Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

2 Có người cho rằng “Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công”, nhưng ngày nay có nhiều người không học Đại học nhưng rất thành đạt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.05 KB, 2 trang )

Đề: Có người cho rằng “Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công”,
nhưng ngày nay có nhiều người không học Đại học nhưng rất thành đạt. Thu Hà
– bà chủ của chuỗi cửa hàng hoa tươi ở Hà Nội, thu nhập hàng tháng lên đến 8
con số; Cẩm Ly sinh năm 1989 kinh doanh thời trang trên Facebook, thu nhập
hàng tháng 40 triệu đồng (dẫn theo nguoiduatin.vn/ truot –dai-hoc-van-thanhdai-gia). Bùi Thị Phương (1989), đã từng là sinh viên của ĐH Ngoại thương.
Mặc dù chỉ còn một thời gian ngắn là tốt nghiệp song cô đã quyết tâm đi theo
con đường kinh doanh không bằng cấp. Với quan điểm sống là phải tạo được
giá trị cho bản thân và cho xã hội, Bùi Thị Phương đã quyết định bỏ đại học để
làm kinh doanh. Hiện Phương đang sở hữu 4 trung tâm Anh ngữ, 1 nhà hàng
Pizza và quán ăn sinh viên với mức thu nhập có khi lên tới 15.000 USD/tháng.
Cô còn đang có tham vọng mở rộng thêm chuỗi kinh doanh và có ước mơ trở
thành nữ tỷ phú Bill Gates của Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động từ thiện.
(dẫn theo anninhthudo.vn/Loi-song/Con-duong-thanh-cong-khong-mang-tendai-hoc/512163.antd)
Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị
về hiện tượng trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diến đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng
phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận.
Thân bài:
- Tóm tắt ngắn gọn hiện tượng trong đề bài: có người cho rằng Vào Đại học là con đường
duy nhất để thành công, nhưng cũng có rất nhiều người không học Đại học cũng rất thành đạt
trong cuộc sống...
- Phân tích:
+ Ý kiến Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công vừa có khía cạnh đúng vừa chưa


thỏa đáng. Học lên Đại học là nguyện vọng chính đáng của đa số thanh niên vì đây là môi


trường học tập lí tưởng, trang bị những tri thức cơ bản, hiện đại cho sự phát triển của con
người trong tương lai.
+ Tuy nhiên vì nhiều lí do, một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông không có điều kiện
theo học Đại học. Để lập thân lập nghiệp, họ có thể học nghề hoặc vận dụng kiến thức đã học
để kinh doanh, sản xuất..., và rất nhiều người đã thành công trong nghề nghiệp đã chọn của
mình.
+ Trong cuộc sống ngày nay cũng có nhiều bạn trẻ học Đại học xong vẫn thất nghiệp, phải đi
làm trái ngành, hoặc làm những công việc không hề cần đến bằng đại học. Có nhiều nguyên
nhân như tình trạng mở các trường đại học tràn lan, tình trạng thừa thày thiếu thợ, bão hòa
các ngành học,...
+ Cần sáng suốt, cân nhắc trong lựa chọn con đường đi trong tương lai: cập nhật thông tin
nhu cầu thị trường lao động, tư vấn từ người đi trước; tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của
bản thân và gia đình để có quyết định đúng đắn tiếp tục học lên hay chọn con đường khác;
tránh a dua theo số đông hay chạy theo phong trào.
Liên hệ bản thân: lựa chọn nghề nghiệp và con đường đi đúng trong tương lai rất quan trọng
với HSPT; cần có tinh thần ham học, học tập suốt đời chứ không phải chỉ là học đại học.
*. Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài viết
đảm bảo các kĩ năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc sảo,
sáng tạo, hợp lí. Những bài viết không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá 50% số
điểm của câu.



×