Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trên cơ sở nguyên cứu những văn kiện của Đảng trong những năm 19301945, hãy phân tích và làm rõ quá trình Đảng từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.09 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
Bộ môn lý luận chính trị


TIỂU LUẬN

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS.Đào Thị Bích Hồng
ĐỀ TÀI: “Trên cơ sở nguyên cứu những văn kiện của Đảng trong những

năm 1930-1945, hãy phân tích và làm rõ quá trình Đảng từng bước khắc
phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.”
Sinh viên thực hiện (Nhóm 5):
1. Điểu Nguyễn Minh Hiền 1611068
2. Phạm Văn Sang
1512801
3. Đặng Phương Quang
1512632
4. Nguyễn Hoàng Hà
1510869
5. Đàm Nhật Hào
1510889
6. Thái Nguyễn Thanh Thảo 1513091
Tp HCM, Ngày 15 tháng 04 năm 2018

1


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................3
1

GIAI ĐOẠN 1930-1935...................................................................................................4
1.1

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN..................................................................4

1.1.1

Sơ nét về bối cảnh hình thành............................................................................4

1.1.2

Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam......4

1.2

LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10-1930.......................................................5

1.2.1

Sơ lược về hình thành.........................................................................................5

1.2.2

Nội dung của luận cương....................................................................................6

1.3


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG(3/1935):..............................7

1.3.1
1.4
2

Nhiệm vụ cách mạng:.........................................................................................7

.TIỂU KẾT................................................................................................................8

GIAI ĐOẠN 1936-1939:................................................................................................11

2.1 CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH ĐÒI CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ, DÂN SINH
tháng 7/1936:.............................................................................................................................11
2.1.1

Nhiệm vụ cách mạng:.......................................................................................11

2.1.2

Nhiệm vu cụ thể:...............................................................................................11

2.1.3

Lực lượng cách mạng:......................................................................................11

2.2

2.2.1


Nhiệm vụ cách mạng:.......................................................................................12

2.2.2

Lực lượng cách mạng:......................................................................................12

2.2.3

Phạm vi cách mạng: toàn Đông dương............................................................12

2.3
3

CHUNG QUANH VẤN ĐỀ CHIẾN SÁCH MỚI tháng 10/1936:.........................12

TIỂU KẾT:...............................................................................................................12

GIAI ĐOẠN Từ 1939-1945............................................................................................14
3.1

NGHỊ QUYẾT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Tháng 11/1939...................14

3.1.1

Nhiệm vụ cách mạng:.......................................................................................14

3.1.2

Lực lượng cách mạng:......................................................................................14


3.1.3

Phạm vi cách mạng:.........................................................................................14

3.1.4

Ý nghĩa:............................................................................................................15

3.2
NHÓM 5

NGHỊ QUYẾT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG 11/1940..............................15
Page 1


3.2.1

Nhiệm vụ cách mạng:.......................................................................................15

3.2.2

Lực lượng cách mạng:......................................................................................15

3.2.3

Phạm vi cách mạng:.........................................................................................15

3.3


3.3.1

Nhiệm vụ cách mạng:.......................................................................................15

3.3.2

Lực lượng cách mạng:......................................................................................16

3.3.3

Phạm vi cách mạng:.........................................................................................16

3.3.4

Ý nghĩa:............................................................................................................16

3.4
4

NGHỊ QUYẾT BAN CHấP HÀNH TRUNG ƯƠNG 5/1941.................................15

TIỂU KẾT...............................................................................................................16

TỔNG KẾT:....................................................................................................................17

