Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

GIÁM SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

TRUNG TÂM NC LIÊN NGÀNH PTNT

ĐẠI HỌC OXFORD – VIỆT NAM

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

GIÁM SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM

Chủ nhiệm:

PGS. TS VŨ ĐÌNH TÔN

Cán bộ tham gia: TS. Phạm Kim Đăng, ThS. Phan Đăng Thắng, ThS. Đỗ Thúy
Nga, TS. Heiman Wertheim, GS. TS. Marie-Louise Scippo

HÀ NỘI – 12/2011
0


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có quy mô dân số tới 86,2 triệu người
và tỉ lệ tăng trưởng dân số hàng năm đạt 1,22%. Nông nghiệp hiện vẫn đóng một vai
trò quan trọng trong tổng thu nhập nội địa (GDP) của quốc gia. Trong cơ cấu tổng sản
phẩm thu nhập quốc nội, GDP từ nông - lâm nghiệp chiếm 17% và nuôi trồng thủy sản
chiếm 4%. Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp giữ ở mức 5%/năm giai đoạn sau
đổi mới, từ 1990 – 2007. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2009 của ngành chăn


nuôi đạt trung bình khoảng 10%/năm. Trong khi đó, với lợi thế diện tích mặt nước tốc
độ tăng trưởng giai đoạn 2000-2008 của ngành thủy sản đạt 15%/năm. Chính sự tăng
trưởng này đã và đang góp phần quan trọng làm tăng thu nhập bình quân đầu người
hàng năm, từ 200 USD (năm 1986) lên 1,000 USD (năm 2009) (GSO, 2009; SBS,
2010). Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân được cải thiện đã làm tăng nhu
cầu tiêu thụ nội địa về các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đến năm 2009, trung
bình mỗi người Việt trong một năm tiêu thụ 48,3 kg thịt, 19 kg cá, 3,2 kg sữa và 62
quả trứng (Cục Chăn nuôi, 2010).
Trước sức ép nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội
địa, sự thâm canh hóa nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng là một
xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển
chủ yếu mang tính tự phát, không có chiến lược và qui hoạch rõ ràng cùng với yếu
kém trong kiểm soát vệ sinh nên đã làm xuất hiện những rủi ro mới như sự ô nhiễm
môi trường, diễn biến dịch bệnh phức tạp ngày càng đáng lo ngại (MARD, 2009; Ly,
2009; Le and Munekage, 2004). Vật nuôi sống trong điều kiện không thuận lợi nên
ngày càng mẫn cảm hơn với dịch bệnh. Chính vì thế, người sản xuất coi thuốc thú y
nói chung và kháng sinh nói riêng là một giải pháp không thể thiếu để giảm thiểu rủi
ro. Để đáp ứng nhu cầu đó, thuốc thú y được sản xuất hoặc nhập khẩu và bán rộng rãi
trên thị trường. Cả nước hiện có khoảng 5.870 sản phẩm thuốc thú y của 240 cơ sở sản
xuất trong và ngoài nước được bán trên thị trường. Trong đó, các loại thuốc có chứa
kháng sinh chiếm một tỷ lệ lớn (Cục Thú y, 2007). Trong khi, quản lý nhà nước về sản
xuất, buôn bán và sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu
đòi hỏi thực tế, hiểu biết và ý thức của người dân còn rất hạn chế đã gây nên những rủi
ro lớn cho môi trường và sức khỏe con người (Ly, 2009). Người sản xuất không quan
tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đây chính là
1


lý do để giải thích sự hiện diện của thuốc thú y nói chung và kháng sinh nói riêng
trong sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và môi trường (Winckler và Grafe, 2001; Le

và Munekage, 2004).
Đối với các sản phẩm xuất khẩu, sự tăng cường quản lý, giám sát hành chính
cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của các nước nhập khẩu buộc người sản xuất phải tuân
thủ qui trình sản xuất sạch và an toàn. Chính vì thế, sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã
phần nào đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Mặc dù vậy, vẫn có một
số lô hàng xuất khẩu bị phát hiện kháng sinh cấm như Chloramphenicol hoặc các
kháng sinh khác như Oxytetracycline, Sulfamethazone, Enrofloxacine, Ciprofloxacin,
Flofenicol, Trimethoprim…(Nguyễn Quốc Ân, 2009). Trái lại, sự yếu kém, hạn chế
trong khả năng giám sát, kiểm soát nhà nước từ “Trang trại đến bàn ăn” cùng với nhận
thức của người sản xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp nên việc lạm dụng,
thậm chí sử dụng bất hợp pháp hóa chất, thuốc thú y nói chung và kháng sinh nói riêng
trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phục vụ thị trường nội địa ở Việt Nam còn rất
phổ biến và đáng báo động. Điều này đã gây lo ngại cho các nhà chức trách nên đã
được cảnh báo và đưa ra thảo luận nhiều lần trong các kỳ họp Quốc hội gần đây.
Kết quả điều tra thực địa cho thấy enrofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin,
oxolinic acid và flumequin, sulfamethoxazole và oxytetracycline là các kháng sinh
được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Phuong et al., 2006;
Dang et al., 2007).
Việc sử lạm dụng hoặc sử dụng không khoa học kháng sinh trong nông nghiệp sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc trong môi
trường, gây nên một mối nguy tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã và đang
gây lo ngại cho các nhà khoa học (Linton và cs, 1978; Mellon et al., 2001; Adam, 2002;
Molback, 2004, Sarmah et al., 2006; Wang et al., 2006). Ở Việt Nam, đã có một số
nghiên cứu khẳng định sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh trong chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản (Le et al., 2005; Chuong, 2005; Trung et al., 2005; Vo et
al., 2006, Hoai et al., 2008).
Mặc dù, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những qui đinh, khuyến cáo nông
dân áp dụng đúng tiêu chuẩn quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP), nhưng
những cố gắng này mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát các cơ sở sản xuất phục vụ xuất
khẩu. Còn việc kiểm soát sự sử dụng hóa chất, thuốc thú y nói chung và kháng sinh

2


nói riêng ở các nông hộ, trang trại và thị trường các sản phẩm nông sản, thực phẩm
tiêu thụ nội địa vẫn còn rất hạn chế. Để có chiến lược kiểm soát, giảm thiểu rủi ro liên
quan đến lạm dụng kháng sinh đến sức khỏe cộng đồng, việc đánh giá thực trạng sử
dụng kháng sinh trong nông nghiệp nói chung và trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt
nói riêng trong bối cảnh ở Việt Nam là rất cần thiết. Trong khuôn khổ dự án hợp tác
nghiên cứu giữa Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học
Oxford tại Việt Nam đã tổ chức thực hiện một nghiên cứu thực địa về «Giám sát sử
dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam», nhằm mục đích
đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt phục vụ
thị trường nội địa. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu cần thiết cho các nghiên cứu
tiếp theo về hiện tượng kháng kháng sinh.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Các hộ và trang trại nuôi tôm và cá nước ngọt trên các địa phương đại diện
thuộc vùng Đồng bằng sông hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Mẫu tôm, cá được lấy trên thị trường các địa phương đại diện nơi đã thực hiện
điều tra thực địa về tình hình sử dụng kháng sinh
2.2. Nội dung
- Đặc điểm chung của các nông hộ điều tra
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
- Hiểu biết của người nuôi về tính an toàn trong sử dụng kháng sinh
- Kết quả screening tồn dư kháng sinh trong mẫu tôm cá
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Một nghiên cứu cắt ngang “cross-sectional” nhằm đánh giá về thực trạng sử
dụng kháng sinh trong nuôi tôm, cá nước ngọt cũng như hiểu biết của người nuôi về
tính an toàn của sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã được
thiết kế và thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2011 trên 94 hộ đại diện của các địa

phương thuộc hai vùng nghiên cứu (48 hộ ở Hải Dương và Hà Nội thuộc vùng ĐBSH
3


và 46 hộ ở Cần Thơ và ĐBSCL) (bảng 2.1 và hình 2.1). Các nông hộ được lựa chọn
ngẫu nhiên theo cấu trúc phân tầng với các loài cá, tôm khác nhau theo sự đa dạng của
từng vùng.
Bảng 2.1. Phân bố mẫu theo vùng nghiên cứu
Vùng

