Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nghiên cứu Backup dữ liệu Oracle trên Windows

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 28 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---------------------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

ORACLE SECURE BACKUP ON WINDOW

Giảng viên hướng dẫn
Môn
Lớp
Sinh viên thực hiện

:
:
:
:

Trần Thị Lượng
An toàn cơ sở dữ liệu
AT10-L02
Phạm Thế Hùng
Nguyễn Trung Nam
Giang Văn Thắng
Nguyễn Hữu Tú

Hà Nội – Năm 2016


Mục lục



CHƯƠNG 1. Tông quan về backup và recovery của Oracle
Để có thể backup và restore một cơ sở dữ liệu thì điều đầu tiên cần biết là kiến
trúc lưu trữ của cơ sở dữ liệu đó để có thể backup và recovery một cách chính xác
nhất. Hiểu rõ được kiến trúc lưu trữ của cơ sở dữ liệu sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong
việc chọn lựa cách backup và recovery phù hợp nhất với hệ thống cũng như ít tốn
chi phí nhất. Nó còn đảm bảo cho hệ thống sẽ vận hành một cách trơn tru nhất.
1.1 Kiến trúc lưu trữ
Kiến trúc lưu trữ của oracle gồm 2 loại có mối liên hệ mật thiết với nhau là:
• Kiến trúc luận lý (logical structure)
• Kiến trúc vật lý (physical structure)
1.1.1 Kiến trúc vật lý (Physical structure)

Hình 1-1 Kiến trúc vật lý của oracle
Phyical structure – kiến trúc vật lý – chính là các tập tin, là những gì
chúng ta có thể thấy được trực tiếp trên hệ điều hành, được lưu trữ trên hệ thống lưu
trữ (có thể là local disk, SAN, NAS…, disk có thể format theo file system như ext3,
hay format thành ASM disk…), bao gồm:
• Data files


Đúng như tên gọi, data files là các tập tin chứa dữ liệu của database, bao gồm
cả dữ liệu của user hay ứng dụng, data dictionary của Oracle database.
Mỗi data file chỉ thuộc về một tablespace, có thể tự tăng kích thước
(AUTOEXTEND) và tối đa đến 1 giới hạn (MAXSIZE) nếu ta cấu hình khi tạo.
Data file có thể là:
 Datafile: các tập tin chứa dữ liệu
 Tempfile: các tập tin chứa dữ liệu tạm thời phục vụ cho hoạt động của
database
 Undo datafile: các tập tin chứa dữ liệu undo phục vụ cho hoạt động của

database
 Các tập tin này hay có đuôi là .dbf
• Control files
Đây là tập tin hết sức quan trọng với database, nếu không có nó sẽ không
open được database. Tập tin này chứa metadata về database, như tên database, vị trí
các data files, redo log files, thông tin về backup, …
Do là tập tin quan trọng, nên chúng ta cần nhân bản (multiplex) file này ra
làm 2, 3 bản ở các vị trí lưu trữ khác nhau, để trong trường hợp 1 file bị hư vẫn còn
các file còn lại, đảm bảo hệ thống hoạt động.
Các tập tin này hay có đuôi là .ctl
• Online redo log files
Đây chính là các tập tin mà process LGWR ghi dữ liệu ra từ Redo log buffer.
Các tập tin này cần thiết trong trường hợp instance crash, phải recover lại.
Các redo log files được chia vào các log group. Mỗi log group cũng nên có 2
redo log files trở lên (cũng multiplex như control file), để đảm bảo khi có 1 file hư
thì vẫn còn file còn lại để hệ thống hoạt động.
Do được sử dụng xoay vòng, cần ít nhất 2 log group trong database.
Khi hoạt động, log group có thể có các trạng thái sau:
 UNUSED: log group mới tạo, chưa sử dụng bao giờ


