Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.45 KB, 4 trang )

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một
nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định, Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở
trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa.
Nguyễn Tuân viết : “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”.
Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn : “ Mỗi truyện là
một bài thơ trữ tình đầy xót thương” . Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ
tình đầy xót thương” như thế . Thạch Lam tuy có chân trong Tự lực Văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại
theo một hướng riêng. Ông xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác. Ông lặng lẽ hướng ngòi bút
của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Thế giới nhân vật là những lớp
người nghèo khổ cơ cực bế tắc nói chung, những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp: Họ
thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc
những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Nhân vật của ông chủ yếu là con người thân phận, họ thường tìm kiếm
nơi ẩn nấu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã
hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế con người mới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung
quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại để xót mình và thương người, để bâng khuâng man mác khi
hồi tưởng về quá khứ? Không dám nhìn về tương lai, mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi
nghĩ về mai sau. Diện mao phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung cảnh buồn, là cảnh chiều
tàn đi dần vào đêm khuya. Hàng ngày, những cái ồn ào của buổI sáng làm không khí bị nhoè đi trong
nắng như đến chiều thì cái bộ mặt thật của phố huyện hiện ra với tất cả những cái tiêu điều, xác xơ, tàn
lụi. “Chiều chiều rồi” như là một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thơ dài. Thế là một buổi chiều
nữa lại đến, chiều là buồn. Ấn tượng về buổi chiều khá sâu đậm. Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn
để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện. Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê, biểu hiện
thuần phong mĩ tục của làng quê. NgườI ở nông thôn thường trông chờ vào ngày chợ phiên đông vui tấp
nập. Thạch Lam đã chọn ngày chợ phiên để nói cái xác xơ tiêu điều của phố huyện. Mặc dù không tả buổi
chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn lại của buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy
hay vơi của phố huyện. Tả những con người cuối cùng trao đổI vớI nhau rồi bước vào các ngỏ tối. Rác chỉ
là những thứ phế thải vớ vẫn “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía, những thanh nứa thanh tre…Lũ
trẻ vẫn còn ra bòn mót, nhặt nhạnh. Ngày chợ phiên như thế thì sức sống đã kém lắm, đã yếu lắm rồi.
Người bán trông vào người mua và ngược lại nhưng chỉ là sự vô vọng, lẩn quẩn, trông chờ vào sự vô
vọng. Mùi vị toả ra trong không gian này là một thứ mùi đặc trưng để nói tớI sự nghèo nàn. Đó là mùi bã


mía, vỏ bưởI, vỏ thị, đất ẩm, mùi khói, mùi cỏ, mùi phân trâu nồng nồng ngai ngái… Cái mùi vị ấy cũng
góp phần làm cho khung cảnh thêm phần tàn tạn héo úa, lụi dần. Có thể thấy xung đột giữa bóng tối và
ánh sáng khá mạnh mẽ. Ánh sáng và bóng tối đang giao tranh nhau. Ánh sáng yếu dần ban đầu là “ bầu
trời đỏ rực như lửa cháy, mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” sau đó là bóng tối hiện dần ở bóng xẩm
trên ngọn tre và cuối cùng bao trùm lên khu phố huyện là cái bóng tối mênh mông của nó, tín hiệu là ngọn
đèn Hoa Kỳ của chị Tí. Ở đây ánh sáng và bóng tối còn mang ý nghĩa tượng trưng, ánh sáng là ước mơ ,
bóng tối là nghèo nàn và cô đơn; mở đầu chuyện ánh sáng tắt dần, bóng tối chiếm lĩnh. Chính cái ánh
sáng cuối cùng ấy báo hiệu rõ màn đêm- màn đêm vừa sâu vừa dày sẽ diễn ra tiếp đó. Ánh sáng càng
ngày càng thu nhỏ phạm vi hoặc ở xa manh mảnh, li ti như ánh sáng của ngôi sao trên bầu trời hoặc yếu
ớt ảm đạm lọt qua khe cửa khép hờ hoặc toả trên cái bóng tre của chị Tí. Ánh sáng ấy biểu hiện một sự
tàn lụi ở cường độ thấp và khả năng thu hẹp của nó. Tiếng trống thu không rời rạc, chậm, lẽ tẻ và cứ tắt
lịm dần. Nhưng âm thanh nhỏ nhất như tiếng muỗi vo ve gợi cảm giác về sự ngưng đọng. Nó rơi tỏm vào
trong không gian đang chết lặng. Đó là những âm thanh không có hồi âm, nó chỉ nhấn mạnh thêm cái