NHÓM 5

Page 2



LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc anh hùng của ta đã chịu biết bao đau
thương của các thế lực xâm lược, nhân dân ta chịu hết áp bức này đến áp bức khác. Thế nhưng
tinh thần con người Việt Nam không bao giờ bị vùi lấp mà ngày càng mạnh mẽ hơn, người Việt
Nam yêu đất nước hơn, yêu dân tộc hơn, yêu mảnh đất đầy văn hoá mà cha ông ta gầy dựng
giữ gìn.
Dân tộc ấy đã sinh ra một người con ưu tú-Nguyễn Ái Quốc, sau bao nhiêu năm tìm
đường cứu nước, Người đã tìm ra được ngọn đuốc soi sáng cho con đường giải phóng dân tộc.
Con đường lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng nhưng được người vận dụng sáng tạo, phù
hợp riêng với tình cảnh đất nước ta.
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam như một mốc son rạng ngời của lịch sử, là bước
khởi đầu trong công cuộc đánh đuổi xâm lược của đế quốc.
Xuyên suốt con đường đấu tranh giành độc lập, Đảng ta đã đề ra những chủ trương,
những văn kiện mang tính chiến lượt và quyết định đến vận mệnh cả đất nước. Ở bài tiểu luận
này, trên cơ sở nghiên cứu những văn kiện của Đảng trong những năm 1930-1945 giúp chúng
em nắm vững và hiểu rõ được quá trình Đảng từng bước khắc phục và hoàn chỉnh đường lối
Cách mạng giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, nhóm em gởi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Đào Thị Bích Hồng đã
giao cho nhóm bài tiểu luận và nhờ những giờ lên lớp của Cô chúng em mới có thể hiểu rõ nội
dung của đề tài nói riêng cũng như nội dung của cả môn học này.

NHÓM 5

Page 3


1

GIAI ĐOẠN 1930-1935


1.1

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN

1.1.1

Sơ lược về bối cảnh hình thành

Trong những năm 1928-1930 các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là các
phong trào đấu tranh của hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên phát triển rầm rộ, và các tổ
chức cộng sản khác như ở Bắc Kì: Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929), ở Trung và Nam Kỳ:
An Nam Cộng Sản Đảng (8/1929), ngoài ra còn có Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (9/1929).
Trước tình hình trên, các tổ chức Đảng đã nhận thức được việc hình thành nên một Đảng
Cộng Sản thống nhất là cần thiết và cấp bách. Song song đó là yêu cầu khắc phục tình trạng
chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản của Quốc tế Cộng Sản.
Biết được tin tức về sự chia rẽ các tổ chức Đảng, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung
Quốc, chủ trì hội nghị hợp nhất tại Hương Cảng, họp từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930. Với
sự tham dự của 1 đại biểu quốc tế cộng Sản, 2 đại biểu của Dông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại
biểu của An Nam Cộng sản Đảng, đại biểu của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn không đến
kịp nên xin gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam sau (ngày 24-2-1930).
Do địa vị pháp lý không được công nhận và phải hoạt động bí mật, nên cương lĩnh đầu tiên
được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ. Cương lĩnh đầu tiên hay còn gọi Cương lĩnh
năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm
tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Hội nghị đã quy tụ được các tổ chức Đảng Cộng Sản thành một, theo các đường lối chính
trị, tư tưởng và tổ chức hành động hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên với những nội dung chuẩn xác.
1.1.2

Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phương hướng chiến lược :

Phương hướng chiến lượt của cách mạng Việt Nam là “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.”
Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
Về chính trị:
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.

NHÓM 5

Page 4


Về kinh tế:
Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải,
ngân hang, vv..) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản
lí, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo,
bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm
8 giờ.
Về văn hóa xã hội:
Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,..vv, phổ thông giáo dục theo công
nông hóa
Về lực lượng của cách mạng Việt Nam:
Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng
dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất.
Hết sức liên lạc tiểu tư sản, tri thức, trung nông… lôi kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp.
Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi
dụng, ít hơn mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng
lập hiến,v.v) thì phải đánh đổ

Lãnh đạo cách mạng:
Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai
cấp vô sản, phải thu phục đại bộ phận và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, phải
rất cẩn thận trong khi liên lạc với các giai cấp không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của
công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
Về quan hệ cách mạng thế giới:
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với
các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
1.2

LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10-1930

1.2.1

Sơ lược về hình thành

Trần Phú, một học trò tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản cử về nước
sau thời gian học tập tại Liên Xô, được bổ sung vào Ban chấp hành trung ương Đảng.
Ngày 14 đến 30-10-1390, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ nhất tại
Hương Cảng.

NHÓM 5

Page 5


Hội nghị thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng
và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, hội nghị đã quyết
định đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, cử Trần Phú là
Tổng bí thư.

