đã xây dựng được mô hình đánh giá rủi ro tài
chính đôi với các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam theo hướng:
- đưa ra các nhóm chỉ tiêu để đo lường rủi ro tài chính của từng doanh
nghiệp trong Tập đoàn kinh tế, sau đó sử dụng ma trận rủi ro với việc đánh
giá khả năng có thể xảy ra rủi ro và mức độ nguy hiểm của rủi ro đối với từng
chỉ tiêu để xác định mức độ rủi ro của từng chỉ tiêu.
- Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng trong việc tính
toán và đo lường giá trị của từng tiêu chí.
- việc xác định mức độ nguy hiểm của rủi ro hay khả năng có thể xảy ra
rủi ro đối với từng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau nhóm
nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để đánh giá căn cứ vào tình hình

thực tế, vào ý kiến chuyên gia và cả ý kiến của nhóm nghiên cứu.
Như vậy, việc đo lường, đánh giá rủi ro do đề tài đưa ra được thực hiện
cả bằng phương pháp định tính và định lượng.
“Đề tài cấp bộ: Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà
nước ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp” (2011) do PSG.TS
Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS Nghiêm Thị Thà làm chủ nhiệm đề tài [7],
nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Cũng nghiên cứu về rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà
nước ở Việt Nam nhưng nhóm tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng rủi ro tài
chính ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam và đề ra những nhóm giải
pháp nhằm quản trị rủi ro tài chính ở các đơn vị này. Cụ thể, đề tài làm sáng
tỏ thêm những lý luận về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp nói
chung và tập đoàn nhà nước nói riêng. Đề tài đã mô tả được thực trạng quản
trị rủi ro tài chính trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. Cụ thể:
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản trị rủi ro tài
chính tâp đoàn kinh tế trong điều kiện thị trường
(2) Tổng kết, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các tập
đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011; phân tích đánh giá

6


những hạn chế, bất cập về quản trị rủi ro tài chính tại các Tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam.
(3) Làm rõ mục tiêu, nguyên tắc trong quản trị rủi ro tài chính trong các
tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam.
(4) Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại
các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam.
“Quản trị rủi ro doanh nghiệp – sổ tay hướng dẫn nhận thức rủi ro” –
Do Ủy ban chứng khoán Nhà nước & công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam

phối hợp phát hành năm 2012 [13].
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp về quản trị rủi ro, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và công ty TNHH
Ernst&Young Việt Nam hợp tác triển khai xây dựng cuốn sổ tay về rủi ro và
quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sổ tay cung cấp cho doanh nghiệp những nhận
thức chung nhất về rủi ro, cách tiếp cận rủi ro theo quan điểm truyền thống và
quan điểm hiên đại, cách thức đo lường rủi ro, cách thức xử lý rủi ro nói chung.
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bảo Hiền: “ Tăng
cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam”
(2016). Luận án đi sâu vào nghiên cứu về rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài
chính đối với lĩnh vực nghiên cứu đặc thù là các doanh nghiệp ngành dược
phẩm ở Việt Nam. Với những rủi ro đặc thù về tỷ giá về tính thanh khoản
được luận án đi sâu và chỉ rõ tính đặc thù qua đó đưa ra đánh giá về thực
trạng công tác quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược
phẩm niêm yết nói riêng, các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam nói
chung. Tác giả cũng đưa ra một số nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản
trị rủi ro tài chính đặc biệt với lĩnh vực đặc thù là ngành dược.
Sách: “Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp” do tác giả PGS.TS
Vũ Văn Ninh và TS. Phạm Thị Thanh Hòa chủ biên phát hành tháng 1 năm 2017.
Nội dung chính nhóm tác giả đề cập tới trong cuốn sách gồm:
- Tổng quản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong
doanh nghiệp
- Nhận dạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp

7


- Đo lường và đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
- Sản phẩm tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính của
doanh nghiệp