Tỉnh

ĐBSH

Số hộ điều tra

Số mẫu được lấy (mẫu)

(hộ)

Tôm



Hải Dương

26

4


13

(n=48)

Hà Nội

22

19

17

ĐBSCL

Đồng Tháp

19

15

11

(n=46)

Cần Thơ

27

15


10

94

53

51

Tổng số

Số liệu sơ cấp được điều tra thu thập từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông
nghiệp, một số cửa hàng thuốc thú y – thủy sản và một số chuyên gia về nuôi trồng
thủy sản của các địa phương đại diện ở vùng nghiên cứu.
Thông tin thực địa thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi trồng
thuỷ sản đại diện được chọn theo sự đa dạng của các hệ thống sản xuất và mức độ
thâm canh. Thông tin kháng sinh còn được khai thác thông qua hệ thống phân phối
thuốc thú y thủy sản và kỹ sư nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu: để tránh các mẫu lấy cùng ngày, cùng địa phương có
nguồn gốc cùng một ao nuôi, 104 mẫu (53 mẫu tôm, 51 mẫu cá) bán trên địa bàn các
địa phương điều tra được lấy ngẫu nhiên mỗi xã chỉ lấy 1 mẫu tôm và 1 mẫu cá, mỗi
tuần lấy 2 lần trong bốn tuấn liên tiếp.
Mỗi mẫu được lấy tối thiểu là 300 g, đựng vào túi polyetylen sạch, bảo quản
lạnh trong hộp xốp, đưa ngay về phòng thí nghiệm trong thời gian không quá 3 giờ.
Tại phòng thí nghiệm, mỗi mẫu được tiến hành loại bỏ xương, nghiền đồng nhất mẫu
và được lưu giữ trong hộp nhựa kín có nắp và được bảo quản ở nhiệt độ -200C trong tủ
lạnh sâu cho tới khi phân tích.
Để nhận diện các mẫu nghi ngờ, tất cả các mẫu tôm cá được phân tích sàng lọc
(screening) bằng phương pháp vi sinh vật đã được chuẩn hóa bởi Dang el al (2010).

4



Hình 2.1. Địaa phương th
thực hiện điều tra và lấy mẫu
u kiểm
ki
tra
2.3.1. Một số thông tin vềề các vùng nghiên cứu
Hai vùng đại diệnn cho khu vực các tỉnh phía bắcc và phía nam lần
l lượt là ĐBSH
và ĐBSCL đã được lựaa ch
chọn để điều tra trong nghiên cứuu này. Mỗi vùng chọn hai
huyện thuộc hai tỉnh đạii di
diện được lựa chọn, Cẩm Giàng - Hảii Dương và Thanh Trì
Hà Nội thuộcc vùng ĐBSH; Th
Thới Lai- Cần Thơ và Tam Nông-Đồng
ng Tháp là các huyện
huy
đại diện không chỉ về qui mô nuôi tr
trồng mà còn đại diện cả về mặtt địa
đ lý.
* Đồng bằng sông Hồng
Với 21.061,5 km2 đất tự nhiên (chiếm 6,3% tổng diệnn tích cả
c nước), mật độ dân
số cao (932 người/km2), bao ggồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh
nh thành phố
ph lân cận khác
5



như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định và Thái Bình, ĐBSH là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm quan trọng
của Việt Nam (GSO, 2009). Đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, có lịch sử phát
triển lâu đời, điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho sự phát triển
một nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng chất luợng cao.
Thuỷ sản được coi là một thế mạnh phát triển của vùng. Từ sau khi có luật đất
đai 1993 cùng với lợi thế diện tích mặt nước, Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã rất
phát triển góp phần quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, phong
trào chuyển dịch nông nghiệp, từ đất canh tác lúa có năng suất thấp sang đào ao thả cá
rất phát triển ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH, như sự chuyển đổi từ lúa sang ao thả cá
chuyên canh ở tỉnh Hải Dương, nuôi cá rô phi đơn tính và tôm càng xanh ở huyện
Thanh Trì – Hà Nội. Các vùng chuyển dịch kinh tế này đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao gấp nhiều lần trồng lúa và nhanh chóng được phát triển ở hầu hết các huyện khác
trong vùng. Đến năm 2008, sản lượng thủy sản của ĐBSH chiếm 10,8% tổng sản
lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước, xếp sau ĐBSCL và vùng Duyên hải miền
Trung (GSO, 2009).
* Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là hạ lưu châu thổ sông Mêkong nằm trên lãnh thổ
Việt Nam, được xem là vựa lúa và các loại hoa trái của cả nước. Với tổng dân số 17,69
triệu người (chiếm 20,5% tổng dân số của cả nước) sinh sống trên 40.602,3 km2,
(chiếm 13,9% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam). Vùng ĐBSCL bao gồm các tỉnh
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Với lợi thế diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người cao nhất cả nước,
(1.750 m2/người), ĐBSCL đóng góp tới 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, mang về
cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng
năm giai đoạn 1995 – 2010 luôn giữ ở mức cao (9%/năm), cao hơn mức trung bình
của cả nước gần 2%. Điều kiện tự nhiên, nguồn nước được xem là thế mạnh để phát
triển nuôi trồng thuỷ sản hàng hóa kết hợp với trồng lúa. Trên thực tế, phát triển nông
nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản của ĐBSCL không chỉ đóng vai trò quan trọng


6


trong việc đảm bảo an ninh Lương Thực, thực phẩm cho tiêu dùng nội địa, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà còn phục vụ xuất khẩu.
Diện tích mặt nước khai thác để nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL liên tục tăng
lên hàng năm, trung bình khoảng 3% một năm. Trong tổng số 300 nghìn ha diện tích
nuôi trồng thuỷ sản cả vùng có 40% diện tích nuôi cá, 55% diện tích nuôi tôm và phần
còn lại nuôi trồng các loại nhuyễn thể khác (GSO, 2008). Sản lượng thủy sản của
ĐBSCL chiếm tới 58,7% tổng sản lượng thủy sản của cả nước (GSO, 2009). Công
nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển mạnh với sự đầu tư của nhiều nhà máy chế biến
thuỷ sản và sản phẩm đông lạnh cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, sự phát triển thuần tuý nông nghiệp trong vùng, cây lúa vẫn đóng
vai trò độc canh chính, công nghiệp nông thôn chưa phát triển, trình độ giáo dục hạn
chế, hệ thống dịch vụ, thương mại, giao thông kém phát triển là những thách thức lớn
cho phát triển bền vững của vùng.
2.4. Phương Pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được mã hóa, nhập, xử lý sơ bộ trên phần mềm Microsoft Excel
2007 trước khi phân tích thống kê mô tả và so sánh trên phần mềm Minitab 16 bằng
kiểm tra Chi-square và Fisher’s Exact Test.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của các nông hộ điều tra
Nuôi trồng thủy sản trong các nông hộ điều tra tương đối đa dạng về đối tượng
và quy mô nuôi. Nhằm khai thác tối đa các tầng thủy sinh, nhiều loài cá như trắm, trôi,
mè, chép, rô phi, trê, hay cá lóc… được nuôi trên cùng ao.
Trước những năm 2000, mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh, tự cung tự
cấp gia đình chủ yếu khai thác nguồn thức ăn tự nhiên hoặc các phụ phẩm nông
nghiệp, không dùng thức ăn công nghiệp, rất ít khi sử dụng thuốc và hóa chất. Đặc
biệt, ở khu vực các tỉnh phía Bắc nói chung và ĐBSH nói riêng, hầu hết các hộ đều có

