Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án mầm non: Quan sát vườn rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.17 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN: HOAT ĐÔNG NGOÀI TRỜI
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT
ĐỀ TÀI: QUAN SÁT VƯỜN RAU
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Trẻ biết một số loại rau và biết công dụng của các loại rau có trong vườn và phân
biệt được chúng.
- Trẻ nhận biết được tên gọi của các loại rau, miêu tả được các đặc điểm cơ bản của
các loại rau có trong vườn.
- Giáo dục trẻ trật tự khi đi quan sát, không được đi dẫm lên các luống rau, không
được xô đẩy, chen lấn bạn khi đi quan sát.
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị khu vườn có các loại rau như bắp cải, rau xà lách, rau ngót, rau hẹ,
hành. Chuẩn bị lá và cành cây cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến trình
STT Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1: Bé
- Các bạn ơi chúng mình hôm nay sẽ được vui chơi
cùng vui chơi
cùng với hoạt động ngoài trời, đó là hoạt động tham
quan khu vườn.
- Trước khi đi tham quan thì chúng ta cùng chơi với cô
trò chơi nhỏ nhé! Đó là trò chơi “Gieo hạt”.
- Bạn nào cho cô biết chúng ta vừa chơi trò chơi gì? (trò
chơi gieo hạt) Chúng ta gieo hạt để làm gi? (gieo hạt
cho hạt nãy mầm và thành cây) Hạt mộc thành cây cho
ta những gì? (cho hoa, lá, quả, gỗ)
2
Hoạt động 2: Bé
- Các bạn giỏi lắm. Để biết rõ hơn các bạn có nói đúng


vui tham quan
không thì chúng ta đi tham quan khu vườn nhé!
- Nào chúng ta vừa đi vừa hát bài hát “Ra thăm vườn
rau” nhé! Đã tới khu vườn rồi các bạn ơi!
- Các bạn thấy trong khu vườn có những gì? (trẻ trả lời)
- Có các loại cây rau nào? (trẻ trả lời)
- Các loại rau trong khu vườn dùng để làm gì? (trẻ trả
lời)
- Khu vườn được sắp xếp như thế nào? Các luống rau
được trồng như thế nào? (được trồng xen kẻ với cây ăn
quả)
- Vậy bạm nào cho cô và các bạn biết là để cây rau xanh
tốt chúng ta cầ làm gì? (chăm sóc, tưới nước, bón phân,
nhổ cỏ,…)
- Các bạn ơi, hãy nhìn quanh khu vườn và cho cô biết
để bảo vệ khu vườn thì chúng ta cần phải làm gì? (làm
hàng rào)
- Trong khu vườn với các loại cây được trồng rất đẹp và


3

Hoạt động 3: Bé
vui chơi với khu
vườn

phù hợp, có xen kẽ giữa vườn rau và cây ăn quả.
- Các bạn có thích làm vườn để trồng các loại rau và cây
ăn quả không nào? (trẻ trả lời)
- À đúng rồi, các bạn giỏi lắm.

- À! Cô thấy các bạn rất giỏi và thích thú khi vào khu
vườn để tham quan và nói được tên và các đặc điểm của
từng loại cây trong vườn.
- Bây giờ cô cho các bạn chơi trò chơi “Cây tìm lá, lá
tìm cây”.
- Cách chơi: Mỗi bạn cầm trên tay một cành cây hoặc
một chiếc lá đi vòng quanh, khi c6 nói “cây tìm lá, lá
tìm cây thì các bạn tìm đúng theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: Bạn nào tìm không đúng hay không đi tìm
sẽ bị phạt làm bò nhún giấm.
- Cho trẻ chơi khoảng vài phút.
- Cô tập trung trẻ lại nhận xét và tuyên dương chung.
- Kết thúc: Cho trẻ vào lớp.


GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ LOẠI RAU CỦ
I. Mục tiêu, yêu cầu:
- Trẻ thể hiện được vai chơi ở các góc chơi, trẻ nhận biết một số tên rau củ. Biết
phân vai chơi, biết dùng những hình khối để xây dựng “vườn rau củ”. Trẻ iết phối
hợp các vai chơi với nhau.
+ Góc xây dựng: Trẻ dùng những kĩ năng hiểu biết của mình để xây dựng nên vườn
rau củ, xây được hàng rào và sắp xếp được các khu vườn cho thật đẹp.
+ Góc nghệ thuật: Trẻ dùng những kĩ năng đã học để nặn các loại củ, quả. Biết tô
màu và trang trí bộ sưu tập rau, củ, quả, tạo ra những sản phẩm đẹp.
+ Góc phân vai: Trẻ thể hiện được vai chơi một cách tự nhiên và hợp lý, phân chia
người bán người mua và có sự liên kết giữa người bán và người mua, biết cảm ơn
khi người khách mua hàng, khách phải biết trả tiền khi mua hàng, giúp trẻ phát
triển kĩ năng và phát triển nhận thức trong khi chơi.

+ Góc học tập: Trẻ phân nhóm được rau ăn củ, rau ăn lá và ghép thành bộ sưu tập,
trẻ biết tìm đúng tranh để ghép thành bộ sưu tập. Dùng kĩ năng quan sát để ghép
những que lại với nhau thành hình theo mẫu.
+ Góc thiên nhiên: Trẻ biết tưới nước và chăm sóc vườn đậu.
+ Góc trò chơi dân gian: Trẻ biết cách chơi trò chơi chặt “cây chuối”, phát triển
ngôn ngữ thông qua trò chơi, phát triển khả năng nhận thức, khả năng quan sát.
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, biết chia sẽ kinh nghiệm cùng
bạn bè, đoàn kết trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: Các bài hát chủ đề thực vật như: em yêu cây xanh, lá
xanh, quả.
2. Đồ dùng của trẻ: Tranh ảnh về các loại rau, củ, quả. Vật liệu xây dựng,
đất nặng, các loại rau củ quả thật cho trẻ chơi bán hàng, mô hình cây đậu thật.
+ Góc phân vai: Bán các lại rau củ quả.
+ Góc xậy dựng: Chuẩn bị các khối gỗ, một số loại mô hình rau củ cây ăn quả,
hàng rào, cổng vườn rau củ.
+ Góc thiên nhiên: Mô hình trồng cây đậu thật cho trẻ chăm sóc.
+ Góc học tập: Tranh ảnh rau củ cho trẻ phân loại, ghép ve hình trái cây.
+ Góc nghệ thuật: Đất nặng, tranh ảnh rau củ quả cho trẻ tô màu, bút màu, viết chì,
giấy A4 cho trẻ vẽ.
+ Góc trò chơi dân gian: Chỗ ngồi thoáng mát và rộng rãi.
3. Thời gian: 45 – 50 phút.
4. Địa điểm: Tại lớp lá.
III. Tiến trình:


STT
Cấu trúc
1.
Hoạt động 1: Bé

vui tham quan

2

Hoạt động 2:
Thỏa thuận trước
khi chơi

Hoạt động của cô và trẻ
- Các ban ơi! Hôm nay các bạn thấy lớp mình có gì
khác hơn mọi ngày? (có các góc chơi)
Đúng rồi, hôm nay cô chuẫn bị cho các bạn các góc
chơi.
- Bây giờ cô cho các bạn đi tham quan các góc chơi và
khi tham quan xong thi về chỗ nói cho lớp biết cô đã
chuẩn bị gì nhé!
- Bạn nào cho cô biết hôm nay cô đã chuẩn bị gì ở các
góc chơi?
*Góc phân vai: Đúng rồi cô đã chuân bị cho các bạn 6
góc chơi, góc nghệ thuật, góc phân vai, học học tập,
góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc trò chơi dân gian.
- Bạn nào cho cô biết ở góc phân vai cô đã chuẩn bị
những gì? (các loại rau, củ, quả…)
- Trong góc phân vai gồm có những ai? (có người bán
hàng và người mua hàng)
- Người mua hàng phải làm sao khi đi mua hàng? (nói
được tên món đồ cần mua và trả tiền)
- Người bán thì phải làm sao? (bán đúng món hàng
khách cần mua và thu tiền, biết nói cảm ơn)
- Bạn nào chơi ở góc phân vai (trẻ giơ tay nhận vai

