Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập học kỳ Luật thương mại 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.18 KB, 15 trang )

A. MỞ BÀI
Trong sự nghiệp đổi mới, để đẩy mạnh CNH-HĐH thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp có vị trí , vai trò đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
của các ngành và của cả nền kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động ; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu
quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc”
của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, nhà nước ta đã đưa ra
những quy định về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp nhằm tăng
cường khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp, vừa đảm bảo cho chúng
hoạt động có hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Phân tích
quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.”
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm thành lập doanh nghiệp và điều kiện kinh doanh
1. Thành lập doanh nghiệp
Ở góc độ kinh tế : Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị các điều kiện
vật chất cần và đủ để hình thành 1 tổ chức kinh doanh. Nhà đầu tư phải chuẩn bị
trụ sở, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị kĩ thật, đội ngũ nhân công, nhà
quản lí.
Ở góc độ pháp lí: Thành lập doanh nghiệp là 1 thủ tục pháp lí được thực
hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiêp,
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hay thuộc sở hưu tư nhân, tuỳ thuộc vào mức
độ cải cách hành chính và thái độ của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh,
thủ tục pháp lí này có tính đơn giản hay phức tạp khác nhau.
2. Điều kiện kinh doanh


Điều kiện kinh doanh là yêu cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải có hoặc phải
thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể. Các điều kiện này rất đa dạng về nội
dung, căn cứ vào các nội dung ấy, chủ thể kinh doanh xem xét và đối chiếu với các
điều kiện đang có hiện tại để chuẩn bị và thực hiện các yêu cầu cần thiết để có đủ


điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức như: Giấy phép
kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề;
Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Xác nhận vốn pháp định; Chấp
thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Các yêu cầu khác mà doanh
nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà
không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
II. Pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
1. Điều kiện về chủ thể
Điều kiện chung về chủ thể để có thể kinh doanh đó là: Tổ chức, cá nhân
Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam. Đối với một số ngành nghề cụ thể đòi hỏi chủ thể kinh doanh
phải có trình độ học vấn nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể trên
đều có quyền kinh doanh. Theo khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy
định:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;


b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định
xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang
bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định,
liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo
quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập
doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.”
2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Việc quy định và xác định ngành, nghề kinh doanh không chỉ đảm bảo
cho lợi ích của cộng đồng mà còn định hướng doanh nghiệp phát triển những
ngành, nghề mà xã hội có nhu cầu.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 thì : Doanh nghiệp có
quyền Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm .Để đảm


bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả, bên cạnh việc quy định cụ thể về các ngành,
nghề kinh doanh pháp luật còn quy định thêm các ngành, nghề cấm kinh doanh;
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện…
Các ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh là những ngành nghề có
khả năng phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục, hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trường…
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì theo khoản 1 điều 8
nghị định 96/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh,
trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định rõ :
“Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh,

trật tự, gồm:
a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ;
b) Kinh doanh các loại pháo;
c) Kinh doanh súng bắn sơn;
d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
đ) Kinh doanh casino;
e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược;
g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc
nổ;
k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;
l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường;


m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);
n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.”
Đối với những ngành nghề kinh doanh pháp luật cấm thì theo điều 6 Luật
đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, số
ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh chỉ còn lại 6, so với 51 ngành nghề thuộc
diện cấm trước đây:
“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ
lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy
cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có
nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.”
Như vậy, doanh nghiệp phải tuân thủ không đượ phép kinh doanh những
ngành nghề, những mặt hàng mà pháp luật đã cấm, còn đối với những ngành nghề
kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện về an
ninh, trật tự…theo đúng quy định của pháp luật.
3. Điều kiện về năng lực chuyên môn
Điều kiện về năng lực chuyên môn được thể hiện dưới hình thức “ chứng
chỉ hành nghề”. Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm


quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho
cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và khả năng nghề nghiệp về mọt ngành, nghề
nhất định.
Những ngành, nghề đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải có chứng chỉ hành
nghề bao gồm các loại sau:
- Một là, ngành nghề mà pháp luật yêu cầu giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề.
- Hai là, ngành nghề mà pháp luật yêu cầu cả giám đốc và người giữ chức vụ quản
lý trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
- Ba là, ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người thực
hiện hoạt động chuyên môn.
Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn từ 1-3 năm tùy theo thâm
niên của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy
định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi
phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc
không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, những ngành, nghề sau
đây cần phải có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh:
-


Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

-

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

-

Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

-

Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế

xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;
-

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;


-

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;

-

Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;

-


Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;

-

Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

-

Kinh doanh dịch vụ kế toán;

-

Dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản; dịch vụ sàn

giao dịch bất động sản.
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ
hành nghề trên đây thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao
hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người quản lý doanh nghiệp.
4. Điều kiện về vốn kinh doanh
Theo khoản 13 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì : “Góp vốn là
việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để
thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được
thành lập”
Khoản 29 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 định nghĩa về vốn điều lệ như
sau : “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết
góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị
mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp
đối với công ty cổ phần.”
Doanh nghiệp khi thành lập, thông thường chỉ cần khai báo vốn điều lệ
với cơ quan có thẩm quyền, mức vốn điều lệ này do người thành lập doanh nghiệp

tự quyết định, nhà nước không đặt ra một con số cụ thể. Tuy nhiên, với một số
ngành nghề, nhà đầu tư muốn được kinh doanh thì phải có từ đủ vốn pháp định.