một ao nhỏ gần nhà hoặc ngay trong vườn vừa để cung cấp nước tưới cho cây trồng
vườn nhà, vừa thả cá phục vụ nhu cầu thực phẩm gia đình.
Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh và quy mô nuôi trồng nhỏ lẻ,
hiệu quả thấp nên các hình thức nuôi trổng thủy sản nhỏ lẻ, tự cung tự cấp ngày càng
7


giảm. Đặc biệt, từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 khi có các chính sách
dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sản xuất từ vùng canh tác lúa năng suất thấp
sang nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và thâm canh được hình
thành, phát triển mạnh và góp phần xóa đói giảm nghèo cư dân vùng ĐBSH.
Còn khu vực ĐBSCL, vào mùa nước (từ tháng 7 đến tháng 11) canh tác lúa khó
khăn, năng suất thấp hoặc không thể canh tác nên những năm gần đây ở khu vực này
đã hình thành mô hình nuôi thả cá quảng canh trên ruộng lúa trong mùa nước nhằm tận
dụng nguồn thóc chét và côn trùng từ ruộng lúa sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Mô hình này ngày càng phát triển, đặc biệt vùng nước bên ngoài đê bao, bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi mùa lũ.
Số hộ nuôi cá được điều tra trong nghiên cứu này chiếm 43,62% ở ĐBSH và
23,40% ở ĐBSCL. Số hộ nuôi tôm được điều tra chiếm tỷ lệ thấp hơn ở ĐBSH
(7,45%) và cao hơn ở ĐBSCL (25,53%) (bảng 3.1).
Hình thức bán thâm canh phổ biến trên diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi từ
đất canh tác lúa sang ao thả cá. Thực tế, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSH với sự đầu tư còn
hạn chế, ít sử dụng thức ăn công nghiệp, thường thu hoạch một lần trong năm với các
giống cá phổ biến như trắm, trôi, mè, chép…
Nuôi cá thâm canh phát triển mạnh ở ĐBSCL và một số nông hộ ở ĐBSH với
các giống chuyên canh cho năng suất cao như cá tra, basa, cá lóc, cá diêu hồng, cá rô
phi đơn tính… Hình thức này có sự đầu tư lớn về thức ăn, thuốc thú y, thức ăn bổ sung
nên sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất cao.
Bảng 3.1. Đặc điểm của các hệ thống nuôi trồng thủy sản
Vùng

nghiên
cứu
ĐBSH
ĐBSCL

Đối
tượng
nuôi

Quy mô điều tra

Diện tích mặt
nước trung
bình (m²/trại)

Mật độ
(con /m²)

Sản lượng
(tấn/ha/
năm)

18.226

1,89

8,60

Số hộ
(hộ)

41

Cơ cấu
(%)
43,62

Nuôi tôm

7

7,45

17.643

16,91

5,67

Nuôi cá

22

23,40

12.932

17,94

61,30


Nuôi tôm

24

25,53

35.863

14,01

1,60

94

100,00

21.446

9,86

18,94

Nuôi cá

Tính chung

8


Đối với tôm càng xanh, đa số nuôi thâm canh, phát triển mạnh ở ĐBSCL còn

các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH do điều kiện nguồn nước, diện tích ao nuôi, đặc điểm
khí hậu không thuận lợi, đặc biệt đòi hỏi đầu tư cao cả về kỹ thuật, thức ăn, thuốc, hóa
chất chi phí cao… nên rất ít hộ đầu tư nuôi. Trong ba năm lại đây, do dịch bệnh xuất
hiện ngày càng nhiều trên tôm và giá tôm thương phẩm rất biến động nên số hộ nuôi
tôm càng xanh giảm xuống đáng kể. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này số hộ nuôi
tôm càng xanh được điều tra chỉ chiếm 32,98 % tổng số hộ điều tra.
Trình độ học vấn sẽ ảnh hưởng đến hiểu biết của người nuôi. Qua khảo sát cho
thấy, trình độ học vấn chủ hộ rất thấp đại đa số chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, đây
có thể coi là một khó khăn trong việc triển khai qui trình kỹ thuật và cải thiện chất
lượng các sản phẩm thủy sản.
Ngoại trừ trình độ học vấn chủ hộ còn các tiêu chí khác về đặc điểm cơ cấu trúc
gia đình, tuổi chủ hộ, cơ cấu ao và qui mô nuôi không có sự khác biệt giữa hai vùng
điều tra (p>0,05) (bảng 3.2). Học vấn chủ hộ nuôi tôm các khu vực ĐBSH có cao hơn
so vơi ĐBSCL (p<0,05).
Bảng 3.2. Thông tin chung về các hộ nuôi trồng thủy sản
Tiêu chí theo dõi
Tuổi chủ hộ (tuổi)

ĐBSH
Nuôi cá
Nuôi tôm
(n=41)
(n=7)
a
48,07
50,14a

ĐBSCL
Nuôi cá Nuôi tôm
(n=22)

(n=24)
a
46,91
46,92a

Tính
chung
(n=94)
47,66

Trình độ học vấn (năm
đi học)
Số khẩu (người/hộ)

7,61a

8,57a

6,00ab

5,04b

6,65

4,07a

4,71a

4,55a


4,79a

4,42

Lao động (người/hộ)

2,66a

3,14a

3,14a

2,96a

2,88

Số lượng ao (ao/hộ)

2,05a

3,28a

1,73a

2,54a

2,19

Độ sâu của ao (m)


1,79a

1,77a

2,00a

1,38a

1,73

Số lần thu hoạch/năm

1,89a

2,57a

1,59a

2,71a

2,08

Chú thích: Mức sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) với các hàng không mang cùng chữ cái

3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
3.2.1. Mức độ sử dụng kháng sinh
Hóa chất, kháng sinh và các loại thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thủy sản là
rất đa dạng và phong phú về mẫu mã và chủng loại. So vùng ĐBSCL, các hộ ở ĐBSH,
9



chưa có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, mức độ thâm canh kém hơn nên
việc sử dụng kháng sinh, các loại hóa chất và thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thủy
sản có phần ít hơn, nhưng tỷ lệ hộ sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản giữa
hai vùng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Trước đây, các nông hộ nuôi trồng thủy sản ở ĐBSH thường không có thói
quen sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa chất, thức ăn bổ sung trong nuôi cá. Tuy
nhiên, trong một vài năm gần đây, các nông hộ gặp khó khăn về nguồn nước nên
không có điều kiện thay nước, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều
nên các hộ đã tự mua thuốc kháng sinh điều trị cho cá và xử lý nguồn nước bằng các
loại men vi sinh hoặc hóa chất sát trùng có trên thị trường.
Trong tổng số 94 hộ điều tra, có tới 72,34%, số hộ có sử dụng thuốc kháng sinh
trong nuôi trồng thủy sản. Kháng sinh được sử dụng nhiều và thường xuyên cho
phòng, trị bệnh ở các nông hộ và trang trại ươm, nuôi cá và tôm giống. Trong giai
đoạn nuôi thương phẩm, kháng sinh được sử dụng ít hơn. Tỷ lệ hộ sử dụng kháng sinh
trong nuôi tôm càng xanh nhiều hơn so với nuôi cá nhưng lượng kháng sinh sử dụng
ước tính không có sự khác biệt giữa hai đối tượng nuôi (bảng 3.3).
Thực tế điều tra cho thấy, kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh là chính.
Trong số các hộ sử dụng kháng sinh có 67,02% số hộ sử dụng kháng sinh để điều trị,
chỉ có 5,32% số hộ sử dụng với mục đích phòng bệnh. Tỷ lệ hộ nuôi cá bán thâm canh,
thâm canh và nuôi tôm càng xanh sử dụng kháng sinh khá cao.
Bảng 3.3. Lượng và mục đích sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Tiêu chí theo dõi