1.2.2

Nội dung của luận cương

Luận cương đã chỉ ra rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân
cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
Về phương hướng chiến lược :
Cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất
thổ địa và phản đế, tư sản dân quyền cách mạng là thời kì dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau
khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kì tư bản mà đấu
tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền:
Đánh đổ phong kiến, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để, đánh đổ đế quốc Pháp, làm
cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, vấn đề thổ địa là cái cốt. Hai nhiệm vụ đánh đổ phong kiến
và đánh đổ đế quốc Pháp có quan hệ khăng khít với nhau.
Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng
giành quyền lãnh đạo dân cày.
Về lực lượng cách mạng:
Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công
nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực
đông đảo và mạnh của cách mạng
Tư sản thương nghiệp thì đứng về đế quốc chống Cộng sản. Tư sản công nghiệp thì
đứng về quốc gia cải lương, khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ đứng về đế quốc.
Trong giai cấp tiểu tư sản: bộ phận thủ công nghiệp thì do dự, thành phần thương gia thì
không tán thành cách mạng, trí thức thì có xu hướng quốc gia chỉ hăng hái trong thời kì đầu,
chỉ các phần tử lao khổ mới theo cách mạng mà thôi.
 Từ đây có thể nhận thấy những hạn chế của Luận cương chính trị:
Luận cương đã không nêu ra được mâu thuẩn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam và Đế Quốc Pháp, nên đã không đặc nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Trong thực tế


NHÓM 5

Page 6


mâu thuẩn giữa nông dân, công nhân với địa chủ phong kiến không đến mức nghiêm trọng, mà
cái cốt giải phóng dân tộc là đánh đuổi thực dân Pháp.
Luận cương đã không đánh giá đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực
của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hoá, lôi kéo bộ phận địa chủ vừa và nhỏ
trong cách mạng giải phóng dân tộc. Vô tình, một số những bộ phận ủng hộ cách mạng đã
không thể góp sức mình vào công cuộc đấu tranh. Vì thế Luận cương không đề ra được chiến
lượt liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lượt
và công khai.
+Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới:
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, do đó giai cấp vô
sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản
Pháp, phải liên lạc với phong trào các nước thuộc địa và nữa thuộc địa trên phạm vi toàn quốc.
1.3

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG (3/1935):
Trên cơ sở phong trào cách mạng đã được phục hồi và sự chuẩn bị trước đó, từ ngày 28

đến 31/03/1935. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan
Công, Ma Cao (Trung Quốc) nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã
phục hồi.
1.3.1

Nhiệm vụ cách mạng:

Phát triển và củng cố Đảng: Cần củng cố lực lượng hiện tại, tăng cường phát triển Đảng ở

các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, kết nạp thêm nông dân và trí
thức. Phải đưa thêm nhiều đảng viên xuất thân từ thành phần công nhân vào các cơ quan lãnh
đạo, bảo đảm tính giai cấp. Ban Chấp hành Trung ương Đảng được uỷ quyền đào tạo cán bộ dự
bị mới cho Đảng. Để thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê
bình và tự phê bình chống tả khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật Đảng.
Thu phục quần chúng: Đại hội coi thu phục rộng rãi quần chúng là nhiệm vụ trung tâm cơ
bản, trước mắt của Đảng. Các đảng bộ phải bênh vực quyền lợi thiết thân của quần chúng, quan
tâm đến các dân tộc thiểu số, thanh niên, phụ nữ và quần chúng lao động ngoại kiều; phải củng
cố và phát triển các tổ chức quần chúng, lợi dụng các hình thức công khai và nửa công khai để
xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Lôi kéo các
phần tử đi sai đường:”vô luận là quần chúng ở dưới quyền lãnh đạo của các chính đảng và
cácđoàn thể phản động, quốc gia cải lương, hay cách mạng tiểu tư sản, Đảng phải dùng đủ
phương pháp mà kéo các đám quần chúng đi sai đường ấy sang phe cộng sản, nhất là phải chú
NHÓM 5

