Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

diễn văn kỷ niệm 30 năm thành lập xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 23 trang )

Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập xã
Xã …. (12/02/1987 – 12/02/2017)
Kính thưa các đồng chí đại biểu!
Kính thưa các đồng chí nguyên lãnh đạo xã qua các
thời kỳ!
Thưa các vị khách quý!
Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí và các bạn!
Trong không khí tưng bừng của cả nước mừng Đảng
mừng xuân Đinh Dậu 2017, hôm nay, Đảng ủy, Hội đồng
Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt
Nam xã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
xã ... (12/02/1987 – 12/02/2017).
Tại buổi lễ trọng thể này, cho phép tôi thay mặt Đảng bộ,
Chính quyền và Nhân dân xã ... xin nhiệt liệt chào mừng:
Đ/c……………………………………………………………
…………
Đ/c……………………………………………………………
…………
Đ/c……………………………………………………………
…………
Đ/c……………………………………………………………
…………

1


Các đồng chí lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, các đồng
chí đại diện cho Lãnh đạo các Phòng, Ban ngành, đoàn thể của
huyện;
Các đồng chí đại diện cho lãnh đạo Thị xã Điện Bàn –
tỉnh Quảng Nam; và đại diện lãnh đạo 13 xã, thị trấn trong


huyện cũng về dự và chia vui với xã ....
Xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí nguyên là Bí thư,
Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND,
UBMTTQVN xã. Các đồng chí nguyên Trưởng các cơ quan
ban ngành, đoàn thể của xã, và các Đ/c là Đảng viên 40 năm,
50 năm tuổi Đảng cũng có mặt trong Lễ kỷ niệm hôm nay!
Đây là dịp để Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong xã
tiếp tục khẳng định kết quả qua 30 năm xây dựng và trưởng
thành. Từ đó nêu cao lòng tự hào về những thành tựu đã đạt
được, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nỗ lực phấn đấu xây dựng xã ...
ngày càng giàu đẹp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Kính thưa các đồng chí!
Xã … trước đây thuộc xã Krông Bông là căn cứ H9 của
Tỉnh ủy, nằm ở phía Đông của huyện, nơi có vị trí chiến lược
trọng yếu nên được tỉnh chọn nơi đây làm căn cứ kháng chiến
của tỉnh. Suốt trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt Đảng bộ,
quân và dân các dân tộc xã … (Krông Bông cũ) đã chiến đấu
anh dũng, ngoan cường và chiến thắng vẻ vang… đã trở thành
hậu cứ quan trọng, vững chắc của tỉnh, là nơi cung cấp lương
thực, thực phẩm, nhân tài, vật lực góp phần làm nên chiến
thắng lịch sử ngày 10/3/1975 Chiến thắng Buôn Ma Thuột,
giải phóng Tỉnh Đắk Lắk.
Sau ngày đất nước được giải phóng, H9 thuộc đơn vị
hành chính huyện Krông Pắk;và đến ngày 19/9/1981thuộc
huyện Krông Bông.
2



Ngày 12/02/1987, Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ
đã ký Quyết định số 17/HĐBT về việc chia xã Krông Bông
của huyện Krông Bông thuộc tỉnh Đăk Lăk thành 3 xã, gồm
..., Cư Drăm và xã Yang Mao.
Với muôn vàn khó khăn do chiến tranh để lại, nhân dân
các dân tộc trong xã đã từng bước khắc phục khó khăn, nêu
cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vươn lên phát triển kinh tế
- xã hội, củng cố QP - AN.
Xã ... ra đời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan
của đời sống xã hội, khai thác lợi thế về tiềm năng, tài nguyên
thiên nhiên và con người.
Lúc mới thành lập xã ... chỉ có 1.150 ha diện tích tự nhiên
với 1.562 nhân khẩu và 3 dân tộc cùng sinh sống gồm Ê Đê,
Mnông và Kinh; với 06 đơn vị, gồm 5 buôn dân tộc tại chỗ:
buôn Phung, buôn Lăk, buôn Dăk Tuôr buôn Khanh, buôn
Khóa và 1 thôn người Kinh đi xây dựng kinh tế mới.
Nền kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sản xuất không có gì, đời sống nhân dân
gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất manh mún, giá trị kinh tế
thấp; địa hình bất lợi, giao thông đi lại khó khăn thường xuyên
phải đối mặt với dịch bệnh, thiên tai, hạn hán, lũ lụt.
Là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng cơ cấu cây
trồng vật nuôi của những ngày đầu thành lập xã thiếu đa dạng.
Nông dân chỉ tập trung sản xuất một số cây như lúa nước và
đậu đỗ các loại; chăn nuôi hạn chế. Sản xuất còn ở tình trạng
tự cung tự cấp. Thậm chí hàng năm, tỉnh và Trung ương phải
trợ cấp lương thực để ổn định đời sống cho nhân dân. Đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn duy trì tập tục sản xuất du
canh du cư, thiếu ăn thiếu mặc. Đồng bào từ các tỉnh miền
Trung lên xây dựng kinh tế mới và đồng bào hậu cứ mới ra lập