buồn tẻ đến rợn ngườI của phố huyện lúc chiều tối. Tất cả hô ứng, qui tụ để cho ngườI đọc thấy rõ được
khung cảnh thật của phố huyện một ngày tàn. Thạch Lam miêu tả nhận xét một cách tinh tế, sâu xa bước
đi thời gian của nơi phố nghèo. NgườI đọc dường như thấy được bước chuyển biến của thờI gian rung lên
bằng ngôn ngữ riêng. Sức rung động của câu văn có khả năng đánh thức con ngườI hãy cảm nhận thật
tinh tế khung cảnh phố huyện và tâm sự của Thạch Lam. Trên cái nền ấy, những cảnh đời, những con
người, đúng hơn là những phiến cảnh về cuộc đời, về con người bé mọn, hoàn toàn không có ước vọng,
khát khao được khắc hoạ rõ nét. Họ nói chuyện với nhau nhưng dường như chẳng có nội dung. Họ có đi
lại, ăn nói vớI nhau nhưng chỉ thấy họ vừa lòng thoả mãn với cảnh chật hẹp. Mua chịu nửa bánh xà
phòng, bán đong hơn một ngấn rượu trong chiếc cút bé nhỏ …Chị Tí là điển hình cho ngườI dân phố
huyện vớI nhịp sống quẩn quanh : ban ngày mò cua bắt tép, ban tối chị mới mở cái hàng bán nước. Cái
đáng sợ là vẫn biết bán không được gì “sớm muộn mà có ăn thua gì?” mà vẫn cứ ra. Đây không phảI là sự
sống thực sự mà là sự sống cầm chừng cầm cự với cuộc sống, giao tranh, tranh giành với cái đói,cái chết
trông chờ vào những người trên tàu là qua bấp bênh có khác gì trông chờ vào những ngườI khách ấy để
sống. Cách chị Tí trả lờI câu hỏi của Liên: không trực tiếp trả lời ngay mà còn làm thêm để chõng xuống
đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời: “Ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì”.

