Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHƯƠNG 2 Phân tích, thiết kế hướng dẫn đầy đủ làm đồ án, luận văn tốt nghiệp ngành nônglâm ngư, kĩ thuật, cơ khí, chủ đề MÁY CẤY LÚA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.47 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Giới thiệu:
Máy cấy lúa hiện đang rất phổ biến ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn
Độ… nhưng ở Việt nam nó vẫn còn tương đối xa lạ.Với tinh thần cần cù, sáng tạo và cầu
tiến, người nông dân Việt Nam đã không ngừng tự tìm tòi, mày mò nghiên cứu và cũng đã
tạo ra một được một vài sản phẩm mấy cấy đơn giản.Tuy nhiên, đa số chúng vẫn chưa đem
lại hiệu quả cao như ý muốn cả về năng suất lẫn khả năng thay thế sức lao động cho người
nông dân.
Các loại máy cấy mạ hiện nay trên thế giới đều có bộ phận cấy và cung cấp mạ rất
linh hoạt.Đa số chúng có chung đặc điểm về hình dáng và cấu tạo: gồm bộ phận công tác
chính là bộ phận cấy, bộ phận cung cấp mạ và các bộ truyền như : bộ truyền bánh răng, bộ
truyền đai, bộ truyền xích, hộp số…
Một số loại máy cấy hiện nay:
 Máy cấy MC-6-250: Đây là sản phẩm do Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ
sau thu hoạch phối hợp với Công ty Máy kéo - máy nông nghiệp Hà Tây thiết kế, chế
tạo, được sản xuất trên cơ sở thiết kế, cải tiến lại từ các loại máy cấy của Trung Quốc
và Nhật Bản... cho phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước. Máy được thiết kế gọn
nhẹ, phù hợp với mới loại ruộng, kể cả ruộng có diện tích nhỏ.
 Máy cấy lúa 2ZS-4: đây là loại máy cấy sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện
nay. Dùng các tay Robot điều khiển tự động, thao tác đơn giản, dễ sử dụng và chạy
được ở ruộng sình lầy
nhất nhờ ván trượt nghiêng, công suất: 8hp, năng suất: 23mẫu/h, tiêu hao nhiên liệu 1lit/h, bề ngang: 4 hàng.
 Máy cấy lúa Kubota SPU-68C nhà sản xuất Nhật Bản, cấy 6 hàng,trọng lượng 495

kg
 Máy cấy HT 2ZT630 công suất 3,23 Kw, tốc độ 2600 v/ph, số hàng cấy 6…
2.2 Đặc tính của máy:
-


Máy có trọng lượng: 350400 kg

-

Năng suất: 3000 3500 m2/h

-

Các bộ truyền làm việc êm.

-

Bộ phận công tác hoạt động đều, chính xác, tạo rãnh, hàng đúng kích thước.

Trang 4


CHƯƠNG 2

2.3 Kết cấu máy cấy mạ khay:
2.3.1 Nguyên lý hoạt động của máy cấy mạ khay:
Động cơ truyền chuyển động cho phần truyền lực trung gian qua cặp puly đai thang ; từ
đây một phần lực được truyền cho bộ phận di động tới bánh xe để làm máy cấy di
chuyển và một phần lực được truyền cho bộ phận cấy phía sau qua trục các đăng và
puly đai thang. Bộ phận cấy truyền chuyển động cho 3 phần, phần thứ nhất cho cụm tay
cấy để tay cấy lấy mạ từ thảm mạ cấy xuống ruộng; phần thứ hai cho dàn mạ dịch
chuyển qua lại để tay cấy lấy mạ và phần thứ ba cho cụm trục quay bánh răng hình rãnh
khế để đưa thảm mạ lùi xuống sau mỗi hành trình qua lại của dàn mạ. Khi máy di
chuyển trên đồng, phao cấy có tác dụng đỡ bộ phận cấy và san phẳng lại vết bánh xe.


Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý máy cấy
2.3.2 Cấu tạo máy cấy mạ khay:
a. Lập sơ đồ động học:
Máy cấy mạ khay bao gồm các bộ phận chính:
- Động cơ xăng.
- Bộ phận truyền lực trung gian.
- Bộ phận di động.
- Phao cấy.
- Bộ phận cấy.
- Bộ phận cung cấp mạ.
- Các cụm tay cấy.
- Cơ cấu điều khiển các bộ phận của máy.
Từ nguyên lý hoạt động ta lập ra được sơ đồ động học của máy như hình:

Trang 5


CHƯƠNG 2

Hình 2.2 Sơ đồ động học của máy cấy 6 hàng
b. Phân tích chức năng từng bộ phận:
Động cơ : Thường dùng động cơ xăng 4 thì làm mát bằng không khí, động cơ 2 ÷ 3
mã lực với máy cấy 4 hàng người lái đi theo máy; 6,5 ÷ 8 mã lực đối với máy cấy 6 hàng, 8
hàng người ngồi lái.
Bộ phận truyền lực trung gian: nhận chuyển động từ động cơ truyền đến bộ phận
di động và bộ phận cấy qua hệ thống các cụm số, bánh răng, hộp xích tải, đai tải và trục các
đăng.Hộp số thường có 4 số tiến, 1 số lùi.
Bộ phận cấy: bộ phận cấy gồm có hộp số cấy (có 2 số cấy cho bộ phận cấy), các
cụm chuyển động cho tay cấy, các cụm tay cấy.
Các cụm tay cấy : Đây là bộ phận quan trọng quyết định đến bộ phận cấy, tay cấy

quay một vòng thì cấy được một khóm mạ.
Trục xoắn vít đảo chiều: để truyền cho giàn mạ chuyển động qua lại , trục lẫy quay
để đẩy vào cơ cấu calip của trục bánh răng khế đẩy thảm mạ xuống; trục truyền động cho
cụm truyền động cấy.
Bộ phận di động: Gồm cụm hộp truyền động sau cùng và bánh xe lăn.Bánh xe được
chế tạo bằng thép có các mấu bám và vành ngoài có các vấu bám bọc cao su để máy có thể
di chuyển dễ dàng trên đường.

Trang 6


CHƯƠNG 2

Bộ phận cung cấp mạ: Dùng để chứa thảm mạ và cung cấp liên tục cho tay cấy. Nó
bao gồm một giàn mạ có ngăn để chứa mạ, mỗi một hàng cấy có một ngăn mạ. Giàn mạ
chuyển động qua lại để các tay cấy lấy từng khóm mạ.Sự trượt xuống của các thảm mạ sau
mồi lần qua lại nhờ chuyển động đẩy của trục bánh xe răng khế. Giàn mạ được đúc bằng
nhựa và có khung đỡ làm bằng nhôm.
Phao cấy : Có tác dụng nâng đỡ bộ phận cấy và làm ổn định độ sâu cấy khi máy
chạy trên ruộng.
Các cơ cấu điều khiển: Tương ứng với từng bộ phận có các cơ cấu điều khiển nối
tới khu vực gần người ngồi lái máy để dễ dàng điều khiển máy.Các cơ cấu điều khiển chính
như : Côn li hợp máy, tay số, chân phanh, tốc độ cấy, độ sâu cây mạ cấy, côn li hợp cấy…
2.4 Nhược điểm của máy:
-

Vẫn còn hiện tượng sót mạ trong quá trình cấy.

-


Trong quá trình làm việc máy vẫn còn gây ra tiếng ồn do động cơ và các bộ truyền cơ
khí làm việc chưa êm.

-

Do hoạt động trong môi trường nước, bùn đất nên các bộ phận hay bị khô dầu, gỉ sét
dẫn đến hỏng hóc gây sai sót và giảm năng suất của máy.

Để hạn chế và khắc phục được các nhược điểm trên thì trong quá trình thiết kế và chế
tạo sản xuất chúng ta phải tính toán thật chính xác các bộ truyền, nắm rõ hoạt động của
chúng để biết cách phối hợp các bộ truyền thật hợp lý,thường xuyên kiểm tra, bảo quản, tra
dầu mỡ cho các bộ phận của máy…

Trang 7



×