nghiệp chưa ổn định, thiếu thốn trăm bề. Đến mùa mưa lũ,
giao thông liên lạc giữa các vùng bị chia cắt, trở ngại làm ảnh
hưởng đến sự lãnh đạo điều hành của xã và ngừng trệ sản xuất
3


lưu thông hàng hóa của nhân dân. Nhu cầu thưởng thức văn
hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao thông tin nghe nhìn của
người dân thời điểm đó hầu như không có gì.
Cùng với khó khăn về kinh tế - xã hội thì công tác quốc
phòng an ninh cũng còn nhiều phức tạp. Tàn quân FULRO và
các đối tượng chính trị, tiền án, tiền sự lén lút hoạt động chống
phá ta về nhiều mặt. Công tác quốc phòng toàn dân chưa được
đẩy mạnh, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc còn những hạn
chế.
Sự nghiệp y tế, giáo dục – đào tạo phát triển chậm, cơ sở
vật chất phục vụ cho y tế và giáo dục thiếu thốn, khó khăn.
Công tác thông tin liên lạc chưa phát triển.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt
trận và các đoàn thể được quan tâm nhưng chưa thật vững
mạnh và ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhận thức rõ những khó khăn và hạn chế của địa
phương, Đảng ủy và chính quyền xã trong giai đoạn này đã
tăng cường lãnh đạo, vận động quần chúng đoàn kết, ra sức
phát triển sản xuất cải thiện đời sống, củng cố vững chắc
thành tựu cách mạng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng
hệ thống chính trị, từng bước chỉ đạo, điều hành tháo gỡ
những khó khăn hạn chế, phấn đấu vươn lên không ngừng.
Trong quá trình xây dựng phát triển, đặc biệt là qua 30
năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, vận dụng sáng

tạo đường lối đổi mới của Đảng vào thực tế tình hình của địa
phương, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ xã, sự
quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMT TQ
huyện và các sở, ban, ngành của huyện, xã đã từng bước xác
định hướng đi đúng, vừa thực hiện khai hoang lấy đất sản
xuất, vừa giữ vững an ninh chính trị, từng bước ổn định đời
sống của nhân dân.
4


Nếu như năm 1987, tổng diện tích toàn xã là 1.150 ha thì
đến nay Diện tích tự nhiên toàn xã là 17.352 ha và tổng diện
tích gieo trồng đã tăng lên 4.500ha. tổng sản lượng lương thực
đã đạt 15.000tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 1.100
kg/người/năm.
Trước đây cây công nghiệp chưa được chú trọng đưa vào
sản xuất thì nay diện tích cây công nghiệp ngắn và dài ngày đã
tăng nhanh đáng kể. Diện tích cà phê có 572 ha, cao su 31 ha,
điều 85 ha, sắn 2.000 ha, hồ tiêu 10 ha, cây ăn quả 36 ha, ngô
lai 1.500 ha…đã tạo ra sự đa dạng về cây trồng và tăng thu
nhập của người sản xuất. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kinh
tế rừng phát triển khá tốt. Chăn nuôi trâu, bò và các loại gia
cầm, gia súc tăng nhanh.
Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, khai thác chế biến
lâm sản đạt nhiều tiến bộ.
Để đầu tư và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ
huyện đã nghiên cứu và lãnh đạo nhân dân xây dựng nhiều
công trình hồ đập, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, tạo điều kiện để
nhân dân lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, đảm bảo cây
trồng, ổn định nguồn nước cho sản xuất kể cả trong mùa khô

hạn.
Giao thông đi lại được quan tâm, đầu tư phát triển tốt. Từ
chỗ đường liên thôn, liên buôn đi lại khó khăn, nắng thì bụi,
mưa thì lầy lội. Đến nay đường từ huyện về xã và đường từ xã
đến các thôn, buôn cơ bản đã được bê tông và nhựa hóa,
đường giao thông liên thôn đã được mở rộng, thông thoáng
thuận tiện cho việc vận chuyển đi lại và lưu thông hàng hóa
của nhân dân.
Khi mới thành lập, xã chưa có xe máy; đến nay xe máy
đã trở thành phương tiện lưu thông phổ thông, đặc biệt toàn xã
hiện có hàng chục xe tải, xe ô tô du lịch…Các phương tiện cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từng bước được trang bị,
chế biến sản phẩm tăng, máy gặt đập liên hoàn đã được sử
5


