Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, không thể thiếu ở bất cứ một nền kinh tế nào, ở một quốc gia nào. Ở các nước càng phát triển thì công nghiệp càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đối với các nước đang trong quá trình phát triển, công nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.81 KB, 108 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ KỸ
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Quang Hiển
Hà Nội - 2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Hiển.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Kỹ
2
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, không thể thiếu ở bất cứ một
nền kinh tế nào, ở một quốc gia nào. Ở các nước càng phát triển thì công
nghiệp càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đối với các nước đang
trong quá trình phát triển, công nghiệp góp phần quan trọng đẩy nhanh quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ở nước ta, tại Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa III bàn về phát triển kinh tế công nghiệp năm 1962 Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói: “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế… Hai
chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục
đích. Thế là thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây
dựng đời sống ấm no, sung sướng cho nhân dân”. Như vậy, ngay từ những
năm 60 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã đánh
giá cao vai trò và vị trí của ngành kinh tế công nghiệp đối với nền kinh tế để
từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển phù hợp. Từ khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường, Đảng luôn xác định công nghiệp là một trong những ngành cần ưu
tiên phát triển hàng đầu. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đặt ra vấn
đề thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước, công nghiệp được coi là ngành
kinh tế quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nền kinh tế công
nghiệp đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát
triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế công nghiệp phát triển, tạo sự
chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế; chuyển dịch trong cơ cấu lao động giữa các
ngành kinh tế; dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và
đời sống nhân dân; giúp tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao mức
sống cho nhân dân;…
3
Bắc Giang là một tỉnh Trung du miền núi ở vùng Đông Bắc Việt Nam có
nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp với cơ
cấu ngành khá đa dạng. Kinh tế công nghiệp Bắc Giang có lịch sử phát triển
lâu dài, ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, ở Bắc Giang đã hình
thành nền công nghiệp với một số cơ sở sản xuất phục vụ nhu cầu của địa
phương. Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, công nghiệp Bắc Giang đã
xây dựng được một quy mô phát triển cơ bản. Tuy nhiên, công nghiệp Bắc
Giang chỉ thật sự phát triển nhanh và chủ động hội nhập kể từ sau khi tái lập
tỉnh năm 1997. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, đến
nay công nghiệp Bắc Giang đã có những bước phát triển mới. Năm 2015, giá
trị sản lượng công nghiệp trên toàn tỉnh là 44.620 tỷ đồng, chiếm ….. góp
phần chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế, và giải quyết công ăn việc làm
thường xuyên cho gần 145 nghìn lao động trong tỉnh. Đó tuy là những kết quả
bước đầu, song nó khẳng định đó là hướng đi đúng đắn cần phát huy hơn nữa
để đấy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong giai
đoạn tiếp theo.
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đổi với vấn đề kinh tế công
nghiệp là hết sức quan trọng và có vai trò quyết định. Vì vậy, nghiên cứu về
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối với kinh tế công nghiệp giai
đoạn 1997 - 2015 sẽ giúp chúng ta hiếu rõ hơn về đường lối, chủ trương,
chính sách đối với vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp của Viiệt Nam nói
chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng. Với những ý nghĩa quan trọng trên, tôi
đã mạnh dạn chọ đề tài “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kỉnh tế
công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi hy vọng với nghiên cứu trong
luận văn này, sẽ góp một phần nhỏ vào việc làm rõ hơn chủ trương, đường lối,
chính sách đối với việc phát triển kinh tế công nghiệp Bắc Giang. Qua đó
khắng định vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối với
4
vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu cũng như
trong giai đoạn tiếp theo.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Viêt Nam,
kinh tế công nghiệp đã từng bước phát triển và chiếm khoảng 20% giá trị
GDP trong nền kinh tế. Vì vậy đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học trong nước. Nghiên cứu về kinh tế công nghiêp, các tác
giả đã tiếp cân bằng nhiều phương pháp khác nhau, góp độ khác nhau và ở
các giai đoạn khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu như: tác phẩm “ Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước để
phát triển kinh tế công nghiệp Việt Nam”, của tác giả Trần Xuân Kiên, Nxb
Lao động, Hà Nội 1998; “Những giải pháp phát triển kinh tế công nghiệp
giai đoạn 2001 - 2005”, Tạp chí Kinh tế - xã hội, số 37/2001; “Mục tiêu và
giải phát phát triển công nghiệp năm 2003”, Tạp chí Công nghiệp - Thương
mại số 5, 6/20003...
