Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho hệ thống quản lý chất lượng theo ISO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
------------o0o------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ
THỐNG TÀI LIỆU TÍCH HỢP CHO HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO
ISO9001:2000 VÀ HACCP

GVHD : Phạm Xuân Tiến
SVTH : Huỳnh Như Kim Ngân
MSSV : 104110127

Tp.HCM, tháng 10 năm 2008

-i-


LỜI CẢM ƠN
 
Trước hết, em xin cám ơn khoa Công Nghệ Thực Phẩm,
trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã tạo môi
trường học tập và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian học
tại trường.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành đến quý thầy cô đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm làm việc quí báu
trong suốt những năm ngồi ghế giảng đường.
Đặc biệt, em chân thành cám ơn thầy Phạm Xuân Tiến,


thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn những người bạn đã luôn động
viên chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều.

Sinh viên thực hiện
Huỳnh Như Kim Ngân

-ii-


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang bìa ...............................................................................................................i
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ISO 9000 VÀ HACCP................................1
1.1 Tổng quan ...................................................................................................1
1.1.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.......................................................................1
1.1.2. Tiêu chuẩn HACCP .............................................................................3
1.2 Các khái niệm và thuật ngữ ........................................................................5
1.2.1. Tiêu chuẩn ISO 9000:2005..................................................................5
1.2.2. HACCP CODEX .................................................................................7
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 9001:2000 VÀ HACCP TẠI

VIỆT NAM .........................................................................................................9
2.1. Tình hình áp dụng ISO 9000 ....................................................................9
2.2. Tình hình áp dụng HACCP.......................................................................9
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................11
CHƯƠNG 4. SO SÁNH CÁC YÊU CẦU CỦA ISO 9001:2000
VÀ HACCP ......................................................................................................12
4.1. Sự tương ứng giữa ISO 9001:2000 và HACCP ......................................12
4.2. Sự tương ứng giữa HACCP và ISO 9001:2000 ......................................16
4.3.Yêu cầu về tài liệu và hồ sơ......................................................................23
iv


4.3.1. Yêu cầu của ISO 9001:2000 ..............................................................23
4.3.2. Yêu cầu của HACCP .........................................................................28
4.3.3.Tích hợp các yêu cầu của ISO 9001:2000 và HACCP CODEX........34
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU......37
5.1.Cấu trúc của hệ thống tài liệu ...................................................................37
5.2.Phương pháp biên soạn tài liệu.................................................................37
5.2.1.Phương pháp biên soạn.......................................................................37
5.2.2.Bố cục của tài liệu...............................................................................38
5.3.Trình tự biên soạn các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng.....................39
5.4.Nội dung chính của một số tài liệu cần xây dựng ....................................40
5.4.1.Sơ đồ quản lý chất lượng ....................................................................40
5.4.2.Sổ tay chất lượng ................................................................................40
5.4.3.Các thủ tục về tài liệu và hồ sơ ..........................................................44
5.4.4.Tài liệu về trách nhiệm và quyền hạn trao đổi thông tin nội bộ.........46
5.4.5.Thủ tục tuyển dụng và đào tạo............................................................47
5.4.6.Thủ tục bảo trì - sửa chữa thiết bị và cơ sở hạ tầng............................49
5.4.7.Tài liệu liên quan đến đảm bảo môi trường làm việc .........................51
5.4.8.Tài liệu liên quan đến việc tạo sản phẩm ...........................................52

5.4.9.Tài liệu đánh giá, đo lường, phân tích và cải tiến ..............................64
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................74
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... I
Phụ lục A: TCVN ISO 9001:2000, Hệ thống quản lý chất- Các yêu cầu .......... II
Phụ lục B: Đề nghị quốc tế về quy phạm thực hành những nguyên tắc chung về
vệ sinh thực phẩm (HACCP CODEX) .............................................................III

v


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Với nhu cầu luôn đòi hỏi và quyền được đáp ứng các nguồn thực phẩm sạch của người tiêu dùng,
các doanh nghiệp chế biến thực phẩm luôn tìm mọi phương pháp phù hợp và hiệu quả để càng
nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000 và HACCP riêng biệt thì việc tích hợp hai hệ thống càng mang lại hiệu quả cao hơn.
Việc tích hợp hai hệ thống cần có một quá trình nghiên cứu cụ thể, bao gồm việc xây dựng một
hệ thống tài liệu tích hợp của chúng. Với mong muốn tìm hiểu hệ thống tài liệu đó tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài :
“Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO9001:2000 và HACCP” với những nội dung sau :
o Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của hệ thống ISO và HACCP
o Tình hình áp dụng ISO 9001:2000 và HACCP ở Việt Nam
o Phương pháp nghiên cứu việc tích hợp tài liệu cho hai hệ thống
o So sánh các yêu cầu của ISO9001:2000 và HACCP để tìm ra sự tương ứng giữa
chúng về các điều khoản, yêu cầu về các tài liệu và hồ sơ, từ đó tích hợp các yêu cầu
về tài liệu, hồ sơ của ISO và HACCP
o Phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu gồm nội dung và các phương pháp để xây
dựng tài liệu, hồ sơ
o Kết luận và đề xuất