dụng ở hầu hết cánh đồng thay cho bàn tay cầm liềm, cầm hái
của người nông dân.
Năm 1987, xã không có điện, nhân dân thắp sáng chủ yếu
bằng dầu hỏa thì đến nay nhờ đầu tư của Nhà nước và huy
động đóng góp của nhân dân, điện lưới quốc gia đã được kéo
về phục vụ cho 12/13 thôn, buôn, trên 98% số hộ dân được
dùng điện.
Từ chỗ khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất cho dạy và
học, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến nay bằng nguồn vốn
của Huyện, sự hỗ trợ của cấp trên và từ nguồn xã hội hóa đã
thực hiện kiên cố hóa nhiều trường, lớp học, xóa lớp học ca 3;
xây mới và bố trí đủ cán bộ Trạm ytế xã; xây dựng và lắp đặt
các thiết bị viễn thông. Đầu tư xây dựng các công trình văn
hóa, công trình nước sinh hoạt góp phần nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân. Bộ mặt nông thôn ngày càng
đổi mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
được triển khai rộng khắp trong toàn huyện và được nhân dân
đồng tình hưởng ứng.
Chính sách xã hội được thực hiện chu đáo, toàn xã có …
đối tượng chính sách đang hưởng chế độ người có công với
cách mạng. Hàng năm, xã đã phát động phong trào Đền ơn
đáp nghĩa, thực hiện trao tặng …… sổ tình nghĩa với tổng số
tiền ….000 đồng cho các đối tượng có công với nước.
Sự nghiệp Y tế, giáo dục – đào tạo, thông tin tuyên
truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phát thanh truyền
hình phát triển đồng bộ.
Năm 1987, xã chưa có Trạm y tế đến nay xã đã có Trạm y
tế và đội ngũ y bác sỹ đã được bố trí đầy đủ.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển nhanh về quy mô
trường lớp, khi mới thành lập xã chỉ có 01 trường tiểu học, thì
đến nay có 01 trường mẫu giáo, 03 tiểu học, 01 trường Trung
6


học phổ thông (đang đề nghị tách); 4.500 học sinh các cấp và
160 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 30 năm qua số học sinh thi
đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên
nghiệp ngày càng cao.
Sự nghiệp Văn hóa & thông tin từng bước được đầu tư.
Đã thành lập các đội văn nghệ quần chúng, các đội nghệ nhân,
đội cồng chiêng… Hàng năm tham gia hội thi cụm, thi tỉnh
luôn đạt giải cao.
Phong trào văn hóa, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa

ở cụm dân cư đạt được những kết quả phấn khởi; toàn xã có
4/13 thôn, buôn, đạt danh hiệu văn hóa, có 1.400 hộ gia đình
đạt gia đình văn hóa. Đặc biệt đã gắn kết chặt chẽ với phong
trào chung tay xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng.
Mạng lưới thông tin liên lạc được xây dựng đồng bộ và
ngày càng hiện đại, toàn xã có 01 điểm bưu điện văn hóa xã và
nhiều điểm thu phát sóng điện thoại di động; đã có hệ thống
Internet về các thôn, buôn. 13/13 thôn, buôn được phủ sóng di
động.
Công tác truyền thanh, truyền hình phát triển tốt. Nếu
như năm 1987, nhân dân xã nhà không xem được truyền hình
thì nay đã có 100% tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình và các
phương tiện thông tin khác.
Công tác quốc phòng an ninh luôn đảm bảo, tình hình an
ninh chính trị luôn giữ vững sự ổn định. Việc xây dựng nền
quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân đã đạt
được những kết quả đáng kể. Công tác tuyển quân hàng năm
luôn đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Công tác hậu cần, kỹ thuật
và chính sách hậu phương quân đội luôn được thực hiện chu
đáo.
Phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc luôn được chú trọng
và đẩy mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các vụ vi
phạm và phạm pháp được giải quyết xử lý kịp thời.
7


Công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị đã có
những bước tiến mới. Hoạt động quản lý điều hành của chính
quyền xã ngày càng đi vào nề nếp, đạt được những kết quả to

lớn trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội,
củng cố quốc phòng an ninh. Công tác xây dựng và củng cố
chính quyền luôn được quan tâm.
Năm 1987, toàn xã có 06 đơn vị thôn, buôn thì nay đã có
13 thôn, buôn; với 2.373 hộ; 13.374 khẩu. Trong công tác xây
dựng hệ thống chính trị, trước hết Đảng bộ coi trọng công tác
xây dựng Đảng, khi mới thành lập toàn Đảng bộ xã có 02 tổ
chức cơ sở Đảng (TCCS) thì nay đã có 18 tổ chức cơ sở Đảng
với gần 200 đảng viên.
Công tác tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ và
kiểm tra, giám sát của đảng luôn được quan tâm, số lượng
TCCS Đảng trong sạch vững mạnh năm sau cao hơn năm
trước. Có nhiều đơn vị giữ vững danh hiệu trong sạch vững
mạnh 2, 3 và 5 năm liền.
Hoạt động của Ủy ban Mặt trận, các đoàn thể quần chúng
của xã và cơ sở thường xuyên được đổi mới, đội ngũ cán bộ
được kiện toàn, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, trong
những năm qua hoạt động của MTTQ, các đoàn thể luôn đạt
được những kết quả phấn khởi, từng bước tập hợp hội viên và
đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng gia đình văn hóa,
thôn, buôn văn hóa và làm tốt phong trào bảo vệ an ninh tổ
quốc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở
khu dân cư.
30 năm xây dựng và phát triển của xã ... là cả một quá
trình phấn đấu với nhiều thành quả vô cùng to lớn. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhân dân các dân tộc trong xã đã
vượt qua một chặng đường đầy gian nan thử thách, có cả
những mất mát, hy sinh, đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm phát

