Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Biên bản làm việc tại cát nê 15 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.53 KB, 10 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Hôm nay vào hồi 08 giờ 30 phút ngày 15 tháng 6 năm 2017 Tại UBND xã
Cát Nê - huyện Đại Từ, UBND huyện Đại Từ tổ chức Hội nghị đối thoại với một
số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Trường thử công nghệ - Nhà máy Z131 tại xã
Cát Nê, huyện Đại Từ.
I. THÀNH PHẦN:
1. Đại diện Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng tỉnh:
- Ông: Đặng Văn Huy

- Trưởng Ban chỉ đạo GPMB tỉnh;

- Ông: Đặng Hoàn

- Cán bộ Ban chỉ đạo GPMB tỉnh;

2. Đại diện UBND huyện Đại Từ:
- Ông: Lê Thanh Sơn

- Phó Chủ tịch UBND huyện;

- Ông: Tô Hà Phương

- Trưởng phòng Tài nguyên & MT;

- Ông: Hoàng Văn Tâm

- Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất;

- Ông: Nguyễn Văn Thiệu


- Phó Chánh thanh tra huyện - Tổ trưởng tổ
công tác giải quyết vướng mắc bồi thường GPMB dự án Z131;
- Ông: Hoàng Hải Quân

- Trưởng Ban tiếp công dân huyện;

- Ông: Nguyễn Văn Hưng

- Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND.

3. Đại diện xã Cát Nê:
- Ông: Hoàng Xuân Chiến

- Bí thư Đảng ủy xã;

- Ông: Dương Văn Việt

- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy;

- Ông: Đỗ Thanh Tâm

- Chủ tịch UBND xã

- Ông: Dương Văn Đồng

- Chủ tịch MTTQ xã;

- Ông: Trần Nhật Thăng

- Phó Chủ tịch UBND xã;


- Ông: Vũ Trọng Tú

- Công chức địa chính;

- Bà: Nguyễn Thị Hoa Hồng

- Công chức địa chính.

- Đại diện các ban ngành đoàn thể xã: Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân,
Hội liên hiệp phụ nữ xã.
4. Đại diện Công ty cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình
- Ông: Nguyễn Chí Cường – Cán bộ phụ trách dự án
- Ông: Phạm Quốc Huy – Cán bộ
1


5. Đại diện xóm Lò Mật xã Cát Nê:
- Ông: Phạm Quang Huy

- Bí thư Chi bộ;

- Ông: Nguyễn Minh Tân

- Trưởng xóm;

6. Đại diện xóm Nương Dâu:
- Ông: Trần Hữu Võ

- Trưởng xóm;


7. Đại diện các hộ dân:
- Bà: Hoàng Thị Vượng – Xóm Đồng Mương xã Cát Nê;
- Ông: Phạm Quang Huy – Xóm Đồng Mương xã Cát Nê (con bà Phạm Thị Cậy);
- Ông: Đỗ Hồng Đắc – Xóm Vang, xã Quân Chu;
- Ông: Nguyễn Văn Tuấn - Phường Bắc Sơn, Phổ Yên;
- Bà: Trần Thị Nho – Xóm Nương Dâu, xã Cát Nê;
- Ông: Trần Hữu Vóc – Xóm Nương Dâu, xã Cát Nê;
- Ông: Nguyễn Văn Huê - Xóm Nương Dâu, xã Cát Nê;
- Bà: Nguyễn Thị Hải - Xóm Nương Dâu, xã Cát Nê;
- Bà: Dương Thị Tuyến - Xóm Nương Dâu, xã Cát Nê;
- Ông: Nguyễn Văn Thêm – Xóm Đồng Mương, xã Cát Nê;
- Bà: Dương Thị Loan – Xóm Đình, xã Cát Nê;
- Ông: Ngô Đức Thụ - Xóm Đầu Cầu, xã Cát Nê;
- Ông: Nguyễn Minh Chiến – Xóm Lò Mật, xã Cát Nê;
- Ông: Dương Văn Khanh – Xóm Đồng Mương, xã Cát Nê;
- Ông: Lại Văn Doanh – Xóm Lò Mật, xã Cát Nê;
- Bà Vũ Thị Lanh – Xóm Đình, xã Cát Nê;
- Bà: Nguyễn Thị Ngà – Xóm Lò Mật, xã Cát Nê;
- Ông: Nguyễn Văn Tuyên – xóm Lò Mật, xã Cát Nê;
- Ông: Đỗ Văn Chiến – Xóm Lò Mật, xã Cát Nê;
8. Dự hội nghị còn có đại diện Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện
đến dự và đưa tin.
NỘI DUNG LÀM VIỆC
I. QUÁN TRIỆT NỘI DUNG HỘI NGHỊ VÀ CÁC NỘI DUNG BÁO
CÁO TẠI HỘI NGHỊ:
- Ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện - Chủ trì hội nghị: Phát
biểu quán triệt, triển khai nội dung hội nghị.
2



