Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Mét sè biÖn ph¸P NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TIẾT
SINH HOẠT TẬP THỂ CHO HỌC SINH LỚP 3”

Lĩnh vực: Chủ nhiệm
Cấp học : Tiểu học

NĂM HỌC 2016 -2017


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đào tạo đang từng bước đổi mới phương
pháp dạy học đồng thời điều chỉnh cấu trúc chương trình đem lại mục đích
chính là hướng vào người học. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Với chương trình đổi mới
hiện nay, học sinh được học 2 buổi/ ngày. Với thời lượng học tập nhiều mà lứa
tuổi của các em đang ở độ tuổi học mà chơi, chơi mà học. Ngoài việc phát triển
đúng đắn lâu dài về trí tuệ, các em còn được vui chơi, phát triển về cả mặt tình
cảm, nhân cách, đạo đức của con người như lòng nhân ái, tình yêu quê hương
đất nước, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn bè, có ý thức về bổn
phận của mình, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Ngoài việc học, các em
còn được vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các
hoạt động xã hội để phát triển toàn diện về bốn mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, nó tác
động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Do
vậy, học sinh ngày nay có những phát triển mới hơn về “chất” trong quá trình


học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn, tư duy tốt hơn, phát huy hết
được khả năng của mình và có những nhu cầu cao hơn nhằm khẳng định sự phát
triển của bản thân. Chính vì vậy, chúng ta phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ
chức tốt các hoạt động học nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Một trong những tiết học có nhiều điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh đó
là giờ sinh hoạt tập thể.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể ở trường học chưa
phát huy hết khả năng của học sinh. Đây là một công việc nghệ thuật đòi hỏi
giáo viên vừa phải là người định hướng, hướng dẫn các em nắm bắt tri thức vừa
phải có trách nhiệm tỉ mỉ, kiên trì trong công việc. Bên cạnh đó, người giáo viên
phải có tình yêu thương học sinh thực sự.
Sau khi hiểu tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể, tôi thấy tiết học này đã
góp phần thúc đẩy công tác giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. Vậy làm
thế nào để có được tiết sinh hoạt phong phú, sinh động, có tính giáo dục cao?
Đây là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp nâng cao chất
lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3".

1 /20


II. Mục đích nghiên cứu
Mc tiờu ca ti l to ra mt sõn chi gn gi, b ớch cỏc em th hin
nng khiu ca mỡnh thụng qua cỏc tit mc vn ngh, cỏc cõu chuyn k, c
th, tranh v, cm hoa T ú cỏc em thờm yờu cuc sng, cú ý thc phn
u, rốn luyn. ng thi õy cng l tit giỏo dc k nng sng cho cỏc em
nh k nng ỏnh giỏ, k nng iu khin, k nng giao tip, k nng tham gia
cỏc hot ng tp th
III. Đối t-ợng nghiên cứu
i tng nghiờn cu ca ti l hc sinh lp 3
IV. PhƯơng pháp nghiên cứgia vo tit sinh hot tp th thỡ tụi ó lm nh sau:

- Ngay t u nm hc tụi ó iu tra c bn nm bt tỡnh hỡnh, hon cnh
ca hc sinh v kh nng, hn ch ca cỏc em.
- i vi nhng hc sinh cú nng lc, t tin, mnh dn, tớch cc tham gia vo
tit sinh hot tp th, tụi cú th mnh dn giao mt s vic lm phự hp vi cỏc
em. Cỏc em cú th t su tm, xut nhng cõu hi xoay quanh ni dung tỡm
hiu ch . Thi gian u nhng cõu hi ca cỏc em cú th cha rừ ý, cha phự
hp nhng sau nhng ln c cụ giỏo gúp ý, chnh sa, ng viờn, khuyn
khớch, cỏc em s t tin hn, mnh dn hn khi bt tay xõy dng cõu hi cho
nhng ch tip theo.
Cỏc em cú th ng kớ lm MC mt hot ng trong cỏc hot ng ca bui
sinh hot tp th. Sau mi ln nh vy, cụ giỏo s gúp ý rỳt kinh nghim cỏch
dn chng trỡnh ca cỏc em t ú cỏc em s t tin hn, kp thi ng phú vi
mi tỡnh hung.
Thụng qua cỏc tit hc, cỏc em ó mnh dn nhn nhim v v t tin dn
chng trỡnh trong cỏc hot ng. Qua hi thi h trỏch sao gii Sao nhi
ng chm ngoan vũng chung kho cp Liờn i, cỏc em ó t gii Nhỡ.