8


triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Để
biểu dương và ghi nhận những thành tích mà Đảng bộ đã đạt
được trong kháng chiến chống Mỹ và xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc, năm 2010, xã ... đã vinh dự được Chủ tịch nước phong
tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân” và nhiều huân, huy chương các loại được trao cho tập
thể và cá nhân trong toàn xã.
Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí và các bạn!
Trong giờ phút hân hoan của cán bộ, quân và dân trong
toàn Đảng bộ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập xã, chúng ta
thành kính tưởng nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh
tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, Người Thầy vĩ đại của
Cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh
nhân văn hóa thế giới. Chúng ta tưởng nhớ tới các thế hệ đồng
bào, đồng chí, cán bộ, đảng viên các dân tộc trong xã qua các
thời kỳ đã đổ mồ hôi, xương máu hy sinh cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng bộ xã ... vững mạnh ngày
hôm nay.
Để kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ,
đảng viên đi trước, đồng thời nhằm thực hiện thắng lợi nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp và chào mừng kỷ niệm 30 năm
ngày thành lập huyện Krông Bông (12/02/1987-12/02/2017),
Đảng bộ và chính quyền xã ... kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng
viên và nhân dân các dân tộc trong xã ra sức phấn đấu thực
hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, nâng cao giác ngộ và lập trường cách mạng. Tin

tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Không ngừng nâng
cao trí tuệ và năng lực hoạt động. Hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao.
9


Hai là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hoàn
thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Làm tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây
trồng vật nuôi phù hợp, đầu tư mọi nguồn lực để phát triển kết
cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ba là, phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển xã
hội.
Chăm lo phát triển sự nghiệp Y tế, giáo dục – đào tạo,
nâng cao trình độ dân trí. Làm tốt công tác thông tin liên lạc,
văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, truyền thanh truyền
hình. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách
mạng và văn hóa đặc trưng của các dân tộc. Quan tâm chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân. Tập trung giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo
việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
Bốn là, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng
cường quốc phòng và an ninh.
Ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an
ninh nhân dân vững chắc. Đẩy mạnh phong trào bảo vệ an
ninh tổ quốc. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Phát hiện, đấu tranh làm
thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của
các thế lực thù địch.

Năm là, xây dựng Đảng, chính quyền và cả hệ thống
chính trị vững mạnh về mọi mặt để đủ sức lãnh đạo, quản lý
điều hành, vận động quần chúng thực hiện thắng lợi các mục
10


tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, và
Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VII nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề
ra.
Triển khai và thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung
ương đến cơ sở; xây dựng đảng bộ xã ... trong sạch, vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đoàn kết thống nhất
nội bộ, gắn bó mật thiết với nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh “Học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,
để Đảng bộ xã thực là hạt nhân chính trị, lãnh đạo và tổ chức
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ.
Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của UBND xã đến cơ sở, phát huy dân chủ, thực hiện tốt
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết thông qua việc đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể, làm tốt công tác vận động quần chúng, thực
hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà
nước, thực sự là cầu nối giữa Đảng – Nhà nước và nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Phấn khởi tự hào kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập xã.
Toàn Đảng bộ quân và dân các dân tộc trong xã tiếp tục phát
huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến cứu nước và 30

năm đổi mới đất nước.
Ra sức xây dựng xã ... giàu đẹp và văn minh, góp phần
cùng cả nước xây dựng thành công CNXH trên đất nước Việt
Nam ngàn đời yêu quý của chúng ta.
Xin chúc quý vị đại biểu, toàn thể đồng bào, đồng chí và
các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và thắng lợi. Xin cảm ơn!
11