 CURRENT: log group đang được ghi dữ liệu
 ACTIVE: log group đang không ghi dữ liệu, nhưng đang cần
phòng trường hợp instance crash
 INACTIVE: log group đang không ghi dữ liệu, không cần trong trường
hợp instance crash
• Archived redo log files
Nếu database chạy trong chế độ ARCHIVELOG, các redo log file khi đầy / khi
switch sẽ được ghi ra archived log files. Các archived redo log files này dùng với
các bản backup để đảm bảo có thể restore hệ thống đến 1 thời điểm xác định. Ngoài

ra, archived redo log files còn dùng cho các tính năng khác như Data Guard.
• Initialization files
Đây là tập tin chứa các tham số cấu hình liên quan đến bộ nhớ, vị trí control
files, vị trí các thư mục log, các tham số cấu hình hoạt động của database… được
dùng khi startup instance. Có 2 loại file:
 Pfile (parameter file): là dạng file text, thường có tên init.ora
 Spfile (server parameter file): là dạng file binary, thường có tên
spfile.ora
Các tập tin này thường nằm trong ORACLE_HOME/dbs. Nếu dùng ASM để lưu
trữ thì spfile hay nằm trong ASM.
Spfile có nhiều ưu điểm hơn pfile và thường được dùng chính cho database.
Tuy vậy pfile cũng cần thiết trong nhiều trường hợp. Việc nắm vững thao tác với 2
loại file này sẽ rất có ích.
• Password files
Tập tin này chứa password của các user được cấp quyền SYSDBA hay
SYSOPER, cho phép các user có quyền admin này kết nối từ xa để thực hiện các
thao tác cần xác thực bên ngoài database, chẳng hạn như startup.
Tập tin này thường có tên orapw<SID> nằm trong ORACLE_HOME/dbs.
• Alert log & Trace files


Alert log là tập tin ghi lại log các hoạt động chính của database (startup,
shutdown, switch log…), các thao tác liên quan đến tablespace và datafile, ALTER
DATABASE, ALTER SYSTEM, các lỗi liên quan đến hoạt động database…
Đây là tập tin cần thường xuyên theo dõi kiểm tra để đảm bảo hoạt động của
database. Tập tin này thường có tên alert_<SID>.log
Trace files là các file log ghi lại các lỗi xảy ra trên các background process và
server process. Ngoài ra cũng có lúc DBA chủ động ghi trace file để kiểm tra 1 số
thông tin rõ ràng hơn.
• Backup files

Backup files là các file sao lưu lại nội dung database, mục đích chính là phòng
trường hợp có hư hỏng gì thì dùng để khôi phục database.
Backup files có thể là các file copy của các file khác (data file, control file,
redo log, archived log…) nếu sử dụng “cold backup”, hoặc có thể là các tập tin do
RMAN sinh ra nếu dùng RMAN để backup.
1.1.2 Kiến trúc luân lý (logical backup)

Hình 1-2 Kiến trúc luân lý của orcle


Nếu như trên OS ta thấy các tập tin database đơn giản chỉ là … các tập tin, thì
trong database, việc lưu trữ logic lại tổ chức phức tạp hơn, theo nhiều cấp.
• Oracle data block
Data block là cấp độ lưu trữ logic nhỏ nhất trong Oracle database. Thường 1
Oracle data block sẽ gồm nhiều OS block để tăng I/O. Mặc định block size là 8KB.
Tuy nhiên khi tạo tablespace, có thể đặt block size khác tùy theo nhu cầu.
• Extents
Extent là mức độ lưu trữ cao hơn, bao gồm nhiều data block liền kề (về mặt
logical, còn về mặt physical có thể là các block rải rác trên disk). Khi 1 object cần
tăng thêm kích thước, Oracle sẽ cấp phát thêm ở mức độ extent.
• Segments
Segment là đơn vị lưu trữ logic bao gồm nhiều extent. Có 4 loại segment
chính:
 Data segment: là segment tạo nên table. Mỗi table được lưu hoàn toàn
trong 1 segment (với partitioned table thì mỗi partition là 1 segment)
 Index segment: là segment tạo nên index. Mỗi index được lưu hoàn
toàn trong 1 segment (với partitioned index thì mỗi partition là 1
segment)
 Undo segment: các segment lưu trữ thông tin undo trong undo
tablespace