- Hội nghị đã được nghe đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất báo
cáo quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án: Trường thử công
nghệ - Nhà máy Z131 tại xã Cát Nê và những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của
nhân dân đã và đang được giải quyết, ý kiến phát biểu của đại diện UBND xã Cát
Nê và ý kiến của công ty cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình. Sau đó hội nghị đã
tiến hành thảo luận
II. NỘI DUNG:
1. Ý kiến của các hộ dân:
1.1. Hộ ông Đỗ Văn Chiến:
Diện tích đất của gia đình là 4.348m2, được bồi thường với giá 13.000
đồng/m2. Trong khi đó gia đình bên cạnh (gia đình ông Thêm) lại được bồi thường
là 46.000 đồng/m2. Gia đình đề nghị được bồi thường theo giá 46.000 đồng/m 2 như
gia đình bên cạnh (hộ ông Thêm).
1.2. Hộ ông Nguyễn Minh Chiến:
Gia đình có 4 sào 3 thước ruộng, từ khi dự án vào gia đình bỏ không canh
tác trên đất đó nữa, khi kiểm đếm các đơn vị tính là đất ruộng nhưng khi phê duyệt
phương án lại là đất rừng... Đề nghị tính đúng là đất ruộng cho gia đình.
1.3. Hộ ông Dương Văn Khanh:
Gia đình chưa rõ về phương án được phê duyệt. Đề nghị giải thích rõ cho
gia đình được biết.
- Gia đình đề nghị thu hồi, bồi thường hết phần diện tích đất ngoài chỉ giới
tại thửa đất số 328 tờ bản đồ số 1.
1.4. Hộ ông Phạm Văn Huy (là con bà Phạm Thị Cậy):
Giá đền bù đất của nhà nước thấp hơn so với giá thị trường; đề nghị khi nhà
nước lấy đất của gia đình, thì phải đền bù thỏa đáng để gia đình mua được đất ở
chỗ khác. Gia đình chưa đồng ý nhận tiền vì giá bồi thường thấp.
1.5. Hộ ông Nguyễn Văn Thêm:
- Gia đình có thửa đất 1295m2 khi kiểm kê ông Yên lại nhận đây là đất của ông
Yên, ông Yên cho biết là mua của gia đình ông Thật; Tuy nhiên khi gia đình Thêm hỏi

thì ông Thật cho biết là không bán cho ông Yên. Trên đất hiện nay còn có mộ của gia
đình ông Thêm.
- Gia đình có 01 thửa đất chè hơn 2.000m2; đã kiểm đếm là đất chè nhưng
đến nay không thấy triển khai, gia đình không biết dự án có tiếp tục lấy đất của gia
đình tôi không? đề nghị làm rõ.
1.6. Hộ ông Trần Hữu Vóc:
Gia đình có thửa đất có diện tích hơn 4.000 m2 là đất trồng chè từ lâu, không
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Năm 2014 gia đình phá chè già đi để trồng
chè cành. Trên đất của gia đình có trồng hơn 10.000 cây chè cành (mới trồng 2014)
và khoảng 250m2 đất có trồng chè già. Tuy nhiên khi phê duyệt phương án lại phê
3