Trong không khí tưng bừng của cả nước, phấn khởi ra sức
thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
và Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; được sự cho phép của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái. Hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân
tộc huyện Trạm Tấu, long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày
thành lập huyện (05/10/1964-05/10/2014) và đón nhận Huân
chương Lao động hạng Nhì - một phần thưởng cao quý của
Đảng và Nhà nước trao tặng - ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, là niềm vinh
dự, nguồn cổ vũ to lớn đối với cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và
các tầng lớp nhân dân huyện Trạm Tấu trong 50 năm qua.
Thay mặt lãnh đạo huyện, tôi xin gửi đến các đồng chí
lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, Ban chỉ đạo
Tây Bắc; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện các huyện
bạn trong và ngoài tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh,
nguyên lãnh đạo huyện, nguyên lãnh đạo các cơ quan, ban
ngành huyện qua các thời kỳ; các đồng chí thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sỹ; cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân,
những người con đang công tác, sinh sống và học tập trên
khắp mọi miền đất nước, các cháu thiếu niên nhi đồng huyện

nhà lời chúc sức khỏe và lời chào kính trọng nhất.
Kính thưa các đồng chí đại biểu, thưa toàn thể đồng chí,
đồng bào!
Cách đây 50 năm, ngày 17/8/1964, cùng với một số địa
phương trong cả nước, Hội đồng Chính phủ quyết định việc
chia tách thành lập mới một số đơn vị hành chính cấp huyện
12


và tương đương. Trong đó, có Quyết định số 128 về chia tách
huyện Văn Chấn thành hai huyện Văn Chấn và Trạm Tấu.
Ngày 05/10/1964, Đảng bộ, chính quyền huyện Trạm Tấu
chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, đây là bước ngoặt lịch
sử đối với nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu. Từ một vùng
núi cao nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ của đất trời Tây
Bắc, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, Thái, Trạm
Tấu đã trở thành một đơn vị hành chính của tỉnh Nghĩa Lộ
(nay là Yên Bái) với diện tích 74.333 ha, có 11 xã và 8.611
người.
Trải qua quá trình lịch sử, với tinh thần yêu nước nồng
nàn, nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu cùng với nhân dân
các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng và nhân dân cả nước nói
chung đã kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
quê hương, thôn bản.
Ngay từ những năm đen tối dưới ách đô hộ, thống trị của
các triều đình phong kiến, nhân dân Trạm Tấu đã không chịu
sự áp bức bóc lột, nổi dậy đấu tranh, chiến đấu chống giặc Cờ
Vàng.
Khi Thực dân Pháp xâm lược, chúng đã thực hiện chính
sách ngu dân, không cho đồng bào ta học chữ, đầu độc dân ta

bằng rượu cồn và thuốc phiện. Với ý chí kiên cường, không
chịu khuất phục, nhân dân các dân tộc Trạm Tấu luôn một
lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, quyết tâm đánh giặc bằng
những gì mình có, vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất. Năm
1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc trên
địa bàn cùng với các chiến sỹ cách mạng, đã thành lập Đội
Thanh niên trung kiên hoạt động ở Trạm Tấu, đây là tổ chức
cách mạng đầu tiên của huyện.
Ngày 09/12/1948, với sự giúp đỡ của nhân dân, đội vũ
trang tuyên truyền phối hợp cùng C514 phục kích, tiêu diệt
giặc Pháp đi càn tại Kế Khấu Ly, xã Bản Mù, tiêu diệt tại chỗ
tên cầm đầu Bang Ninh và bắt sống các lính nguỵ. Chiến
13


thắng Kế Khấu Ly đã nêu cao tinh thần yêu nước của người
Trạm Tấu, nêu cao sự chịu đựng gian khổ, hy sinh của đồng
bào, cũng như niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ quyết,
tâm giành thắng lợi của Đảng và Nhà nước ta. Với chiến công
lịch sử đó, ngày 21/6/2007, Kế Khấu Ly đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh công nhận là Di tích lịch sử cách mạng.
Trong những năm 1952 - 1954, thực hiện chủ trương của
Trung ương Đảng về xây dựng căn cứ địa Tây Bắc, tập trung
giải phóng các tỉnh Tây Bắc, quân và dân Trạm Tấu đã cùng
với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái phá đá, mở đường làm
nên con đường Lũng Lô lịch sử; góp phần nhỏ sức người, sức
của cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Tây Bắc
và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Năm 1954, trong lúc nhân dân Trạm Tấu đang phấn khởi

tăng gia sản xuất xây dựng thôn, bản thì đội quân phỉ về quấy
rối. Trước tình hình đó Bộ đội và du kích địa phương đã lên kế
hoạch phục kích tiêu diệt Tiểu đoàn Phỉ tại xã Trạm Tấu, bắt
sống 02 tên chỉ huy là Giàng Páo Của và Cầm Đức để bảo vệ
cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Phát huy tinh thần và truyền thống cách mạng của dân
tộc, trong những năm đầu thành lập; Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã ra sức xây dựng
huyện nhà, tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã
hội; củng cố bộ máy chính quyền non trẻ của huyện. Thực
hiện lời kêu gọi "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", "Tất cả để
chiến thắng giặc Mỹ xâm lược" hàng trăm con em đồng bào
các dân tộc huyện Trạm Tấu đã lên đường nhập ngũ. Góp phần
nhỏ bé của mình cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
thống nhất đất nước.
Sau những năm chiến tranh, nhân dân các dân tộc huyện
Trạm Tấu đã ra sức thi đua lao động sản xuất tập trung xây
14