ĐBSH

ĐBSCL

Tính
chung

(n=94)

Nuôi cá
(n=41)

Nuôi tôm
(n=7)

Nuôi cá
(n=22)

Nuôi tôm
(n=24)

70,73

85,71

59,09

83,33

72,34

Điều trị

75,61

100,0


68,18

41,67

67,02

Phòng bệnh

9,76

0,0

4,55

0,0

5,32

Lượng sử dụng (kg/tấn
cá, tôm)
Lượng sử dụng
(kg/ha)

3,13a

1,23a

1,38a

2,48a


2,41

19,19ab

6,51ab

37,40a

3,50b

18,50

Hộ sử dụng kháng
sinh (%)
Mục
đích sử
dụng

Chú thích: Mức sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) với các hàng không mang cùng chữ cái
10


Số liệu ước tính từ kết quả điều tra cho thấy, để sản xuất 1 tấn cá, tôm thương
phẩm, lượng kháng sinh trung bình được sử dụng ước tính khoảng 2,41kg hoặc 18,5kg
kháng sinh/ha nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, sử dụng kháng sinh, hóa chất và các thức
ăn bổ sung cho tôm càng xanh là rất phổ biến trong các nông hộ ở cả ĐBSH và
ĐBSCL. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, các ở ĐBSCL đã có xu hướng giảm hoặc
không sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm nhằm mục đích đảm bảo chất lượng
tôm thương phẩm cho xuất khẩu.

Tính chung cho cả tôm và cá, tỉ lệ các nông hộ có sử dụng thuốc kháng sinh
trong nuôi trồng thủy sản ở cả ĐBSH và ĐBSCL là tương đương nhau (ở ĐBSH có sử
dụng kháng sinh chiếm 72,92% và ở ĐBSCL chiếm 71,74%. Sự sai khác này không có
ý nghĩa thống kê với phương pháp so sánh Fisher’s Exact test (P > 0,05).
Nếu tính theo đối tượng nuôi (tôm hay cá), tỷ lệ hộ nuôi tôm sử dụng kháng
sinh cao hơn so với các hộ nuôi cá, nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05 (83,87% hộ nuôi tôm sử dụng so với 66,67% hộ nuôi cá).
Một điểm cần lưu ý, sự lạm dụng và sử dụng không khoa học còn thể hiện qua
số loại kháng sinh được sử dụng trọng một vụ nuôi ở mỗi hộ điều tra. Trên thị trường
có rất nhiều sản phẩm thuốc là hỗn hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau. Do đó, việc
một hộ sử dụng cùng lúc nhiều loại kháng sinh cũng rất phổ biến.
Bảng 3.4. Số loại kháng sinh được sử dụng theo đối tượng nuôi và vùng nghiên
cứu (% số hộ)
Số loại kháng
sinh sử dụng
Không sử dụng

ĐBSH
Nuôi cá
Nuôi tôm
(n=41)
(n=7)
14,63
-

ĐBSCL
Nuôi cá
Nuôi tôm
(n=22)
(n=24)

27,27
58,33

Tính
chung
(n=94)
27,66

Từ 1 – 2 loại

46,34

100

27,27

16,67

38,30

Từ 3 – 4 loại

26,83

-

27,27

25,00


24,47

Từ 5 – 7 loại

12,20

-

18,19

-

9,57

Trong số các gia đình sử dụng kháng sinh, người nuôi có thể sử dụng từ 1 đến 7
loại kháng sinh khác nhau để phòng trị bệnh cho tôm cá. Số hộ sử dụng thuốc có thành
phần từ 1 – 2 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 38,30%. Số hộ sử dụng từ 3 – 4 loại kháng
sinh chiếm tỷ lệ 24,47% ; và tỷ lệ hộ sử dụng từ 5-7 loại kháng sinh là 9,57%. Rất ít
11


hãng sản xuất thuốc điều trị cho cá, tôm chỉ chứa duy nhất một loại kháng sinh (bảng
3.4).
* Số loại kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (tính chung cả tôm và cá):
Tỷ lệ hộ không sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSH
chiếm 12,50%; ở ĐBSCL chiếm 43,48%. Do có sự kiểm soát tốt và đặc biệt tâm lý lo
bị từ chối thu mua tôm càng xanh nên tỷ lệ hộ không sử dụng thuốc kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL cao hơn so với ĐBSH, với mức sai khác có ý nghĩa
thống kê (P < 0,05).
Có sự sai khác về tỷ lệ hộ có sử dụng từ 1 – 2 loại thuốc kháng sinh trong nuôi

trồng thủy sản ở ĐBSH (54,17%) và ở ĐBSCL (21,74%) (P < 0,05).
Trong khi đó không có sự sai khác về tỷ lệ hộ sử dụng 3 – 4 và 5-7 loại kháng
sinh trong nuôi trồng thủy sản ở hai vùng nghiên cứu (ĐBSH chiếm tỉ lệ 22,92% và ở
ĐBSCL chiếm 26,09% đối với 3-4 loại, ở ĐBSH 10,42% và ở ĐBSCL chiếm 8,70%
đối với trường hợp sử dụng 5-7 loại kháng sinh) với (P > 0,05).
* Số loại kháng sinh được sử dụng theo từng đối tượng nuôi (cá, tôm:
Có sự sai khác về tỷ lệ hộ không sử dụng kháng sinh trong nuôi cá (9,05%) và
nuôi tôm (45,16%) với p < 0,05.
Chỉ có tỷ lệ nông hộ sử dụng 5 – 7 loại kháng sinh trong nuôi cá và tôm có sự
sai khác (p<0,05) (cá chiếm 14,29% và không có hộ nào sử dung 5-7 loại kháng sinh
trong nuôi tôm). Còn các trường hợp khác (sử dụng từ 1-2 loại, 3-4 loại) đều không có
sự sai khác giữa tôm và cá.
Như vậy, trong một vài năm gần đây, mức độ ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản
cao nên người chăn nuôi phải sử dụng rất nhiều thuốc kháng sinh và các hóa chất, men
vi sinh xử nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, trong các trang trại ương
nuôi cá hoặc tôm giống. sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng trở
lên phổ biến. Lượng và số loại kháng sinh được sử dụng đặc biệt lớn với các hộ nuôi
trồng quy mô bán thâm canh và thâm canh. Kháng sinh được sử dụng trong trị bệnh
cho cá và tôm giai đoạn nuôi thương phẩm là chính. Kháng sinh chỉ được sử dụng
nhằm phòng bệnh trong một số trang trại ương nuôi nuôi tôm cá giống.