Ở Bắc Giang hiện nay, đã có một số cuốn sách, bài báo nghiên cứu về
công nghiệp tỉnh như: “ Ngành công nghiệp Bắc Giang - 62 năm xây dụng và
trưởng thành”, Nxb Bắc Giang, tháng 12 năm 2007; “Công nghiệp Bắc
Giang tiềm năng, hiện trạng và triển vọng” Nxb Hà Nội, 2005; “Công
nghiệp Bắc Giang tìm lời giải cho “bài toán ” hội nhập” của tác giả Trần
Đức, Báo Bắc giang số 5, tháng 8/2007… đã thể hiện sự quan tâm lớn đến
vấn đề phát triển công nghiệp, định hướng, quá trình phát triển và những
thành tựu đạt được. Vấn đề Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế
công nghiệp đã có 1 luận văn thạc sĩ “ Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát
triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” của tác giả Đoàn Thị Hoàng
Yến chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản'Việt Nam, khoa Lịch Sử - trường
Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN; được đề cập đến trong một số Báo cáo
của Tỉnh uỷ, UBND, Sở công nghiệp, Ban Đổi mới và quản lý dự án Bắc
5
Giang; Tuy nhiên, những bài nghiên cứu này, mới đề cập đến tình hình kinh
tế công nghiệp của tỉnh trong một thời gian ngắn, hoặc trong một nhiệm kỳ
mà chưa thể hiện hết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Để có cái nhìn tổng
thể về ngành kinh tế công nghiệp của Bắc Giang sau gần 20 năm tái lập tỉnh,
tôi mạnh dạn chọn đề tài luận văn “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát
triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015” làm hướng nghiên cứu
của mình.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế
công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015” nhằm làm sáng tỏ, toàn diện và
khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối với vấn đề
phát triển kinh tế công nghiệp từ khi tái lập tỉnh đến năm 2015; tái hiện lại
nhũng kết quả đạt được của kinh tế công nghiệp Bắc Giang dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh; Bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế công
nghiệp tỉnh một hướng đi quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
* Nhiệm vụ của luận văn
Khóa luận có nhiệm vụ: Tợp hợp và hệ thống hoá lại các nguồn tài liệu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu; mô tả lại một các khách quan, toàn diện về
chủ trương, biện pháp và quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp
tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 1997 - 2015; rút ra được những nhận xét, đánh
giá về thành tựu và hạn chế của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong phát
triển kinh tế công nghiệp tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn nghiên cứu.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về chủ trương, chỉ thị và biện pháp thực hiện của TW Đảng
và Đảng bộ tỉnh để lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh;
6
quá trình thực hiện chỉ đạo của các cấp về phát triển kinh tế công nghiệp của
tỉnh giai đoạn 1997 - 2015; những kết quả đã đạt được và ý nghĩa của việc
thực hiện những chủ trương trên.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu các chủ trương lãnh
đạo của tỉnh Bắc Giang đối với vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh. Vì
vậy, trong luận văn tập trung tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng
bộ tỉnh về phát triển kinh tế công nghiệp; trên cơ sở những thành tựu đã đạt
được bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Băc Giang đôi với vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp.
- Về thời gian: Tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối
với vấn đề phát triển phát triển kinh tế công nghiệp trong thời gian gần 20
năm từ 1997 - 2015.
- Về không gian: Nghiên cứu vấn đề Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo phát
triển kinh tế công nghiệp trên phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Bắc Giang.
5.
Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu chủ yếu và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực hiện luận
văn, tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Bằng phương pháp dựa vào phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; Cơ sở nghiên cứu theo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế
công nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Nguồn tư liệu: Tìm hiểu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo
phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015”, tôi chủ yếu dựa
vào Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
VIII, IX, X, XI, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV, XV,
XVI, XVII. Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhất giúp người viết biết được
phương hướng, mục tiêu của TW Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối với
vấn đề kinh tế công nghiệp; các Chỉ thị, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh
7
Bắc Giang, các Báo cáo tổng kết của Sở Công thương Bắc Giang; một số bài
nghiên cứu của một số tác giả trên tạp chí của TW và địa phương.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận Văn sử dụng chủ yếu là phương pháp
lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic, phương pháp điều tra,
phương pháp đối chiếu, phân tích, tổng hợp bảng thống kê, các Báo cáo để
làm sáng tỏ những vấn đề luận văn cần tìm hiểu.
6.
7.
Đóng góp của luận văn
Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục kèm theo thì luận văn được chia làm 3 phần.
Chương I: Chủ trương và sự chỉ đạo của bộ tỉnh Bắc Giang trong phát
triển kinh kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005.
Chương II: Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh
tế công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015.
Chương III: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
BẮC GIANG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ
NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc hoạch định chủ trương của
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp và chủ trương của
Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc hoạch định chủ trương của
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp.
* Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên
8
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có diện tích là 3.882 Km 2, thuộc Đông
Bắc Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô
Hà Nội khoảng 55km về phía Bắc, cách cửa khẩu Hữu Nghị 110 km về phía
Nam, cách cảng Hải Phòng 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp
giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía
Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc
Giang là tỉnh gần các khu trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của Việt Nam, đó
là tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh),
nơi tập trung tiềm năng lớn về Khoa học và công nghệ của cả nước, đồng thời
là thị trường lớn tiêu thụ hàng hoá.
Địa hình Bắc Giang thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, được phân
chia làm 2 vùng: Vùng trung du (chiếm 10,5% diện tich toàn tỉnh) với đặc
điểm là các gò đồi xen lẫn các đồng bằng nhỏ hoặc vừa. Vùng núi (chiếm
89,5% diện tích toàn tỉnh), có địa hình cắt xẻ phức tạp, có sự chênh lệch về độ
cao, địa hình chủ yếu là đồi núi. Ở vùng núi cao có hệ thống rừng tự nhiên,
rừng trồng khá hoàn chỉnh, xuống các đồi núi thấp là đồi cây ăn quả, khu vực
trung du được trồng các cây công nghiệp ngắn ngày.
Tuy nhiên, giữa hai vùng trung du và miền núi lại có tiềm năng và mức
độ khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế rất khác nhau. Vùng trung du là
nơi dân cư tập trung đông đúc, có tỷ lệ dân số cao hơn và trình độ sản xuất
phát triển hơn nhưng lại tập trung ít nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại,
các vùng rừng núi đất rộng, tài nguyên phong phú hơn là nơi dân cư tập trung
thưa thớt và trình độ sản xuất còn hạn chế. Như vậy sẽ tạo nên khó khăn trong
việc khai thác và sử dụng các tiềm năng vốn có về mặt địa hình của tỉnh.
Song, với đặc điểm địa hình tương đối đa dạng như vậy, sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Bắc Giang phát triển đa dạng các loại sinh thái nhiều chủng loại
cây trồng và vật nuôi. Nếu được tổ chức và khai thác tốt sẽ tạo ra được các
9
loại sản phẩm đa dạng có giá trị kinh tế cao và có sức cạnh tranh lớn trên thị
trường tiêu thụ.
