Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 7 lần 1 năm học 2017_2018 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.73 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG

ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI KHỐI 7, 8 LẦN 1
NĂM HỌC 2017- 2018
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15
khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
Ra thế
Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có một câu:
Lượm ơi còn không?
Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc
của tác giả.
Câu 2. (2,5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa ...
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Câu 3. (5,5 điểm)
Một đêm thanh vắng, em ngồi học bài.
Kim đồng hồ hối hả từng bước đi của thời gian. Hãy tả lại cảnh đó và tưởng tượng
qua tiếng tích tắc, tích tắc, chiếc đồng hồ muốn nói với em điều gì.


--------------HẾT-------------Họ và tên thí sinh……………………………Số báo danh…………Phòng thi: …….


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG HSG
Năm học: 2017-2018
Môn: Ngữ văn 7

- Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp
đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin
Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn
ngào:
Ra thế
Lượm ơi!
- Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà
thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong
khi làm nhiệm vụ.Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay
Câu 1
(2.0 điểm) đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã
nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ
day dứt:
Lượm ơi, còn không?
- Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi
xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ
đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác gỉa như không
tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác
giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương.

Câu 2
- Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ
(2,5 điểm) Nêu cảm nhận ban đầu về đoạn thơ
*Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác
nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về
người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm
cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ
“ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm
cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác
giả đối với mẹ.
- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ
chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những
cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ
biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

0,25 điểm
0,5 điểm

0,75 điểm


đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời,
đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ

0,75 điểm
dành cho con.
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho
con ước mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa.
Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có thể
nêu một số câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao
và làm rõ cảm nhận của mình ... khuyến khích những bài
0,25 điểm
viết giàu cảm xúc.
- Khẳng định lại tình mẫu tử thiêng liêng luôn là
hành trang của con người trong cuộc sống
Liên hệ bản thân.
* Yêu cầu chung
- Kiểu bài : Miêu tả kết hợp với tự sự
- Diễn đạt : Trong sáng, lưu loát
- Bố cục : Rõ ràng, hợp lí: trình bày: Mạch lạc, sạch sẽ.
- Nội dung: Đề bài yêu cầu học sinh vừa miêu tả đồng
thời biết kết hợp với yếu tố tự sự, biết tưởng tượng để kể
Câu 3
(5,5 điểm) một cách sáng tạo.
+ Tưởng tượng được thời gian đặc biệt là không gian để
tạo không khí cho sự việc được kể: Có thể là đêm khuya,
mọi người trong nhà đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn lại
mình em với những đồ dùng học tập và bên cạnh là bác
đồng hồ vẫn đang miệt mài làm viêc…
+ Tưởng tượng ra câu chuyện mà chiếc đồng hồ sẽ kể qua
đó sẽ bộc lộ được ý nghĩa của câu chuyện, chính là điều
mà chiếc đồng hồ muốn nói với em. Phần này hoàn toàn
cho phép học sinh tưởng tượng có thể là một câu chuyện
đã được học trong chương trình nhưng tưởng tượng ra kết

cục khác hay viết tiếp cho câu chuyện ấy( thích hợp với
những câu chuyện dân gian mà học sinh đã học ở kỳ 1,
nội dung câu chuyện là vấn đề quan trọng để gợi ra ý
nghĩa mà chiếc đồng hồ muốn nói) Ví dụ từ truyện Sơn
Tinh, Thủy Tinh, học sinh tưởng tượng phần hai để nêu ra
bài học về thái độ chủ quan, chỉ sống với quá khứ huy
hoàng mà không chuẩn bị cho tương lai…Chẳng hạn thần
Sơn Tinh, sau khi đã lấy được Mị Nương thì thỏa sức vui
chơi, coi thường thần Thủy Tinh,. Vị thần núi, chẳng chịu
luyện tập, sức vóc suy yếu, không nghe cận thần…Trong


khi đó Thủy Tinh chẳng quên mối thù, đêm ngày luyện
tập chờ cơ hội để đánh trả…Từ đó gợi ra ý nghĩa, bài học
trong cuộc sống.
+ Có thể tưởng tượng một câu chuyện hoàn toàn mới song
điều nêu ra từ câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định đặc
biệt gắn việc việc học và lứa tuổi của mình…
Cho điểm:
+ Điểm 5,5: Đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có tính sáng
tạo cao, tưởng tượng phong phú, hợp lí, không mắc lỗi.
+ Điểm 4,5: Triển khai được các yêu cầu trên song chưa
thật sáng tạo.
+ Điểm 4: Biết triển khai các yêu cầu trên nhưng có thể
diễn đạt còn vụng, còn mắc một vài lỗi.
+ Điểm 3: Lúng túng trong viêc triển khai các ý.
+ Điểm 2: Dưới mức điểm 3.
+ Điểm 1: Lạc đề
Lưu ý: Điểm tối đa cho từng câu là điểm kết hợp cả nội
dung và hành văn. Chỉ cho điểm trung bình những câu,

những bài đảm bảo nội dung nhưng hành văn mắc nhiều
lỗi. Điểm lẻ cho từng câu, từng bài tính đến 0.5 điểm.



×