Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Xây dựng chương trình quan trắc môi trường không khí xung quanh tại nhà máy giấy Vạn Mai - Mai Châu - Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

BÁO CÁO
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
XUNG QUANH NHÀ MÁY GIẤY
TẠI HUYỆN MAI CHÂU – TỈNH HÒA BÌNH

GVHD: Th.S Bùi Văn Năng
Sinh viên thực hiện : Ngần Văn Nhì
Mã Sinh viên
: 1553020327
Lớp

: 60A-KHMT


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu

Thiết kế và tiến hành quan trắc

Xử lý và báo cáo số liệu
quan trắc


I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
• Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng
đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho
phép hiện hành.
• Theo dõi, giám sát chất lượng môi trường của


khu vực theo không gian và thời gian, làm cơ sở
xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội theo hướng bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững tại địa bàn huyện.
• Kịp thời phát hiện và cảnh báo các trường hợp ô
nhiễm.
• Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện
trạng và diễn biến chất lượng môi trường phục
vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa
bàn

1.1. Mục tiêu


1.2. Nguyên tắc thiết kế chương trình quan trắc
• Đảm bảo tính khoa học, hiện đại và có tính kế thừa các chương trình quan trắc khác
của quốc gia;
• Tránh trùng lặp với các chương trình quan trắc môi trường khác của Trung ương và
địa phương; không thay thế trách nhiệm quan trắc môi trường của các mạng lưới quan
trắc khác trên cùng địa bàn.
• Các vị trí quan trắc được thiết kế đủ xa các nguồn thải (không ở ngay sát cửa nguồn
thải – phía ngoài hàng rào các khu công nghiệp).
• Chương trình sẽ được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và theo
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.


1.3. Yêu cầu của chương trình quan trắc
• Phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước và
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
• Đáp ứng được mục tiêu quan trắc, mục tiêu bảo vệ môi trường

(theo không gian và thời gian), đảm bảo chất lượng, thời gian và
có tính khả thi;
• Tuân thủ theo quy trình, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật cho
từng thành phần môi trường cần quan trắc;
• Tuân thủ Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm
2007 về hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
(QA/QC) trong quan trắc môi trường, xem xét việc loại bỏ hoặc
bổ sung những điểm mới cho phù hợp với tình hình thực tế của
huyện Mai Châu


II. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
QUAN TRẮC
2.1. Kiểu quan trắc
• Quan trắc môi trường tác động bởi
nhà máy giấy, những nơi bị tác động
bởi nguồn thải xung quanh nhà máy

2.2. Địa điểm và vị trí quan trắc.
• Khu vực xung quanh nhà máy giấy,
bán kính khoảng 1km


II. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.3. Thông số quan trắc.
• Căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành (QCVN 05:2013/BTNMT;
06:2009/BTNMT; QCVN 46:2012/BTNMT, QCVN 26:2010/BNTMT, QCVN
27:2010/BTNMT), tiêu chuẩn hiện hành, các thông số được lựa chọn tương ứng với
từng thành phần môi trường quan trắc.


2.4. Tần suất và thời gian quan trắc.
• Dựa vào tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan
trắc.
• Dựa vào quy chuẩn kĩ thuật quốc giá đối với quan trắc tác động định kỳ môi trường
không khí tần suất quan trắc tối thiểu 6 lần/ năm.
o Thời gian quan trắc: tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11.
o Đối với các Trạm quan trắc tự động, liên tục: đo liên tục 24 giờ/1 ngày, 7 ngày/tuần.

2.5. Phương pháp quan trắc ngoài hiện trường.


2.5. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc ngoài hiện trường.
• Các thủ tục đảm bảo chất lượng lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường phải được tuân thủ
đúng theo hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan
trắc và phân tích môi trường tại Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12
năm 2012.
• Các thông số mẫu được tóm tắt tại Bảng 1 dưới đây:


TT

Thông số quan trắc

Số hiệu và phương pháp quan trắc

1

SO2

TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980) và TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990)


2

CO

TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)

3

NOx

TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985)

4

O3

TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) và TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993)

5

Chì bụi

TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)

6

Bụi lơ lửng

TCVN 5067: 1995


7

Bụi PM10

TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)

8

Các thông số khí tượng

Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc khí tượng của các hãng
sản xuất và các quy định quan trắc khí tượng.
- Đo nhiệt độ: dùng nhiệt kế thủy ngân các dạng khác nhau, nhiệt kế bán
dẫn, điện tử hoặc nhiệt kế chuyên dụng Asman, ( oC).
- Đo độ ẩm: dùng ẩm kế các dạng khác nhau hoặc nhiệt kế chuyên dụng
Asman, sau đó dựa vào biểu đồ chênh lệch giữa nhiệt độ đo được của
nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt, nội suy ra độ ẩm tương đối (%).
- Đo áp suất khí quyển: dùng áp kế (Baromet) các dạng khác nhau.
- Đo tốc độ gió và hướng gió: có thể dùng cây gió, máy đo tốc độ gió
chuyên dụng, dùng la bàn xác định hướng gió