12


3.2.2. Các kháng sinh và tần suất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Các loại kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản rất đa dạng, được
cung cấp bởi nhiều công ty, hãng sản xuất khác nhau. Người nông dân, thường sử
dụng bất cứ loại thuốc nào cho cá, tôm khi nghe nói sử dụng có hiệu quả trong trị bệnh
cho cá. Kết quả điều tra cho thấy, có ít nhất 24 loại kháng sinh thuộc hơn 10 nhóm
khác nhau được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt (bảng 3.5). Đại đa số

dùng để điều trị bệnh, rất ít kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng. Trong đó có
tới 23 loại sử dụng trong điều trị bệnh cho cá (16 loại sử dụng ở vùng ĐBSH và 18
loại sử dụng ở ĐBSCL). Chỉ có 9 loại kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh tôm (2
loại được sử dụng ở vùng ĐBSH và 9 loại sử dụng ở ĐBSCL).
Các kháng sinh nhóm tetracycline, sulfamide, các (fluoro)quionolone được sử
dụng phổ biến nhất. Sulphamethazole thuộc nhóm Sulfamide được sử dụng rất rộng rãi
(41,49% hộ điều tra sử dụng) và đa số sử dụng kết hợp với Trimethoprim. Tiếp theo là
Oxytetracylin, có tới 30,85% hộ có sử dụng để phòng trị bệnh cho tôm cá.
Mặc dù đã bị cấm (chloramphenicol) hoặc hạn chế sử dụng (quinolone) nhưng
qua điều tra cho thấy các hộ vẫn sử dụng các kháng sinh này. Kết quả nghiên cứu này
hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thanh Phương et al (2006).
Tần suất cũng như số loại kháng sinh sử dụng trong phòng trị bệnh cho cá cao
hơn so với tôm. Ở ĐBSH, một số kháng sinh và chất sát trùng được sử dụng được
nhập khẩu theo con đường không chính thức từ Trung Quốc. Trong đó, chủ yếu các
sản phẩm chứa Sulphamethazole trộn với tỏi công nghiệp (Tiên Đắc 1, nồng độ 48%).
Vì giá rẻ nên nhiều hộ tự mua Tetracyclin dạng bột để chữa bệnh cho cá. Có 2 nông hộ
sử dụng thuốc Cloxit điều trị tiêu chảy ở người (Chloramphenicol) để điều trị bệnh cho
cá.
So với vùng ĐBSH, mạng lưới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung cấp
thuốc thú y ở ĐBSCL phát triển và đa dạng hơn. Thực tế có nhiều doanh nghiệp, cơ sở
khác nhau, cùng sản xuất, cung ứng một loại thuốc với các giá bán rất khác nhau. Bên
canh đó, thuốc nhập khẩu có nguồn gốc từ Thái Lan cũng rất phổ biến. Do vậy, ở
ĐBSCL người nuôi có nhiều lựa chọn và kháng sinh được sử dụng đa dạng hơn. Trong
đó, các loại thuốc được sử dụng chính vẫn là nhóm kháng sinh Sulfamide và nhóm
Tetracyclines. Ngoài ra còn có các nhóm Aminoglycosides, (Flouro)quinolon và
Flophenicol cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị cho cá, tôm.
13


Bảng 3.5. Các loại kháng sinh và tần suất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (tính

theo số hộ sử dụng)

Nhóm kháng sinh
Beta-lactams

Aminoglycosides

Kháng sinh
Ampicillin

ĐBSH (n=48)
Điều trị
Phòng
bệnh
Cá Tôm Cá Tôm
2
-

ĐBSCL (n=46)
Điều trị
Phòng
bệnh
Cá Tôm Cá Tôm
3
-

Penicillin

-


-

-

-

1

-

-

-

Amoxycillin

2

-

-

-

2

-

-


-

Cephalecine

-

-

-

-

1

1

-

-

Neomycin

4

-

1

-


-

-

-

-

Kanamycin

5

-

-

-

-

-

-

-

11

-


2

-

9

6

1

-

Diaminopyrimidine Trimethoprim
Macrolides

Erythromycin

-

-

-

-

1

-

-


-

Phenicol

Flophenicol

2

-

1

-

3

1

-

-

Chloramphenicol*

2

-

-


-

-

-

-

-

Thiamphenicol

2

-

-

-

3

-

-

-

Doxycylin


-

-

-

-

-

1

-

-

Oxytetracylin

13

6

2

-

2

6


-

-

Tetracycillin

5

-

-

-

2

1

-

-

Polymyxins

Colistin

6

-


-

-

-

-

-

-

(Fluoro)quinolon

Enrofloxacin

3

-

-

-

5

1

1


-

Norfloxacin

3

-

-

-

2

-

-

-

Ofloxacin

-

-

-

-


1

-

-

-

Ciprofloxacin

-

-

-

-

1

-

-

-

Olaquindox

3


-

-

-

-

-

-

-

Flumequine

-

-

-

-

1

-

-


-

Sulphamethoxazol

16

6

3

-

8

5

1

-

Sulphadiazine

10

-

2

-


2

1

1

-

-

-

-

-

2

-

-

-

16

2

6


-

18

9

4

-

Tetracyclines

Sulfamide
Mupirocin

Rifampicin

Số lượng các loại kháng sinh sử dụng

* : cấm sử dụng trong sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

- : không sử dụng

Có sự khác biệt về sử dụng kháng sinh cho các đối tượng khác nhau. Các sản
phẩm thuốc có chứa hàm lượng Sulphamethõazole kết hợp với Trimethoprim, các
14


kháng sinh nhóm Tetracyclines được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh cá rô

phi, trôi, trắm, mè, chép. Trong khi, các loại kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactams,
Aminoglycosides, Phenicol, Mupirocin và các (Flouro)quinolon được sử dụng chủ yếu
cho các loại cá nuôi rất thâm canh như cá lóc, cá Diêu Hồng.
Đối với tôm, không có hộ nào sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Các loại
kháng sinh được sử dụng để trị bệnh tôm chủ yếu sulphamethoxazole (kết hợp
trimethoprim), Oxytetracyclin, Sulphadiazin, Enrofloxacin, Tetracyclin, Cephalecin,
Flophenicole và doxycycline.
Trong năm vừa qua, với mục đích nuôi tôm càng xanh cho mục đích xuất khẩu,
nhiều hộ muốn bán được tôm thương phẩm cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải
đáp ứng một số điều kiện nhất định trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm. Do các yêu cầu
này, nhiều hộ nuôi tôm thuộc tỉnh Đồng Tháp bắt buộc phải tuân thủ các qui định sử
dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Các doanh nghiệp cùng Phòng Nông nghiệp của các
huyện cùng kiểm tra, giám sát qui trình nuôi và lấy mẫu đi kiểm tra trước khi thu mua.
Do vậy, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở tỉnh này đã giảm xuống đáng kể. Để
cải thiện đề kháng, phòng bệnh cho tôm nhiều hộ chuyển sáng sử dụng các loại thức
ăn bổ sung và các loại men vi sinh kết hợp sử dung hóa chất xử lý ao.
Như vậy, có thể thấy sự lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản nước
ngọt phục vụ tiêu dùng nội địa vẫn diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó còn phát hiện 2 hộ
sử dụng kháng sinh cấm. Ngoài ra, qua điều tra còn phát hiện các hộ sử dụng kháng
sinh dùng trong nhân y để điều trị bệnh cho tôm cá nên việc sử dụng kháng sinh ngày
càng phổ biến và khó khăn trong việc giám sát. Một điểm đáng quan tâm nếu sức ép
của hệ thống thu mua sản phẩm đủ mạnh, cùng sự giám sát của cơ quan quản lý địa
phương và sự thực thi pháp luật hiện tốt sẽ đảm bảo an toàn cho cả môi trường và sức
khỏe cộng đồng.
3.3. Hiểu biết của người nuôi trong điều trị bệnh cho cá, tôm
Thông thường, kháng sinh được trộn vào thức ăn bằng cách tẩm thêm phụ gia
kết dính nhưng khi tôm cá đã mắc bệnh, thường lượng thức ăn thu nhận sẽ giảm. Do
vậy, điều trị tôm cá đã bị bệnh hiệu quả thường không cao. Việc sử dụng kháng sinh
trong các trường hợp xuất hiện bệnh, được xem như phòng trị bệnh cho những cá thể
còn khỏe mạnh. Trên thực tế, trong quá trình điều trị người nuôi thường sử dụng lượng