dựng quê hương, cùng với nhân dân cả nước xây dựng nước
nhà theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã
chọn.
Qua 14 kỳ Đại hội, bằng sự nỗ lực không ngừng, sự đoàn
kết một lòng của các thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và
nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu qua các thời kỳ, đến
nay đã làm thay đổi diện mạo huyện vùng cao. Từ một huyện
miền núi với nền kinh tế còn nhiều khó khăn và phong tục tập
quán lạc hậu. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, Trạm Tấu đã

khoác trên mình màu xanh của núi rừng, sự bình yên, ấm no
hạnh phúc của nhân dân, sự ổn định về an ninh chính trị và
những con đường của "ý Đảng, lòng dân" vươn xa đến các
thôn, bản; mang đến cho Trạm Tấu một diện mạo mới vững
bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
miền núi.
Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hàng năm đạt trên 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích
cực, đúng hướng. Thu ngân sách hằng năm luôn vượt chỉ tiêu
kế hoạch tỉnh giao.
Sản xuất nông nghiệp từ tự cung, tự cấp, kỹ thuật canh tác
lạc hậu, năng suất thấp. Huyện đã lựa chọn và gieo trồng
những giống lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Diện
tích cây lương thực có hạt tăng lên theo từng năm, năm 2013
đã gieo trồng trên 7.074 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt
đạt trên 19.129 tấn. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo
hướng hàng hoá. Đã hình thành một số vùng sản xuất ngô tập
trung; cây ngô đã khẳng định hiệu quả kinh tế là loại cây xóa
đói giảm nghèo của người dân.
Với chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia
súc, huyện đã tăng cường vận động nhân dân làm chuồng trại,
trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc hướng đến chăn nuôi bán
chăn thả và kinh tế trang trại, trong những năm qua huyện đã
vận động nhân dân trồng trên 300 hecta cỏ và làm trên 1.000
15


chuồng trại; có những hộ gia đình có trên 200 con gia súc các
loại. Công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho gia súc gia cầm
được làm tốt. Vì vậy, đàn gia súc, gia cầm của huyện phát

triển ổn định, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy
rừng được thực hiện tốt. Rừng đã được giao khoán đến hộ dân
và cộng đồng dân cư; kinh tế lâm nghiệp bước đầu hình thành
và phát triển; một số cây trồng phù hợp, có giá trị kinh tế đã
được đưa vào sản xuất. Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn
với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được triển khai đúng kế hoạch. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng
đạt trên 53,9%.
Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về việc sắp
xếp đất nông nghiệp vùng cao. Huyện đã tập trung chỉ đạo và
thực hiện có hiệu quả, đến nay 12/12 xã, thị trấn của huyện đã
hoàn thành công tác đo đạc điều chỉnh, sắp xếp và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân, đã
có 279 hộ san sẻ cho 338 hộ nhận đất với diện tích 155,76 ha
đất nông nghiệp, 100% hộ dân có đất nông nghiệp để sản xuất.
Hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư khang
trang, các tuyến đường giao thông từng bước được kiên cố hóa
đến các thôn bản; đến nay 100% các xã đã có đường ô tô;
69/69 thôn, bản có đường xe máy. Trụ sở các cơ quan, trường
học, trạm y tế, bệnh viện được xây dựng khang trang; nhiều
công trình quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát
huy hiệu quả. Hệ thống lưới điện Quốc gia đến 12/12 xã, thị
trấn giúp cho 41/69 thôn bản có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt
trên 64% giúp cho người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, đẩy
mạnh phát triển sản xuất, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc
hậu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển. Đã
tập trung phát triển những ngành thế mạnh của huyện như:
Thăm dò, khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện vừa và

16


nhỏ; phát triển các ngành nghề truyền thống như: Mộc dân
dụng, rèn, dệt, chế biến chè,.... Đến nay, huyện có 3 nhà máy
thủy điện hoàn thành và đi vào hoạt động với công suất thiết kế
trên 25MW. Hoạt động thương mại đã có nhiều tiến bộ, các
mặt hàng thiết yếu về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng của người dân.
Giáo dục - Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Từ
chỗ chỉ có 38 lớp với 798 học sinh học (năm học 1964 - 1965),
cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các lớp học đều là tranh tre, nứa
lá. Nhờ các chính sách đầu tư cho giáo dục của tỉnh, các biện
pháp triển khai đồng bộ hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học của huyện. Đến nay, 100% thôn, bản có điểm
trường mầm non; tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt trên 52%;
năm 2002, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
năm 2007, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn
huyện hiện có có 31 trường với trên 400 lớp học và trên 9.500
học sinh các cấp; 11/12 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập mầm
non cho trẻ 5 tuổi;9/12 xã duy trì phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi; duy trì 05 trường đạt chuẩn Quốc gia. Công tác
xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã vận động các nhà hảo
tâm ủng hộ xây dựng kiên cố hóa trường, lớp, ủng hộ kho thóc
khuyến học giúp các cháu học sinh. Trong 3 năm qua, huyện
đã vận động xây dựng kho thóc khuyến học được trên 30 tấn
thóc và trên 605 triệu đồng.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan
tâm, mạng lưới y tế đã được đầu tư và có sự phát triển. Đến
nay, cơ sở vật chất khám chữa bệnh của huyện tương đối