-iii-


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ ISO 9000 VÀ HACCP
1.1 TỔNG QUAN
1.1.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO được viết tắt từ “The International Organization for Standardization” (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế) trụ sở đặt tại Genève (Thụy sĩ). Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát
triển của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc
trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc phát triển
sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế. Kết quả của các hoạt động
kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO. Phạm vi hoạt động của ISO bao trùm tất cả
các lĩnh vực, trừ điện và điện tử thuộc phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban Điện Quốc tế (IEC).
[6].
ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động từ
23/2/1947. ISO có ba loại thành viên: thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên
đăng ký. Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và mỗi quốc gia chỉ có
duy nhất một cơ quan/tổ chức đại diện tham gia ISO. Năm 2000, trên 70% thành viên của ISO
là các cơ quan chính phủ được thành lập theo luật định. Số còn lại (có thể là hiệp hội hoặc cơ
quan tư nhân) tuy không phải là cơ quan chính phủ nhưng được chính phủ thừa nhận là đại
diện duy nhất cho quốc gia tại tổ chức này. Cũng trong năm 2000, ISO có 148 nước thành
viên, trong đó: 97 thành viên đầy đủ, 36 thành viên thông tấn và 15 thành viên đăng ký. [6]

Quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 với những cột mốc đáng chú ý sau: [2]



Sự hình thành bộ tiêu chuẩn này bắt nguồn từ việc nghiên cứu các tiêu chuẩn đảm bảo
chất lượng cho các dự án quân sự do Ủy ban đảm bảo chất lượng của Hiệp ước quân
sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) về chất lượng cho tàu APOLO của Nasa, máy bay
Concorde của Anh, Pháp công bố vào năm 1955.



Năm 1969, Anh và Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với các hệ
thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các thành viên của NATO.



Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 4891 – Hướng dẫn đảm bảo
chất lượng.



Năm 1979, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750 – Tiền thân của ISO

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 1/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

9000.


Năm 1987, ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng trong các nước

thành viên và trên toàn thế giới.



Năm 1994, Bộ ISO 9000 được tu chỉnh lại và bổ xung thêm một số tiêu chuẩn mới.



Năm 2000, Bộ ISO 9000 được tu chỉnh nói trên lại được sửa đổi lần nữa và ban hành.

Các nguyên tắc cơ bản của ISO 9000
(1) Chất lượng sản phẩm do hệ thống quản trị chất lượng quyết định.
(2) Để hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải làm đúng ngay từ đầu.
(3) Phương châm “PHÒNG NGỪA” là chính, việc giải quyết vấn đề dựa trên sự kiện và
dữ liệu.
(4) Quản trị hóa theo quá trình.
(5) Thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
(6) Chú trọng đến xây dựng hệ thống phục vụ bán và sau bán.
(7) Trách nhiệm trước tiên thuộc về người quản lý.
(8) Yếu tố con người giữ vai trò quan trọng và xuyên suốt.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 hiện hành gồm 4 tiêu chuẩn trong đó:
Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 - Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 - Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến
Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng và Hệ
thống quản lý môi trường.
Trong đó, ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng và
bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức, doanh nghiệp khi xây
dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tùy theo hoạt động thực tế

của tổ chức.

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 gồm
(1) Phạm vi áp dụng
(2) Tiêu chuẩn trích dẫn
(3) Thuật ngữ và định nghĩa
(4) Hệ thống quản lý chất lượng
SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 2/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

(5) Trách nhiệm lãnh đạo
(6) Quản lý nguồn lực
(7) Tạo sản phẩm
(8) Đo lường, phân tích và cải tiến

1.1.2 Tiêu chuẩn HACCP
Hệ thống an toàn thực phẩm – HACCP xuất pháp từ hai phát minh lớn:
Phát minh thứ nhất: Liên quan đến Dr. W. E. Deming (Mỹ). Lý thuyết về quản lý chất
lượng này được xem là yếu tố chính trong bước ngoặt về chất lượng sản phẩm vào thập niên
50. Dr. Deming và các thành viên khác đã phát hiện ra hệ thống TQM. Hệ thống này tập trung
vào việc đưa quản lý hệ thống toàn diện vào sản xuất để cải tiến chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm. [3]
Phát minh thứ hai: Công ty Pillsbury chuyên sản xuất thực phẩm cung cấp cho chương
trình vũ trụ Mỹ cho rằng kỹ thuật kiểm tra chất lượng mà họ đang áp dụng không đủ đảm bảo
để chống gây nhiễm cho sản phẩm trong sản xuất thực phẩm. Họ thấy rằng họ phải kiểm
nghiệm quá nhiều thành phẩm tới mức chỉ còn lại rất ít sản phẩm có thể cung cấp cho các

