NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH
HỌC 12
Chủ đề 11: Bằng chứng tiến hóa – Học thuyết Dacuyn
LỌC NHỮNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI ĐH – CĐ TỪ 2007 -2016
Năm 2007
1. Biết
Câu 1. (ĐH2007): Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm
A. đột biến trung tính. B. biến dị tổ hợp.
C. biến dị cá thể.
D.
đột biến.
2. Hiểu
Câu 1. (ĐH2007). Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của
Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền
của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một
nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp
thời.
D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
3. Vận dụng thấp
Câu 1. (CĐ2007): Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi
màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do
A. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn
lọc tự nhiên giữ lại.
B. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự
nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau.
C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.
D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu
sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh
lục.
Năm 2008
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
Câu 1. (ĐH2008): Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với
màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt.
Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi
màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện
ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với
môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua
nhiều thế hệ.
4. Vận dụng cao
Câu 1. (ĐH2008): Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về
nguồn gốc động vật của loài người:
A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.
B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).
C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật
có xương sống.
D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động
vật có xương sống.
Năm 2009
1. Biết
Câu 1(CĐ2009): Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự
nhiên là
A. biến dị cá thể.
B. đột biến.
C. biến dị tổ hợp.
D. thường
biến.
Câu 2. (ĐH2009): Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa
bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng
chứng tỏ
A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
B. nguồn gốc thống nhất của các loài.
C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Năm 2010
1. Biết
2. Hiểu
Câu 1. (CĐ2010):Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng
chứng sinh học phân tử?
A. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit
amin.
Câu 2. (ĐH2010):Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần
thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. quần thể nhưng kết quảcủa chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh
vật có sự phân hoá vềmức độ thành đạt sinh sản.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh
vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật
có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
3. Vận dụng thấp
Câu 1. (ĐH2010):Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội
tụ(đồng quy)?
A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích
của nhụy.
B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố
theo thứ tự tương tự nhau.
C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát
triển của biểu bì thân.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
4. Vận dụng cao
Năm 2011
1. Biết
Câu 1. (CĐ2011): Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử
dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin
đểcấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ
A. các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
B. prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
C. các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
D. tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ.
2. Hiểu
Câu 1. (ĐH2011):Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng
thành rất khác nhau không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống
nhau.
B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được
bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.
C. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan
ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức
năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt
nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng
hoặc chức năng bị tiêu giảm.
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Năm2012
1. Biết
Câu 1. (ĐH 2012) Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên,
phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá
thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi
trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả
năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần
thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có
các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 2. (CĐ 2012) Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang cá và mang tôm. B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Cánh dơi và tay người. D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
Năm 2013
1. Biết
Câu 1 (TNTHPT 2013): Bằng chứng tiến hoá nào sau đây không
phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung
một bộ mã di truyền.
B. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng
20 loại axit amin.
D. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ
4 loại nuclêôtit.
Câu 2 (ĐH 2013): Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới,
người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có
thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A. Cơ quan thoái hoá.
đồng. D. Hoá thạch.
B. Cơ quan tương tự. C. Cơ quan tương
Câu 3 (CĐ 2013): Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ
yếu của tiến hoá là
A. thường biến.
B. biến dị cá thể.
C. đột biến gen. D. đột biến
nhiễm sắc thể.
Câu 4 (CĐ 2013): Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh ong.
B. Cánh dơi.
C. Cánh bướm. D. Vây cá chép.
Năm 2014
1. Biết
Câu 1. (CĐ 2014): Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ
một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự.
B. Cơ quan thoái hoá phản ánh sự tiến hoá đồng quy (tiến hoá hội tụ).
C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin
hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại.
D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 2. (CĐ 2014): Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của
chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể sinh vật.
B. tế bào. C. loài sinh học.
D. quần thể sinh
vật.
Câu 3. (ĐH 2014): Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ
yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến gen.
B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. biến dị cá thể.
D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Câu 1. (TNTHPT 2014): Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là
bằng chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một
bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4
loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ
khoảng 20 loại axit amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
A. (2), (3), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (4), (5).
D.
(1), (2), (5).
Năm 2015: Không có
Năm 2016
1. Biết
Câu 1. (THPT QG 2016): Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng
chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các
lớp băng.
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
BỔ SUNG NHỮNG CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUYÊN ĐỀ CÒN THIẾU
(tối thiểu 15 câu)
1. Biết
Câu 1. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì:
A.
chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên
nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
B.
chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
C.
chúng đều có hình dạng như nhau giữa các loài.
D.
chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên
nhưng nay vẫn còn chức năng.
Câu 2. Chiều hường tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là:
A.
thích nghi ngày càng hợp lí.