Khí hậu Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng
Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa
xuân, thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 22 - 23°c, độ ẩm dao động từ
73 - 74%. Lượng mưa trung bình/ năm ở mức 1.415,5mm và phân bố không
đều giữa các tháng trong năm.
Nhìn chung, khí hậu Bắc Giang tương đối thuận lợi cho việc phát triển
một hệ sinh thái đa dạng và bền vững. Thuận lợi cho phát triển một ngành
nông lâm nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, là nguồn nguyên
liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Tuy nhiên, với những đặc điểm về vị trí địa lý trên sẽ gây một số khó
khăn cho tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự chênh lệch lớn về mặt
địa hình giữa hai khu vực trung du và miền núi trong tỉnh như trên cũng gây
khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế của tỉnh,
đồng thời tạo nên khoảng cách về phát triển kinh tế của nhân dân giữa hai khu
vực này.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ xa xưa, người Việt cổ đã sinh sống trên mảnh đất Bắc Giang ven các
con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, góp phần tạo nên quê hương xứ
Kinh Bắc độc đáo. Cư dân Bắc Giang đã hình thành từ hậu kỳ thời đại đá cũ,
cách đây hàng vạn năm. Trên mảnh đất Bắc Giang này, ngay từ buổi đầu sinh
sống, con người đã có truyền thống cần cù lao động và sáng tạo trong quá
trình sản xuât, họ đã biêt ghè đẽo và sáng chê ra các công cụ bằng đá, tiếp đó
là biết rèn đúc đồ đồng, đồ sắt,...Ngoài việc lựa chọn nông nghiệp là ngành
sản xuất chính, nhân dân đã biết làm các nghề phụ như: ươm tơ rệt lụa, làm đồ
gốm, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm...để cải thiện cuộc sống và phát triển
kinh tế.
10
Bắc Giang còn là mảnh đất có truyền thống văn hiến hiếu học, nhất là về
cử nghiệp và thi thư. Trong 845 năm Hán học cả tỉnh có 58 vị thi đỗ đại khoa,
chưa kể đến các nhân vật huyền thoại trong lịch sử. Trong số 58 vị thi đỗ có 4
vị thi đỗ Đình Nguyên, 2 vị thi đỗ Trạng Nguyên, 1 Bảng Nhãn, 3 Thám Hoa,
còn lại đều đỗ Đệ nhị giáp, Đệ tam giáp Tiến sĩ. Theo phân bố các nhà danh
bảng theo địa danh hành chính thì đỗ cao nhất là huyện Hiệp Hoà với 17 vị,
tiếp đó là huyện Việt Yên với 15 vị.
Bắc Giang còn là mảnh đất của nhiều di tích văn hoá, nhiều danh lam
thắng cảnh và các loại hình tín ngưỡng phong phú, làm cho bản sắc của quê
hương thêm phần đặc sắc và đa dạng. Nhân dân Bắc Giang có truền thống yêu
quê hương, yếu tố cố kết giữa gia đình, dòng họ và làng xóm rất cao tạo nên
tinh thần đoàn kết dân tộc.
Nhìn chung, nhân dân Bắc Giang trong quá trình hình thành và xây dựng
quê hương đã tạo nên được nét đặc sắc và riêng có trong bản sắc văn hoá của
mình. Truyền thống đó thể hiện ở đặc điểm cần cù trong lao động, sáng tạo
trong quá trình sản xuất; trong các văn hoá tín ngưỡng và tính cố kết cộng
đồng. Đó sẽ là nguồn sức mạnh, là truyền thống quý báu cho nhân dân Bắc
Giang tiếp tục phát huy hơn nữa trong quá trình lao động, phát triển kinh tế ở
các giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là trong quá trình đẩy mạnh phát triên kinh tế
của tỉnh hiện nay.
Không chỉ có truyền thống về văn hoá và trong lao động sản xuất mà
Bắc Giang còn là mảnh đất có truyền thống cách mạng. Trong cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm, Bắc Giang đi vào lịch sử dân tộc với những
truyền thống hào hùng. Sẽ còn mãi dấu ấn của phòng tuyến Sông cầu oanh liệt
đánh lui quân Tống, một Xương Giang quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất
nước. Sau này, con người Bắc Giang còn được nhân dân cả nước biết đến qua
cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người thủ lĩnh áo vải Hoàng Hoa Thám đứng đầu
đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược hết sức hào hùng.
11
Bắc Giang còn là cái nôi của quê hương cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Từ năm 1926, chủ nghĩa Mác - Lê nin đã sớm được truyền bá và tiếp
nhận ở Bắc Giang. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do đồng chí Nguyễn
Ái Quốc sáng lập ở Quảng Châu (Trung Quốc), sớm bắt mối và gây dựng cơ
sở ở Bắc Giang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đông Dương cộng sản Đảng,
phong tào cách mạng của nhân dân Bắc Giang bước sang một trang mới.
Đảng cộng sản đã thực sự đi vào mỗi người dân Bắc Giang, hun đúc truyền
thống cách mạng của nhân dân và đưa cách mạng Bắc Giang đi hết từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Trong cuộc vận động cách mạng Tháng Tám, Bắc
Giang được TW Đảng lựa chọn là một địa bàn cách mạng chủ yếu và trở
thành một trong nhũng tỉnh tiến hành cách mạng Tháng Tám thành công sớm
nhất trong cả nước. Phát huy truyền thống cách mạng và xây dựng quê hương
đất nước, nhân dân Bắc Giang đã góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi các
nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, góp phần đưa hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta đi đến thắng lợi
chọn vẹn.
1.1.2. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp Bắc Giang.