chuyến bay vào vũ trụ. Do đó công ty Pillsbury kết luận: Chỉ có cách xây dựng hệ thống
phòng ngừa, không cho mối nguy xảy ra trong quá trình sản xuất mới đảm bảo được an toàn
thực phẩm và đầu những năm 1960 họ bắt đầu áp dụng khái niệm HACCP đối với công tác
sản xuất thực phẩm của họ.Từ đó hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm của công ty
Pillsbury được công nhận trên toàn thế giới như một biện pháp tối tân để kiểm soát an toàn
thực phẩm. Nó không phải là hệ thống hoàn toàn không có rủi ro nhưng nó được thiết kế để
giảm thiểu rủi ro của các mối nguy đối với an toàn thực phẩm. [5]

Hệ thống HACCP từ đó luôn có những bước phát triển qua các giai đoạn: [1]


Năm 1973, lần đầu FDA yêu cầu kiểm soát HACCP trong chế biến đồ hộp để chống
Clostridium Botulinum là loại gây ra ngộ độc thịt.



Năm 1985, sau khi đánh giá của hiệu quả hệ thống, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia
Hoa Kỳ (US – NAS) kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp tiếp cận
hệ thống HACCP để tiến tới đạt được thỏa thuận: bắt buộc áp dụng HACCP đối với tất
cả các nhà sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm Hoa Kỳ.



Năm 1992, NACMCF đã nghiên cứu và đưa ra 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP:
-

Tiến hành phân tích mối nguy gồm: nhận diện các mối nguy tại mỗi công đoạn,

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân


Trang 3/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

đánh giá các mối nguy đáng kể và xác định các biện pháp phòng ngừa.
-

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.

-

Xác định các ngưỡng tới hạn cho các biện pháp phòng ngừa liên quan tới các CCP.

-

Thiết lập hệ thống giám sát, sử dụng các kết quả giám sát để hiệu chỉnh các quá
trình và duy trì kiểm soát tại CCP.

-

Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi quá trình giám sát cho thấy
ngưỡng tới hạn bị vi phạm.

-

Thiết lập thủ tục kiểm soát hồ sơ, tài liệu để chứng thực hệ thống HACCP được
xây dựng và vận hành hiệu quả.

-


Thiết lập các thủ tục thẩm định để xác định xem hệ thống HACCP có được xây
dựng và áp dụng tốt không.

HACCP được diễn giải dưới rất nhiều khái niệm và góc độ khác nhau, có thể được kể ra
như sau: [1]
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn
thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát các mối
nguy tại các điểm tới hạn.
HACCP được đồng nghĩa với vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là hệ thống và biện pháp
phòng ngừa được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Khi áp dụng HACCP ngoài việc nhận
biết các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như mối nguy vật lý, hoá học, sinh
học, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa và hạn chế tới mức tối thiểu các
mối nguy này.
Hệ thống HACCP được áp dụng trong suốt các dây chuyền sản xuất, từ khâu nguyên liệu
ban đầu cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng thông qua các hoạt động kiểm soát và các biện pháp
kỹ thuật, theo dõi liên tục tại các điểm kiểm soát giới hạn CCP hơn là dựa vào việc kiểm tra
và thử nghiệm sản phẩm cuối cùng.
Việc áp dụng có hiệu quả hệ thống HACCP cần phải có sự cam kết tham gia, toàn tâm dốc
sức của lãnh đạo và toàn thể công nhân. Ngoài ra việc áp dụng này đòi hỏi sự tiếp cận đa
ngành: kinh nghiệm trong nông học, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng,
công nghệ thực phẩm,…

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 4/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP


1.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
1.2.1 Tiêu chuẩn ISO 9000:2001
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trên toàn thế giới đòi hỏi phải có một hệ thống thuật
ngữ thống nhất. Điều đó có nghĩa là mỗi khái niệm có một tên gọi và một cách định nghĩa
được mọi người hiểu như nhau.

a. Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến chất lượng
Chất lượng: Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.
Yêu cầu: Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
Sự thoả mãn của khách hàng: Sự cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng yêu cầu
của khách hàng.

b. Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến quản lý
Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức
về chất lượng.
Chính sách chất lượng: Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất
lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.
Mục tiêu chất lượng: Điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan đến chất lượng.
Hoạch định chất lượng: Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc lập mục tiêu
chất lượng và qui định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để
thực hiện các mục tiêu chất lượng.
Cải tiến chất lượng: Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng
thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Cải tiến liên tục: Hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu.

c. Các thuật ngữ liên quan đến tổ chức
Tổ chức: Nhóm người và phương tiện có sự sắp xếp bố trí trách nhiệm, quyền hạn và mối
quan hệ.
Khách hàng: Tổ chức hay cá nhân nhận một sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống các phương tiện, thiết bị và dịch vụ cần thiết cho hoạt động tác

nghiệp của một tổ chức.
Môi trường làm việc: Tập hợp các điều kiện để thực hiện một công việc.