- Quản trị rủi ro lãi suất trong doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro giá cả trong doanh nghiệp
Những nội dung trên được nhóm tác giả trao đổi sâu sắc và có những ví
dụ minh họa cụ thể.
Tóm lại, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính đã được đề cập tới
trong nhiều giáo trình, công trình khoa học tuy nhiên phần lớn đang dừng lại ở
nghiên cứu về lý luận, cũng đã có những đề tài nghiên cứu thực tế về quản trị
rủi ro tài chính nhưng theo tìm hiểu thì chưa có đề tài nào nghiên cứu rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính cho một ngành đặc thù là ngành xây dựng, tại
các CTCPXDNY ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp tăng cường
quản trị rủi ro tài chính, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, giảm
thiểu tác động tiêu cực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các CTCP XDNY ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
Thứ nhất, hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, nghiên cứu các kinh
nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tài chính và các bài học cho Việt nam;
Thứ hai, làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại trong các
CTCP XDNY, từ đó rút ra những kết quả đạt được và những điểm còn
hạn chế tồn tại trong quản trị rủi ro; nguyên nhân của nó để có biện pháp
khắc phục;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính cho
các CTCP XDNY ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8



- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là rủi ro tài chính và quản trị rủi ro
tài chính của các CTCP XDNY ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro tài chính
của các CTCP XDNY ở Việt Nam. Tác giả nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi
mẫu chọn là 47 công ty xây dựng tiêu biểu niêm yết ở Việt Nam.
Tác giả lựa chọn các CTCP XDNY bởi đây là những doanh nghiệp có
quy mô lớn, có hệ thống quản trị tương đối bài bản, tính minh bạch thông tin
tốt, ngoài ra các CTCP XDNY còn tuần thủ các quy định chặt chẽ về công bố
thông tin là cơ sở giúp thu thập, đánh giá đầy đủ về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp.
Trong số các CTCP XDNY để đảm bảo tính đồng nhất trong chuỗi số
liệu so sánh, đánh giá tác giả lựa chọn những CTCP niêm yết từ trước năm
2009, qua đó lựa chọn được 47 công ty đưa vào mẫu nghiên cứu.
Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu các CTCP XDNY là từ năm 2009- 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống
như: phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp, phương pháp phân tích SWOT, …
trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét
đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
Các số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thu thập từ Sở
giao dịch chứng khoán, được tác giả tổng hợp, thống kê sử dụng ứng dụng
phần mềm EXCEL.
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, lập bảng hỏi, tổng hợp
khảo sát gửi tới các công ty thuộc mẫu nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro
tài chính của công ty.
Các số liệu trung bình nhóm, trung bình ngành được tổng hợp dựa trên
số liệu tài chính của 47 công ty trong mẫu chọn trên cơ sở các tiêu chí chia
nhóm cụ thể.

6. Những đóng góp mới của đề tài

9


- Luận án hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về rủi ro tài
chính, quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.
- Luận án nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tài chính từ
các doanh nghiệp xây dựng, các hãng tư vấn nước ngoài qua đó rút ra các bài học
kinh nghiệm quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tài chính đối với các doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam.
- Luận án đi sâu đánh giá thực trạng rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài
chính tại các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu. Các đánh giá dựa trên
các khía cạnh: nhận diện rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro tài
chính ở các doanh nghiệp. Luận án đưa ra những kết quả trong công tác quản
trị rủi ro tài chính của các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu đồng thời chỉ
ra những điểm hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế trong công
tác quản trị rủi ro tài chính trong các công ty này.
- Trên cơ sở định hướng phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam, đặt trong bối
cảnh kinh tế - xã hội trong thời gian tới luận án đề suất một số nhóm giải pháp
tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi
ro tài chính trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP
XDNY ở Việt Nam


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

10


1.1.

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, nội dung tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng nguồn lực tài chính hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trong quá trình đó làm phát sinh dòng tiền vào, dòng tiền ra liên quan tới quá
trình tạo lập, phân phối và chuyển hóa các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Do
vậy có thể khái niệm tài chính doanh nghiệp:
Về bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Về mặt hình thức: Tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá
trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của
doanh nghiệp.
Nội dung tài chính doanh nghiệp có thể khái quát qua một số mặt hoạt
động chính:

- Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh
dài hạn của doanh nghiệp.
Các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp được
xây dựng trên cơ sở các giả định của các yếu tố đầu vào, kết quả kinh doanh,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp … tuy nhiên, trên thực tế những yếu tố
này hoàn toàn có thể thay đổi do tác động của các biến cố chủ quan, khách
quan của nền kinh tế do vậy kết quả thẩm định của dự án, kế hoạch kinh
doanh dài hạn của doanh nghiệp có thể sẽ không chính xác như dự kiến ban
đầu. Thời gian dự án càng dài, kế hoạch kinh doanh càng dài thì khả năng
biến động của các yếu tố, sự chính xác trong các giả định càng hạn chế dẫn
tới khả năng biến động trong kết quả thẩm định càng cao.