15


kháng sinh cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất. Lượng kháng sinh sử dụng thường
cao hơn so với liều khuyến cáo trung bình khoảng 37,6%.
Điều trị cho cá, tôm vẫn được xem là vấn đề khó với người nông dân. Do vậy,
người chăn nuôi thường tham khảo ý kiến tư vấn của người bán thuốc có thể là bác sỹ
thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản, khuyến nông viên hoặc các nông hộ khác đã từng bị
dịch bệnh tương tự trên cá, tôm. Cơ sở lựa chọn thuốc có thể thông qua tư vấn hệ
thống thú y, thông tin từ các khuyến nông viên, tài liệu khuyến nông tổ chức tại địa
phương hoặc trực tiếp tư vấn của người bán thuốc hoặc qua các chủ hộ khác hoặc tự
lựa chọn theo kinh nghiệm bản thân. Trên thực tế, lựa chọn kháng sinh phụ thuộc khá
lớn vào sự giới thiệu của người bán thuốc. Vai trò tư vấn điều trị bệnh cho tôm cá của
Bác sỹ thú ở vùng ĐBSCL cao hơn vùng ĐBSH. Điều này, có thể do nuôi trồng thủy
sản phía nam phát triển mạnh, đầu tư lớn mang tính thâm canh và chuyên hóa hơn
vùng ĐBSH. Tỷ lệ hộ được Bác sĩ thú y hoặc kỹ sư nuôi trồng thủy sản cho đơn thuốc
và điều trị cho cá, tôm là 42,55%. Còn lại đa số người điều trị cho cá, tôm là chủ trang
trại hoặc người thân trong gia đình.
Kết quả điều tra cho thấy, tham gia điều trị còn có các kỹ thuật viên thú y, cán
bộ khuyến nông cơ sở. Đặc biệt số chủ hộ dựa vào kinh nghiệm tự điều trị chiếm một
tỷ lệ tương đối cao (15,96%).
Tính chung, số hộ có sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc dinh dưỡng,
thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ 74,47% số hộ điều tra. Nhưng 100% số hộ này đều không
có thói quen ghi chép lại lượng thuốc hoặc nhật ký sử dụng thuốc điều trị hoặc bổ sung
cho cá. Việc ghi chép chỉ dừng lại ở tổng giá trị tiền các hộ mua chịu thức ăn, thuốc
thú y cho cá tôm. Do vậy, việc quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm sản thủy sản
trong tiêu dùng nội địa vẫn là vấn đề bị bỏ ngỏ.
Kháng sinh và các loại thuốc khác thường được bảo quản rất đơn giản. Khi mua
về, thuốc được buộc trong túi nylon nhỏ, để cùng với các túi để thức ăn hoặc được treo
trên tường trong nhà ở hoặc nhà trông coi cá. Thuốc được mua về sử dụng hết cho mỗi

đợt điều trị.
Kết quả điều tra còn cho thấy, đa số cửa hàng thuốc thú y không chỉ cung cấp
thuốc thú y mà còn cung cấp thức ăn thủy sản và các loại thuốc, hóa chất sát trùng
(43,62%).

16


Thuốc được cung cấp qua các kênh khác nhau, có thể được mua từ cửa hàng thú
y, từ các Bác sỹ thú y, theo hợp đồng cung cấp hoặc qua hệ thống khuyến nông và còn
có thể mua từ các cửa hàng dược nhân y.
Như vậy, người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong quyết định sử dụng
thuốc kháng sinh nói riêng và các loại thức ăn bổ sung, thuốc sát trùng xử lý nguồn
nước trong nuôi trồng thủy sản. Các tác nhân cửa hàng thuốc thú y, các khuyến nông
viên, thú y viên đóng vai trò quan trọng trong định hướng và khuyến cáo sử dụng
thuốc cho người nuôi. Việc tuân thủy ghi chép việc sử dụng thuốc kháng sinh và các
hóa chất trong nuôi trồng thủy sản còn chưa được quan tâm đúng mức.
Một vấn đề cần quan tâm là khi điều trị không có hiệu quả, rất nhiều hộ sẽ bán
chạy tôm cá bị bệnh nhằm thu hồi vốn. Số hộ sử dụng thuốc kháng sinh đến khi thu
hoạch, không quan tâm tới khuyến cáo ngừng thuốc chiếm tỷ lệ 23,40%.
Khi được hỏi về biện pháp phòng bệnh, đa số các nông hộ đều cho rằng vệ sinh
tốt ao nuôi, sát trùng và xử lý nguồn nước, chất thải được xem là biện pháp quan trọng
nhất trong phòng bệnh các loài thủy sản (56,38% hộ điều tra) (bảng 3.6). Chỉ 9,57% số
hộ cho rằng kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh. Nhưng trên thực tế,
đặc biệt vùng ĐBSH, nguồn nước đảm bảo vệ sinh để thay thế cho nguồn nước trong
ao luôn là vấn đề rất khó khăn đối với người nuôi. Việc hình thành nên các khu nuôi
tập trung mang lại nhiều ưu điểm song cũng là nguy cơ lây lan rất nhanh từ hộ này
sang hộ khác.
Thực tế, số chủ trang trại nuôi trồng thủy sản có biết các quy định về sử dụng
kháng sinh trong sản xuất chiếm tỷ lệ rất thấp (15,96%). Điều này cho thấy, nhận thức

của người nông dân về sử dụng kháng sinh, các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản
còn rất hạn chế.

17


Bảng 3.6. Hiểu biết của người nuôi về tính an toàn trong việc sử dụng kháng sinh
phòng trị bệnh cho cá, tôm (%)
Chỉ tiêu

Chủ trang trại
Phụ trách Người nhà
thú y
Bác sĩ thú y
Trung, sơ cấp thú y
Khác (công ty thuốc,
khuyến nông)
Người điều trị được đào tạo
Bác sĩ thú y
Người tư Sơ cấp thú y
vấn sử
Người bán thuốc
dụng
Nhà sản xuất thuốc
thuốc thú Chủ trang trại khác
y
Khác (khuyến nông)
Không ghi chép khi sử dụng thuốc
Có nơi bảo quản thuốc
Cửa hàng thuốc thú y

Nơi mua
Bác sĩ thú y
thuốc thú Hiệu thuốc nhân y
y
Theo hợp đồng
Khác (khuyến nông)
Sử dụng thuốc đến thu hoạch
Tự điều trị
Quyết
Gọi bác sĩ thú y
định khi
Hỏi hiệu thuốc thú y
cá, tôm bị Hỏi chủ trại khác
bệnh
Khác (vệ sinh ao)
Phương
Dùng thuốc
pháp
Vệ sinh và xử lý chất
phòng
thải
bệnh
Cả hai
Khác (cá có bệnh mới
dùng thuốc, hóa chất
xử lý)
Biết quy định sử dụng kháng sinh

ĐBSH


ĐBSCL

Tính
chung
(n=94)

Nuôi cá
(n=41)

Nuôi tôm
(n=7)

Nuôi cá
(n=22)

Nuôi tôm
(n=24)

24,39
4,88
36,59
17,07
17,07

14,29
28,57
57,14

4,55
45,45

27,27
22,73

12,50
54,17
16,67
16,67

15,96
2,13
42,55
18,08
21,28

80,49
17,07
4,88
14,63
7,32
21,95
34,15
100
56,10
51,22
7,32
2,44
39,02
31,71
9,76
29,27

31,70
12,20
17,07
60,97

85,71
28,57
14,29
57,14
100
85,71
100
14,28
28,58
14,28
42,86
14,29
85,71

90,91
31,82
27,26
4,55
4,55
18,18
13,64
100
59,09
45,45
4,55

13,64
36,36
22,73
9,09
22,73
36,36
31,82
27,27
18,18

91,67
25,00
16,67
16,67
4,17
4,17
33,32
100
54,17
41,67
20,83
4,17
4,17
29,16
16,67
16,67
45,83
29,17
8,33
8,33

75,00

86,17
21,28
12,76
11,70
7,45
15,96
30,85
100
58,51
43,62
9,57
5,32
1,06
40,43
23,40
11,70
31,91
29,79
8,51
18,09
9,57
56,38

