SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO
TRƯỜNG THPT BC NGUYỄN HIỀN KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150’
( không kể thời gian giao đề )
I/ Phần chung: ( 5đ ) Dành chung cho tất cả thí sinh
Câu 1: ( 2 đ ) Cho biết ý nghĩa nhan đề ‘’ Chiếc thuyền ngoài xa ‘’ của
Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: ( 3 đ ) Cảm nghĩ của anh ( chị ) khi hát bài ‘’ Tiến quân ca ‘’ của
nhạc sĩ Văn Cao.
II/ Phần riêng:
Câu 3a: Chương trình chuẩn ( 5 đ )
Phân tích nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn ‘’ Những đứa con
trong gia đình ‘’ của Nguyễn Thi.
Câu 3b: Chương trình nâng cao ( 5 đ )
‘’ Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng
Máu chảy. ‘’
Anh ( chị ) nghĩ gì khi đọc đoạn thơ trên trong bài thơ ‘’ Đàn ghi ta
của Lor-ca ‘’ của nhà thơ Thanh Thảo.
SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM
TRƯỞNG THPT BC NGUYỄN HIỀN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VĂN
I/ Phần chung:
Câu 1: * Cho 2đ khi đáp ứng tốt các ý sau, văn viết rõ ràng:
- Nhan đề ‘’ Chiếc thuyền ngoài xa ‘’ là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa
cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là
không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Cuộc sống
đông con, khó khăn, đói kém, chật chội, túng quẫn…Người chồng cộc
cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những
cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ
không thấy được.
- Vì ở ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con
thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người
trong cuộc đời. Cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái ăm,
ngang trái, nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ phát hiện
ra.
- Nhan đề góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm.
* Cho 1đ khi đáp ứng một nửa các yêu cầu trên, văn viết rõ.
Câu 2:
I/ Kĩ năng: HS biết cách làm bài nghị luận xã hội. HS có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau, tuy cần bày tỏ cảm nghĩ của mình một cách chân
thành, xúc động.
II/ Kiến thức:
1. Giới thiệu bài hát ‘’ Tiến quân ca ‘’ của nhạc sĩ Văn Cao là bài quốc
ca của nước CHXHCN Việt Nam.
2. Bày tỏ cảm nghĩ:
- Bài quốc ca là quốc hồn quốc túy của dân tộc. Bài quốc ca đã làm
sống dậy hào khí một thời đã qua và thúc giục mọi người hướng tới
tương lai với một niềm tin tốt đẹp.
- Hát bài quốc ca cần thể hiện niềm tự hào, tự tôn, vinh hạnh dân tộc.
Hát một cách hào sảng, trang nghiêm, xúc động, đúng và hay.
- Chê trách vài biểu hiện chưa tốt trong việc hát quốc ca hiện nay.
3. Đề ra phương hướng hành động cho bản thân:
- Thành kính thiêng liêng khi hát quốc ca.
- Hát đúng nhạc, đúng nhịp, đúng hồn vía của bài ‘’ Tiến quân ca ‘’.
III/ Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết cảm xúc.
- Điểm 2: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết rõ, mắc vài lỗi
chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1: Yếu về kĩ năng làm văn, nghèo ý tưởng và cảm xúc, chưa đáp
ứng các yêu cầu trên, văn rối, sai nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến đề
bài hoặc có sai phạm nghiêm trọng về tư tưởng.
II/ Phần riêng:
Câu 3a: Chương trình chuẩn
I/ Kĩ năng: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi, đặc điểm nhân vật
của Nguyễn Thi và tác phẩm ‘’ Những đứa con trong gia đình ‘’, HS biết vận
dụng kĩ năng nghị luận về nhân vật văn học để phân tích, bàn bạc, đánh giá
nhân vật. Biết làm bài văn nghị luận văn học có bố cục chặt chẽ, hợp lí.
II/ Kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy cần đáp
ứng được các gợi ý sau:
1. Nhân vật chị Chiến:
- Một phiên bản của người má về ngoại hình, tính cách. Một hóa thân
của má từ ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ, nết đảm đang trong đêm đối
thoại trước lúc lên đường.
- Tuy cũng còn có lúc trẻ con, tranh công với em, tranh đi bộ đội trước,
nhưng Chiến luôn nhớ mình là chị, nhường nhịn em.
- Thể hiện tinh thần gan dạ, gan góc lên đường chiến đấu ‘’ giặc còn thì
tao mất ‘’.
2. Nhân vật Việt :
- Nghệ thuật trần thuật của truyện bắt nguồn từ dòng hồi tưởng của
nhân vật Việt.
- Cậu con trai mới lớn, tính ngây thơ, trẻ con, vô tâm, vô tư, hiếu động.
- Quyết tâm tòng quân để trả thù cho ba má, gan dạ, lập chiến công.
- Có những rung cảm tinh tế lúc khiêng bàn thờ má gởi nhà chú.
3. Nhận xét, so sánh về hai nhân vật :
- Điểm giống: Cùng huyết thống trong một gia đình truyền thống. Giàu
tình cảm yêu thương, căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu ngoan cường,
dũng cảm, phát huy truyền thống gia đình, lập chiến công. Cả hai đều
tỏ ra trẻ con.
- Điểm khác: Khác về giới tính. Chị Chiến giàu nữ tính, có trẻ con
nhưng biết nhường em, lo cho em. Việt chỉ dành phần hơn. Việt
thương chị theo cách của một chú bé, giấu chị, sợ mất chị.
III/ Cách cho điểm:
- Điểm 4-5: Đáp ứng tốt các gợi ý trên, văn trong sáng, mắc vài lỗi
chính tả.
- Điểm 1-2: Ý tưởng sơ sài, chưa đáp ứng các gợi ý trên, văn viết lúng
túng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến đề
bài.
Câu 3b: Chương trình nâng cao
I/ Kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc-hiểu để
phát hiện, cảm nhận về đoạn thơ. Kết cấu chặt, bố cục rõ, diễn đạt sáng.
II/ Kiến thức:
- Trên cơ sở những hiểu biết về: bài thơ ‘’ Đàn ghi ta của Lor-ca ‘’ của
Thanh Thảo, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, HS cần trình bày
được những cảm xúc, ấn tượng cá nhân về Lor-ca và cái chết oan
khuất của Lor-ca.
- Thanh Thảo đã tái hiện cái chết bi tráng, đột ngột, oan khiên của Lor-
ca qua hình ảnh, qua cách chuyển đổi cảm giác của tiếng đàn ( tượng
trưng khát vọng và sức sống ) từ màu nâu với khát vọng tự do ( nghĩ
suy, trầm tĩnh ) và hoài niệm tình yêu ( bầu trời, cô gái ), Từ màu
xanh ( sự sống, hi vọng thiết tha ) đã ‘’ vỡ tan ‘’ ( bàng hoàng, tức
tưởi ) và ‘’ ròng ròng máu chảy ‘’ ( nghẹn ngào, đau đớn ).
- Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, thành sinh thể
vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động… và qua hiệu quả các biện
pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ. ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập… Thanh
Thảo đã khắc họa thật ấn tượng cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ
thiên tài.
III/ Cách cho điểm:
- Điểm 4-5: Đáp ứng tốt các gợi ý trên. Cảm thụ sâu sắc, thẩm bình khá
tinh tế. Sai vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1-2: Nhận thức đề hời hợt, ý tưởng sơ sài, chưa đáp ứng các gợi
ý trên. Bài mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến đề
bài.