B.
ngày càng đa dạng.
C.
tổ chức ngày càng cao.
D.
ngày càng hoàn thiện.
Câu 3. Trong bộ Linh trưởng, loài có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với
loài người là
A. vượn gibbon.
B. gôrila.
C. tinh tinh.
D. khỉ sóc
Câu 4. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen
trong quần thể.
Câu 5.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến
đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là:
A. chọn lọc nhân tạo.
C. biến dị cá thể.
B. chọn lọc tự nhiên.
D. biến dị xác định.
2. Hiểu
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng về chonlọc tự nhiên theo quan niệm
của Dacuyn?
A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu
gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Đối tượng của chọn lọc tự nhiên là quần thể sinh vật.
C. Đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các thể nhưng kết quả là tạo nên
loài sinh vậtcó đặc diểm thích nghi với môi trường.
D. Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là các đột biến gen.
Câu 2. Theo Dacuyn:
A.
môi trường sống thay đổi làm phát sinh các biến dị thích
nghi.
B.
môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định sẽ làm
tăng tần số các thể có kiểu gen thích nghi.
C.
môi trường sống thay đổi chỉ sàng lọc lấy các các thể có biến
dị có lợi và đào thải các cá thể có biến dị bất lợi.
D.
chọn lọc tự nhiên thực chất là phân hóa khả năng sinh sản
của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 3. Học thuyết Dacuyn bị hạn chế do đâu?
A.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di
truyền biến dị.
B.
Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích
nghi.
C.
Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D.
Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích
nghi, chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền
biến dị, đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
Câu 4. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều
kiện giống nhau.
D.thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 5. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh
giới là
A. bằng chứng địa lí sinh vật học.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.
D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
3. Vận dụng thấp (3c)
Câu 1. Hai cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng nhưng có một cơ
quan đã thoái hóa?
A.Manh tràng và ruột tịt ở ĐV ăn cỏ.
B. Tuyến nọc độc
rắn và tuyến nước bọt ĐV.
C. Ruột thừa ở người và manh tràng ở ĐV ăn cỏ.
D. Dạ lá sách ở trâu
bò và dày tuyến ở chim.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây phù hợp với quan niệm của Đacuyn về sự
di truyền các biến dị của sinh vật?
A. Chỉ có các biến dị có lợi phát sinh trong quá trình sinh sản ở từng cá
thể riêng lẻ mới DT và tích lũy qua các thế hệ.
B. Các biến dị phát sinh do thay đổi ngoại cảnh và tập quán hoạt động
đều di truyền và tích lũy qua các thế hệ.
C. Các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi đều được di truyền và tích lũy
qua các thế hệ.
D. Các biến đổi có lợi cho sinh vật phát sinh do tác động của ngoại cảnh,
của tập quán ở động vật và trong sinh sản sẽ được di truyền và tích lũy
qua các thế hệ.
Câu 3. Theo quan niệm của Dacuyn thì
1.động lực của CLNT là nhu cầu của con người và của CLTN là đấu
tranh sinh tồn.
2. động lực của CLTN là nhu cầu của con người và của CLNT là đấu
tranh sinh tồn
3.biến dị cá thể là những đặc điểm khác nhau giữa các cá thể của cùng
bố, mẹ phát sinh do tác dụng của ngoại cảnh
4. biến dị cá thể là những đặc điểm khác nhau giữa các cá thể của cùng
bố, mẹ phát sinh trong quá trình sinh sản.
Phát biểu đúng là :
A. 1,2
B. 2,3
D. 1,4
4. Vận dụng cao (2c)
Câu 1. Cho các cặp cơ quan sau :
1/ Vòi hút của bướm – Đôi hàm dưới của sâu bọ
2/ Mang cá – Mang tôm
3/ Ruột thừa ở người – Manh tràng ở động vật ăn cỏ
4/ Tuyến nọc độc của rắn – Tuyến nước bọt ở người
5/ Gai xương rồng – Gai hoa hồng
C. 2,4
Có bao nhiêu cặp là cơ quan tương đồng ?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 2. Trong các bằng chứng sau đây, những bằng chứng nào được xem
là bằng chứng tiến hóa gián tiếp ?
(1) Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan là biến dạng của lá
(2) Xác voi mamut được tìm thấy trong các lớp băng
(3) ở thú, con đực có di tích tuyến sữa
(4) Cánh dơi và tay người có các xương phân bố theo thứ tự tương tự
nhau
(5) xác sâu bọ sống trong các thời đại trước còn để lại trong nhựa hổ
phác.
A. (2) , (3) , (5)
(1) , (3) , (4)
B. (1) , (4) , (5)
C. (2) , (3) , (4)
D.