Vốn pháp được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để
thành lập doanh nghiệp tại một số lĩnh vực cụ thể. Vốn pháp định có ý nghĩa:
Trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, nhà đầu tư cần phải có một số lượng
vốn nhất định để đảm bảo điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi
ro cho các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Thông
thường, vốn pháp định chỉ được áp dụng đối với những ngành có nguy cơ rủi ro
cao, nếu không đáp ứng được một mức vốn nhất định thì không đảm bảo hiệu quả
trong kinh doanh, làm thiệt hại đến lợi ích của nhiều chủ thể khác.
Theo quy định trong các Nghị định của Chính phủ, thì hiện nay ở Việt
Nam, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong các ngành nghề sau đây thì phải đáp
ứng yêu cầu vốn pháp định :
-

Kinh doanh tiền tệ – tín dụng (nếu thành lập ngân hàng thương mại cổ phần

thì phải có ít nhất 1.000 tỷ đồng cho năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cho năm 2010 trở
đi, nếu là ngân hàng đầu tư thì phải có ít nhất là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phát
triển ít nhất 5.000 tỷ đồng…).
-

Kinh doanh chứng khoán (phải có ít nhất 165 tỷ đồng cho ngành nghề bảo

lãnh phát hành hoặc 100 tỷ đồng cho ngành nghề tự doanh…).
-

Kinh doanh bảo hiểm (tối thiểu phải có 300 tỷ đồng cho ngành nghề bảo


hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm nhân thọ, môi giới bảo
hiểm là 4 tỷ đồng).
-

Kinh doanh vận chuyển hàng không (dao động từ 200 tỷ đồng đến 1.000 tỷ

đồng tương ứng với số lượng tàu bay khai thác, hoặc nếu kinh doanh hàng không
chung là 50 tỷ đồng).
-

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (ít nhất là 2 tỷ đồng).

-

Kinh doanh sản xuất phim (ít nhất là 1 tỷ đồng).


-

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (ít nhất là 2 tỷ đồng).

-

Kinh doanh bất động sản (ít nhất là 6 tỷ đồng).

5. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Theo khoản 1 điều 28 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các điều kiện
để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau: “Doanh
nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện

sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và
42 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.”
Thứ nhất, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị
pháp luật cấm như đã trình bày ở trên đây.
Thứ hai, về tên doanh nghiệp, theo đó, tại điều 38, 39, 40, 41, 42 Luật
doanh nghiệp 2014 lần lượt quy định cụ thể về: Tên doanh nghiệp; những điều cấm
trong đặt tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
của doanh nghiệp; tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh; tên
trùng và tên gây nhầm lẫn.
Tại điều 17, 18, 19, 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 của chính
phủ về đăng ký doanh nghiệp cũng đưa ra quy định về việc đăng ký tên doanh
nghiệp, cụ thể, điều 17 quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn, điều 18 quy
định về Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp, điều 19 quy định về


xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
còn điều 20 quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Thứ ba, có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, hồ sơ đăng ký kinh doanh
đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể được quy định chi tiết từ Điều 21 đến
Điều 26 Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 của chính phủ về đăng ký doanh
nghiệp.
Thứ tư, nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về
phí và lệ phí. Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành,
nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. Được quy
định cụ thể tại Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 của chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp quy định về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài tất cả các điều kiện kinh doanh để thành lập doanh nghiệp đã trình
bày trên đây, theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp còn phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
- Có trụ sở chính sau khi thành lập :
Theo điều 43 luật doanh nghiệp 2014 thì : “Trụ sở chính của doanh
nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ
được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp,
xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”
- Về con dấu của doanh nghiệp:
Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp
như sau : “1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội
dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin
sau đây:


a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ
quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ
công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc
các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Đồng thời, điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng đưa ra quy định cụ
thể về Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, như sau:
III. Thực tiễn trong áp dụng điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật
Doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014 ra đời thực sự là một bước đột phá,
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thành lập doanh nghiệp,
phù hợp với thị trường kinh tế thế giới.
Kể từ khi có những cải cách mạnh mẽ về thủ tục thành lập doanh
nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2014, số lượng doanh nghiệp đăng ký ở nước ta đã
tăng rất nhanh. Việc chính thức hóa hoạt động kinh doanh đem lại những lợi ích
kinh tế nhất định cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế:
Về phía doanh nghiệp, hoạt động chính thức sẽ giúp họ không phải né
tránh thanh tra doanh nghiệp và nhờ đó có thể phát triển đến quy mô tối ưu nhất.