Cho tới nay, công nghiệp Bắc Giang đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và
trưởng thành. Trong hơn 60 năm đó, ngành công nghiệp Bắc Giang đã tạo
dựng được một cơ sở vật chất tương đối để phục vụ cho sự nghiệp phát triển
của mình. Tính đến nay, công nghiệp Bắc Giang đã trải qua những trặng
đường phát triển khác nhau, tạo được những dấu ấn và kết quả khác nhau,
nhưng chúng đều có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Giai
đoạn trước là động lực cho giai đoạn sau phát triển, và giai đoạn sau là sự tiếp
tục phát triển của giai đoạn trước. Nhìn tổng thể, ngành công nghiệp Bắc
Giang đến nay đã trải qua các giai đoạn phát triển sau đây.
- Giai đoạn trước Cách mạng thảng Tám đến 1954.
12
Đây là thời kỳ gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
dân tộc ta. Khi tiến hành xâm lược nước ta, Thực dân Pháp đã đẩy mạnh công
cuộc khai thác thuộc địa của mình trên tất cả các lĩnh vực nhằm khai thác
những tiềm năng và lợi thế của nước ta để phục vụ cho lợi ích kinh tế và
chính trị của chúng. Bắc Giang là tỉnh không có nhiều tiềm năng lớn về
khoáng sản, nên công nghiệp thời kỳ này chủ yếu là những cơ sở phục vụ chế
ềđộ của những nhà tư sản nhỏ.
Trong giai đoạn này, Bắc Giang đã thành lập được một số nhà máy và cơ
sở sản xuất ở các trung tâm lớn như: tại Phủ Lạng Thương có các Nhà máy
đèn ở phố Tân Ninh, Nhà máy nước ở khu vực cống Chi Ly. Đến năm 1945
có Nhà máy ép dầu, nhà máy xay, xưởng đóng thuyền Xitxây, xưởng sửa chữa
ô tô Salakham. Tháng 7 năm 1939, Hội chấn hưng công nghệ Bắc Giang được
thành lập, để khuyển khích công nghệ bản xứ lúc đó. Hội đặt trụ sở tại phố
Thọ Xương, có nhà trưng bày sản phẩm.
Nhìn chung về công nghiệp Bắc Giang trước Cách mạng tháng Tám,
cũng như trong kháng chiến chống Pháp, ngoài cơ sở Pháp xây dựng, chỉ có
một vài cơ sở như: Xay xát gạo, làm giấy ở thị xã Bắc Giang; xưởng đồ sứ
Bến Tuần, Lục Liễu của tư sản.
Từ xa xưa, Bắc Giang đã có nhiều nghề thủ công truyền thống, nhưng
nổi tiếng hơn cả là các nghề: dệt vải, làm gốm và luyện kim (đúc đồng, rèn
sắt), chế biến lương thực, thực phẩm... Theo thống kê của người Phápphía
Bắc sông Cầu có nhiều làng có nghề truyền thống: Nghề ươm tơ, dệt sồi, dệt
lụa, Riêng dệt lụa điển hình có 02 làng dệt lụa là làng Cảnh Thụy, Cảnh Mỹ,
huyện Yên Dũng. Làng làm bún, bánh có làng Trung, làng Hương, làng Vân
Câu...Ở Tân Yên, Yên Thế, làng Lan, làng Ngó làm nghề rèn, làm gốm có
làng Ngọc Trai (xã Việt Lập)...
13
Số thợ thủ công ở Bắc Giang có khoảng trên 4.000 người, tập trung
nhiều nhất là ở: Đại Đồng (hiện nay là xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng), Chí
Minh (hiện nay là xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng), Thổ Hà - huyện Việt Yên...
Trong kháng chiến, các nghề rèn, đúc dệt vải, do đồng bào tản cư mở ra
phục vụ cho cuộc sống được du nhập, khuyến khích phát triển đã đóng góp
vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954 -1963
Hoà bình lập lại ở miền Bắc, nhân dân tản cư trở về xây dựng quê
hương, Ty Công thương Bắc Giang phối hợp với tổ chức Nông hội vận động
nhân dân vào tổ sản xuất để có điều kiện tương trợ nhau, và hưởng ưu đãi của
Chính phủ. Vì thế, trong 2 năm (1955, 1956) tỉnh Bắc Giang thành lập hàng
trăm cơ sở sản xuất TTCN. Cuối năm 1957, đã có 1.358 cơ sở sản xuất thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 4.300 lao động. Nhiều sản phẩm ghi
trong kế hoạch năm đã đạt và vượt mức cao.
Kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ trọng tâm có cải
tạo thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh. Đen
cuối năm 1960, tỉnh Bắc Giang cơ bản hoàn thành công tác cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với các thành phần kinh tế. Giá trị sản lượng TTCN năm 1960 vượt
117% so với kế hoạch. Cuối năm 1959, Nhà nước cho xây dựng Nhà máy
phân đạm tại thị xã Bắc Giang, đặt nền móng công nghiệp trung ương trên địa
bàn. Cũng trong giai đoạn này, Nhà nước đã tiếp tục cho xây dựng Nhà máy
xay xát trong thị xã.
Cùng với các nhà máy công nghiệp của TW được xây dựng, thời kỳ này
một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng được xây dụng và phát triển trên địa
bàn như: xưởng in Hoàng Hoa Thám, gốm Thổ Hà, xưởng cưa máy, Xí
nghiêp sứ Phạm Hồng Thái, bát Sông Thương, Khuy Trai…
Đến cuối tháng 12 năm 1960, mạng lưới cơ sở công nghiệp ở Bắc Giang
được mở rộng hơn. Trong số 18 xí nghiệp được xây dựng, có 12 xí nghiệp
14
công nghiệp quốc doanh, 2 xí nghiệp công tư họp doanh, 4 xí nghiệp hợp tác
xã. Ngoài ra còn có 4 họp tác xã bậc cao và 62 hợp tác xã bậc thấp, 168 tổ sản
xuất công nghiệp và TTCN do họp tác xã nông nghiệp quản lý.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), ngành công
nghiệp, TTCN Bắc Giang đã đi vào ổn định và trở thành ngành sản xuất quan
trọng của địa phương.