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 5/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

d. Các thuật ngữ liên quan đến quá trình và sản phẩm
Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu
vào thành đầu ra.
Sản phẩm: Kết quả của quá trình.
Thủ tục/ qui trình: Cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình.

e. Các thuật ngữ liên quan đến sự phù hợp
Sự phù hợp: Đáp ứng một yêu cầu.
Hành động khắc phục: Hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của sự không
phù hợp đã được phát hiện hay các tình trạng không mong muốn khác.
Hành động phòng ngừa: Hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của sự không
phù hợp tiềm tàng hay các tình trạng không mong muốn tiềm tàng khác.

f. Các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tài liệu
Sổ tay chất lượng: Tài liệu qui định hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Kế hoạch chất lượng: Tài liệu qui định các thủ tục và nguồn lực kèm theo phải được người
nào áp dụng và khi nào áp dụng đối với một dự án, sản phẩm, quá trình hay hợp đồng cụ thể.
Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động
được thực hiện.


g. Các thuật ngữ liên quan đến xem xét
Kiểm tra: Việc đánh giá sự phù hợp bằng cách quan trắc và xét đoán kèm theo bằng phép
đo, thử nghiệm hay định cỡ thích hợp.
Kiểm tra xác nhận: Sự khẳng định thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng
các yêu cầu quy định đã được thực hiện.
Xác nhận giá trị sử dụng: Sự khẳng định thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan
rằng các yêu cầu đối với việc sử dụng đã định được thực hiện.

h. Các thuật ngữ liên quan đến đánh giá
Đánh giá: Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận được bằng
chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực
hiện các chuẩn mực đã thảo thuận.
Chuẩn mực đánh giá: Tập hợp các chính sách, thủ tục hay yêu cầu được xác định là gốc so
SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 6/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

sánh.
Bằng chứng đánh giá: Hồ sơ, việc trình bày về sự kiện hay thông tin khác liên quan tới các
chuẩn mực đánh giá và có thể kiểm tra xác nhận.
Chuyên giá đánh giá: Người có năng lực để tiến hành một cuộc đánh giá.
Kết luận đánh giá: Đầu ra của một đánh giá cung cấp sau khi xem xét mọi phát hiện khi
đánh giá.

1.2.2 HACCP CODEX
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point system): Hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn.

Kế hoạch HACCP: Tài liệu được xây dựng theo các nguyên tắc của HACCP, nhằm kiểm
soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm trong toàn bộ dây chuyền chế biến thực
phẩm.
Kiểm soát: Tiến hành tất cả các hành động cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn
đề ra trong kế hoạch HACCP và các thủ tục, quy trình, quy phạm.
Biện pháp kiểm soát: Các hoạt động có thể dùng để ngăn ngừa hoặc hạn chế mối nguy đối
với an toàn thực phẩm hoặc giảm nó xuống mức có thể chấp nhận được
Hành động khắc phục: Các hoạt động cần tiến hành khi kết quả theo dõi tại điểm kiểm
soát tới hạn (CCP) cho thấy có sự mất kiểm soát.
Giới hạn tới hạn: Mức phân biệt giữa khả năng có thể chấp nhận được và khả năng không
thể chấp nhận được.
Điểm kiểm soát tới hạn: Các điểm mà tại đó cần có sự kiểm soát và sự kiểm soát này có
thể được áp dụng để ngăn ngừa mối nguy ảnh hưởng an toàn thực phẩm và giảm nó xuống
mức có thể chấp nhận được.
Cây quyết định: Chuỗi các câu hỏi được sắp đặt theo trình tự dùng để xác định một điểm
kiểm soát có phải là một điểm kiểm soát tới hạn không.
Sự sai lệch: Sự vượt quá giới hạn tới hạn.
Sơ đồ quy trình sản xuất: Cách trình bày có hệ thống trình tự các công đoạn hoặc các hoạt
động được sử dụng để sản xuất hoặc chế biến một sản phẩm cụ thể.
Mối nguy: Các tác nhân sinh học, vật lí, hóa học trong thực phẩm hoặc tiềm ẩn trong thực
phẩm có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng hoặc làm giảm tính khả dụng, tính kinh tế.
Phân tích mối nguy: Quá trình thu thập, đánh giá thông tin về các mối nguy và các điều
kiện dẫn đến sự xuất hiện các mối nguy đó, để quyết định mối nguy nào là đáng kể đối với an
SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 7/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP


toàn thực phẩm phải nêu trong kế hoạch HACCP.
Rủi ro: Ước lượng khả năng xảy ra mối nguy.
Tính nghiêm trọng: Mức độ nguy hại của mối nguy nếu không kiểm soát tốt.
Giới hạn thực tế (ngưỡng vận hành): Các tiêu chí nghiêm ngặt hơn giới hạn tới hạn được
người sản xuất áp dụng nhằm giảm rủi ro vi phạm.
Thẩm tra: Việc áp dụng các phương pháp, thủ tục, thử nghiệm và đánh giá khác với sự
giám sát để phê chuẩn tính phù hợp của chương trình HACCP và tuân thủ theo kế hoạch
HACCP.
Giám sát: Tiến hành quan sát hoặc đo đếm theo trình tự đã định nhằm đánh giá CCP có
được kiểm soát hay không và ghi lại tư liệu chính xác dùng để kiểm tra sau này.
Yêu cầu tiên quyết đối với HACCP: Các yêu cầu về cơ sở vật chất, quy phạm sản xuất và
quy phạm vệ sinh cần thiết để đảm bảo rằng những điều kiện cơ bản cho chương trình
HACCP hoạt động có hiệu quả.

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 8/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Chương 2

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 9001:2000 VÀ HACCP
TẠI VIỆT NAM
2.1.

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 9000 [4] [7]

Từ Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ I, được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Hà

Nội vào tháng 8/1995 do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) khởi xướng
đến nay đã hơn 13 năm. Một trong những thành tựu nổi bật của phong trào này chính là hoạt
động quảng bá cho áp dụng ISO rộng khắp cả nước. Đây là một kết quả đáng ghi nhận đối với
tất cả các bên có liên quan, trong đó có các tổ chức tư vấn, các tổ chức này đã có công trong
việc biến những yêu cầu khô khan của ISO 9000 thành những thực tế sinh động tại hầu hết
các doanh nghiệp chọn áp dụng mô hình Quản lý chất lượng theo ISO.
Hiện nay ISO 9000 được phần lớn các quốc gia trên thế giới chấp nhận và ban hành. Từ
1990, Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều các hoạt động của tổ chức này. Năm 1996, nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và nhằm thống nhất về ngôn ngữ trong lĩnh vực
quản lý chất lượng, chúng ta đã đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào tiêu chuẩn quốc gia với ký hiệu
là TCVN ISO 9000.
Theo báo cáo của Trung tâm Năng suất Việt Nam, sau hơn 10 năm phổ biến tại VN, hiện
có gần 6.000 doanh nghiệp (DN) và 425 cơ quan hành chính nhà nước nhận được chứng chỉ
ISO9001:2000 do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành.

2.2.

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HACCP [1] [4]

Tại Việt Nam, vào đầu những năm 1991, đoàn cán bộ thuỷ sản đi tham quan một số nước
Đông Nam Á thấy rằng trong sản xuất người ta đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP rất thành công
nên Việt Nam đã mời một số chuyên gia bàn về việc áp dụng HACCP.
Đến năm 1995 dưới sự lãnh đạo của DANIDA (Đan Mạch), ngành thuỷ sản Việt Nam đã
tiến hành dự án SEAQIP (cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu), tập trung vào việc
triển khai áp dụng HACCP.
Đến năm 1997, HACCP đã được đào tạo chính thức tại Việt Nam.
Năm 1998 có 24 doanh nghiệp được cấp mã Code để xuất khẩu thực phẩm vào Châu Âu
nhưng chỉ là Code danh sách loại 2 (dự bị).
SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân


Trang 9/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Năm 1999 có 20 doanh nghiệp được cấp Code danh sách loại 1, chính thức được xuất
khẩu vào EU.
Cả nước hiện có khoảng 439 cơ sở chế biến xuất khẩu, trong đó có 296 cơ sở chế biến
thuỷ sản đông lạnh, còn lại là cơ sở sản xuất hàng khô và đồ hộp. Khoảng 300 đơn vị sản xuất
đã áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn quốc tế (HACCP) do vậy có nhiều đơn vị đã đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung
Tâm Năng Suất Việt Nam cho biết: dự kiến năm 2010 sẽ có khoảng 80% cơ sở chế biến thực
phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP/ISO 22000), hiện có rất ít doanh
nghiệp đạt tiêu chuẩn này.

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 10/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu nội dung tiêu chuẩn ISO9001:2000, tiêu
chuẩn HACCP CODEX, các chương trình tư vấn của Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu,
tài liệu và hồ sơ các dự án tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO9001: 2000, HACCP do Công ty TNHH Tư vấn Trần Đình Cửu thực hiện và các tài liệu
liên quan khác.