26,83
12,20

-


13,64
40,91

12,50
4,17

18,09
15,96

7,32

-

18,18

33,33

15,96

18


Đa số các chủ trang trại ở cả ĐBSH và ĐBSCL đều cho rằng sử dụng kháng
sinh thường xuyên cho cá, tôm sẽ làm cho cá, tôm bị chậm lớn. Nhưng hầu hết các chủ
trang trại này cũng đều cho rằng sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho việc phòng bệnh cho
cá, tôm đạt được hiểu quả hơn. Với các hộ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong nuôi
cá Lóc thâm canh cũng cho biết nếu sử dụng quá nhiều kháng sinh, cá sẽ bị gù lưng
(gãy lưng), bán bị mất giá. Do vậy, kháng sinh thường được sử dụng để phòng định kỳ
cho nuôi cá trong hệ thống thâm canh hoặc các trang trại ương nuôi cá, tôm giống.
Bảng 3.7. Ý kiến của người chủ hộ về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy

sản (% số hộ; n=94 hộ)
Ý kiến
Rất phản
Phản
Tán
Rất tán Không
đổi
đối
thành
thành
biết
Kháng sinh giúp tăng năng suất
14,9
36,2
16,0
0,0
33,0
Kháng sinh giúp phòng bệnh

5,3

14,9

25,5

30,9

23,4

Cạnh tranh trong chăn nuôi


12,8

24,5

11,7

7,4

43,6

Không dùng kháng sinh sẽ bị rủi ro

2,1

26,6

24,5

20,2

26,6

Sử dụng kháng sinh nhưng không có

1,1

17,0

30,9


13,8

37,2

hiệu quả
Điều đáng quan tâm trong kết quả điều tra khác là có tới 30,9% số hộ rất tán
thành với việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho cá và chỉ 5,3% số hộ phản đối
việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho cá, tôm (bảng 3.7).
Nhiều hộ cũng cho rằng, để hạn chế rủi ro không thể không sử dụng kháng sinh
trong phòng, trị bệnh cho tôm cá (có 24,5% số hộ tán thành và 20,2% số hộ rất tán
thành). Nhiều hộ ở Thanh Trì – Hà Nội và Cẩm Giàng – Hải Dương cho biết khi cá,
tôm bị dịch bệnh họ đã sử dụng rất nhiều thuốc kháng sinh, chi phí sử dụng kháng sinh
tới vài chục triệu đồng nhưng việc điều trị cũng không mang lại hiệu quả, 30,9% số hộ
tán thành và 13,9% số hộ rất tán thành.
Như vậy, đa số các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản cho rằng kháng sinh đóng
vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh cho cá, tôm. Nhưng thực tế, nhiều nông
hộ đã phải chi phí một khoản rất lớn cho mua thuốc kháng sinh để điều trị cho cá, tôm
nhưng hiệu quả mang lại cũng không cao.

19


3.4. Mối quan hệ của trang trại với các tác nhân liên quan đến sử dụng kháng
sinh trong nuôi trồng thủy sản
Về mặt hành chính, các tổ chức Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy quá
trình phát triển nông nghiệp – nông thôn trong đó bao gồm cả lĩnh vực thủy sản như
các Phòng Nông nghiệp, các Trạm khuyến nông các huyện, khuyến nông viên ở các
xã, ấp… là các tác nhân tư vấn trực tiếp về kỹ thuật nuôi nói chung và kỹ thuật phòng
trị bệnh nói riêng (bảng 3.8).

Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thuốc thú y và
thức ăn thủy sản khác nhau. Với hệ thống đại lý xuống tận các xã, ấp hoặc tiếp thị sản
phẩm đến tận các trang trại nuôi trồng thủy sản, do đó có thể xem đây là tác nhân rất
quan trọng ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh. Các doanh nghiệp này thường tác động
đến người nông dân thông qua các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và
phòng trị bệnh đến tận các xã. Thực tế, 79,8% số chủ trang trại cho biết có mối quan
hệ chính với các cửa hàng thuốc thú y. 38,3% số trang trại có quan hệ trực tiếp với các
công ty thuốc thú y. Ngoài ra, 86,2% số trang trại có mối quan hệ giữa các trang trại
với nhau. Mối quan hệ này có tác động rất quan trọng tới trao đổi, quyết định lựa chọn
kháng sinh cho phòng và trị bệnh cá, tôm.
Bảng 3.8. Mối quan hệ của chủ trang trại với các tác nhân liên quan
Quan hệ

ĐBSH

ĐBSCL
Chung
(n=94)

Liên quan
đến sử dụng
kháng sinh

Công ty thuốc thú y

Nuôi

(n=41)
36,58


Nuôi
tôm
(n=7)
85,71

Nuôi
Nuôi

tôm
(n=22) (n=24)
13,64 54,17

Công ty thức ăn gia súc

19,51

71,43

18,18

75,00

37,2

Cửa hàng thuốc thú y,
thức ăn gia súc

73,17

100


63,64

100

79,8

Quan hệ với ngân hàng

26,83

42,86

40,91

75,00

43,6

Thông qua tư
vấn
Thông qua
quy trình nuôi
Thông qua tư
vấn dùng
thuốc
Không

Quan hệ với chủ đất


9,76

42,86

13,64

12,50

13,8

Không

Chủ trang trại khác

75,61

85,71

90,91

100

86,2

Thông qua
trao đổi kinh
nghiệm

38,3


20


Bên cạnh đó, 43,6% số trang trại có mối quan hệ với các ngân hàng, 13,8% số
trang trại có mối quan hệ với các chủ đất. Nhưng các mối quan hệ này thường không
có tác động hay sự ràng buộc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy
sản. Mối quan hệ với các ngân hàng và chủ cho thuê đất chỉ đơn thuần là để vay vốn
và thuê đất đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, còn có hệ thống ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội nhưng chỉ đóng
vai trò quan trọng trong định hướng và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp
nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Song các định hướng này thường chỉ liên
quan đến công tác khuyến nông, xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất. Việc
kiểm soát chất lượng, giám sát qui trình sản xuất và đảm bảo sản phẩm có truy xuất
nguồn gốc rõ ràng còn rất hạn chế.
Trong số các hộ điều tra, có 31,9% số hộ cho biết có cán bộ thủy sản thuộc
trung tâm khuyến nông hoặc các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đến kiểm tra việc qui
trình nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ liên quan đến kiểm tra chất
lượng nước như độ pH hoặc dưỡng chất ao nuôi mang ý nghĩa thăm quan mô hình và
rất hiếm khi hoặc có lấy mẫu cá, tôm để kiểm tra.
Bảo hiểm trong nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng hiện chưa được
triển khai. Ở ĐBSH và trong hệ thống sản xuất quảng canh ở ĐBSCL, các hộ được
điều tra còn xa lạ với loại hình bảo hiểm trong nông nghiệp. Ngược lại, các hộ nuôi
trồng thủy sản trong hệ thống thâm canh ở ĐBSCL, có quan tâm đến bảo hiểm song
các loại hình bảo hiểm trong nông nghiệp còn chưa xuất hiện (bảng 3.9).
Bảng 3.9. Vai trò của các tổ chức xã hội, Nhà nước trong nuôi trồng thủy sản
ĐBSH
Tham gia

ĐBSCL


Nuôi

Nuôi

Nuôi

Nuôi



tôm



tôm

Chung

Ghi chú

(n=94)

(n=41) (n=7) (n=22) (n=24)
Thanh tra nuôi trồng thủy sản

17,07

42,86

18,18


66,67

31,9

Kiểm tra chất
lượng nước (pH)