Ngày 6/4/1961, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang vinh dự được đón
Bác về thăm. Trong bài nói chuyện Bác chỉ đạo: “Về công nghiệp địa phương
cũng phải nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất. Làm những thứ gì mà
địa phương sẵn có nguyên liệu để sản xuất, sản xuất rồi có thể tiêu thụ ở địa
phương. Phải làm đúng nguyên tắc nhiều, nhanh, tốt, rẻ” [49, tr 24].
Tháng 10/1962, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II tiến hành
hợp nhất 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Công nghiệp, TTCN
2 tỉnh cũng tiến hành hợp nhất. Lúc này, bức tranh công nghiệp, TTCN lớn về
cơ cấu ngành nghề, số lượng, phân bổ trên địa bàn đã hình thành rõ ràng hơn
theo các giai đoạn phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Giai đoạn 1963 -1975:
Tỉnh Hà Bắc chính thức hoạt động từ tháng 4/1963 gồm 14 huyện và 2
thị xã Bắc Giang và Bắc Ninh.
Ngành công nghiệp Hà Bắc lúc bấy giờ, vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận
đông “Hai cải tiến ” với diện rộng. Phong trào thi đua “Mỗi người làm việc
bằng hai - vì miền Nam ruột thịt” khơi dậy ở tất cả các đơn vị của Trung
ương, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà Bắc.
Tháng 8 năm 1965, giặc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hại lần thứ
nhất vào Hà Bắc. Từ đó, các đơn vị sản xuất công nghiệp chuyển sang chế độ
sản xuất, chỉ đạo thời chiến. Phong trào “ Vững tay búa, chắc tay súng” bám
ca sản xuất xây dựng quê hương, và làm tròn nghĩa vụ với sự nghiệp cách
mạng của cả nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, ngành công nghiệp
15
Hà Bắc vẫn cố gắng xây dựng cơ sở vật chất như: Nhà máy cơ khí Lục Ngạn
(1967, tại thị trấn Chũ); Xí nghiệp sửa chữa ô tô (năm 1968 ở Thái Đào) để
phục vụ cho nền kinh tế.
Năm 1970, Nhà máy cơ khí số 2 được xây dựng ở phố Giỏ - Lạng Giang.
Năm 1971 - 1972, tiếp tục xây dựng và đi vào hoạt động thêm ba nhà máy
mới là: Nhà máy gạch Tân Xuyên (phố Giỏ -Lạng Giang); Nhà máy chế biến
gỗ Bắc Giang (Thọ Xương - Bắc Giang); Nhà máy gạch chịu lửa ở Tam Tầng
(Việt Yên).
Công nghiệp Hà Bắc đã sản xuất được máy bơm nước, máy nghiền, xay
xát, đóng xà lan thép; cơ khí sửa chữa đã có thể sửa chữa ô tô, xe công trình
từ 150 xe năm đến 250 xe/năm. Điện đã được tập trung mở rộng, từng bước
phục vụ cho sản xuất công nghiệp, TTCN và tưới tiêu trong nông nghiệp. Sản
xuất vật liêu xây dựng rất phát triển, đáp ứng nhu cầu xây dựng của giai đoạn
này.
Giai đoạn 1976 – 1986:
Giai đoạn này, mạng lưới công nghiệp Trung ương đã có 13 nhà máy, xí
nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Bắc. Trên đất Bắc Giang có 7
nhà máy bao gồm: Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy cơ khí số 2, Nhà
máy gạch Tân Xuyên, Nhà máy gạch Việt Yên, Nhà máy chế biến gỗ Bắc
Giang, Nhà máy xay Bắc Giang, Nhà máy ép dầu Việt Yên. Trên đất Bắc
Ninh có các nhà máy: Nhà máy 250 xe ở núi và (Tiên Sơn), Nhà máy 150 xe
ở Dâu Keo (Thuận Thành), Nhà máy Quy chế Từ Sơn, Nhà máy xay Đáp
Cầu, Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn, Nhà máy X2 (Đáp cầu).
Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980), mạng lưới công nghiệp
địa phương của Hà Bắc có công nghiệp khai thác, chế biến kim loại, chế biến
nông lâm sản, cơ khí chế tạo, sửa chữa, vật liệu xây dựng, tiêu dùng dân
sinh... về khai khoáng có: Mỏ than Bố Hạ, mỏ sa khoáng Biển Động, mỏ Barit
Lang Cao (Tân Yên)
16
Về Cơ khí: Nhà máy cơ khí Nguyễn Văn Cừ (cơ khí Hà Bắc), Nhà máy
cơ khí Lục Ngạn, Xí nghiệp sửa chữa ô tô (Thái Đào - Lạng Giang), Xí
nghiệp đóng ca nô, xà lan, ở thị xã Bắc Giang, Xưởng cơ điện thuỷ lợi ở
Hồng Thái (Việt Yên), Xưởng sửa chữa truyền thanh và vô tuyến, động cơ thị
xã Bắc Giang, Xưởng sửa chữa thiết bị máy chiếu phim, máy ảnh ở thị xã Bắc
Giang. về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dụng: Xí nghiệp xi măng Bố Hạ,
có 7 xí nghiệp gạch ngói quốc doanh, 4 xí nghiệp vôi ngoài ra còn có các cơ
sở sản xuất thuộc họp tác xã nông nghiệp quản lý.