2.6. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu
• Tuân thủ Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012.
a) Trong mọi trường hợp, phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với kỹ thuật phân tích tiếp
sau, và phân tích càng sớm càng tốt bởi ngay trong thời gian bảo quản mẫu cũng có thể bị
biến đổi;
b) Đối với các mẫu lấy bằng phương pháp hấp thụ (SO2, NO2...), dung dịch đã hấp thụ được
chuyển vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo

quản lạnh vận chuyển sớm về phòng thí nghiệm, nếu chưa kịp phân tích thì phải đặt trong
ngăn mát của tủ lạnh (phải phân tích ngay trong vòng 24 giờ);
c) Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, túi Polyetylen đựng mẫu cần được
sắp xếp gọn gàng, hạn chế chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh bị vỡ và hạn
chế rò rỉ;
d) Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp kín và bảo
quản ở điều kiện thường.
e) Mẫu sau khi lấy cần được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích càng sớm càng tốt.
Trong quá trình vận chuyển, mẫu vẫn phải tiếp tục được bảo quản trong các điều kiện cần
thiết để đảm bảo an toàn và không biến đổi khi về tới phòng thí nghiệm phân tích.


2.7. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
• Phương pháp phân tích mẫu bụi, khí: tùy vào mục tiêu chất lượng số liệu và năng lực phòng
thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định
tại Bảng 2 dưới đây. Các phương pháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác hoặc các phương pháp
theo tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở cũng như các phương pháp nội bộ có thể được sử
dụng nhưng cần phải được cơ quan quản lý chương trình quan trắc môi trường phê duyệt
hoặc chấp thuận bằng văn bản.
TT

Thông số quan trắc

Số hiệu và phương pháp quan trắc

1

SO2

TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980) và TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990)


2

CO

TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)

3

NOx

TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985)

4

Chì bụi

TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)

5

Bụi lơ lửng

TCVN 5067: 1995

6

Bụi PM10

APHA AP - 120



2.8. Kiểm chuẩn (kiểm định và hiệu chuẩn) thiết bị
• Các máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường đều phải được định kỳ bảo trì, bảo
dưỡng và kiểm chuẩn. Cụ thể như sau:
• Một số máy đo, thiết bị quan trắc tại hiện trường ngoài việc phải kiểm chuẩn hàng năm
còn phải hiệu chuẩn trước và trong khi quan trắc nhằm đảm bảo độ tin cậy về số liệu. Tất
cả các sự cố, hỏng hóc đều phải được cảnh báo và sửa chữa kịp thời.
• Tất cả máy đo, thiết bị sử dụng phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm và các thiết bị đo
đạc trên hiện trường phải được kiểm chuẩn hàng năm tại các cơ quan, đơn vị có chức
năng và năng lực thực hiện.


III. LƯU TRỮ, XỬ LÝ VÀ BÁO CÁO SỐ LIỆU QUAN TRẮC
3.1. Quản lý và xử lý số liệu quan trắc
• Tuân thủ theo các quy định hiện hành của Tổng cục môi trường về chế độ lưu trữ, xử
lý số liệu và báo cáo kết quả quan trắc:
• Cơ quan lưu trữ: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường, Phòng
TNMT huyện Mai Châu, Sở TNMT tỉnh Hòa Bình.

3.2. Phương pháp lưu trữ và xử lý số liệu:
• Lưu trữ trên tài liệu giấy tất cả các số liệu của các điểm quan trắc
• Lưu trữ dạng điện tử theo định dạng quy định trên Excel và Phần mềm quản lý số liệu
quan trắc là Tổng cục môi trường xây dựng


3.3. Lập báo cáo quan trắc môi trường định kì
 Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường phải lập:
• Báo cáo kết quả quan trắc môi trường sau mỗi đợt quan trắc
• Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường hàng năm

• Các Báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả việc thực hiện QA/QC trong quan
trắc môi trường
• Đối với các Trạm quan trắc tự động cần lập báo cáo theo tháng hoặc quý tùy theo từng
loại trạm.
 Báo cáo kết quả quan trắc phải bám sát và đáp ứng mục tiêu của chương trình quan trắc;
bảo đảm tính trung thực, kịp thời, chính xác và khách quan
 Việc lập báo cáo và chế độ báo cáo số liệu quan trắc tuân thủ theo Thông tư số
43/2015/TT-BTNTM ngày 29/9/2015 về xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ
thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.


NGUỒN THAM KHẢO
1. />-khong-khi
.
2. />rinh%20QT%20KTTD%20den%202010.pdf
3. Giáo trình quan trắc môi trường do Cục Bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT
chủ trì soạn thảo.





×