duyệt là đất rừng sản xuất. Xã đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến khu dân cư thì xác nhận
diện tích đất của ông là đất chè. Đề nghị tính đúng là bổ sung phần diện tích đất chè
trong thửa đất trên cho gia đình để gia đình đỡ thiệt thòi.
1.7. Hộ ông Ngô Đức Thụ:
Gia đình có gần 4.000 m2 đất do ảnh hưởng dự án phải thu hồi; mảnh đất đó
không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất; khi phê duyệt phương án bồi
thường gia đình được tính 400,4m2 đất chè, 1.020m2 đất trồng sắn; diện tích còn
lại gia đình trồng cây ăn quả từ năm 2013 nhưng dự án tính bồi thường là đất rừng
nên gia đình không đồng ý.
1.8. Hộ bà Vũ Thị Lanh:
- Gia đình có thửa đất nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án và bị thu hồi,
tuy nhiên khi kiểm đếm thì tính là đất chè, nhưng khi chi trả tiền bồi thường lại
tính là đất rừng. Các hộ xung quanh của gia đình đều được chi trả là đất cây lâu
năm và đã nhận tiền bồi thường. Đề nghị tính đúng cho gia đình ông đỡ thiệt thòi.
- Anh Lê Văn Yên nói gia đình ông lấn vào đất của nhà anh Yên; khi anh
Yên mua đất của hộ cạnh gia đình ông không gọi các hộ dân liền kề để xác định
ranh giới; anh Yên có cho biết có xác nhận của UBND xã khi mua đất; nhưng gia

đình ông có đất liền kề lại không được chứng kiến nên gia đình ông không đồng ý.
Anh Yên chỉ lên 01 lần để giải quyết với gia đình ông, còn lại không lên giải quyết.
Gia đình hiện nay không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên.
- 03 phương án bồi thường được thống báo 03 lần không giống nhau và
được trả lời đây chỉ là phương án dự toán, vậy phương án nào không phải là
phương án dự toán?
1.9. Hộ bà Nguyễn Thị Ngà:
Tổng diện tích 03 thửa dất là do bố mẹ bà khai phá để trồng mố sau đó cho
gia đình bà. Dự án thu hồi 6.920,5m2. 03 thửa đất trồng chè từ năm 1995; đến năm
2012 phá 1 phần chè già cỗi để trồng chè cành thay thế. Khi dự án vào thì tính cho
gia đình là đất rừng, hiện trạng trên đất có cả chè già và chè mới trồng; Có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là đất rừng sản xuất; tuy nhiên khi cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2014 là đất rừng sản xuất thì gia đình không
biết, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vậy là không đúng. Đề nghị
xã làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tính đúng phương án đền bù cho
gia đình.
1.10. Ông Nguyễn Văn Tuấn - Bắc Sơn:
Gia đình mua đất chuyển nhượng lại năm 2013 của gia đình ông Trần Thời
Đại với diện tích 3,3 ha mục đích để làm trang trại, năm 2015 gia đình nhận được
thông báo là thu hồi đất để thực hiện dự án, gia đình đã không thực hiện xây dựng
và không trồng cây, canh tác trên đất. Gia đình hỏi tại sao lại đếm cây chè để tính
bồi thường diện tích đất chè còn lại tính là đất rừng? Như vậy công tác Bồi thường
tính theo hiện trang hay tính theo nguồn gốc? Giấy CN QDS đất của gia đình ông
là không đúng thực tế.
4


1.11. Hộ ông Nguyễn Văn Tuyên:
Gia đình có thửa đất diện tích 4.982m2. Hồ sơ kiểm đếm có 1.740m2 đất
chè kinh doanh, còn lại là chè non trồng năm 2013 còn lại khoảng 1.000 m2 trồng