Về công nghiệp chế biến gỗ, làm đồ sứ, gốm, thuỷ tinh: Thực hiện kế
hoach 5 năm lần thứ 3, do nhu cầu dân sinh công nghiệp chế biến gỗ có Xí
nghiệp mộc Bắc Ninh (Cổ Mễ - Đáp cầu), Xí nghiệp mộc Thọ Xương (Bắc
Giang ), Xí nghiệp mộc Bắc Giang ở thị xã Bắc Giang. về đồ sứ: sản xuất sản
phẩm dân dụng có Xí nghiệp sứ Sông Thương, Xí nghiệp sứ Ben Tuần. Sản
xuất sứ phục vụ công nghiệp có HTX sứ cách điện Thanh Sơn (Đáp cầu - Bắc
Ninh) về đồ gốm: 03 đơn vị là Xí nghiệp gốm Thổ Hà, HTX gốm Thống Nhất
(Thố Hà) và gốm tráng men Đại Tân (Quế Võ)
Về công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Hình thành nhiều xí
nghiệp chế biến mầu có công suất khoảng 1500 tấn/vụ ở Chũ (Lục Ngạn), Mỏ
Trạng (Yên Thế), Bố Hạ...
Đây là giai đoạn nền công nghiệp cuả tỉnh được đầu tư phát triển cả về
số lượng, cơ cấu ngành nghề và quy mô nhưng cũng như tình trạng chung của
các doanh nghiệp trong cả nước, công nghiệp Hà Bắc còn gặp nhiều khó khăn
trong sản xuất kinh doanh. Tuy mô hình kinh tế lúc đó đã phát huy tác dụng
tích cực, đáp ứng và tập trung được các nguồn lực sức người, sức của cho
công cuộc giải phóng đất nước. Nhưng mô hình phát triển công nghiệp hoá cổ
điển (không có tích tụ công nghệ mới, chất xám trong sản phẩm) đã bộc lộ
những khiếm khuyết và trì trệ, nền sản xuất không đáp ứng được nhu cầu
bùng nổ của xã hội. Khan hiếm hàng hoá, lạm phát phi mã, bị cấm vận kéo
17
dài, thị trường các nước XHCN bị mất dần...đã đòi hỏi sự đổi mới của nền
kinh tế lúc đó.
Giai đoạn 1986 -1996
Giai đoạn này được đánh dấu bắt đầu từ Quyết định 217- HĐBT, ngày
14/11/1987, về áp dụng cơ chế thị trường cho việc đổi mới các doanh nghiệp
nhà nước. Tiếp theo là Nghị định 50 - HĐBT, ngày 22/ 3/1988, “về ban hành
điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh”. Từ năm 1990, Nhà nước cho thí
điểm đến năm 1991 áp dụng rộng rãi quyền tự chủ quản lý, sử dụng và bảo
toàn tại doanh nghiệp.
Dưới ánh sáng của Nghị định, công nghiệp và TTCN Quốc doanh của
Hà Bắc đã dần chuyển đổi theo cơ chế quản lý mới. Nhưng trong quá trình
thực hiện, một số đơn vị chưa thích ứng được cơ chế mới, thêm vào đó là giá
cả không ổn định, trượt giá đồng tiền quá nhanh, sản phẩm làm ra không tiêu
thụ được, khiến cho đời sống cán bộ, công nhân viên chức trong ngành rơi
vào tình trạng khó khăn.
Hoạt động công nghiệp tại các cơ sở thuộc thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh phát triển rất đa dạng, có nhiều thay đổi lớn. Các doanh nghiệp
này hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: khai thác đá,
cát, sỏi; chế biến nông, lâm sản, đồ gỗ, làm sành sứ thuỷ tinh, chế biến lương
thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng… và bước đầu tạo được chỗ đứng trong
nền kinh tế của tỉnh.
Về tiểu TTCN, tại các hợp tác xã, cơ sở sản xuất TTCN đã từng bước
vận dụng, chuyển đổi trong cơ chế hoạt động. Chuyển từ mô hình hợp tác xã
sang hợp tác xã hoặc xí nghiệp tập thể cổ phần, cuối năm 1995 đã có 62 hợp
tác xã tiến hành chuyển đổi.
Như vậy, giai đoạn 1986 – 1996 đánh dấu bước chuyển biến bước đầu
trong cơ chế hoạt động của ngành công nhiệp tỉnh Bắc Giang theo cơ chế vận
hành chung của nền kinh tế đất nước. Bắc chuyển hướng cơ bản này mặc dù
18
còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nó đã báo hiệu một điểm sáng trong cơ chế
phát triển của ngành và bước đầu khẳng định có hiệu quả và đúng đắn.
Nhìn tổng quan, công nghiệp là một trong những ngành kinh tế có lịch
sử phát triển lâu dài trên mảnh đất Bắc Giang. Đây là điều kiện quan trọng tác
động tích cực đến quá trình phát triển của ngành công nghiệp của tỉnh trong
các giai đoạn tiếp theo. Với truyền thống và lịch sử của ngành như vậy sẽ tạo
tiền đề, cơ sở vật chất, kinh nghiệm và một lực lượng cán bộ quản lý, lực
lượng lao động có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp của tỉnh trong thời
gian tới.
* Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp.
CNH - HĐH là bước đi không thể thiếu đối với các nước đang phát triển.
Đó là giai đoạn nền tảng đưa một nước đang phát triển có được nền kinh tế
phát triển với tốc độ nhanh đồng thời có sự chuyển dịch cơ bản về cơ cấu
GDP kinh tế phù hợp. Ở nước ta, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã
quyết định chuyển hướng nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết và quản lý của nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII là sự khẳng định hơn nữa định hướng của Đại hội VI và thấy đây
là bước đi đúng đắn.
