Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề luyện tập ôn thi TNPT (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.95 KB, 16 trang )

ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.
2. Chứng minh rằng Việt Nam là một nước đông dân.
Câu 2. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Thương mại), hãy nhận xét về cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu
và nhập khẩu của nước ta năm 2000.
Câu 3. (3,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Hãy nêu đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm.
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta?
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Chỉ số phát triển con người (HDI) được tổng hợp lại từ các yếu tố chính nào? Vì sao HDI của
nước ta được xếp hạng tương đối cao trong khi nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát triển?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ 1
I– PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta (2,0 điểm)
– Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.
– Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở 12 hải lí (1 hải
lí = 1852 m).
– Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển đảm bảo thực hiện chủ quyền của các nước ven biển (bảo
vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư, …) với chiều
rộng 12 hải lí.
– Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế, nhưng vẫn để
các nước khác khai thác (đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm, tàu thuyền và máy bay tự do hoạt động theo công
ước quốc tế) với chiều rộng 200 hải lí.
– Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở


rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa có độ sâu từ 200 m trở xuống, trong đó Nhà nước
có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Chứng minh Việt Nam là nước đông dân (1,0 điểm)
– Dân số Việt Nam là khoảng 85 triệu người (năm 2007 đạt gần 87,2 triệu).
– Về quy mô dân số, nước ta đứng thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In–đô–nê–xi–a và Phi–lip–pin) và
thứ 13 trên thế giới.
Câu 2. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Thương mại), nhận xét về cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu và
1
nhập khẩu:
1. Xuất khẩu (1,0 điểm)
– Cơ cấu:
+ Công nghiệp nặng và khoáng sản: 35,6%
+ Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 34,3%
+ Nông, lâm sản: 19,8%
+ Thuỷ sản: 10,3%
– Cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn nghiêng về hàng chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế. Vì thế, hiệu
quả kinh tế chưa cao.
2. Nhập khẩu (1,0 điểm)
– Cơ cấu:
+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng: 30,9%
+ Nguyên, nhiên liệu: 63,8%
+ Hàng tiêu dùng: 5,3%
– Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, tỉ trọng của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu chiếm ưu thế
tuyệt đối để phục vụ cho lợi ích sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 3. (3,0 điểm)
1. Thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (2,0 điểm)
– Địa hình
+ Địa hình đa dạng, có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
+ Sự đa dạng của địa hình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt (chè), chăn nuôi (đại gia

súc), lâm nghiệp, du lịch (du lịch núi, du lịch biển), …
– Đất
+ Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Tài nguyên này
thích hợp cho sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (chè), cây đặc sản (hồi, quế, tam thất) và
các loại cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, lạc, đỗ tương…).
+ Đất phù sa dọc các thung lũng và cánh đồng trước núi như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Trùng Khánh,
Thất Khê (Cao Bằng), Mường Thanh (Điện Biên) có thể phát triển cây lương thực.
– Khí hậu và nguồn nước
+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. Điều đó cho phép đa dạng
hoá cơ cấu cây trồng, trong đó có cả cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
+ Là thượng lưu hoặc nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn, chảy trên địa hình dốc nên có tiềm năng
lớn nhất cả nước về thuỷ điện (riêng hệ thống sông Hồng chiếm 37% thuỷ năng của nước ta).
+ Có vùng biển ở phía đông có khả năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
– Sinh vật
+ Diện tích rừng hiện có (năm 2007) là 4 654,7 nghìn ha. Ngoài giá trị về kinh tế, rừng còn có ý
nghĩa lớn về môi trường.
+ Vùng biển có ngư trường vịnh Bắc Bộ, thuận lợi cho đánh bắt. Có thể nuôi trồng thuỷ sản dọc
bờ biển và các đảo ven bờ.
– Khoáng sản
2
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản nhất so với các vùng khác trong cả nước với đủ loại khoáng sản
(nhóm năng lượng, nhóm kim loại và phi kim loại).
+ Các loại có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn.
 Than đá (dẫn chứng).
 Sắt, thiếc, bô xít (dẫn chứng).
 Apatit và vật liệu xây dựng (dẫn chứng).
2. Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm (1,0 điểm)
– Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

– Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể
hỗ trợ cho các vùng khác.
– Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
II– PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta vì những lí do sau đây:
1. Vai trò đặc biệt của Hà Nội
– Vai trò:
+ Thủ đô.
+ Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, … hàng đầu của cả nước.
– Vị trí địa lí:
+ Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
2. Tập trung hầu hết các loại hình vận tải
– Đường ô tô. – Đường sắt.
– Đường sông. – Đường hàng không.
3. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch
– Đường ô tô (dẫn chứng).
– Đường sắt (dẫn chứng).
– Đường hàng không (dẫn chứng).
4. Tập trung cơ sở vật chất – kĩ thuật có chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải.
– Hệ thống nhà ga, bến bãi, kho, cơ sở sản xuất và sửa chữa các phương tiện giao thông vận tải.
– Có sân bay quốc tế Nội Bài, …
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
1. Các yếu tố chính để xác định (HDI) bao gồm:
– GDP bình quân theo đầu người.
– Chỉ số giáo dục (được tổng hợp từ chỉ số tỉ lệ người lớn biết chữ và tổng tỉ lệ nhập học).
– Tuổi thọ bình quân.
3
2. HDI của nước ta được xếp hạng tương đối cao trong khi nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát

triển là do:
– Nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về y tế, giáo dục. Vì thế, chỉ số giáo dục đạt mức
rất cao. Ngoài ra tuổi thọ bình quân cũng tăng lên đáng kể. Đây là những nguyên nhân chủ yếu.
– GDP bình quân đầu người tuy thấp nhưng tốc độ tăng trưởng là khá nhanh
ĐỀ SỐ 2
I– PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Việt Nam.
2. Phân tích thế mạnh và hạn chế về chất lượng của nguồn lao động ở nước ta.
Câu 2. (2,0 điểm)
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế của Việt Nam.
Câu 3. (3,0 điểm)
1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên cũng như quy mô các trung tâm công nghiệp ở
Đông Nam Bộ và nêu cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp lớn nhất.
2. Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
II– PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Về tự nhiên, nước ta có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển sản xuất
lương thực?
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Trình bày hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng của nước ta.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I– PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo (2,0 điểm)
– Diễn ra trong khoảng thời gian khá dài ( 477 triệu năm). Giai đoạn này bắt đầu từ kỉ Cambri
cách đây 542 triệu năm, trải qua 2 đại Cổ sinh và Trung sinh, kết thúc vào kỉ Krêta cách đây 65 triệu
năm.
– Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên của nước ta.

+ Nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn
nếp.
+ Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng).
+ Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất.
– Là giai đoạn mà lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
+ Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm đã được hình thành và phát triển.
+ Đại bộ phận lãnh thổ nước ta như hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến
tạo.
4
2. Thế mạnh và hạn chế về chất lượng của nguồn lao động ở nước ta (1,0 điểm).
– Thế mạnh:
+ Nguồn lao động cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu nhanh khoa
học kĩ thuật hiện đại.
+ Trình độ văn hoá nói chung và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói riêng của người lao động
ngày càng được nâng cao (trong số 25% tổng số người có việc làm năm 2005 đã qua đào tạo thì số có
trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 5,3%, trung học chuyên nghiệp 4,2%, có chứng chỉ nghề sơ
cấp 15,5%).
– Hạn chế:
+ Thiếu tác phong lao động công nghiệp, kỉ luật lao động còn hạn chế.
+ Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành
nghề còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 2. (2,0 điểm)
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế nước ta:
– Trên phạm vi cả nước đã hình thành các vùng động lực (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long).
– Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ).
+ VKTTĐ phía Bắc (7 tỉnh và thành phố từ sau 1–8–2008).
+ VKTTĐ miền Trung (5 tỉnh, thành phố).
+ VKTTĐ phía Nam (8 tỉnh, thành phố).
– Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất quy

mô lớn.
+ Hàng loạt các vùng chuyên canh ra đời và phát triển (3 vùng chuyên canh cây công nghiệp:
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ; 2 vùng chuyên canh lương thực – thực phẩm:
Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng…).
+ Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập
trung, khu chế xuất, đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.
Câu 3. (3,0 điểm)
1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (1,0 điểm).
– Các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
+ TP. Hồ Chí Minh: rất lớn (trên 50 nghìn tỉ đồng).
+ Biên Hoà, Vũng Tàu: lớn (10 – 50 nghìn tỉ đồng).
+ Thủ Dầu Một: vừa (3 – 9 tỉ đồng)
– Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (nêu các ngành của trung tâm dựa
vào Atlat trang 16 hoặc trang 24).
2. Giải thích (2,0 điểm)
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước vì:
– Có vị trí địa lí rất thuận lợi:
+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là 1 đỉnh của tam giác tăng
trưởng kinh tế ( TP. Hồ Chí Minh – Biên Hoà – Vũng Tàu).
5
+ Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
– Có nhiều thế mạnh đặc biệt:
+ Số dân đông nhất cả nước nên có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn ngay trong thành phố.
+ Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp được xếp vào loại có chất lượng
cao nhất cả nước.
+ Nằm gần vùng nguyên, nhiên liệu và năng lượng.
+ Các thế mạnh khác (thu hút đầu tư trong và ngoài nước, cơ chế năng động tiếp cận thị trường,
chính sách, …).

II– PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất lương thực ở nước ta:
1. Thuận lợi:
– Đất
+ Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với việc trồng cây lương thực (dẫn chứng).
+ Nhóm đất phù sa thuận lợi cho trồng lúa phân bố tập trung ở đồng bằng châu thổ sông Hồng,
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng bằng con đường thâm canh, tăng vụ.
– Khí hậu
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho trồng cây nói chung và
cây lương thực nói riêng phát triển được quanh năm, năng suất cao.
+ Khả năng thâm canh, tăng vụ rất lớn.
– Nguồn nước
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nguồn nước phong phú.
+ Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thuỷ lợi, đảm bảo tưới, tiêu cho cây trồng.
2. Khó khăn
– Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định.
– Thiên tai là một trong những khó khăn hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển cây lương thực.
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng:
1. Đồng bằng sông Cửu Long
– Diện tích đất nông nghiệp lớn, bình quân đất theo đầu người cao.
– Màu mỡ nhất là dải phù sa nước ngọt ven sông Tiền, sông Hậu đã được thâm canh trồng 2 – 3
vụ lúa.
– Khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
– Sử dụng hợp lí tài nguyên đất gắn với quy hoạch thuỷ lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa
dạng hoá cây trồng, phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
2. Đồng bằng sông Hồng
6

×