11


- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ
vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Huy động vốn là một trong những quyết định tài chính chiến lược đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục hơn thế
góp phần tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
cũng rủi ro của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không huy động đủ vốn sẽ
khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ, cơ cấu nguồn vốn
không hợp lý như hệ số nợ quá cao khiến chi phí lãi vay tăng cao, nhu cầu
thanh toán gốc và lãi lớn tạo áp lực dòng tiền chi trả lớn … do các yếu tố như
lãi suất, cam kết đầu tư, dòng tiền của doanh nghiệp có sự biến động so với kế
hoạch nên việc xác định nhu cầu vốn cũng như tổ chức huy động vốn đáp ứng
cho các hoạt động của doanh nghiệp luôn tồn tại rủi ro.
- Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính cần đảm bảo đồng vốn doang nghiệp huy động về

sẽ được sử dụng hiệu quả, tuy nhiên các hạn chế trong công tác nhập xuất
hàng tồn kho, dữ trữ lượng tiền mặt quá nhiều hay đề ra chính sách tín dụng
thương mại không phù hợp … không những chỉ làm việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp trở lên kém hiệu quả mà còn làm sụt giảm dòng tiền, tác động
tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp.
Phân phối lợi nhuận là một quyết định tài chính quan trọng không những
liên quan tới lợi ích của cổ đông mà còn liên quan tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp bởi quy mô và hình thức phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng tới
dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp, quy mô lợi nhuận để lại tái đầu tư. Việc trích
lập các quỹ liên quan tới việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp trong kế
hoạch dự phòng, triển khai các hoạt động kinh doanh.
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
12


Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình
hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt
động của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc thường xuyên đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp cho phép doanh nghiêp nhận diện những
điểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động kinh doanh tác động tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp quá đó có sự điều chỉnh phù hợp trong hoạt
động kinh doanh.
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được lên kế hoạch trước như
kế hoạch kinh doanh năm. Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp
chủ động trong các phương án huy động vốn, đầu tư, phân phối lợi nhuận và
cụ thể các phương án kinh doanh bằng các số liệu tài chính qua đó có cơ sở để
điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động.

1.1.2. Rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Rủi ro và phân loại rủi ro của doanh nghiệp
* Khái niệm rủi ro:
Hoạt động kinh tế - xã hội của loài người ngày càng đa dạng và phong
phú, kết quả các hoạt động chịu sự tác động của ngày càng nhiều yếu tố vì vậy
rủi ro luôn tiềm ẩn trong xã hội loài người. Tuy nhiên, khái niệm về rủi ro nói
chung, rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
Từ điển Webster nêu “rủi ro là một mối nguy hại, nguy cơ gây ra thiệt hại
hoặc tổn thương”. Theo quan điểm của Nassim Nicholas Taleb viết trong
cuốn sách bàn về quản lý rủi ro: Thiên nga đen (The Black Swan) “Rủi ro là
những biến cố xuất hiện một cách ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại cho các
chủ thể liên quan” [24]. Giáo sư Eugene F.Briham và Joel F.Houston Đại học
Floria Mỹ trong cuốn “Quản trị tài chính” cũng đưa ra quan điểm “ rủi ro là
khả năng các sự kiện không mong đợi xảy ra” . [14]
Rủi ro theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt phổ thông “ rủi ro là điều
không lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”, trong các khái niệm này có hai
13


yếu tố chính của rủi ro được đề cập đó là tính bất ngờ và tác động của rủi ro
tới chủ thể gặp phải, tuy nhiên khái niệm này đang dừng lại ờ góc nhìn tiêu
cực khi cho rằng khi gặp phải rủi ro thì kết quả chủ thể nhận được là những
điều không may mắn, không lành mạnh.
Các khái niệm trên đều chỉ ra tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên hay sự
không chắc chắn của biến cố xuất hiện gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt
động của chủ thể. Tuy nhiên, một khía cạnh mà các khái niệm trên chưa đề
cập tới đó là khả năng đo lường những biến cố ngẫu nhiên đó.
Theo Frank Knight – nhà kinh tế học người Mỹ đề cập tới rủi ro trong
tác phẩm Rủi ro, không chắc chắn và lợi nhuận đã đưa ra quan điểm “ rủi ro là
những bất trắc có thể đo lường” [23], cùng quan điểm này TS. Nguyễn Minh