Từ những thành quả đạt được có ý nghĩa quan trọng sau hai kỳ Đại hội,
nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu, kinh tế dần ổn
định và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát huy sức
mạnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhiệm kỳ 1996 2000 đã mở ra một thời kỳ mới tiếp theo: thời kỳ thực hiện CNH - HĐH nền
kinh tế đất nước và coi đây là quá trình lâu dài nhưng cực kỳ quan trọng để
đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển đi lên. Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp
hành TW Đảng khoá 7 tại kỳ họp thứ VIII đã đề ra mục tiêu chung đến năm
2020 là: “tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo
vệ tổ quốc, đẩy mạnh CNH - HĐH. Mục tiêu của CNH - HĐH là xây dựng
19
nước Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020 đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp [39, tr 467]. Trong đó, Đại
hội nhìn nhận: giai đoạn đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ
phát triển mới đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Chúng ta đặt ra mục tiêu
phấn đấu “đến năm 2000 nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt
khoảng 9 - 10%, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 4,5 - 5%, công
nghiệp khoảng 14 - 15%, dịch vụ khoảng 12-13%, xuất khẩu khoảng 28%.
Đến năm 2000, nông nghiệp chiếm khoảng 19-20%, công nghiệp và xây dựng
34 - 35%, dịch vụ 45 - 46% GDP”. [39, tr 469].
Từ đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra định hướng phát triển cho từng
lĩnh vực cụ thể mà trọng tâm là phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH - HĐH. Riêng đối với ngành công nghiệp, Đảng xác định công
nghiệp nước ta lúc này còn nhiều hạn chế, phát triển công nghiệp để giải
quyết nhu cầu cần thiết của nhân dân, nhằm khai thác tốt những tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên hiện có trong nước và hạn chế tình trạng nhập siêu
những sản phẩm mà chúng ta có thể tự sản xuất được. Đảng chủ trương: giai
đoạn này cần ưu tiên phát triển các ngành chế biến lương thực - thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và cổng nghệ
thông tin. Phát triển chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng,
nhiên liệu, - vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tàu thuỷ, luyện
kim và hoá chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng
trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập, tự chủ về kinh tế và quốc phòng.
Đồng thời phải kết hợp kinh tế với quốc phòng nhằm đáp ứng những nhu cầu
tối thiểu cho từng thời kỳ. Tiếp tục cải tạo các khu công nghiệp hiện có về kết
20
cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Xây dựng mới một sổ khu công nghiệp,
phân bổ rộng trên các vùng. [39, tr 474],
Trong báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ, kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm (1996 - 2000) là: phải tập trung sức cho mục
tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 9 - 10%.
Trong đó, Đảng đã xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đối với từng
ngành. Riêng đối với công nghiệp, báo cáo nhấn mạnh: cần phát triển các
ngành công nghiệp, trú trọng trước hết các ngành công nghiệp cơ bản, công
nghiệp tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công
nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá
chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công
nghiệp bình quân hàng năm đạt 14 - 15%. Từ yêu cầu nhiệm vụ, Đảng xác
định mục tiêu cụ thể là: Phải đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, phát
trỉến một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các
lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác và chế biến...Đồng thời
sớm hình thành các khu công nghiệp tập chung, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, phát triến mạnh công nghiệp nông
lâm và ven đô thị. Để làm được điều đó trước hết cần trập trung kế hoạch, đẩy
mạnh phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu
dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. [39, tr 554 - 555].
Từ sau nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, vấn đề CNH HĐH đã được khẳng định là bước đi đúng đắn và cần thiết cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX là sự
khẳng định và nhấn mạnh hơn nữa con đường thực hiện CNH - HĐH mà Đại
hội lần thứ VIII đã đề ra. Trong Báo cáo chính trị TW Đảng lần thứ VIII tại kỳ
họp thứ IX nêu rõ: Việc tiếp tục phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH HĐH đất nước ỉà nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu trong 5 năm 2001 - 2005 đạt
21
nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7,5%/năm. Tỷ trọng
GDP của ngành nông nghiệp là 16 - 17%, công nghiệp là 40 - 41 %, dịch vụ
là 42 - 43 %. [39, tr 701].
Riêng đối với công nghiệp trong thời kỳ này: cần phải vừa tập trung phát
triên các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một sổ
ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao.
Từ nhũng mục tiêu chung cho phát triển kinh tế, Đảng đề ra phương
hướng và nhiệm vụ thực hiện cho từng ngành kinh tế dựa trên nhũng lợi thế
của tùng địa phương để phát triển kinh tế vùng. Đối với ngành công nghiệp:
“Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường
trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thnỷ hải sản, may
mặc, da giầy, điện tử, tin học, một sổ sản phẩm cơ khỉ và hàng tiêu dùng...
Cần xây dụng cố chọn lọc một sổ cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện
làm, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, ...Phát triển mạnh các ngành công
nghiệp công nghệ cao nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự
động hoá. Đồng thời phải tiến hành quy họach, phân bổ họp lý công nghiệp
trên cả nước. Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa
với ngành nghề đa dạng”. [39, tr 708].
Đối với kinh tế vùng, báo cáo chỉ rõ: “tuỳ thuộc vào điều kiện và lợi thế
của từng vùng để phát triển công nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả”. Trong
đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây bắc và Đông bắc) “phải tập trung
phát triển mạnh công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nông lâm sản,
chú trọng chế biến xuất khẩu, hình thành một số cơ sở công nghiệp lớn theo
tuyến đường 18 gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ” [39, tr 719].