15/20


- Còn đối với những học sinh nhút nhát, chậm chạp, hay mặc cảm với chính bản
thân mình, tôi lại áp dụng một số cách làm như sau:
+ Tôi không tách các em ra khỏi tập thể vì làm như vậy khiến các em hẫng hụt,
vô tình đẩy các em xa rời hoặc đối lập với tập thể lớp. Với các em học sinh cá
biệt, sự động viên, an ủi của cô giáo, sự tin tưởng của bạn bè trong lớp là biện
pháp giáo dục có tác dụng lớn. Các em đều có những góc tối trong tâm hồn. Nếu
biết tìm hiểu các góc tối đó xoa dịu được những mặc cảm trong các em, xây
dựng được miền tin cho các em vào thầy cô và bạn bè thì sẽ cảm hóa và giáo
dục các em thành công trong tiết sinh hoạt tập thể.
+ Tôi sẽ cố gắng dành những cơ hội thuận lợi, những câu hỏi phù hợp với các

em để các em trả lời. Nếu các em trả lời đúng tôi không ngần ngại dành cho các
em những lời khen tặng và khuyến khích cả lớp động viên bạn. Được các bạn
ghi nhận, các em phần nào sẽ xóa bỏ đi mặc cảm, tự ti của mình. Nếu các em trả
lời chưa chính xác tôi nhẹ nhàng chỉ cho em thấy sự thiếu sót của mình ở đâu để
các em khắc phục.
+ Khi cần các em phối hợp nhóm để tham gia hoạt động, tôi đã cố gắng sắp xếp
những bạn nhút nhát, chậm chạp ngồi cùng những bạn mạnh dạn, tự tin để trong
nhóm các bạn có thể giúp đỡ nhau.
Qua thời gian, được sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn, một số học sinh
chưa mạnh dạn đã tự tin tham gia các hoạt động. Dưới đây là hình ảnh các em đã
tham gia văn nghệ trong tiết sinh hoạt theo chủ điểm “Yêu quý mẹ và cô giáo”
có hiệu quả.

Kết quả: Sau một thời gian áp dụng biện pháp này, tôi thấy thực sự có hiệu
quả. Số học sinh trong lớp tôi tích cực hăng hái tham gia tiết sinh hoạt tập thể
ngày càng nhiều. Các em tham gia với thái độ vui vẻ, tự giác.
16/20


* Quy trình tổ chức 1 tiết sinh hoạt tập thể theo chủ đề "Yêu quý mẹ và cô giáo".
I. Ổn định tổ chức:
- Hát tập thể: Niềm vui mồng 8/3
II. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
Giáo viên giới thiệu
III. Các hoạt động chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Sơ kết thi đua tuần:
- Lớp trưởng điều hành sơ kết thi đua.
+ Đại diện các tổ báo cáo về các mặt: học tập, nề nếp, các hoạt động Sao
nhi đồng và xã hội từ thiện.
+ Học sinh khác bổ sung ý kiến.