Page 7


trọng kéo quần chúng ra khỏi ảnh hưởng của tụi quốc gia cải lương, và nếu ảnh hưởng quốc gia
cải lương còn mạnh thì cách mạng Đông Dương khó thành công.
Chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô, Trung Quốc: “Cần phổ biến những sự thắng
lợi vĩ đại của sự kiến thiết xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang, cần làm cho quần chúng hiểu
rằng Xô viết Liên bang là Tổ quốc của vô sản và dân tộc bị áp bức toàn thế giới, là thành luỹ
cách mạng thế giới, nếu như đế quốc phá tan được Xô viết Liên bang thì cách mạng vận động
thế giới sẽ chậm trễ chưa biết mấy chục năm nữa”.
“Đảng Đại hội quyết định rằng nhiệm vụ chống đế quốc chiến tranh là nhiệm vụ toàn Đảng
và các đoàn thể cách mạng; Đảng Đại hội không chủ trương lập ra những hội chống đế quốc
chiến tranh, nhưng Đảng Đại hội quyết định lập ra các ban uỷ viên chống đế quốc chiến tranh
(dưới quyền chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương) bao hàm những đại biểu đảng phái,
đoàn thể và phần tử cá nhân có tánh chất chống đế quốc chiến tranh.”

Lực lượng cách mạng:
Vận động công nhân, nông dân, binh lính, phụ nữ, các dân tộc thiểu số, thanh niên.
Phạm vi cách mạng:
Toàn Đông Dương đồng thời liên lạc chặt chẽ với quốc tế cộng sản để đưa ra các chiến
lược, sách lược đường lối phù hợp với tình hình thế giới và trong nước.
1.4 .TIỂU KẾT
Từ những phân tích trên, ta thấy được:
Từ đầu những năm 1930, trong suốt thời gian hình thành và phát triển, Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã định ra những cương lĩnh, chủ trương bên cạnh đó là những đường lối và hành
động đúng đắn, chuẩn mực của con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, song vẫn còn một số
hạn chế.
Nguyễn Ái Quốc-chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát
triển học thuyết Mác-lênin về Đảng cộng sản. Người là sự hiện thân tiêu biểu sáng ngời cho sự
kết hợp giai tốc và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngay khi
ra đời, bản luận cương chính trị do người đề ra đã xác định đúng con đường giải phóng dân
tộc theo hướng vô sản, đây là cơ sở để Đảng Cộng Sản nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào
cách mạng Việt Nam. Bản luận cương đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cách
mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng mà đây chính là mối thắt chủ chốt đi đến con đường
thoát khỏi ách áp bức nô lệ. Bản luận cương đã mở ra con đường và phương hướng phát triển
mới cho đất nước. Nhìn lại lịch sử, thực tiễn quá trình vận động cách mạng 86 năm của dân

NHÓM 5

Page 8


tộc đã chứng minh tính khoa học, tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh chính trị đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà Luận cương đã nêu ra. Nguyên
nhân của những mặt khác nhau là do Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững các đặc

điểm của xã hội thuộc địa nữa phong kiến Việt Nam, do nhận thức giáo điều máy móc về vấn
đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, và lại chịu khuynh hướng “tả khuynh” của
quốc tế cộng sản và một số Đảng Cộng Sản khác. Tuy nhiên, những hạn hạn chế này không thể
tránh khỏi do Trần Phú-học trò tiêu biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng trong quá trình học
tập và làm việc tại Quốc tế cộng sản, không thể tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng của tư tưởng
quốc tế cộng sản. Thêm vào đó là tuổi của Trần Phú lúc bấy giờ còn nhỏ, nên chưa có nhiều
những trải nghiệm cũng như những đánh giá chính xác về hiện tình của đất nước.
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 3/1935: Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát
triển của tổ chức Đảng. Là sự chuẩn bị cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo. Đại hội đại
biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng của Đảng,
Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, các Xứ ủy Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ được lập lại, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng dần được khôi phục
và phát triển. Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì
trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phục hội,Việt Nam quốc dân
đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều không còn hoạt động hoặc hoạ động rất hạn chế,
cơ sở trong nước bị khủng bố hoàn toàn, chỉ còn các cơ sở hoạt động tại hải ngoại.