Kiều – Trong cuốn Quản trị rủi ro tài chính cũng đưa ra quan điểm: rủi ro là
một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất
cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc
chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới là rủi ro [3]. Như vậy, theo
quan điểm của các nhà khoa học này những bất trắc có thể xảy đến với doanh
nghiệp những không thể đo lường, ước đoán được xác suất xảy ra thì đó chỉ
dừng lại ở bất trắc chứ không tiếp cận đó là rủi ro với doanh nghiệp.
Theo quan điểm hiện đại rủi ro được đề cập với những khía cạnh mới:
“Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các khả năng xảy ra của một sự kiện
và những hệ quả của chúng. Mỗi sự kiện có những hệ quả tiềm tàng dẫn đến
các cơ hội thuận lợi (về mặt tích cực) hoặc gấy ra mối đe dọa đến thành công
(mặt tiêu cực)”. . Như vậy, tác động của biến cố đến chủ thể mang tính hai
mặt có thể đó là tiêu cực đe dọa sự thành công của doanh nghiệp gây ra sự sụt
giảm doanh thu, lợi nhuận nhưng cũng có thể đưa lại những cơ hội, những
thuận lợi tạo ra sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận vượt ngoài kỳ vọng.
Sổ tay quản trị rủi ro doanh nghiệp của hãng kiểm toán Ernst – Young
“Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và tác động (có thể là đe dọa
hoặc cơ hội) đến việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra”. [13]
14


Như vậy, theo quan điểm hiện đại tác động hay kết quả của biến cố rủi ro
tới doanh nghiệp mang tính hai chiều có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực.
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, đặt trong khía cạnh nghiêp cứu rủi ro
tác động tới hoạt động của doanh nghiệp tác giả đề suất khái niệm rủi ro: “rủi
ro là biến cố ngẫu nhiên (có thể đo lường) xuất hiện làm kết quả thực tế sai
khác so với kỳ vọng (kế hoạch)”.
Có ba vấn đề cần quan tâm trong khái niệm rủi ro:
Thứ nhất, tính ngẫu nhiên của biến cố rủi ro
Thứ hai, khả năng có thể đo lường được sự xuất hiện của biến cố rủi ro

Thứ ba, đánh giá, đo lường được tác đông của rủi ro tới mục tiêu
của chủ thể.
Phân loại rủi ro của doanh nghiệp:
Có nhiều quan điểm, tiêu chí phân loại các loại rủi ro doanh nghiệp gặp
phải trong quá trình kinh doanh.
Tiêu chí 1: Dựa trên tác động của rủi ro tới các bộ phận, các mảng
hoạt động của doanh nghiệp.
Khi đó rủi ro của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm rủi ro chính gồm:
- Rủi ro chiến lược: là rủi ro phát sinh trong hoạch định, triển khai các
chiến lược của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: rủi ro liên quan tới chiến lược
kinh doanh, kế hoạch phân bổ các nguồn lực, sáp nhập, mua lại và thoái vốn ..
- Rủi ro hoạt động: là rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hoạt
động của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: hoạt động kinh doanh, marketing,
chuỗi cung ứng, nhân sự, công nghệ thông tin…
- Rủi ro tuân thủ: là rủi ro phát sinh gắn với trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc tuân thủ các quy định liên quan. Có thể kể đến như: rủi ro
liên quan tới pháp lý, hoạt động quản trị doanh nghiệp, các quy định …
- Rủi ro tài chính: là rủi ro phát sinh trong công tác quản trị tài chính
của doanh nghiệp. Có thể kể đến: rủi ro tài chính do sự biến động của các yếu
tố thị trường (lãi suất, ngoại hối, hàng hóa, các công cụ phái sinh), rủi ro tài
15


×