Một khảo sát của Ngân hàng thế giới cho thấy thông thường trong cùng một ngành,
các doanh nghiệp chính thức có hiệu quả hoạt động cao hơn 40% so với không
chính thức. Hơn nữa, chủ các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được tín dụng ngân
hàng, các dịch vụ công cộng khác (giải quyết tranh chấp qua kênh tòa án) và trực
tiếp xuất khẩu.
Về phía Nhà nước, nhiều doanh nghiệp hoạt động chính thức làm tăng thu
ngân sách nhờ nguồn thu thuế tăng. Từ đó, Chính phủ có thể tiếp tục xem xét giảm
bớt gánh nặng thuế cho doanh nghiệp để tạo động cơ cho doanh nghiệp phát triển
và tăng trưởng hơn nữa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thông qua việc pháp
luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập,
gây khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, cụ thể như:
Thứ nhất, Theo khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 thì : Doanh
nghiệp có quyền Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm .
Tuy nhiên , đây là một quy định khá chung chung. Vì trong hệ thống ngành kinh tế
quốc dân chúng ta có danh mục tới gần 4000 ngành nghề để có thể kinh doanh
được. Như vậy, nếu đặt vấn đề một cách quá chung chung là “Tự do kinh doanh
trong những ngành, nghề mà luật không cấm” trong hồ sơ đăng ký kinh doanh thì

bị coi là quy định không rõ ràng.
Thứ hai, Luật chưa quy định một cách rõ ràng và cụ thể về việc thực hiện
và giám sát các điều kiện kinh doanh- một bước quan trọng trong công tác hậu
kiểm.
Thứ ba, tuy nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tên doanh nghiệp, thương
hiệu… nhưng trên thực tế thì vấn đề tên doanh nghiệp vẫn còn gây nhiều tranh cãi
như việc các doanh nghiệp đặt tên cho doanh nghiệp của mình gần giống với tên
của các doanh nghiệp có tên tuổi lâu năm trong nền kinh tế thị trường gây nhầm


lẫn cho người tiêu dùng, thậm chí ảnh hưởng đến vị thế của các doanh nghiệp lâu
năm đó.
Thứ tư, Luật doanh nghiệp còn chậm cập nhật các ngành nghề kinh doanh
mới phát sinh trong thực tế khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc
quản lý.
Thứ năm, hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh ở nước ta còn thiếu
đồng bộ, đội ngũ các cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh còn thiếu năng lực
làm việc cũng như năng lực pháp luật khiến cho nhiều người đã lợi dụng kẽ hở
trong pháp luật để tư lợi.
Thứ sáu, nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền đăng ký kinh doanh tạo nên
sự chồng chéo về chức năng, thẩm quyền, gây khó khăn trong công tác quản lý
IV. Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập
doanh nghiệp
Dựa vào những bất cập, vướng mắc còn tồn tại, có thể đưa ra một số
hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh
nghiệp như sau:
- Một là, Cần phải xây dựng một hệ thống cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh
doanh thống nhất từ trung ương xuống địa phương để tránh việc hàng loạt hồ sơ
xin thành lập doanh nghiệp tồn đọng, chồng chéo.
- Hai là, Cần phải có quy địh cụ thể, chặt chẽ về tên doanh nghiệp để tránh nhầm

lẫn. Đồng thời cũng cần đưa ra những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những
trường hợp vi phạm.
- Ba là, tăng cường công tác quản lý chuyên ngành đối với doanh nghiệp theo
hướng: tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp ( công tác hậu kiểm).


- Bốn là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ chuyên môn
và năng lực pháp luật.
- Năm là, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh.
Các ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện cần được cập nhật và bổ sung kịp thời.
C. KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh
khi thành lập doanh nghiệp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, bên cạnh những thành
tựu đạt được, chúng ta có thể thấy vẫn còn tồn tại khá nhiều những bất cập, vướng
mắc, đòi hỏi các nhà làm luật cần phải có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để có thể
khắc phục một cách triệt để, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân trong việc
tham gia thành lập doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,
hợp pháp và phát triển trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, tập 1, Nxb. CAND,
Hà Nội – 2009.
2. Luật doanh nghiệp năm 2014, NXB. Lao động.
3. Luật đầu tư năm 2014, NXB Lao động.
4. Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
5. Nghị định 96/2015/NĐ-CP năm 2015 của chính phủ Quy định chi tiết một số
điều của Luật Doanh nghiệp.
6. Luận văn thạc sĩ luật học, Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt

Nam, Vũ Thị Hiền, Hà Nội- 2014.
7. Một số website:
/> /> />


×