khang trang, 12/12 xã, thị trấn có Trạm Y tế được xây dựng
kiên cố. Trình độ đội ngũ của y, bác sỹ đã cơ bản đáp ứng
được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Văn hóa - xã hội, thông tin tuyên truyền không ngừng lớn
mạnh. Nội dung tuyên truyền đã tập trung hướng về cơ sở,
phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các
17


phong tục lạc hậu không phù hợp với nếp sống văn hóa mới
dần được xóa bỏ, người dân đã ăn ở hợp vệ sinh, các đám ma
người chết được cho vào quan tài và chôn trước 48 tiếng;
hương ước, quy ước được người dân thực hiện tốt. Đặc biệt, từ
năm 2012 đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã thực
hiện ăn chung một Tết Nguyên đán tạo điều kiện thuận lợi cho
học tập và sản xuất của nhân dân.
Lao động - việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được quan
tâm nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân, các
chương trình giảm nghèo được thực hiện đồng bộ. Mỗi năm
huyện đã giải quyết việc làm cho trên 700 lao động, đào tạo
nghề cho trên 400 người; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm trên
5%.
Quốc phòng- an ninh được tăng cường, chính trị- xã hội
ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Khu vực phòng
thủ huyện được xây dựng vững, chắc gắn với thế trận quốc
phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Đến nay, đã không
còn tình trạng di dịch cư tự do; truyền đạo trái pháp luật; tình
trạng buôn bán lâm sản trái phép; diện tích trồng cây thuốc
phiện đã cơ bản không còn.
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng trên cả ba mặt tư

tưởng, chính trị và tổ chức. Cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã tạo sự chuyển biến
tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên
và nhân dân, có sức lan tỏa trong xã hội, góp phần đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham
nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, năm 2013 Đảng
bộ và nhân dân xã Trạm Tấu đã vinh dự được thư khen của
đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chất lượng, số lượng đảng viên và tổ chức cơ
sở đảng được nâng lên (từ 13 chi bộ, 2 tổ đảng và 127 đồng
chí đảng viên ngày đầu thành lập đến nay huyện có 33 chi,
đảng bộ cơ sở với 109 chi bộ trực thuộc và 1.626 đảng viên,
18


100 % thôn, bản có chi bộ). Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ
sở được củng cố, kiện toàn vànâng cao chất lượng, khắc phục
cơ bản tình trạng hụt hẫng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người
đồng bào dân tộc thiểu số. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của
chính quyền được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân được củng cố tổ chức, từng bước đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động.
Với thành tích đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
dân tộc huyện Trạm Tấu đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Ba và hôm nay, một lần nữa vinh dự được đón nhận
Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước
và địa phương, bên cạnh những thành tích đạt được, huyện
Trạm Tấu vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là: Phát triển

kinh tế chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước, tăng
trưởng kinh tế chưa bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn
chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Giáo dục
phát triển chưa đồng đều; giảm nghèo chưa vững chắc; đời
sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn. An ninh
trật tự còn tiềm ẩn. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tình hình trên có nguyên nhân khách quan, song về chủ
quan là chưa làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, chưa chủ
động nắm bắt và khai thác có hiệu quả các lợi thế, thế mạnh
của huyện; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một số ngành,
lĩnh vực chưa thật sâu sát và quyết liệt; giải pháp phát triển
kinh tế- xã hội chưa đủ mạnh và còn thiếu tập trung, chưa có cơ
chế ưu tiên phát triển các lĩnh vực quan trọng và các địa bàn
khó khăn; việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển
còn hạn chế; công tác tổ chức, cán bộ có lúc chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ.
Kính thưa toàn thể các đồng chí, thưa toàn thể đồng bào!
19


