Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài học ứng xử về cuộc sống rút ra từ lời dạy của cha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.65 KB, 2 trang )

Đề:

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư
Hễ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Tạm gọi là no ấm
Biết đâu cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
(Dặn con - Trần Nhuận Minh)

Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học ứng xử trong cuộc
sống rút ra từ lời dạy của cha ở trên?
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng
phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi
đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống.
- Bàn luận:


+ Đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia trong lời dặn con của người cha về cách đối xử với người


bất hạnh, kém may mắn.
+ Tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái.
+ Ý nghĩa của cách đối xử ấy: Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những
tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình
thương, tình người. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái.
+ Phê phán những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử
với người khác.
- Liên hệ - rút ra bài học: Tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với
người bất hạnh xung quanh; Cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người
có văn hóa; Chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn



×