keo xung quanh. GCN QSD đất được cấp năm 2014 nhưng khi cấp lại là đất rừng.
Đề nghị xem xét tính đúng là đất chè cho gia đình.
1.12. Hộ bà Dương Thị Loan:
Gia đình ông có thửa đất bị thu hồi của dự án không có giấy chứng nhân
quyền sử dụng đất; do bố mẹ chồng (ông Đỗ Đức Hải) khai phá từ năm 1977 để
trồng chè; bố mẹ cho gia đình ông thừa kế năm 2003, đến cuối năm 2013 gia đình
phá chè già đi để trồng chè mới; nhưng năm 2014 có dự án về nên gia đình không
trồng chè nữa và để đất trống; khi có dự án lại thực hiện đếm chè già còn lại trên
đất để tính đất chè cho gia đình và chỉ được tính có 8,0m2 đất là đất chè, còn lại
tính là đất rừng sản xuất. Gia đình không đồng ý và đề nghị được tính bồi thường
đất của gia đình là đất chè.
1.13. Hộ ông Lại Văn Doanh:
Gia đình có thửa đất số 564 có diện tích hơn 7.963 m2; do bố mẹ cho từ năm
1979 gia đình khai phá để trồng mố đến năm 1985 gia đình trồng chè; năm 2006 bố
mẹ cho gia đình ông thừa kế; thửa đất được cấp bìa đỏ năm 2000 là 5.200 m2, gia
đình không rõ ghi trông bìa đỏ là đất gì; thực tế sử dụng lớn hơn bìa đỏ nhưng thu
hồi lại chỉ thu hồi 5.200m2 theo đúng bìa đỏ. Đề nghị thu hồi đủ diện tích thực tế
mà gia đình đang sử dụng.
Trên đất hiện nay gia đình đang canh tác chồng chè, có chè già, chè non (vẫn
còn nguyên bãi chè già). Nhưng phương án bồi thường lại tính là đất rừng. Gia
đình không đồng ý.
1.14. Hộ bà Nguyễn Thị Hải:
Gia đình bà có mảnh đất bị ảnh hưởng dự án Z131, đất do gia đình khai phá
trồng chè từ năm 1980; hiện nay ông Lê Văn Yên ở Phổ Yên đang tranh chấp đất
với gia đình bà; bà Hải đã có gửi đơn lên huyện, huyện có trả lời là giao địa chính
huyện giải quyết trong đầu tháng 6/2017, nhưng đến nay gia đình chưa nhận được
văn bản trả lời giải quyết. Hiện nay gia đình có đủ giấy tờ chứng minh quyền sử
dụng đất nhưng chưa được giải quyết tranh chấp.
Tháng giêng năm 2015 gia đình phá chè đi; khi kiểm đếm trên đất có trồng
sắn và lúa tuy nhiên khi phê duyệt phương án lại tính là đất rừng. Đề nghị tính

đúng cho gia đình.
1.15. Hộ ông Nguyễn Văn Huê:
Gia đình có 2 thửa đất chưa được cấp GCN QSD đất, thửa đất số 608 có
diện tích 2411m2, trong đó chè trồng có 950m2 là chè trồng trước năm 1990,
475m2 là chè kiến thiết cơ bản còn lại là chè non và đất trống, Thửa 631 có diện
tích 2831m2 trong đó có 1150m2 chè trồng trước năm 1990, còn lại là chè cành và
đất trống, gia đình đã tách 1 phần là đất rừng sản xuất còn lại là đất chè. Sau khi dự
5


án kiểm kê đất thì tính đất chè cho thửa 608 còn thửa 631 tính là đất rừng sản xuất.
Đề nghị xem xét và tính lại cho gia đình ông là đất chè.
1.16. Hộ bà Dương Thị Tuyến:
Gia đình bà có thửa đất bị thu hồi của dự án nhưng phương án bồi thường lại
tính thiếu so với diện tích thực tế là 50m2 (gia đình tự thuê người đo đạc). Đề nghị
tính đủ diện tích đất cho gia đình theo thực tế.
1.17. Hộ bà Trần Thị Nho:
Đất gia đình bà khai phá từ năm 1980, phương án bồi thường tính thiếu diện
tích so với thực tế, phần đường vào do gia đình tự mở nhưng không được tính đền
bù công khai phá làm đường và chưa được tính công cải tạo con suối. Đề nghị tính
bổ sung cho gia đình.
1.18. Hộ bà Hoàng Thị Vượng:
Đất của gia đình bà là đất sử dụng ổn định không có chanh chấp tuy nhiên
lại không cấp GCN QSD đất cho gia đình, đất của gia đình canh tác từ năm 1978
đến năm 1980 gia đình trồng chè, đến sau này gia đình trồng keo năm 2006 nhưng
bị chặt, đốt trộm sau đó gia đình trồng lại chè nhưng khi dự án thu hồi lại tính cho
gia đình là đất rừng. Đề nghị cấp bìa đỏ cho gia đình và xem xét bồi thường cho
thỏa đáng.
2. Ý kiến giải trình làm rõ của các cơ quan chuyên môn:
Trên cơ sở ý kiến của các hộ dân, các cơ quan chuyên môn và UBND xã