Câu văn cho ta thấy nhịp sống chập chạp, lẩn quẩn của nhân vật. Bác phở Siêu có vẻ khá hơn nhưng
nhưng nguy cơ lại lớn hơn vì thứ mà bác bán là thứ quà xa xỉ mà ngay cả chị em Liên cũng không dám
ăn. Bác Xẩm góp tiếng đàn run bần bật trong đêm tối, mà không hề có tiếng động nào của một đồng xu.
Bà cụ là một con ngườI bị tàn lụi, héo úa và cho ta cảm giác rợn người, kinh hoàng. Bà là kiếp người
đáng sợ ở chi tiết vừa đi vào bóng tối vừa cười khanh khách. Cách xưng hô với Liên “chị” đã kéo xa
khoảng cách tình giữa con ngườI với con người vốn nó rất cần trong hoàn cảnh cầm chứng này. Cụ Thi
điên là một nạn nhân đầy đủ nhất của kiếp ngườI, như một cái cây đã tàn lụi quá nhiều - kiếp người héo
hắt – tàn lụi. Cụ Thi xuất hiện chỉ trong mấy dòng truyện ít ỏi nhưng đã ám ảnh người đọc, thức dậy trong
ta lòng trắc ẩn chân thành. Ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đời buồn thảm, héo tàn, mờ mờ lay động bóng
hai chị em nhỏ tuổi cũng âm thầm không kém vớI cái “cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu” mà khách hàng là
những người khốn khổ có khi không đủ tiền mua nổi nửa bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu
nhỏ “uống một hơi cạn sạch”. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của Liên cũng
cầm chừng không kém. Nỗi khổ của Liên có lẽ còn cao hơn nỗi khổ vật chất của những người khác, đó là
bi kịch tinh thần bởi họ khổ mà không biết mình khổ còn Liên đã thực sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù
hãm và đơn độc hết ngày này sang ngày khác. Biện pháp duy nhất để khuây khoả nỗi hắt hiu, đơn điệu
chỉ là đêm nào cũng mỏi mắt cố gắng chờ đợi một chuyến tàu đi qua : “đó là hoạt động cuối cùng của
đêm khuya”. Ánh sáng của đoàn tàu là mảng ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ song ở ánh sáng này cũng chỉ vụt
loé lên nhanh như một vì sao băng để rồi vĩnh viễn tắt lịm trong màn đêm khiến ta phải ngơ ngác, bàng
hoàng. Dường như “Hai đứa trẻ” là truyện của những nguồn ánh sáng, hồi tưởng của Liên cũng là hồi
tưởng về ánh sáng. Lần đầu tiên Liên “nhớ lại” Hà Nội, một kí ức không rõ rệt, Hà Nội là một vừng sáng
rực lấp lánh “và” Hà Nội nhiều đèn quá. Lần thứ hai, Liên mơ tưởng “Hà Nội xa xăm” , “Hà Nội sáng rực
vui vẻ và huyên náo” . Cái cảnh tượngcủa quá khứ đẹp đẽ ấy tương phản gay gắt với cái tối mịt mù dưới
gốc bàng của hiện tại đang diễn ra. Quá khứ và hiện tại, ánh sáng và bóng tối, lãng mạng và hiện thực,
giấc mơ nghèo và sự thật nghèo khổ, tất cả tạo nên biến động sâu kín trong tâm hồn Liên. Ánh sáng của
đoàn tàu là ánh sáng của mơ ước, nó chỉ thoáng qua, tắt lịm và để rồi tất cả lại chìm trong bóng tối mênh
mông, buồn tẻ. Tất cả các nhân vật đó đã hiện ra dưới cái nhìn xót thương của người tái hiện. Và nỗI
thương cảm của Liên đối với mấy đứa trẻ đi nhặt rác, với chị Tí, với bác Siêu, với cụ Thi điên cũng là
cảm xúc của chính Thạch Lam. Thạch Lam đã hoá thân vào nhân vật để nói cái cảm quan xót thương của
mình. Đoàn tàu với thoáng sáng vụt qua rất nhanh rồi tắt lịm đã thay đổI một chút ít không khí của thế