 Temporary segment: các segment lưu trữ thông tin tạm thời trong
temporary tablespace
• Tablespace
Việc lưu trữ nhìn từ trong database, ở mức độ cao nhất sẽ là các tablespace.
Tablespace là tập hợp các data files (quan hệ giữa physical và logical nhìn thấy rõ
nhất là đây), mục đích tất nhiên là … để lưu trữ dữ liệu. Có 3 loại tablespace lưu trữ:
 Data tablespace: tablespace chứa dữ liệu. Khi cài đặt thường có sẵn
tablespace SYSTEM và SYSAUX, là các tablespace hệ thống chứa dữ
liệu của Oracle (ta không nên lưu trữ dữ liệu khác vào đây), 1


tablespace USERS để chứa dữ liệu của user/ứng dụng. Thường ta sẽ tạo
thêm các tablespace khác để quy hoạch việc lưu trữ
 Undo tablespace: là các tablespace chứa dữ liệu undo, liên quan đến
hoạt động của database, do Oracle quản lý. Chỉ có 1 undo tablespace
trong database
 Temporary tablespace: là các tablespace chứa dữ liệu tạm thời, liên
quan đến hoạt động của database, cũng do Oracle quản lý. Có thể có
nhiều temporary tablespace trong database
Về cách tổ chức, tablespace có thể được tổ chức theo 1 trong 2 kiểu:
 Smallfile tablespace: tablespace gồm nhiều datafile, kích thước tối đa
mỗi datafile phụ thuộc vào kích thước block (vd với block 8KB thì kích
thước datafile tối đa là 32GB)
 Bigfile tablespace: tablespace chỉ có 1 datafile duy nhất, tuy nhiên kích
thước tối đa rất lớn (vd với block 8KB thì kích thước datafile tối đa là
32TB)
1.2 Các loại backup
Từ kiến trúc lưu trữ, hệ cơ sở dữ liệu oracle gồm 2 phần là kiến trúc vật lý và
kiến trúc luân lý. Do đó, việc backup dữ liệu cũng sẽ gồm 2 loại backup tương ứng
với mỗi kiến trúc lưu trữ là: logical backup và physical backup.

1.2.1 Logical backup
Logical backup là tạo một bản sao lưu dữ liệu luận lý, nhưng không phải tập
tin vật lý, từ một nơi này đến một nơi khác. Một bản logical backup được sử dụng để
di chuyển hoặc lưu trữ cơ sở dữ liệu, bảng biểu, hoặc lược đồ và để kiểm tra cấu trúc
cơ sở dữ liệu.
1.2.2 Physical backup
Physical backup là bản sao của tập tin cơ sở dữ liệu vật lý. Ví dụ, một bản
physical backup có thể sao chép nội dung cơ sở dữ liệu từ một ổ đĩa cục bộ đến một
địa điểm an toàn.
Một bản sao lưu vật lý có thể là sao lưu nóng (Hot backup) hoặc sao lưu
lạnh (Cold backup).


1.2.2.1 Hot backup
Người dùng có thể sửa đổi các cơ sở dữ liệu trong một sao lưu nóng. Các tệp
log của những thay đổi được thực hiện trong khi sao lưu được lưu lại và những thay
đổi log được áp dụng để đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu và các bản sao lưu. Một bản sao
lưu nóng được sử dụng khi một sao lưu đầy đủ là cần thiết và dịch vụ không cho
phép thời gian chết trên hệ thống cho một sao lưu lạnh.
1.2.2.2 Cold backup
Người dùng không thể sửa đổi các cơ sở dữ liệu trong một bản sao lưu lạnh,
vì vậy các cơ sở dữ liệu và các bản sao lưu luôn đồng bộ. sao lưu lạnh chỉ được sử
dụng khi các cấp độ dịch vụ cho phép các hệ thống thời gian chết yêu cầu.
1.2.3 RMAN
Ngoài 2 loại backup trên, RMAN cũng là một tính năng sao lưu dữ liệu có
nhiều ưu điểm hơn các loại trên. Sử dụng RMAN để cung cấp cho bạn truy cập vào
một số sao lưu dữ liệu và phục hồi kỹ thuật và tính năng không có sẵn trong tất cả
các bản sao lưu và phục hồi quản lý người dùng.



