SỞ GD – ĐT GIA LAI
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2008 – 2009)
MÔN : SINH HỌC 12 – NÂNG CAO
Thời gian: 60 phút(trắc nghiệm 15 phút, tự luận 45 phút)
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Câu 1: Quan niệm nào sau đây không phải của Lamac?
A. Mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều luôn được di truyền cho thế hệ sau.
B. Nếu không hình thành được các đặc điểm thích nghi với điều kiện sống mới do môi trường thay đổi
thì sinh vật sẽ bò đào thải.
C. Tác động của môi trường sống là nhân tố thúc đẩy sự tiến hóa của sinh giới.
D. Trong tự nhiên không có quá trình đào thải vì các sinh vật đều luôn kòp thích nghi với những biến đổi
chậm chạp của môi trường.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây thể hiện sự giống nhau ở hai quá trình: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?
A. Động lực của hai quá trình. B. Tác nhân tạo ra hai quá trình.
C. Cơ sở của hai quá trình . D. Đối tượng của hai quá trình.
Câu 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của sinh vật biểu hiện rõ nhất ở tác động tới:
A. Tốc độ chuyển hóa vật chất B. Cơ chế quang hợp hoặc hô hấp
C. Tập tính trú đông hay tránh nóng D. Phân bố đòa lí
Câu 4: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, quá trình hình thành loài mới và các đơn vò phân
loại trên loài được mở đầu bằng hiện tượng nào sau đây?
A. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Sự giao phối hoặc giao phấn tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. Sự tích lũy ngẫu nhiên của các đột biến trung tính ở cấp độ phân tử.
D. Sự phát tán các cá thể khỏi quần thể.
Câu 5: Câu sau đây có nội dung đúng là:
A. Sau thời gian chòu cách li tự nhiên, các quần thể sinh vật cùng loài luôn luôn có sự biến đổi để tạo ra
loài mới.
B. Cách li đòa lí thường kèm theo cách li sinh thái tác động lên các quần thể bò cách li.
C. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra nhanh hơn hình thành loài bằng cách li đòa lí.
D. Con đường hình thành loài bằng lai xa kèm theo đa bội hóa xảy ra phổ biến ở giới thực vật và giới
động vật trong tự nhiên.
Câu 6: Hệ sinh thái nhân tạo khác hệ sinh thái tự nhiên ở điểm chính là:
A. Thường nhỏ bé hơn B. Do con người tạo ra
C. Do con người tạo ra D. Phục vụ con người
Câu 7: Từ những năm 30 trở đi của thế kỉ XX, di truyền học dần dần trở thành cơ sở vững chắc cho thuyết
tiến hoá hiện đại. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về sự đóng góp của di truyền học đối với sự ra
đời của thuyết tiến hoá hiện đại:
A. Làm sáng tỏ cơ chế di truyền học của quá trình tiến hoá.
B. Phân biệt được biến dò di truyền và biến dò không di truyền.
C. Hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dò.
D. Biết được biến dò chỉ phát sinh trong quá trình sinh sản mới có ý nghóa với tiến hoá.
Câu 8: Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dò vô cùng phong phú vì:
A. CLTN diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.
B. Số cặp gen dò hợp trong quần thể giao phối là rất lớn.
C. Tần số đột biến tự nhiên đối với từng gen riêng rẽ chiếm từ 10
-6
đến 10
-4
.
D. Mỗi cặp gen nằm trên mỗi cặp NST đồng dạng khác nhau đã tạo ra vô số biến dò tổ hợp.
Câu 9: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về:
A. Giới thực vật B. Giới động vật
C. Giới nấm D. Giới nhân sơ(vi khuẩn)
Câu 10: Ý nghóa của tính đa hình về kiểu gen trong quần thể giao phối là:
A. Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn đònh của một số loại kiểu hình trong quần thể.
B. Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng với điều kiện sống thay đổi.