+ Biểu dương tổ và cá nhân tiêu biểu.
- Giáo viên nhận xét, trao thưởng cho học sinh tiêu biểu, khen tổ xuất sắc.
(Cả lớp hát tập thể: Lớp chúng ta đoàn kết)
2. Hoạt động 2: Thảo luận phương hướng thi đua tuần tiếp theo
- Giáo viên nêu các phương hướng thi đua và mời lớp trưởng điều hành thảo
luận về các mặt: học tập, nề nếp, các hoạt động Sao nhi đồng.
- Lớp trưởng điều hành phần thảo luận:
+ Học sinh nêu các ý kiến theo nhóm
+ Báo cáo kết quả thảo luận
- Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến
3. Hoạt động 3: Hoạt động theo chủ điểm "Yêu quý mẹ và cô giáo"
- Giáo viên nói về ý nghĩa ngày Quốc tế hụ nữ 8/3.
- Hướng dẫn trò chơi "Rung chuông vàng":
+ Học sinh tham gia trò chơi trả lời 5 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm
hoặc viết ra bảng con.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ do học sinh đã được chuẩn bị:
+ Kể chuyện: Bông hoa cúc trắng
+ Đọc thơ: Mẹ của con
+ Tam ca: Chỉ có một trên đời
+ Tốp ca: Bông hồng tặng cô
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh
- Liên hệ thực tế
IV. Kết thúc:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh thực hiện tốt phương hướng đã đề ra và làm bưu thiếp tặng
mẹ và cô giáo; sưu tầm và thuộc các bài hát, bài thơ, câu chuyện theo chủ đề.
17/20


Bảng thống kê một số năng lực, phẩm chất của học sinh lớp 3 qua tiết

sinh hoạt tập thể vào thời điểm cuối năm. Sĩ số 60HS.
Năng lực và phẩm chất

Mức độ đạt đƣợc
Tốt

Đạt

Cần cố gắng

Ý thức tự giác tham gia các hoạt động

35HS

23HS

2HS

Khả năng điều khiển, tổ chức hoạt động

19HS

30HS

11HS

Hợp tác nhóm

40HS


14HS

6HS

Mạnh dạn, tự tin trước tập thể

36HS

15HS

9HS

Yêu thích tiết học

57HS

03HS

0

IV. KẾT QUẢ
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, với sự nhiệt tình, kiên trì
của bản thân, sự cố gắng của học sinh, sự phối hợp của phụ huynh, tôi đã thu
được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
- Tích lũy kinh nghiệm, xây dựng được kế hoạch của các tiết sinh hoạt tập
thể phù hợp với từng chủ điểm.
- Lựa chọn được các hình thức tổ chức phù hợp với các tiết dạy theo chủ
điểm hàng tháng.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức cho phù hợp với từng chủ điểm.

* Đối với học sinh:
- Các em rất hứng thú khi tham gia tiết sinh hoạt tập thể.
- Nhiều học sinh có khả năng điều khiển, tổ chức một số hoạt động tốt.
- Phát huy được tính mạnh dạn, tự tin của học sinh, đưa các em vào những
hoạt động bổ ích, lí thú.
- Phát huy được năng khiếu về hát, vẽ, kể chuyện cho học sinh
- Do được bồi dưỡng, tập huấn nên các em cán bộ lớp đã luôn gương mẫu
và hoàn thành tốt công việc được giao, các em được các bạn tin yêu, tôn trọng.
- Lớp luôn đi đầu trong việc tham gia nhiệt tình, hưởng ứng các phong trào
thi đua của trường đề ra.
- Có nếp tự quản tốt.
- Thường xuyên được nhận cờ thi đua đầu tuần.
18/20


- 100% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt các môn học. 100% học sinh
đạt mức Tốt và Đạt về năng lực và phẩm chất.
- Lớp đạt lớp vở sạch chữ đẹp.
Các em có hoàn cảnh khó khăn được tôi cùng các bạn trong lớp luôn luôn
quan tâm và giúp đỡ, đến nay đã có tiến bộ nhiều về học tập, bạo dạn hơn trước
tập thể. Ngoài ra, các em gần gũi, tâm sự với tôi những niềm vui nỗi buồn trong
gia đình và cuộc sống.
Qua các tiết sinh hoạt tập thể, các em tự tin thể hiện được khả năng của
mình, quan tâm, gắn bó, có trách nhiệm đến nhau, chất lượng buổi sinh hoạt
thực sự có hiệu quả.
Tôi đã đón nhận được sự tin yêu của phụ huynh và học sinh.