NHÓM 5

Page 9


2

GIAI ĐOẠN 1936-1939:

2.1 CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH ĐÒI CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ, DÂN SINH
THÁNG 7/1936
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê
Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 7 của

Quốc Tế Cộng Sản để đưa cách mạng nước ta tiến lên trong tình hình mới bổ sung những thiếu
sót của Đại hội I để đưa ra đường lối và phương phấp đấu tranh.
2.1.1

Nhiệm vụ cách mạng :

Xác định, cách mạng ở Đông Dương vẫn là :”Cách mạng tư sản dân quyền- phản đế và
điền địa- lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô- Viết, để dự bị điều kiện đi tới xã
hội chủ nghĩa”.
Xác định kẻ thù cách mạng: Kẻ thù trước mắt và nguy hại là của nhân dân Đông Dương
cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống chế độ phản động thuộc địa, chống
phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo , hòa bình.
2.1.2

Nhiệm vu cụ thể :


Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.Tháng 3/1938,
đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ
Đông Dương.



Về đoàn kết quốc tế, đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng
Sản Pháp, “ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp”. Đề ra khẩu hiệu “ủng hộ Chính
phủ mặt trận nhân dân Pháp”chống lại bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động ở
Đông Dương.




Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: chuyển hình thức tổ chức bí mật
không hợp pháp sang hình thức đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp
pháp và nửa hợp pháp, đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với
những tổ chức hoạt động công khai hợp pháp.

2.1.3

Lực lượng cách mạng :

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng7/1936 quyết định thành lập Mặt trận nhân dân
phản đế Đông Dương. Mặt trận có nhiệm vụ tập hợp rộng rãi "các giai cấp, các đảng phái, các
đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương với liên

NHÓM 5

Page 10


minh công nông là nòng cốt để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ (tức đòi
những quyền dân chủ tối thiểu)".
Phạm vi ảnh hưởng: Toàn Đông dương.
2.2 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ CHIẾN SÁCH MỚI THÁNG 10/1936:
2.2.1

Nhiệm vụ cách mạng :

Nhiệm vụ chiến lược: phải làm cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập
chính quyền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội
chủ nghĩa.

Nhiệm vụ cụ thể:


Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định kết chặt với cách mạng điền địa.



Tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.



Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này
giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động.

2.2.2

Lực lượng cách mạng :

Nhiệm vụ của Đảng cộng sản không những phải thu phục đa số thợ thuyền, mà còn phải
thu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị. Đồng thời trong lúc lập mặt
trận rộng rãi chúng ta lại phải thuần phục hết các tầng lớp trong nhân dân.
2.2.3

Phạm vi cách mạng: toàn Đông dương.

2.3 TIỂU KẾT:
Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn 1936-1939 là:Đảng đã phát động được một cao
trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với các
hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt. Danh tiếng, uy tín được mở rộng, chủ nghĩa Mác –
Lênin và đường lối của Đảng được tuyên tuyền rộng rãi khắp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức

Đảng được củng cố và mở rộng.
Lực lượng cách mạng: tất cả các tầng lớp chống lại chủ nghĩa phát xít, bè lũ tay sai của
chúng.
Phạm vi cách mạng: toàn Đông Dương.
1. Nhận xét:
Về nhiệm vụ: Phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Hồ Chí
Minh), khắc phục được hạn chế trong Luận cương chính trị 10/1930 (Trần Phú).

NHÓM 5

Page 11


Những quyết định của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7/1936 đánh dấu bước
trưởng thành mới của Đảng trong việc chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng, vận dụng
sáng tạo đường lối của QTCS vào điều kiện cụ thể của các dân tộc Đông Dương trong bối cảnh
bấy giờ:


Đảng đã qui định ra mục tiêu cụ thể của từng thời kì cách mạng trước mắt phù
hợp với những diễn biến tình hình mới.



Đảng nhận thức đầy đủ hơn về vị trí chiến lược các công tác mặt trận, chủ
trương linh hoạt để tập hợp lực lượng một cách rộng rãi, lôi cuốn mọi lực
lượng.




Đảng lại biết lợi dụng một cách khéo léo và đúng đắn khả năng đấu tranh công
khai hợp pháp và nữa hợp pháp đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần
chúng kết hợp chặt chẽ cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới, cách
mạng Đông Dương với cách mạng Pháp, tranh thủ những điều kiện cụ thể của
tình hình thế giới để thúc đẩy cách mạng Đông Dương phát triển góp phần vào
sự nghiệp thế giới.

Hạn chế:


Hội nghị 7/1936 chưa nêu lên được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong
lúc còn tạm gác khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân
tộc cho các dân tộc Đông Dương.

Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà hội nghị thành lập chưa thích
ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kì này vì yêu cầu đặt ra lúc này cần có một
hình thức mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ chống
chiến tranh chống phát xít, bảo vệ hòa bình.

NHÓM 5

Page 12


3

GIAI ĐOẠN Từ 1939-1945

3.1 NGHỊ QUYẾT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG THÁNG 11/1939
Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, mở màn cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ

hai. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải, tiền bạc, sức người để phục vụ cho
chiến tranh. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng, thủ tiêu những quyền
dân chủ tối thiểu mà nhân dân ta đã giành được trong những năm 1936-1938. Mâu thuẫn giữa
các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp trở nên gay gắt. Do đó, trong các ngày 6, 7, 8-111939, Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc Môn (Gia Định) để bàn các chủ trương của Đảng
trong tình hình mới, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.
3.1.1

Nhiệm vụ cách mạng:

Nhiệm vụ chiến lược: thực hiện cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản
dân quyền thắng lợi, tiếp tục phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa đi đến cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cụ thể: hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế
quốc và giai cấp địa chủ phong kiến không thay đổi, nhưng phải được áp dụng cho phù hợp với
tình hình mới. Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương lúc
này là chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc, tính chất cuộc cách mạng hiện tại là
cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ trung tâm trước mắt của cách mạng Việt Nam nói
riêng và cách mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành hoàn toàn độc
lập cho dân tộc: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường
nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng
hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập".
3.1.2

Lực lượng cách mạng:

Để tập trung đông đảo lực lượng dân tộc, Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu,
chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất
của giai cấp địa chủ; chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai.
+Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra khẩu hiệu thành
lập Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương.

+ Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt
trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ, kể cả các tổ chức
cải lương, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
3.1.3

Phạm vi cách mạng:
Toàn Đông Dương.

NHÓM 5

Page 13


3.1.4

Ý nghĩa:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng,
cụ thể hoá một bước đường lối cứu nước trên tinh thần của Cương lĩnh đầu tiên được hoạch
định từ khi thành lập Đảng. Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hoà bình đòi quyền
dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang - bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang và khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền; từ hoạt động công khai, hợp pháp, nửa hợp
pháp là chủ yếu chuyển sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu. Những chủ trương của
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh ở Hội
nghị Trung ương (tháng 11-1940) và Hội nghị Trung ương tám (tháng 5-1941).
3.2 NGHỊ QUYẾT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG THÁNG 11/1940
Hội nghị họp từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940, trong bối cảnh phátxít Nhật đổ bộ chiếm đóng
Đông Dương, thực dân Pháp từng bước nhượng bộ và đầu hàng Nhật, nhân dân Việt Nam chịu
cảnh "một cổ hai tròng" thống trị của Pháp - Nhật. Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra (ngày 27-9-1940),
Xứ uỷ Nam Kỳ sau nhiều lần thảo luận đã chủ trương phát động nhân dân vũ trang khởi nghĩa.

3.2.1

Nhiệm vụ cách mạng:

Tiếp tục theo Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 11/1939 nhưng Hội nghị đã vạch rõ kẻ
thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Pháp - Nhật. Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế lúc này thực chất là Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp - Nhật ở
Đông Dương.
3.2.2

Lực lượng cách mạng:

Tiếp tục theo Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 11/1939
3.2.3

Phạm vi cách mạng:

Toàn Đông Dương
3.3 NGHỊ QUYẾT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG 5/1941
Chiến tranh thế giới đang lan rộng, phátxít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô, phát
xít Nhật sắp gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. từ khi Nhật nhảy vào xâm chiếm, Pháp
đầu hàng Nhật, mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương đều bị chiến tranh hoá, tất cả bộ máy cai
trị đều bị phát xít hoá. Chính sách phản động đó của Pháp - Nhật càng làm cho mâu thuẫn giữa
các dân tộc Đông Dương với chủ nghĩa đế quốc xâm lược thêm sâu sắc
3.3.1

Nhiệm vụ cách mạng:

Hội nghị đã phát triển những chủ trương của Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 và Hội
nghị Trung ương tháng 11-1940 về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân


NHÓM 5

Page 14


tộc và dân chủ. Hội nghị xác định: "Trong lúc này khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm
sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật". "Trong
lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của
dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được
độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Đó là
nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc"3.
3.3.2

Lực lượng cách mạng:

Tiếp tục theo Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 11/1939
3.3.3

Phạm vi cách mạng:

Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc không phải chung trên toàn Đông Dương
mà trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, để "làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa
nay trong nhân dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam)". Đây là cơ sở cho sự đổi mới hình thức tên
gọi Mặt trận dân tộc thống nhất để "có tính dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ hiệu triệu
hơn". Hội nghị cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương trong một
chiến lược chống kẻ thù chung Pháp - Nhật và tay sai, giành độc lập ở từng dân tộc, coi đó là
vấn đề sống còn của ba dân tộc. "Những dân tộc sống ở Đông Dương đều chịu dưới ách thống
trị của giặc Pháp - Nhật, cho nên muốn đánh đuổi chúng nó không chỉ dân tộc này hay dân tộc

kia mà đủ, mà phải có một lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương họp lại".
Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, "ta phải thi hành đúng chính sách "dân tộc tự
quyết" cho dân tộc Đông Dương".
3.3.4

Ý nghĩa:

Hội nghị Trung ương lần thứ tám đã phát triển, hoàn chỉnh những chủ trương được đề ra ở
Hội nghị Trung ương (tháng 11-1939) và (tháng 11-1940). Nghị quyết Hội nghị Trung ương
tháng 5-1941 đã phát triển sáng tạo lý luận về cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, tiến
hành công cuộc giải phóng dân tộc như nước ta; có tác dụng quyết định trong việc vận động
toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
3.4 TIỂU KẾT
Về nhiệm vụ Cách mạng:
Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, nghị quyết BCH Trung ương tháng
11/1939 và tháng 11/1940 đã điều chỉnh nhiệm vụ của Cách Mạng, tuy vẫn là Cách Mạng tư
sản dân quyền có tính phản đế và điền địa nhưng chỉ tịch thu ruộng đất của bọn tay sai phản
quốc nhằm lôi kéo một phần lực lượng trung tiểu địa chủ, tiểu tư sản,...

NHÓM 5

Page 15


Tháng 5/1941, Đảng điều chỉnh chiến lược cách mạng tư sản dân quyền để tập trung cho
mục tiêu số một là giải phóng dân tộc.
Về lực lượng Cách mạng: So với giai đoạn trước, sức mạnh chính của CM vẫn nằm ở
giai cấp vô sản nhưng lực lượng Cách Mạng lại tăng thêm một vài tầng lớp, giai cấp như trung
tiểu địa chủ, tiểu tư sản, tư sản bản xứ yêu nước,... vì họ cũng bị đế quốc tước đoạt quyền lợi,
cũng có chung mối thù với đế quốc với bọn tay sai phản bội.

Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Ở hội nghị tháng 5/1941, Đảng đã xác định được
phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc hiện tại là trong khuôn khổ đất nước Việt Nam. Mỗi dân tộc
trong Đông Dương có thể tự đứng lên giải phóng dân tộc khỏi thực dân Pháp và đế quốc Nhật.

2. Nhận xét:
Hội nghị Trung ương lần thứ tám đã phát triển, hoàn chỉnh những chủ trương được đề ra
ở hội nghị Trung ương (tháng 11-1939) và (tháng 11-1940).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã phát triển sáng tạo lý luận về cách
mạng vô sản ở một nước thuộc địa, tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc như nước ta; có
tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền.

4

TỔNG KẾT:

Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930 đã đưa lịch sử cận đại của dân tộc nửa
đầu thế kỷ XX bước sang một giai đoạn mới.
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 có nhiều sự thay đổi
và định hướng lại cho phù hợp với thời thế cách mạng của Việt Nam. Chính nhờ sự chuyển
hướng kịp thời này mà Đảng Cộng sản đã tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
đặc biệt là giai cấp vô sản trong nước. Góp phần thực hiện thắng lợi Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền tháng 8 năm 1945, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do
đi lên chủ nghĩa xã hội.

NHÓM 5

Page 16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, XNB chính trị quốc
gia –sự thật, 2016.

2.

Wedsite Đảng Cộng sản Việt Nam />
NHÓM 5

Page 17



×