Bằng cách so sánh, đối chiếu các yêu cầu của 2 tiêu chuẩn ISO9001:2000 & HACCP
CODEX cũng như tham khảo các tài liệu liên quan, tôi xem xét tính tương đồng của các yêu
cầu của ISO9001:2000 & HACCP CODEX, xác định các tài liệu và hồ sơ cần lưu trữ. Từ đó
xác định các tài liệu có thể tích hợp lại với nhau khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
tích hợp theo ISO9001:2000 & HACCP. Kết quả của quá trình này được trình bày tại chương
4.
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ các dự án tư vấn xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng theo ISO9001:2000, HACCP do Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu thực hiện,
tôi xác định phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp, các nội dung chính của một số
tài liệu hệ thống. Kết quả này được trình bày tại chương 5.

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 11/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Chương 4

SO SÁNH CÁC YÊU CẦU CỦA
ISO9001:2000 VÀ HACCP
4.1

SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA ISO9001:2000 & HACCP
ISO9001:2000

HACCP CODEX

Phạm vi


1

Khái quát

1.1

Áp dụng

1.2

Tiêu chuẩn trích dẫn

2

Thuật ngữ và định nghĩa

3

Hệ thống quản lý chất lượng

4

Yêu cầu chung

4.1

Yêu cầu về hệ thống tài liệu

4.2


2.1

Phạm vi

2.3

Định nghĩa

5.7

Tài liệu và hồ sơ

Bước 12 Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ sơ
Khái quát

4.2.1

Sổ tay chất lượng

4.2.2

5.7

Tài liệu và hồ sơ

Bước 12 Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ sơ
Kiểm soát tài liệu

4.2.3


5.7

Tài liệu và hồ sơ

Bước 12 Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ sơ
Kiểm soát hồ sơ

4.2.4

5.7

Tài liệu và hồ sơ

Bước 12 Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ sơ
Trách nhiệm của lãnh đạo

5

Cam kết của lãnh đạo

5.1

Hướng vào khách hàng

5.2

Bước 1 Thành lập đội HACCP
9


Thông tin về sản phẩm và sự hiểu
biết của người tiêu dùng

Bước 2 Mô tả sản phẩm và xác định mục
&3
SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

đích sử dụng

Trang 12/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Chính sách chất lượng

5.3

Hoạch định

5.4

Mục tiêu chất lượng

5.4.1

Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng

5.4.2


Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông 5.5
tin nội bộ
Trách nhiệm và quyền hạn

5.5.1 Bước 1 Thành lập đội HACCP

Đại diện của lãnh đạo

5.5.2 Bước 1 Thành lập đội HACCP

Trao đổi thông tin nội bộ

5.5.3 Bước 1 Thành lập đội HACCP

Xem xét của lãnh đạo

5.6

Bước 11 Thiết lập thủ tục thẩm tra xác
nhận

Khái quát

5.6.1

Đầu vào của việc xem xét

5.6.2

Đầu ra của việc xem xét


5.6.3

Quản lý nguồn lực

6

Cung cấp nguồn lực

6.1

Nguồn nhân lực

6.2

Khái quát

6.2.1

Năng lực, nhận thức và đào tạo

6.2.2

Cơ sở hạ tầng

6.3

5.6

Quản lý và giám sát


7.4

Hành vi cá nhân

10

Đào tạo

4
6
8.3

Môi trường làm việc

6.4

3.1
4.2.3

Cơ sở thiết kế và phương tiện
Cơ sở: duy tu bảo dưỡng và vệ
sinh
Sử dụng duy tu và bảo dưỡng
Vệ sinh môi trường
Nhà xưởng tạm thừi / lưu động và
các xe bán hàng rong

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân


Trang 13/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

4.4.2
6.3

Hệ thống kiểm dịch

6.4

Quản lý chất thải

7
Tạo sản phẩm

7

Hoạch định việc tạo sản phẩm

7.1

Thoát nước và đổ chất thải

Cơ sở: vệ sinh cá nhân

Bước 4 Lập sơ đồ quy trình công nghệ sản
xuất
Bước 5 Kiểm tra thực tế sơ đồ quy trình

sản xuất
Bước 6 Phân tích mối nguy và xác định
các biện pháp phòng ngừa
Bước 7 Xác định các điểm kiểm soát tới
hạn
Bước 8 Lập các giới hạn tới hạn
Bước 9 Thiết lập hệ thống giám sát CCP

Các quá trình liên quan đến khách hàng

7.2

Xác định các yêu cầu liên quan đến sản 7.2.1

9

phẩm

Thông tin về sản phẩm và sự hiểu
biết của người tiêu dùng

Bước 2 Mô tả sản phẩm và xác định mục
&3

đích sử dụng

Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản 7.2.2
phẩm
Trao đổi thông tin với khách hàng


