Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Có một sự thật là không phải lúc nào mọi sự vật hiện tượng cũng bộc lộ rõ bản chất để chúng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.28 KB, 2 trang )

Đề : Có một sự thật là: không phải lúc nào mọi sự vật
hiện tượng cũng bộc lộ rõ bản chất để chúng ta có thể
phân biệt được thật giả, đúng sai; điều gì cần làm và
không nên làm. Để có thể đến với chân lí, trong lòng mỗi
người cần có một ngọn đèn soi tỏ.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn chủ đề “ngọn đèn
trong tim”.
Bài làm 1:
Hoa độc vẫn có màu sắc sặc sỡ, vậy làm thế nào để phân biệt
hoa độc và không độc? Nếu chúng ta không dụng tâm phân
biệt sẽ bị dáng vẻ bên ngoài của nó mê hoặc, lây nhiễm độc tố.
Rượu độc có khi rất thơm, nếu không dụng tâm phân biệt sẽ bị
hương thơm đó làm lú lẫn, thậm chí có thể mất mạng. Muôn vật
trong đời thường trùm lên vẻ ngoài một lớp sương mờ, trông
giống hoa nhưng không phải hoa, giả thật lẫn lộn, chỉ có những
người đầu óc luôn tỉnh táo mới phân biệt được thật giả. Đường
đời không phải bao giờ cũng được soi dưới ánh mặt trời, có lúc
phải đi trong đêm tối, có khi phải đi trong sương mù.Những lúc
như thế, phải thắp đèn sáng trong lòng mới nhận rõ phương
hướng, định vị cuộc đời, biết đặt chân lên con đường bằng
phẳng, biết dừng chân trên vực thẳm.
Sự lựa chọn trong cuộc sống cần chúng ta biết phân biệt
phương hướng. Vũ trụ thì mênh mông, luôn phơi bày mọi sắc
màu còn lòng ham muốn vật chất như những dòng chảy đan
xen lẫn nhau, đang từng giờ từng phút nhấn chìm mọi khả năng
lựa chọn và phân biệt phương hướng của chúng ta, khiến chúng
ta ngộ nhận, trở thành kẻ nô lệ của quyền lực và tiền bạc. Giữ
ngọn đèn sáng trong tâm, mới phân biệt được chính mình thực
sự.
Nhà thơ Lí Bạch biết rõ tài trí của mình có thể đổi lấy quan cao
lộc lớn, nhưng ông đã quyết định cởi bỏ sự ràng buộc của danh


lợi, ngọn đèn lớn trong tim ông sáng rực giúp ông nhận chân
phương hướng đích thực của mình trong tình thế xã hội thời ông
– quay về sống với cái tôi đích thực của mình. Đúng vậy! Dòng
sông vẩn đục chảy xuôi chảy dọc nào có sợ gì, trong tâm đã có
đèn sáng, giúp ông soi tỏ mình và người để ông nhận thấy “thế
gian đều say cả, chỉ mình ta tỉnh”.
Sự nghiệp thành công cần chúng ta nhận rõ thật, giả. Có lúc
chân lí được tìm trong số ít, suy cùng nguyên nhân, đại khái là


vì mọi sự vật trong đời đều bị trùm lên lớp sương mờ khiến mắt
người thường không nhận ra thực, giả, chỉ có ngọn đèn trong
tim soi rọi, có điều kiện nhìn thẳng vào bản chất, biện minh
thực giả, mới có được chân lí, xây dựng sự nghiệp. Cha đẻ
nghành điện từ - Hans Christian Oersted khi mới bắt đầu nghiên
cứu hiệu ứng điện từ, ông cho rằng điện và từ không có dấu
hiệu, quan hệ gì đặc biệt. Nhưng trong quá trình thí nghiệm
thực tế, ông ngẫu nhiên phát hiện kim điện từ xoay chuyển, mọi
người có mặt lúc đó đều cho rằng đó chỉ là ảo giác do hoa mắt ,
không nên phải lưu tâm làm gì, nhưng ông đã kịp thời nắm bắt
cơ hội đó và nghiên cứu lại từ đầu. Cuối cùng ông đã chứng
minh rằng dòng điện có thể sinh ra từ trường, khiến nghành vật
lí học trên toàn cầu có bước phát triển nhảy vọt. Sự phân biệt
chính là quá trình trả mọi hiện tượng về với đúng bản chất của
nó, trả lại chân lí cho chân lí, tác thành sự nghiệp cho người
biết sử dụng kĩ năng phân biệt.
Trong tim có đèn sáng, soi tan sương mù, đến vùng tươi sáng.
Chúng ta cần có một đầu óc tỉnh táo đối với cuộc đời, với sự
nghiệp, cần nhận rõ hướng đi để chúng ta không ân hận mỗi khi
đặt chân xuống




×