C. Giúp giải thích sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
D. Giải thích vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa.
Câu 11: Từ năm 1848 đến 1900 năm, thành phố Manchetxtơ bò ô nhiễm do bụi than từ ống khói nhà máy
phun ra. Khói bám vào thân cây bạch dương , 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì:
A. Chúng bò nhuộm đen bởi bụi than. B. Chúng đột biến thành màu đen.
C. CLTN tăng cường đột biến màu đen. D. Bướm trắng đã bò chết hết.
Câu 12: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở một quần thể phản ánh:
A. Tuổi thọ quần thể B. Tỉ lệ giới tính
C. Tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi D. Tỉ lệ phân hóa
II – PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 1(2 điểm): Trình bày những điểm khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo về nội dung,
động lực, thực chất và kết quả.
Câu 2(1,5 điểm): Nêu thực chất của qúa trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hóa, các
cơ chế cách li đối với quá trình này.
Câu 3(1 điểm): Trình bày sự ảnh hưởng của nhiêït độ đến đời sống sinh vật.
Câu 4(0,5 điểm): Để hoàn thành một giai đoạn sống, trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 24
0
C, sâu cần
60 ngày, nếu nhiệt độ môi trường cao hơn 4
0
C nó chỉ cần 48 ngày. Nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển đối
với loài sâu đó là bao nhiêu?
----------- Hết -------
SỞ GD – ĐT GIA LAI
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2008 –2009)
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
MÔN : SINH HỌC 12 – NÂNG CAO
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ. án B C A A B C D B A B C C
II – PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1(2 điểm): Khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
CLTN CLNT
Nội dung Đào thải biến bò không có lợi và tích lũy
biến dò có lợi cho sinh vật.
Đào thải biến bò không có lợi và tích
lũy biến dò có lợi cho mục tiêu sản
xuất của con người.
Động lực Đấu tranh sinh tồn Nhu cầu thò hiếu và mục đích kinh tế
của con người.
Thực chất CLTN tác động thông qua đặc tính di
truyền và biến dò là nhân tố chính trong
quá trình hình thành các đặc điểm thích
nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành
loài mới.
CLNT là nhân tố chính qui đònh chiều
hướng và tốc độ biến đổi các giống vật
nuôi, cây trồng
Kết quả Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản
của các cá thể trong quần thể.
Mỗi giống vật nuôi, cây trồng thích
nghi cao độ với một nhu cầu xác đònh
của con người.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (1,5 điểm):
a) Thực chất của quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể
ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra hẹ gen mới, cách li sinh sản với hệ gen gốc.
b) Vai trò của các nhân tố tiến hóa
- Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc
- Di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen, nhờ đó làm tăng tốc độ
quá trình hình thành loài mới.
- CLTN là nhân tố đònh hướng tiến hóa, qui đònh chiều hướng và nhòp điệu biến đổi tần số alen
của quần thể.
c) Vai trò của các cơ chế cách li.
Ngăn cản giao phối tự do, do dó củng cố, tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc,
thúc đẩy sự phân li tính trạng.
Câu 3(1,5 điểm): Ảnh hưởng của nhiêït độ đến đời sống sinh vật?
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
- Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí – sinh
thái và tập tính của sinh vật.
- Dựa vào thân nhiệt
→
chia 2 nhóm sinh vật:
+ Sv biến nhiệt
→
điều chỉnh thân nhiệt thông qua trao đổi nhiệt trực tiếp với môitrường.
+ Sv đẳng nhiệt
→
thân nhiệt ổn đònh, độc lập với sự biến đổi nhiệt độ của môi trường
→
phân bố rộng .
0,5
0,25
0,25
Câu 4(0,5 điểm): Áp dụng công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu: T = (x – k) n , ta có:
- Tổng nhiệt hữu hiệu khi nhiệt độ môi trường 24
0
C: T = (24 – k) 60
- Tổng nhiệt hữu hiệu khi nhiệt độ môi trường cao hơn 4
0
C (28
0
C) : T = (28 – k) 48
→
(24 – k) 60 = (28 – k) 48
→
k = 8
0,25
0,25