7.2.3

Thiết kế và phát triển

7.3

Hoạch định thiết kế và phát triển
Đầu vào của thiết kế và phát triển

7.3.1 Bước 3
7.3.2 Bước 4

Đầu ra của thiết kế và phát triển

7.3.3

Xem xét thiết kế và phát triển

7.3.4

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Bước 2

Mô tả sản phẩm
Định hướng sử dụng
Thiết lập sơ đồ tiến trình sản xuất

Bước 5


Kiểm tra thực tế sơ đồ tiến trình

Bước 6

thực tế
Phân tích mối nguy và xác định

Trang 14/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển

7.3.5

Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và 7.3.6
phát triển
Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển

7.3.7

Mua hàng

7.4

Quá trình mua hàng

7.4.1


Thông tin mua hàng

7.4.2

Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào

7.4.3

Sản xuất và cung cấp dịch vụ

7.5

Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

7.5.1

3

5.3

5

Khâu ban đầu

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào

Kiểm soát hoạt động

Xác nhận giá trị sử dụng của các quá 7.5.2 Bước 11 Thiết lập thủ tục thẩm tra
trình sản xuất và cung cấp dịch vụ

Nhận biết và xác định nguồn gốc

7.5.3

Tài sản của khách hàng

7.5.4

Bảo toàn sản phẩm

7.5.5

9.1

Xác định lô hàng

3.3

Xử lý, bảo quản và vận chuyển

5.2

Những khía cạnh chủ chốt của hệ
thống kiểm soát vệ sinh

5.4
8
Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo 7.6

4.3.2


lường

Bao gói
Vận chuyển
Thiết bị cho giám sát và kiểm soát
thực phẩm

4.4.5

Kiểm soát nhiệt độ

Đo lường, phân tích và cải tiến

8

Khái quát

8.1

Theo dõi và đo lường

8.2

Sự thỏa mãn của khách hàng

8.2.1

Đánh giá nội bộ


8.2.2 Bước 11 Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác
nhận

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 15/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Theo dõi và đo lường các quá trình

8.2.3

Theo dõi và đo lường sản phẩm

8.2.4

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

8.3

5
5.8

Kiểm soát hoạt động
Thủ tục thu hồi sản phẩm

Bước 10 Thiết lập các hành động khắc
phục

Phân tích dữ liệu

8.4

Cải tiến

8.5

Cải tiến thường xuyên

8.5.1

Hành động khắc phục

8.5.2 Bước 10 Thiết lập các hành động khắc
phục

Hành động phòng ngừa

8.5.3 Bước 10 Thiết lập các hành động khắc
phục

4.2

SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA HACCP & ISO9001:2000
HACCP CODEX

ISO9001:2000

Đề nghị Quốc Tế về Quy phạm thực hành

những nguyên tắc chung về vệ sinh thực
phẩm
Mục tiêu

1

Phạm vi, áp dụng và định nghĩa

2

Phạm vi

2.1

Chu trình thực phẩm

2.1.1

1

Phạm vi

3

Thuật ngữ và định nghĩa

6.4

Môi trường làm việc


Vai trò của chính phủ, ngành công 2.1.2
nghiệp, và những người tiêu dùng
Sử dụng

2.2

Định nghĩa

2.3

Khâu ban đầu

3

Vệ sinh môi trường

3.1

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 16/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

Các nguồn thực phẩm được sản xuất 3.2

7.4

Mua hàng


7.5.1

Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch

7.5.5

vụ

một cách vệ sinh
Xử lý, bảo quản và vận chuyển

3.3

Bảo toàn sản phẩm
Làm sạch, bảo dưỡng và vệ sinh cá 3.4

6.3

Cơ sở hạ tầng

nhân khâu ban đầu

6.4

Môi trường làm việc

6.4

Môi trường làm việc


Cơ sở: thiết kế và phương tiện

4

Vị trí

4.1

Cơ sở

4.1.1

Nhà xưởng và các phòng

4.2

Thiết kế và bố trí

4.2.1

6.3

Cơ sở hạ tầng

Cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà 4.2.2

6.3

Cơ sở hạ tầng


6.3

Cơ sở hạ tầng

xưởng
Nhà xưởng tạm thời / lưu động và 4.2.3
các xe bán hàng rong
Thiết bị

4.3

Yêu cầu chung

4.3.1

6.3

Cơ sở hạ tầng

Thiết bị cho kiểm soát và giám sát 4.3.2

6.3

Cơ sở hạ tầng

thực phẩm

7.6


Kiểm soát thiết bị đo lường

Đồ đựng chất phế thải và các thứ 4.3.3

6.3

Cơ sở hạ tầng

không ăn được
Phương tiện

4.4

6.3

Cơ sở hạ tầng

Cung cấp nước

4.4.1

6.3

Cơ sở hạ tầng

Thoát nước và đổ chất thải

4.4.2

6.3


Cơ sở hạ tầng

6.4

Môi trường làm việc

4.4.3

6.4

Môi trường làm việc

Phương tiện vệ sinh cá nhân và khu 4.4.4

6.3

Cơ sở hạ tầng

Làm sạch

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 17/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