CHƯƠNG 2. BACKUP VÀ RESTORE TRONG LOGICAL
BACKUP
2.1 Locical backup
Logical backup là việc sao lưu các đối tượng trong database (table,
schema…). Việc backup logical ta hay thực hiện bằng Oracle Data Pump. Data
Pump có thể export/import dữ liệu ở 4 mức: database, schema, table, tablespace.
2.2 Backup và restore trong logical backup
2.2.1 Backup
Sử dụng expdp để export toàn bộ một SCHEMA ra file dump.
Mặc định chỉ cần dùng 1 câu lệnh:
SQL>Expdp Username/Password; là chương trình đã bắt đầu export

Thông báo khi backup thành công:


Tập tin backup mặc định là expdat.dmp và file nhật ký export.log vào thư mục
có đường dẫn “C:\app\****\admin\orcl\dpdump” với **** là tên USENAME của
windows chạy sqlplus

Bên trong file export.log ghi lại toàn bộ quá trình export vừa diễn ra ở trên :


2.2.2 Restore
Trước hết bạn cần tạo user mới, ví dụ là testimport và gán quyền cho user
mới, sau đó Login vào SQL Plus:

Tiếp tục với câu lệnh
SQL>Impdp USERNAME/PASWORD
Chương trình sẽ tiến hành Import :



Thông báo sau khi đã Import thành công:

Tập tin chứ nhật ký import.log sẽ được tạo mới, cũng ở trong thư mục chứ
Tập tin Export trước đó :


Nội dung file import.log


CHƯƠNG 3. BACKUP VÀ RESTORE HOT BACKUP
3.1 Hot backup
Hot-backup hay còn gọi là online backup, như tên gọi thì đây là quá trình backup
dữ liệu khi cơ sở dữ liệu vẫn đang mở có người dùng.
Khi sử dụng RMAN, hẳn nhiên nó cũng là quá trình Hot-backup. Nhưng vì lý do
nào đó mà không thể sử dụng RMAN mà phải sao lưu bằng hình thức User-managed
Backup, bạn vẫn có thể tiến hành Hot-backup bằng cách chuyển Database sang
Backup Mode và sử dụng chức năng “Copy” của hệ điều hành để sao lưu các Data
File.
Yêu cầu bắt buộc để có thể sao lưu Hot-backup là Database phải hoạt động ở
Archive Mode. Quá trình Hot-backup được tiến hành theo 8 bước sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


Kiểm tra Database có đang hoạt động ở Archive Mode hay không?
Xác định các Datafile cần sao lưu
Chuyển Datafile vào Backup Mode
Sao lưu các Datafile bằng công cụ của HĐH
Thoát khỏi Backup Mode
Tiến hành archive Redo Log đang active
Sao lưu Control File
Sao lưu các Archive Redo Log phát sinh trong quá trình sao lưu.
3.2 Backup
3.2.1 Kiểm tra Database có đang hoạt động cở Archive Mode.
Sử dụng lệnh sau để kiểm tra chế độ hoạt động Archive Mode:
SQL>ARCHIVE LOG LIST;

Nếu database đang ở Archive Mode thì sẽ hiện kết quả bên dưới:


Hoặc ta cũng có thể sử dụng câu lệnh V$DATABASE để kiểm tra Archive
Mode: SQL> SELECT LOG_MODE FROM V$DATABASE;

Khi kiểm tra chế độ Archive Mode mà kết quả trả về báo như sau tức là
Database đang ở chế độ No Archivelog Mode:

Khi đó ta cần đưa Database về Archive Mode để thực hiện Hot-backup.


3.2.2 Xác định file cần sao lưu
Để xác định đường dẫn các Data file trong Database, ta truy xuất view
V$DATAFILE: SQL> SELECT NAME FROM V$DATAFILE;

Nếu tiến hành sao lưu từng Tablespace, bạn dùng lệnh sau để xác định các

Data File của mỗi Tablespace:
SQL> SELECT TABLESPACE_NAME, FILE_NAME FROM V$DBA_DATA_FILES;

