Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHƯƠNG 1 (ĐỒ ÁN MÁY CẤY LÚA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.58 KB, 3 trang )

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay ở các tỉnh miền Tây, nhiều nông dân trồng lúa đã giảm được một phần chi
phí nhờ dùng máy cấy lúa thay cho phương pháp gieo sạ truyền thống. Cách làm này vừa
tiết kiệm được giống, công lao động, dễ chăm sóc và rút ngắn thời gian gieo trồng để kịp
mùa vụ. Song nói đến máy cấy lúa không ít nông dân còn tỏ ra ngỡ ngàng! Đa số nông dân
vẫn làm theo phương pháp truyền thống là gieo sạ lúa bằng tay. Phương pháp gieo sạ bằng
tay tốn rất nhiều giống, lúa mọc không đều, không thẳng hàng, dẫn đến khó chăm sóc và sâu
bệnh nhiều hơn. Nếu dùng máy cấy lúa, nông dân sẽ tiết kiệm được 1/3 lượng giống tương
đương 800 ngàn đồng/hécta/vụ so với gieo sạ bằng tay. Đồng thời, máy cấy lúa có thể cấy
được 10 hécta/ngày bớt cho nông dân nỗi lo thiếu lao động mùa vụ. Bên cạnh đó, dùng máy
cấy lúa còn rút ngắn thời gian mùa vụ khoảng 15-17 ngày. Như vậy, trong vụ mùa, vụ đôngxuân bà con hạn chế được tình trạng hạn cuối vụ. Ngoài ra, còn có thể xuống giống đồng
loạt trên cùng một cánh đồng, sẽ dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh rầy
nâu.
Lao động nông nghiệp đang ngày một thiếu, giá nhân công lao động vào vụ khoảng
150 - 160 ngàn đồng/ngày. Không ít nông dân có diện tích lớn than thở, vào mùa vụ nhiều
khi trả giá cao cũng không thuê được nhân công, đành phải sản xuất không đúng thời vụ.
Đây là thực trạng đang diễn ra ở nhiều địa phương, vì thế việc cơ giới hóa trong trồng trọt
để giảm công lao động là vấn đề đang trở nên bức thiết
Chính vì cơ giới hóa trong khâu gieo cấy là mắt xích quan trọng, là nhân tố quyết
định để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Học tập kinh nghiệm của Nhật Bản
trong việc đưa mạ khay, máy cấy vào sản xuất cho thấy từ những năm 70 của thế kỷ trước,
Nhật Bản đã chú trọng đến khâu này và đến nay đã đạt đến mức hoàn hảo về cơ giới hóa, tự
động hóa trong sản xuất lúa. Hiện nay tại Nhật Bản đang thực hiện hai mô hình chính về tổ
chức SX, đó là: HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức đồng bộ từ khâu SX đến tạo ra sản phẩm
cuối cùng; thứ hai là chuyên môn hóa cao từ các khâu làm giá thể cho mạ, SX mạ khay để
phục vụ cho máy cấy.


1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Hiện nay có nhiều trường đại học và trung tâm đang nghiên cứu và chế tạo các loại máy
cấy để có thể tạo ra loại máy dễ dàng sử dụng, năng suất cao nhưng tiêu tốn ít nhiên liệu
và đặc biệt có thể cạnh tranh với các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các đồng ruộng Việt Nam.
Việc ứng dụng Cơ Giới hóa trong sản xuất nói chung và sử dụng máy cấy lúa nói
riêng sẽ góp phần giải quyết bài toán nhân lực vốn đang khan hiếm vì cơ chế chuyển dịch cơ
cấu trong sản xuất – Từ nông nghiệp sang công nghiệp. Do đó, có thể giảm chi phí thuê
nhân công và tăng năng suất cây lúa. Từ đó có thể tăng cường xuất khẩu cũng như đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia. Giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của người nông dân.

Trang 1


CHƯƠNG 1

Hình 1.1 Người nông dân cấy bằng tay tốn nhiều lao động…

Hình 1.2 …và máy cấy mạ khay MC-6-250 sản xuất thành công ở Việt Nam
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cấy mạ khay.
- Ứng dụng kết kết quả tính toán vào thi công mô hình, từ đó ứng dụng thực tế.
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
1.4.2

Một số loai máy cấy mạ khay hiện có trên thị trường trong và ngoài nước.
Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện hoàn cảnh và thời gian có hạn nên nhóm chỉ tập trung nghiên cứu và

phân tích nguyên lý hoạt động, cấu tạo cơ bản của một số bộ phận chính của máy cấy
hiện nay trên thị trường.

Trang 2


CHƯƠNG 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1 Cơ sở phương pháp luận:

Dựa trên những cơ sở lý thuyết cũng như thực tế về một số máy cấy mạ khay hiện có
trên thị trường, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành lên phương án tìm hiểu cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của máy cấy qua đó đưa ra các phương án thiết kế, lựa chọn phương án
rồi đi vào tính toán các số liệu để tiến hành vẽ mô phỏng mô hình áp dụng vào thực tế, sau
đó chính sửa mô phỏng, tiến hành xuất bản vẽ và đưa đi gia công lắp ráp.Tuy nhiên do thực
tế gia công lắp ráp có nhiều điểm khác với lý thuyết nên trong quá trình xuất bản vẽ để gia
công nhóm có tiến hành sửa chữa cho phù hợp thục tiễn.
1.5.2

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Do máy cấy mạ khay là sản phẩm mới xuất hiện ở Việt Nam, các sản phẩm ngoài
thực tế chưa nhiều dẫn đến nhóm không được tiếp cận trực tiếp với máy cấy mạ khay để tìm
hiểu.Vì vậy, việc đầu tiên nhóm nhanh chóng tìm kiếm và nghiên cứu kỹ về sản phẩm dựa
vào các loại tài liệu có liên quan đến máy cấy như qua sách vở, các nguồn tài liệu trên
internet và một phần kiến thức đã tích lũy được.Qua nghiên cứu, tìm hiểu, nhóm đã đưa ra
được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy một cách hợp lý nhất và đã được sự đồng ý
của giáo viên hướng dẫn là thầy Văn Hữu Thịnh.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Văn Hữu Thịnh, nhóm đã từng bước đi vào tìm hiểu và
thiết kế các bộ phận chính của máy,vẽ mô phỏng và kiểm nghiệm bằng các phần mềm đã

được học như: Iventor, Working Model 2D…sau đó xuất và chỉnh sửa bản vẽ, rồi đem đi gia
công lắp ráp.
1.6 Kết cấu của đồ án:
Đồ án gồm có 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 3: Các giải pháp cho bộ phận công tác chính
Chương 4: Tính toán, thiết kế bộ phận công tác
Chương 5: Tính toán thiết kế các bộ truyền
Chương 6: Kết luận – Kiến nghị

Trang 3



×