giới hiện tại, phải chăng đó là khát vọng thoát khỏI cuộc sống tù đọng dù chỉ trong chốc lát của Thạch
Lam. Nhà văn day dứt về một kiếp sống tàn lụI, héo úa, đơn điệu, hư vô chứ không chỉ có xót thương
thông thường. Chính vì vậy mà ông trình bày hiện thực của phố huyện mang ý nghĩa khái quát lớn của xã
hộI Việt Nam về sự trì trệ. Nếu đặt trong dòng thời sự văn học buổi ấy, ta thấy Thạch Lam phản ánh khá
rõ nét một hoàn cảnh, tâm lí thời đại mà Nam Cao đã phải từng thốt lên : “Cuộc đời đang cùn đi, gỉ đi, nổi
váng lên”…
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngăn "Chí Phèo" của Nam Cao.
Là nhà văn trung thành với chủ nghĩa hiện thực, cũng như các cây bút tả chân đương thời, Nam Cao quan
tâm trước hết tới việc đi sâu thể hiện tình cảnh khốn khổ của người nghèo bị áp bức, trong đó có Chí
Phèo. Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về bức tranh đời sống xã hội nông thôn. Đó là hệ thống tôn ti trật
tự của làng Vũ Đại; là ấn tượng về tình trạng khép kín của làng xã phong kiến. Đặc biệt nó đã phơi bày
các mốỉ quan hệ xã hội phức tạp của hiện thực, đã miêu tả trung thực những quan hệ thực (Ăng-ghen).
Đồng thời là tình thương đối với những con người bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, bị hắt hủi... Đó
chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của Chí Phèo.
Nam Cao được coi là nhà văn của nông dân trước hết vì ông có Chí Phèo. Chí Phèo có phạm vi hiện thực
phản ánh trải ra có bề rộng không gian và bề dài thời gian. Làng Vũ Đại trong tác phẩm chính là hình ảnh
thu nhỏ của xã hội nống dân Việt Nam đương thời.
Ngòi bút Nam Cao tỏ ra sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ thực trạng nội bộ bọn cường hào. Chẳng phải vì
đất làng Vũ Đại có cái thế quần ngư tranh thực như lời ông thầy địa lí nói nên bọn cường hào chia năm bè
bảy cánh đối nghịch nhau, mà do chúng là một đàn cá tranh mồi, ngon đấy, nhưng năm bè, bảy mối.
Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụn bại. Đây là hiện tượng có tính quy luật ở
nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội - ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau.Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp giữa
địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn
giai cấp. Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn.
Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình về giai cấp thống trị ở nông thôn: Bá Kiến — lão cường hào
cáo già với giọng quát rất sang, cái cười Tào Tháo cho thấy bản chất gian hùng, khôn róc đời. Và tư cách
nhem nhuốc của tiên chỉ: thói ghen tuông, Bá Kiến nghiền ngẫm về nghề thống trị, rút ra phương châm:
mềm nắn, rắn buông, bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ
cùng liều thân... Với chính sách: lấy thằng đầu bò trị. thằng đầu bò, thu dụng những thằng bạt mạng,

không sợ chết, không sợ đi tù. _Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế, tố tức, tham nhũng mà ở Chí Phèo
Nam Cao đi vào phương diện: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn hủy diệt về nhân tính, bị phủ
nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ của Chí Phèo không phải ở chỗ cuộc đời Chí Phèo chỉ là số
không: không nhà cửa, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi... mà chính là ở
chỗ Chí Phèo bị xã hội rạch nát bộ mặt, cướp đi linh hồn, bị loại khỏi xã hội loài người, sống kiếp quỷ
dữ.-Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi. Nhưng đằng sau chân dung gã
say rượu có cái gì như là sự vật vã của một linh hồn đau đớn, tuyệt vọng. Tiếng chửi của Chí Phèo không
hẳn là bâng quơ. Tuy say, nhưng vẫn mơ hồ thấm thìa nỗi khổ của thân phận. Chí Phèo là điển hình cho
một bộ phận cố nông bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Chí Phèo trước hết là hiện tượng có tính quy
luật của tình trạng áp bức bóc lột tàn bạo ở nông thôn Việt Nam. Lúc bấy giờ. Đó là hiện tượng những
người nông dân bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng con đường lưu manh. Nam Cao khốn