chơi)
*Góc xây dụng: Ở góc xây dụng cô chuẩn bị cho các
bạn xây dựng gì? (vườn cây rau, củ)
- Muốn xây dụng được khu vườn các bạn xây như thế
nào? (xây hàng rào trước rồi xây các khu vườn sau)
- Vậy bạn nào chơi ở góc xây dựng (trẻ nhận vai chơi)
* Góc học tập: Còn bạn nào biết góc gì nữa? Ở góc
học tập cô chuẩn bị những gì? (trò chơi xếp hình, cắt
dán tranh, cắt dán phân loại rau, củ, quả)
- Ai chơi ở góc này? (trẻ nhận vai chơi)
* Góc nghệ thuật: Cô đã chuẩn bị những gì, bạn nào
biết (Album tranh rau củ quả, cắt, xé dán rau, củ, bút
màu, giấy để vẽ)
- Bạn nào chơi ở góc nghệ thuật?
* Góc thiên nhiên: Góc thiên nhiên các bạn sẽ được
làm gì? (Chăm sóc vườn đậu xanh)
- Bạn nào chơi ở góc thiên nhiên?
* Góc trò chơi dân gian: Ở góc trò chơi dân gian các
bạn sẽ được chơi trò chơi gì? (trò chơi chặt cây chuối)
- Bạn nào chơi ở góc trò chơi dân gian? (trẻ nhận vai)


3

Hoạt động 3: nào
chúng ta cùng vui
chơi.

4.


Hoạt động 4:
Cùng nhau tham
quan khu vườn.

- Cô và các bạn vừa thỏa thuận và phân công các góc
chơi, cô mời các bạn vào góc chơi của mình.
- Các bạn nhớ là không được tranh giành đồ chơi với
bạn mình, không được phá hoại sản phẩm của bạn.
- Cô cho trẻ vào các góc chơi, cô bao quát lớp và
hướng dẫn cách chơi ở các góc nếu trẻ chưa nắm rõ
cách chơi, gợi ý cho trẻ chơi, gợi ý sáng tạo ở góc
nghệ thuật và góc xây dựng. Cô chú ý gợi ý liên kết
các góc.
- Cô quan sát từng góc và hởi trẻ về nội dung chơi của
góc trẻ đang chơi.
- Ở góc phân vai, cô hỏi trẻ ai là người bán hàng?(trẻ
trả lời) Ai là người mua hàng? Người mua hàng phải
như thế nào? Người bán hàng phải làm sao? (tre3tra3
lời) Cô nhắc trẻ khi khách mua hàng phải trả tiền,
người bán hàng phải biết cảm ơn, người bán hàng phải
biết gọi mời khách.
- Góc xây dựng, cô quan sát và gợi ý cho trẻ xây, hỏi
trẻ về sự phân công xây dựng. Bạn nào xây dựng hàng
rào? Bạn nào xây dựng vườn rau củ? (trẻ trả lời)
- Góc học tập, cô gợi ý cho trẻ chơi xếp hình que, cắt
dán phân loại rau ăn củ và ăn lá.
- Góc nghệ thuật, cô gợi ý và khuyến khích trẻ sáng
tạo thêm cho sản phẩm trẻ tạo ra.
- Góc thiên nhiên, cô khuyến khách trẻ chăm sóc tưới
nước cho vườn đậu.

- Góc trò chơi dân gian, cô khuyến khích trẻ chơi, cô
có thể chơi cùng trẻ.
- Cô gợi ý, góc thiên nhiên, góc trò chơi dân gian, góc
nghệ thuật liên kết với góc phân vai.
- Cô quan sát bao quát lớp.
- Cô cho trẻ ở góc nghệ thuật và góc học tập trưng bày
sản phẩm vào góc trưng bày và khuyến khích trẻ ở các
góc đến tham quan góc xây dựng.
- Các bạn ơi! Hôm nay ở góc xây dựng đã xây gì mà
đệp lắm, lạ lắm các bạn cùng qua xem đi.
- Cô nhận xét về góc xây dụng. Cô hỏi trẻ về công
trình xây dựng là gì? Bạn nào xây hàng rào? Bạn nào
xây vườn rau củ, cây ăn quả? Cho trẻ giới thiệu cong
trình của mình.
- Cho trẻ các góc khác nhận xét về công trình xây
dựng của bạn.


- Cô nhận xét và tuyên dương các bạn góc xây dựng.
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ ở góc trưng bày sản
phẩm.
- Kết thúc: Cô nhận xét buổi học và tuyên dương
chung.
Nhóm 1:
1.
2.
3.
4.
5.


Trương Hoàng Diễm
Dương Thị Bi
Tăng Thị Diễm Hằng
Võ Thị Mai Đình
Trần Thị Mỹ Nhi



×