50 năm xây dựng và phát triển, tuy còn những tồn tại yếu
kém nhưng có thể khẳng định rằng huyện Trạm Tấu đã có
bước phát triển vượt bậc và mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.
Thành quả đó là sản phẩm của công cuộc đổi mới, là sự lãnh
đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan, ban,
ngành đoàn thể tỉnh, sự sẻ chia của các huyện, thị xã, thành
phố bạn trong và ngoài tỉnh. Nhất là sự nỗ lực khắc phục khó
khăn phấn đấu vươn lên xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu của Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu.
Tại buổi lễ trọng thể này, Đảng bộ và nhân dân Trạm Tấu
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, các sở, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh, các thế hệ lãnh đạo tỉnh, các huyện, thị xã, thành
phố trong và ngoài tỉnh đã thường xuyên quan tâm, chia sẻ,
động viên huyện trong thời gian qua. Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân các dân tộc huyện trân trọng ghi nhớ công sức và
học tập gương sáng của các lớp cán bộ, chiến sỹ, thanh niên
xung phong lên huyện từ những ngày đầu thành lập, trải qua
những khó khăn gian khổ, dày công vun đắp mở đường cho sự
phát triển của huyện. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các doanh nghiệp
cho việc xây dựng và phát triển của huyện nhà.
Bước vào thời kỳ mới, Trạm Tấu có những khó khăn,
thách thức mới, nhưng cũng có nhiều thuận lợi cơ bản, đó là
được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh; những
thành quả quan trọng, đồng bộ sau 50 năm xây dựng và phát
triển; đảng bộ, chính quyền đã có thêm nhiều kinh nghiệm
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị;
nhân dân các dân tộc trên địa bàn có truyền thống anh hùng
cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, cần cù,
sáng tạo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
Chính phủ và niềm tin yêu, kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân
20


tỉnh Yên Bái, trong thời gian tới Đảng bộ và nhân dân Trạm
Tấu quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Một là, Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hoá, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; rà soát,
quy hoạch phát triển cây ngô đồi theo hướng bền vững; làm
tốt công tác thủy lợi đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô 2 vụ; tăng
cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng có hiệu
quả khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển đàn gia súc, gia
cầm theo hướng bán chăn thả, đẩy mạnh, nhân rộng các mô
hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; thực hiện tốt công tác quản
lý, bảo vệ rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng; thực
hiện có hiệu quả Đề án giao rừng, cho thuê rừng. Tiếp tục thực
hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp theo hướng
khai thác tốt những tiềm năng thế mạnh của huyện như chế
biến lâm sản, ngành nghề thủ công và phát triển thủy điện vừa
và nhỏ. Làm tốt công tác xây dựng, quản lý, thực hiện quy
hoạch. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
nông thôn. Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
Quan tâm thương mại dịch vụ các xã vùng cao; làm tốt công
tác quảng bá các sản phẩm của người dân như chè, sơn tra.
Hai là, Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo
dục; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống các trường
phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn; đẩy mạnh phổ cập giáo
dục mầm non; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học,
từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tiếp
tục đầu tư trang thiết bị các cơ sở y tế trên địa bàn; nâng cao
chất lượng đội ngũ y, bác sỹ, làm tốt công tác bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe nhân dân. Chủ động thu hút cán bộ có trình
độkhoa học kỹ thuật nhằm ứng dụng tốt các thành tựu khoa
học công nghệ tiên tiến vào quản lý, sản xuất, kinh doanh và
đời sống; bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên gắn

21


với bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng phong trào "toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; tiếp tục chỉ đạo
nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước thôn bản, xóa bỏ
các phong tục tập quán lạc hậu gắn với bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc;
tăng cường đầu tư các môn thể thao thế mạnh của huyện và
tập trung hướng về cơ sở. Thực hiện tốt chương trình giảm
nghèo, giải quyết việc làm, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ
ở các xã vùng cao; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc;
thực hiện tốt các chính sách xã hội và các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
Ba là, Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng- an ninh, xây dựng
huyện thành khu vực phòng thủ, cơ bản, liên hoàn, vững chắc.
Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện
theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước
hiện đại. Kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các vấn đề
phức tạp phát sinh, bảo đảm giữ vững an ninh - quốc phòng
trên địa bàn.
Bốn là, Làm tốt công tác tư tưởng. Đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Tích cực đổi mới nội dung
sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ. Thực hiện đúng quy trình, quy định,
nguyên tắc và quan hệ chặt chẽ các khâu trong công tác cán
bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán
bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số. Duy
trì chặt chẽ và nề nếp chế độ tự phê bình và phê bình. Kết hợp

công tác dân vận của cấp uỷ với công tác dân vận chính quyền
theo hướng trọng dân, gần dân, có trách nhiệm với dân. Đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý, điều hành của chính quyền các cấp. Tích cực đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và
cácđoàn thể; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
22


Kính thưa các đồng chí đại biểu, thưa toàn thể đồng
bào!
Nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền huyện là
sớm đưa Trạm Tấu thoát khỏi huyện nghèo, sánh vai cùng với
các địa phương trong tỉnh đồng hành trên con đường xây dựng
và phát triển. Để thực hiện được điều đó, Đảng bộ, chính quyền
huyện kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân
các dân tộc trên địa bàn, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, nỗ
lực sáng tạo, không ngừng khắc phục khó khăn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, đưa Trạm Tấu tiếp tục vững bước tiến nhanh trên
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn miền núi.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí đại biểu, cán bộ,
chiến sĩ và toàn thể nhân dân.

23



×