khổ giành lấy sự tồn tại bằng việc bán cả nhân phẩm đã trở thành lực lượng mù quáng dễ dàng bị bọn
thông trị lợi dụng. Vì thế, Chí Phèo từ chỗ chết với bố con lão, chỉ cần lời nói và mấy hào chỉ trở thành
tay sai mới của lão. Sức mạnh tố cáo to lớn của hình tượng Chí Phèo trước hết đã làm nổi bật hiện tượng
có quy luật diễn ra ở nông thôn - hiện tượng lưu manh hóa Song ý nghĩa khái quát của hình tượng Chí
Phèo còn ở cấp độ cao hơn: sự hủy diệt nhân tính trong xã hội độc ác, không cho con người được làm
người.-Tác phẩm Chí Phèo không dừng ở đó mà với câu chuyện về mối tình Chí-Thị, bằng giọng văn
bông lơn, có lúc như chế giễu chuyện tình của hạng nửa người nửa ngợm thì đây vẫn là chuyện có nội
dung nghiêm túc, chứa đựng tư tưởng nhân đạo mới mẻ.
Giữa lúc cả làng Vũ Đại không chấp nhận giao tiếp, xem Chí như quỷ dữ, thì một người đàn bà thuộc
dòng giống mả hủi, xấu đến ma chê quỷ hờn lại có tấm lòng vàng, thấy Chí hiền lành, Thị Nở chính là
chiếc cầu nối đưa Chí ở đáy sâu của sự tha hóa thức tỉnh bản chất người lao động. Bằng sự chăm sóc giản
dị, tình yêu thương mộc mạc mà chân thành của người đàn bà khốn khổ đã khơi dậy linh hồn Chí Phèo.
Chí nghe thấy những âm thanh cuộc sống thường ngày mà bấy lâu nay vùi trong những cơn say nên Chí
không biết đến. Nó vang động sâu xa trong lòng Chí, trở thành tiếng gọi cuộc sống khẩn thiết, làm Chí
nhớ đến ước mơ nho nhỏ ngày xưa. Có lẽ đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí tỉnh táo để tự ý thức
về thân phận. Để rồi nhận ra sự tác oai, tác quái của mình bấy lâu nay. Và mong muốn giá cứ thế này mãi
thì thích nhỉ?... Hay mình sang ở vói tớ một nhà cho vui? Khi Thị Nở bê bát cháo hành đến hắn ngạc

nhiên bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Hắn nhận ra hương cháo hành — hương vị
tình yêu thương chân thành, hạnh phúc giản dị mà có thật. Hắn thèm lương thiện, làm hòa với mọi người.
Tình yêu của Thị Nở cũng sẽ hé mở cho hắn con đường trở lại làm người. Hai con người bị làng Vũ Đại
xua đuổi đã dến với nhau, tình yêu chân chính đã nhân đạo hóa con người. Chẳng phải tình yêu có phần
thô lỗ của người đàn bà xấu xí đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ đó sao?
Giá trị nhân dạo còn thể hiện ở tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo: bi kịch của con người bị từ chối không
được làm người. Khi hiểu ra xã hội không công nhận mình, bà cô Thị Nở - định kiến xã hội đã không
chấp nhận cho cháu bà đến với Chí. Chí vật vã đau đớn. Hắn càng uống càng tỉnh hắn ôm mặt khóc rưng
rức. Chí quằn quại, đau đớn vì tuyệt vọng, thấm thía về tội ác kẻ thù. Chí Phèo trợn mắt chỉ tay vào Bá
Kiến đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vằm nát. Kè thù bị đền tội, và sau đó Chí tự sát. Chí
phải chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, không chấp nhận kiếp thú vật. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở
về cuộc sống Chí chết quằn quại trong vũng máu, trong khao khát được làm người lương thiện. Ai cho tao
lương thiện là lời nói đanh thép, phẫn nộ, làm người đọc sững sờ và day dứt. Đó vẫn là một câu hỏi lớn
không lời đáp.
Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá cao chính ở giá trị tố cáo. Thông qua số phận Chí Phèo, Nam Cao
phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bây giờ và thực trạng người nông dân bị đày đọa, đè nén
và âm thầm chịu đựng rồi tuyệt vọng, liều lĩnh phản ứng cực đoan. Nam Cao cũng bày tỏ niềm cảm
thông, tình thương yêu đối với người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, phát hiện bản chất tốt
đẹp vốn có của họ. Song cũng như các nhà văn hiện thực cùng thời, chưa tìm được cho nhân vật của mình
lối thoát. Sau này, bằng con đường cách mạng, Tô Hoài, Kim Lân đã tìm cho nhân vật mình một hướng đi
riêng.



×