Hội thảo thủy sản, sức khỏe

51,22

100

50,00

79,17

61,7

Quy trình nuôi

Hội thảo sử dụng thuốc thú y

41,46

100

45,45


79,17

56,4

Quảng cáo thuốc

Thông tin về sử dụng thuốc

53,66

100

50,00

79,17

62,8

Cách sử dụng

Tham gia hiệp hội thủy sản

9,76

28,57

4,56

50,00


20,2

Các câu lạc bộ
21


Để thúc đẩy phong trào nuôi trồng thủy sản và đưa các tiến bộ mới vào sản
xuất, các trạm khuyến nông, chính quyền địa phương thường tổ chức các lớp tập huấn
kỹ thuật cho nông dân. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất
thức ăn và thuốc thú y thủy sản nên các doanh nghiệp này cũng thường xuyên kết hợp
với các ban ngành địa phương để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm với
nông dân. Kết quả điều tra cho thấy có 56,4% số hộ thường xuyên tham gia các hội
thảo về sử dụng thuốc thú y do các doanh nghiệp tổ chức. Thông qua các hội thảo này,
người nuôi được trang bị chủ yếu về các quy trình nuôi trình thủy sản và cách sử dụng
thuốc trong phòng và trị bệnh.
Các hiệp hội nuôi trồng thủy sản gần như chưa quan tâm đến các hộ nuôi trồng
thủy sản cho mục đích tiêu dùng nội địa. Tuy vậy, ở một số địa phương có phong trào
nuôi trồng thủy sản tập trung phát triển như xã Cẩm Hoàng – Hải Dương, xã Phú
Thành B – Đồng Tháp, có hình thành nên các câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản. Các nông
hộ này có điều kiện khá tương đồng như cùng nuôi tôm càng xanh hoặc cùng nuôi một
loại cá nào đó ở cùng một khu vực. 20,2% số hộ điều tra có tham gia vào các câu lạc
bộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực thôn, ấp đó. Các câu lạc bộ này có thể trao đổi giúp
đỡ nhau về nuôi cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhau khi thu hoạch.
Như vậy, các tổ chức xã hội, Nhà nước có vai trò chính trong xây dựng các mô
hình và đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Việc kiểm soát chất lượng sản
phẩm và xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm còn
chưa được quan tâm. Người nông dân tự quyết định việc sử dụng kháng sinh theo thói
quen, kinh nghiệm và mức chi phí cho phép của từng hộ.
3.5. Kết quả phân tích sàng lọc
Kết quả phân tích sàng lọc 104 mẫu (53 mẫu tôm, 51 mẫu cá) bán trên địa bàn

các địa phương điều tra cho thấy tỷ lệ mẫu nghi ngờ chứa tồn dư kháng sinh khá cao.
Có 27 mẫu (12 mẫu tôm và 15 mẫu cá) dương tính sau bước screening bằng phương
pháp sàng lọc (chiếm 25,96%). Tỷ lệ mẫu tôm và mẫu cá dương tính sau khi sàng lọc
tính chung cho cả hai vùng tương ứng là 22,64 và 29,41%.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ dương tính
giữa hai loại mẫu cũng như giữa hai vùng (p>0,05).
22


Các mẫu nghi ngờ sau sàng lọc cần phân tích khẳng định để định danh và định
lượng chính xác bằng phương pháp phân tích lý hóa chính xác.
Bảng 3.9. Kết quả phân tích sàng lọc tồn dư kháng sinh
Vùng

ĐBSH

Tiêu chí

Mẫu tôm

Mẫu Cá

Tổng theo vùng

Số mẫu phân tích

23

30


53

Số mẫu dương tính

3

8

11

Tỷ lệ dương tính (%)

ĐBSCL

26,67

20,75

Số mẫu phân tích

30

21

51

Số mẫu dương tính

9


7

16

Tỷ lệ dương tính (%)

Tính chung

13,04

30,00

33,33

31,37

Số mẫu phân tích

53

51

104

Số mẫu dương tính

12

15


27

Tỷ lệ dương tính (%)

22,64

29,41

25,96

4. KẾT LUẬN
Ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của ngành nông
nghiệp nói chung, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2000 – 2008
là 15%. Giá trị sản lượng thủy sản chiếm 4% tổng GDP của nền kinh tế. Thực tế, Việt
Nam đã trở thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy
nhiên, đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt phục vụ tiêu dùng nội địa với qui mô
nhỏ, đa số chủ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt có trình độ học vấn thấp. Trong khi
nuôi trồng thủy sản phục vụ xuất khẩu, qui trình nuôi và sản phẩm được giám sát và
kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ thì khu vực sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng nội địa
còn chưa được quan tâm đúng mức.
Ít nhất 24 loại kháng sinh thuộc hơn 10 nhóm khác nhau được sử dụng trong
nuôi tôm cá nước ngọt đã được nhận diện trong nghiên cứu này. Đại đa số dùng để
điều trị bệnh, rất ít kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng. Có tới 23 trong số
24 kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh cho cá (16 loại sử dụng ở vùng ĐBSH và 18
loại sử dụng ở ĐBSCL). Trong khi đó chỉ có 9 loại kháng sinh được sử dụng để điều
trị bệnh tôm (2 loại được sử dụng ở vùng ĐBSH và 9 loại sử dụng ở ĐBSCL), không
có hộ nào sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm.
23



Các kháng sinh nhóm tetracycline, sulfamide, các (fluoro)quionolone được sử
dụng phổ biến nhất. Sulphamethazole thuộc nhóm Sulfamide được sử dụng rất rộng rãi
(chiếm 41,49% số hộ điều tra sử dụng) và đa số sử dụng kết hợp với Trimethoprim.
Tiếp theo là Oxytetracylin, có tới 30,85% số hộ có sử dụng để phòng trị bệnh cho tôm
cá. Mặc dù đã bị cấm (chloramphenicol) hoặc hạn chế sử dụng (quinolone) nhưng qua
điều tra cho thấy các hộ vẫn sử dụng khá phổ biến.
Số hộ sử dụng từ 1 – 2 loại kháng sinh trong điều trị bệnh chiếm tỷ lệ 38,3%, từ
3 – 4 loại kháng sinh chiếm 24,47% và có 9,57% số hộ sử dụng từ 5 – 7 loại kháng
sinh khác nhau.
Hiểu biết của người nông dân về sử dụng thuốc kháng sinh, tác hại của sự lạm
dụng và sử dụng bất hợp pháp còn rất hạn chế. Các hộ sử dụng rất tùy tiện, không
khoa học còn rất phổ biến. Việc lựa chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản
thân ngoài ra còn có thể theo tư vấn của Bác sỹ thú y, người bán thuốc, cán bộ khuyến
nông cơ sở hoặc tư vấn của các hộ khác.
Trong quá trình nuôi, người nuôi tôm, cá chưa tính đến tính bền vững và an
toàn cho môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Hơn 80 % số hộ không hiểu biết
về các quy định sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Đa Các nông hộ chưa
có thói quen ghi chép việc sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất. Số hộ
không quan tâm đến việc ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch chiếm một tỷ
lệ cao (23,4%). Nếu tiên lượng điều trị không tốt, Cá, tôm có thể được bán chạy ra thị
trường để thu hồi vốn.
Đa số các nông hộ đều cho rằng biện pháp vệ sinh và xử lý nước đóng một vai
trò quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh. Song do nuôi trồng thủy sản ở cả ĐBSH
và ĐBSCL đều gặp phải vấn đề khó khăn về nguồn nước đảm bảo yêu cầu để thay thế
nguồn nước lưu chứa trong ao nuôi. Nên ô nhiễm nguồn nước đã làm xuất hiện và diễn
biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm còn chưa được
quan tâm. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ quan
tâm tới các công tác khuyến nông, xây dựng mô hình.
Kết quả phân tích sàng lọc 104 mẫu (53 mẫu tôm, 51 mẫu cá) được lấy trên thị

trường các địa phương điều tra phát hiện 27 mẫu (12 mẫu tôm và 15 mẫu cá) mẫu nghi
24


×