19/20



C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể là nội dung quan trọng trong nhà
trường. Việc này có tác dụng giúp các em đáp ứng được các nhu cầu của tâm lý
lứa tuổi đó là giao tiếp, vui chơi, noi gương, tự khẳng định mình, nâng cao được
phong trào học tập, phong trào hoạt động Đội- Sao, phát huy được tính mạnh
dạn, tự tin của học sinh, đưa các em vào những hoạt động bổ ích, lí thú. Đặc
biệt là đã phát huy được năng khiếu về hát, vẽ, kể chuyện cho học sinh, nó còn
rèn luyện khả năng tổ chức, hùng biện cho các em sau này.
Việc tổ chức tốt, thường xuyên tiết sinh hoạt tập thể còn tạo điều kiện rất
thuận lợi cho công tác giảng dạy của người giáo viên nói chung và giáo viên chủ
nhiệm nói riêng. Qua các tiết sinh hoạt tập thể các phong trào thi đua học tập sẽ
sôi nổi hơn, nhiều em có ý thức tự giác. Lớp có nề nếp tự quản tốt hơn. Qua tiết
học, tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó và phát triển tốt đẹp hơn.
Trên cơ sở tôn trọng kỷ cương trong nghề nghiệp, với ý thức trách nhiệm
và lòng thương yêu học sinh thực sự của người thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt
công tác chủ nhiệm qua các năm công tác.
Với học trò, các con sẽ rất phấn khởi và hứng thú vì "Mỗi ngày đến trường
là một ngày vui".
II. Khuyến nghị:
* Đối với giáo viên:
Để các tiết sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả tốt, tôi nghĩ giáo viên cần:
- Xác định mục tiêu cụ thể.
- Nghiên cứu lựa chọn hoạt động sát với chủ điểm của tiết sinh hoạt tập thể.
- Dặn học sinh tìm hiểu tư liệu, thông tin gắn với chủ điểm.
- Phối hợp tốt với phụ huynh rèn thêm kĩ năng cho học sinh.
* Đối với nhà trƣờng:
Vì lớp học chật chội nên tôi mong muốn nhà trường xây dựng thêm phòng
chức năng rộng hơn để học sinh có không gian hoạt động phù hợp.
Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng

tính thực tiễn của đề tài song không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong các bạn
đồng nghiệp đóng góp để kinh nghiệm của tôi ngày càng phong phú và hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Hà nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
20/20


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
III. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
IV. hương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
V.

hạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 3
1. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của việc tổ chức tiết sinh hoạt tập thể ........ 3
2. Các nguyên tắc tổ chức tiết sinh hoạt tập thể .................................................... 4
3. Nội dung các tiết sinh hoạt tập thể .................................................................... 4
4. Một số hình thức tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể .......................................... 5
5. Các phương pháp và hình thức giúp tiết sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao ..... 5
II. Thực trạng ........................................................................................................ 8
III. Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng tiết sinh hoạt tập thể .................... 9
1. Xây dựng kế hoạch ............................................................................................. 9
2. Chuẩn bị tổ chức với từng hoạt động tiết sinh hoạt tập thể ............................... 10

2.1. Chuẩn bị nội dung sơ kết thi đua và bàn phương hướng tuần tiếp theo...... 10
2.2. Tổ chức tìm hiểu nội dung chủ điểm ........................................................... 11
2.3. Tổ chức trò chơi theo chủ điểm ................................................................... 13
2.4. Tổ chức văn nghệ theo chủ điểm ................................................................. 14
3. Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong tiết sinh hoạt tập thể ...................... 15
IV. Kết quả ............................................................................................................. 18
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận ................................................................................................................ 20
II. Khuyến nghị ....................................................................................................... 20
21/20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Giáo dục nếp sống Văn minh - Thanh lịch cho học sinh Hà Nội
– Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
2. Nét văn hóa Hà nội – Nhà xuất bản thông tin Văn hóa và du lịch.
3. Các trò chơi dân gian – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Tuyển tập các bài hát dành cho thiếu nhi - Nhà xuất Âm nhạc.
5. Truyện cổ tích - Nhà xuất bản Kim Đồng.

22/20



×