đã giải trình làm rõ ý kiến của các hộ dân. Trong đó:
- Đối với các trường hợp tranh chấp về đất đai đề nghị UBND xã thực hiện
hòa giải theo quy định; trường hợp hòa giải không thành được thì đề nghị các hộ
dân gửi đơn đến UBND huyện hoặc Tòa án nhân dân để được giải quyết theo quy
định. Đối với các trường hợp có tranh chấp đất đai đã được phê duyệt phương án
bồi thường thì sẽ được chuyển tiền bồi thường vào tài khoản tạm giữ và tiếp tục
thu hồi đất để thực hiện dự án, và sẽ chi trả tiền cho hộ dân khi có kết quả giải
quyết tranh chấp.
- Đối với những trường hợp các hộ có kiến nghị là GCN QSD đất cấp sai nên
các gia đình không đồng ý bồi thường theo GCN QSD đất: Đề nghị các hộ có đơn
kiến nghị giải quyết về việc cấp sai GCN QSD đất, UBND huyện sẽ chỉ đạo giải
quyết kiểm tra việc cấp GCN QSD đất theo quy định.
- Về giá đất: Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đã tính đúng đơn
giá theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên, đúng loại đất theo GCN QSD đất
đã cấp cho các hộ dân.
- Việc xác định và bồi thường, hỗ trợ về loại đất được áp dụng theo đúng quy
định của pháp luật và luật đất đai năm 2013, Nghị định 43 của Chính phủ, Văn bản số
2223/STNMT-TCĐBTGPMB ngày 31/10/2016 của Sở Tài nguyên & Môi trường,
văn bản số 183/UBND-CNN ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
6


- Các hộ đã có đơn khiếu nại về tỉnh. Sau khi có quyết định giải quyết của
UBND tỉnh Thái Nguyên UBND huyện sẽ giải quyết theo quyết định giải quyết
khiếu nại của UBND tỉnh.
- Đối với trường hợp hộ bà Nguyễn Thị Hải: UBND huyện sẽ chỉ đạo Phòng
Tài nguyên & Môi trường cam kết sẽ có văn bản trả lời cho gia đình bà chậm nhất
đến ngày 20/6/2017.
3. Ý kiến của Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng của tỉnh:
- Ông Đặng Văn Huy – Trưởng ban chỉ đạo GPMB tỉnh có ý kiến làm rõ các

nội dung theo kiến nghị, đề nghị của nhân dân và đề nghị UBND huyện tiếp tục chỉ
đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã có văn bản trả lời các hộ dân theo quy định.
4. Kết luận:
Qua nghe ý kiến của các hộ dân được mời đến đối thoại, ý kiến tham gia giải
trình của các cơ quan chuyên môn thuộc huyện tại buổi đối thoại, Ông Lê Thanh
Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện - chủ trì hội nghị thống nhất kết luận như sau:
- UBND huyện tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các hộ dân và giao cho các
cơ quan chuyên môn giải quyết theo đúng quy định của Pháp luật.
- Tại buổi đối thoại các hộ dân không cung cấp thêm được tài liệu nào khác
ngoài các tài liệu đã gửi các cơ quan của huyện.
- Đối với các hộ đã có Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện;
nếu các hộ không đồng ý với giải quyết khiếu nại của UBND huyện thì có quyền
khiếu nại đến UBND tỉnh Thái Nguyên hoặc Tòa án để giải quyết theo quy định.
- UBND huyện yêu cầu UBND xã Cát Nê tuyên truyền vận động các hộ dân
chấp hành tốt chính sách bồi thường, GPMB và giao mặt bằng cho dự án. Phối hợp
với các cơ quan, đơn vị giải quyết các vướng mắc, tồn tại và các kiến nghị của một
số hộ dân trong vùng dự án theo quy định.
- Đây là dự án thuộc đối tượng dự án nhà nước thu hồi đất, yêu cầu các hộ
chấp hành việc Bồi thường GPMB theo đúng quy định của Pháp luật. Đề nghị các
hộ nhận tiền Bồi thường hỗ trợ GPMB và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Biên bản được lập xong hồi 12 giờ 00’ cùng ngày đã đọc thông qua cho các
thành phần có tên trên cùng nghe, Đối với các nội dung kiến nghị của các hộ dân
các hộ đã tự đọc và nhất trí ký tên và làm cơ sở để triển khai thực hiện./.

BAN CHỈ ĐẠO GPMB TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

7



CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC HUYỆN

ĐẠI DIỆN XÃ CÁT NÊ

1. Trung tâm Phát triển quỹ đất
ĐẠI DIỆN CÁC XÓM CÓ LIÊN QUAN

2. Phòng Tài nguyên & Môi trường

3. Thanh tra huyện

ĐẠI DIỆN CÁC HỘ DÂN

8


`

9


10



×