vực vệ sinh
Kiểm soát nhiệt độ


8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

Chất lượng không khí và sự thông 4.4.6

6.3

Cơ sở hạ tầng

gió

6.4

Môi trường làm việc

6.3

Cơ sở hạ tầng

6.4

Môi trường làm việc

7.5.5

Bảo toàn sản phẩm

Chiếu sáng


Bảo quản

4.4.5

4.4.7

4.4.8

Kiểm soát mối nguy cho thực phẩm 5.1

7.2.1

& Xác định các yêu cầu liên quan đến

7.2.2

sản phẩm & Xem xét các yêu cầu
liên quan đến sản phẩm

7.3

Thiết kế và phát triển

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

8.2.4


Theo dõi và đo lường sản phẩm

7.5.5

Bảo toàn sản phẩm

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

8.2.4

Theo dõi và đo lường sản phẩm

7.2.1

Xác định các yêu cầu liên quan đến

Những khía cạnh chủ chốt của hệ 5.2
thống kiểm soát vệ sinh
Kiểm soát thời gian và nhiệt độ

5.2.1

Các khâu chế biến đặc biệt

5.2.2

Yêu cầu vi sinh và yêu cầu khác


5.2.3

sản phẩm
Nhiễm chéo vi sinh

5.2.4

6.3

Cơ sở hạ tầng

6.4

Môi trường làm việc

7.3

Thiết kế và phát triển

8.2.3

Nhiễm bẩn vật lý và hóa học

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

5.2.5

& Theo dõi và đo lường quá trình &

8.2.4


theo dõi và đo lường sản phẩm

6.3

Cơ sở hạ tầng

6.4

Môi trường làm việc

7.3

Thiết kế và phát triển

Trang 18/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

8.2.3

& Theo dõi và đo lường quá trình &

8.2.4

theo dõi và đo lường sản phẩm

Yêu cầu về nguyên liệu đầu vào


5.3

7.4

Mua hàng

Bao gói

5.4

7.5.5

Bảo toàn sản phẩm

Nước

5.5

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

8.2.4

Theo dõi và đo lường sản phẩm

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình


8.2.4

Theo dõi và đo lường sản phẩm

Nước được dùng như một thành 5.5.2

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

phần của thực phẩm

8.2.4

Theo dõi và đo lường sản phẩm

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

8.2.4

Theo dõi và đo lường sản phẩm

7.5.1

Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch

8.2.3


vụ

8.2.4

Theo dõi và đo lường quá trình

6.2.2

Theo dõi và đo lường sản phẩm

Nước tiếp xúc với thực phẩm

Nước đá và hơi nước

Quản lý và giám sát

5.5.1

5.5.3

5.6

Năng lực, nhận thức và đào tạo
Tài liệu và hồ sơ

Thủ tục thu hồi

5.7

5.8


Cơ sở: duy tu bảo dưỡng và vệ sinh 6.

4.2.3

Kiểm soát tài liệu

4.2.4

Kiểm soát hồ sơ

8.3

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Chế độ duy tu bảo dưỡng và việc 6.1
làm sạch
Tổng quát

6.1.1

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Quy trình và phương pháp làm sạch 6.1.2

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm

việc

Chương trình làm sạch
SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

6.2

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
Trang 19/74


Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp cho HTQLCL theo ISO9001:2000 & HACCP

việc
Hệ thống kiểm dịch

6.3

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Tổng quát

6.3.1

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Ngăn chặn dịch hại xâm nhập


6.3.2

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Sự khu trú và ô nhiễm

6.3.3

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Giám sát và phát hiện

6.3.4

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Sự tiệt trừ

6.3.5

6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Quản lý chất thải

6.4


6.3 & 6.4 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc

Giám sát tính hiệu quả

6.5

8.2.3

Theo dõi và đo lường quá trình

Cơ sở: vệ sinh cá nhân

7

Tình trạng sức khỏe

7.1

6.4

Môi trường làm việc

Bệnh tật và tổn thương

7.2

6.4

Môi trường làm việc


Vệ sinh cá nhân

7.3

6.4

Môi trường làm việc

Hành vi cá nhân

7.4

6.2.2

Năng lực, nhận thức và đào tạo

6.4

Môi trường làm việc

6.4

Môi trường làm việc

Khách tham quan

7.5

Vận chuyển


8

Tổng quát

8.1

7.5.5

Bảo toàn sản phẩm

Yêu cầu

8.2

7.5.5

Bảo toàn sản phẩm

Sử dụng và duy tu bảo dưỡng

8.3

6.3

Cơ sở hạ tầng

SVTH: Huỳnh Như Kim Ngân

Trang 20/74



×