3.2.3 Chuyển Database sang Backup Mode.
Việc chuyển Database sang Backup Mode là thao tác cực kì quan trọng trước
khi ta tiến hành thao tác “Copy” các Data File. Khi không chuyển Database sang
Backup Mode thì bạn vẫn có thể sao chép các Data File đứng trên phương diện
HĐH (). Tuy nhiên, vì kích thước block dữ liệu trong Oracle thường khác với block
của HĐH (Windows, Linux), nên nếu trong quá trình HĐH sao chép Data File mà
Data File lại được cập nhật bởi DBWR của Oracle sẽ dẫn đến tình huống dữ liệu
trong bản sao lưu Data File bị tình trạng không nhất quán (split-block issue). Nếu
Database được chuyển sang Backup Mode, tình trạng split-block issue này vẫn xảy
ra nhưng Oracle tiến hành thêm một bước để đảm bảo sau này có thể phục hồi. Cụ
thể, mỗi khi có thao tác thay đổi lên block, Oracle sẽ sao chép toàn bộ block đó sang
Redo Log trước khi tiến hành tiến hành thay đổi. Đến khi phục hồi, Oracle sẽ phục
hồi block gốc này (block trước khi cập nhật) từ Archive Redo Log vào Data File
trước khi apply các change vector từ Archive Redo Log.


Lệnh trên chuyển tất cả Tablespace của Database sang Backup Mode. Nếu
tiến hành sao lưu với từng Tablespace, bạn chuyển Tablespace sang Backup Mode
bằng lệnh sau:
SQL> ALTER TABLESPACE <TABLESPACE_NAME> BEGIN BACKUP;

3.2.4 Sao lưu các file bằng chức năng copy của hệ điều hành.
Với Windows, bạn dùng lệnh XCOPY (hoặc Copy-Paste trong Windows
Explorer): Ta coppy các Datafile được xác định ở bước xác định Datafile cần sao lưu
tới thư mục sao lưu.

3.2.5 Thoát khỏi Backup Mode


Với Tablespace, bạn dùng lệnh :
SQL> ALTER TABLESPACE <TABLESPACE_NAME> END BACKUP;

3.2.6 Tiến hành Archive Redo Log đang active
Trong quá trình sao lưu, ngoài các change vector còn có các block bị thay đổi
được ghi vào Redo Log (Current). Để đảm bảo tất cả Redo Log đều được archive


trước khi tiến hành sao lưu các Archive Redo Log (bước 8), bạn dùng lệnh sau để
tiến hành thao tác archive: SQL> ALTER SYSTEM ARCHIVE LOG CURRENT;

3.2.7 Sao lưu Control File
Với Hot Backup, bạn không thể dùng chức năng COPY của HĐH để sao lưu
Control File. Thay vào đó, bạn phải sử dụng lệnh ALTER DATABASE BACKUP
CONTROLFILE để sao lưu.

Thêm tùy chọn REUSE để Oracle tự ghi đè nếu file ControlBk.ctl đã có sẵn.
3.2.8 Sao lưu các Archive Log trong quá trình phát sinh
Bước cuối cùng, bạn sử dụng chức năng COPY của HĐH để sao lưu các
Archive Redo Log phát sinh trong quá trình sao lưu. Bước này giúp bạn có đầy đủ
các dữ liệu cần thiết để khôi phục Database.


CHƯƠNG 4. BACKUP VÀ RESTORE COLD BACKUP
4.1 Cold backup
Cold backup là việc backup các tập tin khi database đã shutdown bình thường
và ở trạng thái đồng bộ giữa các tập tin. Để có một bản sao lưu lạnh hoàn chỉnh, các
tập tin sau đây phải được sao lưu:






Tất cả các datafiles
Tất cả các tập tin điều khiển
Tất cả các file redo log trực tuyến (tùy chọn)
Các tập tin init.ora (có thể được tái tạo bằng tay)

Nếu dùng cách thủ công, cold backup đòi hỏi phải shutdown database, thực
hiện copy các tập tin, tốn công tốn thời gian, nên thực tế phương pháp này cũng
không được đánh giá cao.
4.2 Backup và restore trong cold backup
4.2.1 Backup
Việc sử dụng cold backup là một việc rất đơn giản, cold backup chính là việc
copy lại toàn bộ các thư mục của oracle để backup sang một thư mục khác để khi
xảy ra lỗi sẽ dễ dàng khôi phục lại.
Đầu tiên, vào thư mục chứa orcle, ở đây, orcle được cài đặt vào thư mục
C:/oracle. Sau đó, vào theo đường dẫn : C:\oracle\oradata\orcl.


Tại thư mục này, copy toàn bộ tất cả các file chứa trong đó bao gồm các file:
*.DBF, *.LOG, *.CTL sang một thư mục khác chẳng hạn như D:\backup.