Như vậy, vấn đề phát triển công nghiệp là một trong những hướng đi
quan trọng mà Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định để thực hiện thành công
đường lối phát triển CNH - HĐH đất nước. Từ quan điểm chung, Đảng đã
đưa ra các nội dung cụ thể về chủ trương, biện pháp, kế hoạch tổ chức thực
22
hiện đối với từng giai đoạn, từng vùng miền kinh tế cụ thể dựa trên đặc điểm
thực tế của từng địa phương.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Bắc Giang.
Giai đoạn 1997 – 2000
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, tỉnh Bắc Giang được tái lập lại và
chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/1/1997, Bộ Chính trị đã ra quyết định
thành lập Đảng bộ và ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Cùng với việc
thực hiện nhiệm vụ trước mắt, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã tiếp tục
phát huy những truyền thống của tỉnh và những thành tựu đã đạt được trong
thời gian trước làm tiền đề quan trọng để thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh kể từ khi tái lập tỉnh (1997).
Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội Đảng đối với tỉnh
mới tái lập. Sau gần một năm thực hiện nhiệm vụ chính trị của một tỉnh mới,
ngày 5/11/1997 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV được tổ chức,
khi cả nước sau 10 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH theo tinh thần Nghị quyết TW Đảng khoá VIII. Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bắc Giang lần thứ XIV đã đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc
lần thứ VIII, qua đó rút kinh nghiệm và đưa ra những nhiệm vụ giải pháp để
thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 1997 - 2000.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV là Đại hội tiếp tục thực
hiện nội dung Nghị quyết VIII của Đảng bộ Hà Bắc nhằm vạch ra phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 cho phù hợp với đặc điểm và
tình hình một tỉnh mới thành lập.
Ngay sau khi tái lập tỉnh, Ban Chấp hành (lâm thời) Đảng bộ tỉnh đã họp
và nhấn mạnh: 4 năm 1997 - 2000 có vị trí rất quan trọng, là những năm cuối
cùng của thế kỷ XX, chuẩn bị bước vào thế kỷ XXL Với nhiệm vụ trung tâm
của giai đoạn này là CNH - HĐH đất nước. Quán triệt và vận dụng Nghị
23
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các chỉ thị, Nghị quyết của TW
Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, phương hướng chung của
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1997 - 2000 là:
“Phát huy truyền thông đoàn kết và cách mạng, tranh thủ thờỉ cơ và thuận lợi,
khắc phục khó khăn, thách thức, tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm khai
thác mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ phát triền
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Trước hết là
công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Khai thác có hiệu quả tiềm năng
lao động, đất đồi, rừng của tỉnh để phát triển cây ăn quả có giá trị kỉnh tế cao,
kết hợp trồng rừng theo mô hình kinh tế trang trại, đồng thời với việc phát
triền ngành nghề; tùng bước xây dụng các cơ sở chế biến nông lâm san, thực
phẩm”. [25, tr 12-13].
Từ những phương hướng phát triển kinh tế chung, tư tưởng lãnh đạo và
chỉ đạo của Đảng bộ trong thời gian tới là:
- Tranh thủ những thời cơ và thuận lợi, đẩy nhanh công cuộc đổi mới ở
địa phương một cách toàn diện và đồng bộ, có hiệu quả.
- Vận dụng, tạo lập cơ chế đồng bộ, bảo đảm thuận lợi hấp dẫn, nhằm
thu hút, khuyến khích các tổ chức, các nhân ở trong và ngoài nước đầu tư phát
triển trên địa bàn.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể TW để đầu
tư cho sự nghiệp phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực. Đồng thời quan tâm
phát triển các nguồn lực, khoa học, công nghệ và cở sở hạ tầng phục vụ cho
nhiệm vụ CNH - HĐH của tỉnh trong giai đoạn trước mắt và những năm tiếp
theo.
Tuy xác định, giai đoạn 1997 - 2000 toàn tỉnh tập trung cho phát triển
CNH - HĐH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá. Song vấn đề CN - TTCN cũng là một lĩnh vực
Đảng bộ Bắc Giang rất quan tâm và coi là tiền đề cho quá trình CNH - HĐH.
24
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV (tháng 11/1997) đề ra nhiệm vụ
phát triển kinh tế công nghiệpvà nêu rõ: “Phải phát triển công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp địa phương theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện
đại”. [25, tr 46]
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, căn cứ vào
đặc điểm tình hình kinh tế công nghiệp Bắc Giang nói riêng trong nhiệm kỳ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV đã đề ra phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chính cho phát triển kinh tế giai đoạn 1997 - 2000
là: “Tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh tùng vùng để phát triển
công nghiệp chế biến nông sản, lãm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và hàng
tiêu dung, đầu tư chiều sâu, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Thành lập một số doanh nghiệp như: nhà máy
sản xuất ván nhãn tạo, nhà máy chế biến hoa quả, xí nghiệp sản xuất thức ăn
cho chăn nuôi... đẩy nhanh tiến độ xây dựng Xí nghiệp May để sớm đưa vào
hoạt động. Lập dự án phát triển một sổ khu công nghiệp tập trung theo hành
lang đường quốc lộ 1A. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của TW
đóng trên địa bàn mở rộng sản xuất. Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ, ngành TW
đầu tư xây dựng xí nghiệp mới trên địa bàn. Khuyến khích các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, hướng vào lĩnh vực
chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ
công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng...với quy mô vừa và nhỏ”. [3, tr 15
- 16].
Trên cơ sở đánh giá và tổng kết những kết quả đạt được trong quá trình
phát triển kinh tế theo kế hoạch của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã quán triệt phương hướng phát triển kinh tế cho
giai đoạn 2001 - 2005 là: “tiếp tục huy động các nguồn lực của địa phương để
đẩy nhanh tôc độ phát triên kinh tế và chuyển dịch cơ câu kinh tê theo hướng
CNH - HĐH” [26, Tr 53].
25