4.2.2 Restore
Sau khi đã được cold backup, nếu hệ thống xảy ra lỗi và bị xóa mất các file
như controlfile hay là spfile thì sẽ làm hệ thống dừng hoạt đông.


Để restore lại, rất đơn giản, chỉ việc copy tất cả các thư mục mà đã được

backup lại sang một thư mục khác từ thư mục cài đặt oracle. Sau đó, vào sqlplus
dưới tên sysdba rồi chạy một lệnh SQL>startup; là hệ thống đã được restore lại
như lúc được backup.


CHƯƠNG 5. Backup và recovery sử dụng RMAN
5.1 RMAN
Recovery Manager là một công cụ (với dòng lệnh client và Enterprise
Manager giao diện GUI), tích hợp với các phiên chạy trên máy chủ Oracle để thực
hiện một loạt các hoạt động sao lưu và phục hồi, cũng như duy trì một kho lưu trữ
các dữ liệu lịch sử về việc backup. Phương pháp được hỗ trợ bởi tập đoàn Oracle và
có đầy đủ tài liệu. Recovery Manager là giải pháp ưu tiên để sao lưu cơ sở dữ liệu và
phục hồi. Nó có thể thực hiện cùng một loại sao lưu và khôi phục có sẵn thông qua
các phương pháp sử dụng quản lý dễ dàng hơn, cung cấp một giao diện chung cho
các nhiệm vụ sao lưu trên hệ điều hành máy chủ khác nhau, và cung cấp một số kỹ
thuật sao lưu không có sẵn thông qua các phương pháp sử dụng quản lý.
RMAN có thể sao lưu tất cả các tập tin cơ sở dữ liệu cần thiết để phục hồi
hiệu quả trong trường hợp của một thất bại. RMAN hỗ trợ sao lưu các loại tập tin
sau đây:
-

Datafiles và các bản sao hình ảnh của datafiles.
Control files và các bản sao hình ảnh của control files.
Archived redo logs.
Các tập tin tham số của máy chủ hiện tại.
Sao lưu các mảng, có chứa các bản sao lưu khác được tạo ra bởi RMAN.

5.2 Backup và recovery bằng RMAN
RMAN (Recovery Manager) là công cụ dùng để backup/restore database
Oracle. Hầu hết các tác vụ liên quan đến việc sao lưu, phục hồi database đều dùng

RMAN để thực hiện, vì đây là công cụ chuyên dụng và mạnh mẽ. Tất nhiên là ngoài
RMAN ra ta cũng có thể dùng cách tự copy, export dữ liệu để backup… tuy nhiên
dùng RMAN vẫn luôn đem lại những ưu điểm so với các cách khác.
Tương tự như các
trong ORACLE_HOME/bin.

công

cụ

đi

kèm

khác,

RMAN cũng

nằm

RMAN tự động backup control file và spfile khi toàn bộ database hoặc
tablespace SYSTEM được backup. Ta có thể gọi RMAN với option target dùng xác
thực OS (/), nếu không có thể chỉ định chuỗi kết nối.


Nếu chỉ gõ rman, vào trong ta sẽ phải tự connect.

Mặc định RMAN sẽ dùng option nocatalog, là đọc thông tin backup từ control
file. Nếu dùng catalog database ta phải trỏ tới.


Trong RMAN, có 2 loại lệnh:
 Lệnh đơn: 1 lệnh chạy ngay sau dấu nhắc RMAN>
 Lệnh job/Lệnh khối: nhóm nhiều lệnh lại chạy trong khối run {}. Nếu
có lệnh bị lỗi -> cả khối lệnh bị ngừng. VD:


5.2.1.1 Backup
Để thực hiện backup bằng RMAN, ban đầu lựa chọn hệ thống muốn backup.
Sau đó, dung lệnh : $ rman target / để vào tiến trình backup hệ thống.

RMAN chỉ backup được ở chế độ Archivelog mode do đó, khi backup bằng
RMAN cần bật chế độ Archivelog mode. Để thực hiện việc bật chế độ Archivelog
mode và backup thì có thể sử dụng lệnh khối sau:
RMAN> run
2>{
3> shutdown immediate
4>startup mount
5>backup database;
6>}
Sau khi chạy lệnh khối và backup màn hình sẽ hiển thị:


×