Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CẨM NANG NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT VÀ THỰC HIỆN SAU THÀNH LẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.48 KB, 20 trang )

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ QUẢNG NAM
TRUNG TÂM THÔNG TIN, TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ DNNVV
******

CẨM NANG
NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT VÀ
THỰC HIỆN SAU THÀNH LẬP

Quảng Nam, tháng 10 năm 2017
1


MỤC LỤC
 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ……………………………………..3
1. Khắc dấu và đăng công bố mẫu dấu………………………………………….4
2. Thực hiên nghĩa vụ thuế……………………………………………………...4
3. Mở tài khoản ngân hàng……………………………………………………...6
4. Treo biển hiệu………………………………………………………………...6
5. Thực hiện đăng ký đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có)…...6
6. Góp vốn bằng tài sản………………………………………………………….6
7. Công ty TNHH một thành viên……………………………………………….7
8. Công ty TNHH hai thành viên trở lên………………………………………...8
9. Công ty Cổ phần……………………………………………………………..10
10. Doanh nghiệp tư nhân……………………………………………………….12
11. Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp………………...12
12. Những điều doanh nghiệp thường mắc phải……………………………….. 14
13. Những câu hỏi Doanh nghiệp thường hỏi………………….……………… 15
14.Khai thác thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp
(www.dangkykinhdoanh.gov.vn).....................................................................17
15. Đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử……………………………………..17
16. Các kênh thông tin về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp ….. ....…..………17


17. Các chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp...……………………..18
 THÔNG TIN LIÊN HỆ ……………...……………………………………..20

CƠ SỞ PHÁP LÝ
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về Đăng ký doanh nghiệp
 Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
2


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
 BKHĐT

Bộ Kế hoạch Đầu tư

 BTC

Bộ Tài chính

 CP

Cổ phần

 DN NVV

Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

 DN


Doanh nghiệp

 DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

 ĐĐKD

Địa điểm kinh doanh

 ĐHĐ

Đại hội đồng

 ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

 ĐKDN

Đăng ký doanh nghiệp

 ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

 GCN

Giấy chứng nhận


 GTGT

Giá trị gia tăng

 HĐTV

Hội đồng thành viên

 KD

Kinh doanh

 KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

 PL

Pháp luật

 QĐ

Quyết định

 SDĐ

Sử dụng đất

 SHTS


Sở hữu tài sản

 TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

 VPĐD

Văn phòng đại diện

3


1. Khắc dấu và công bố mẫu dấu
(Theo quy định tại Điều 44, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014)
 Nội dung con dấu phải thể hiện:
- Tên doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp
 DN có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của DN
 Việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định trong Điều lệ
công ty
 Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn
phòng đại diện theo Phụ lục II.8 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
2. Thực hiện nghĩa vụ thuế
2.1. Khai thuế môn bài
 DN mới thành lập phải khai, nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của
tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.
 Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả
năm, nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/7) phải nộp thuế ½ năm

 Hồ sơ là Tờ khai lệ phí môn bài được ban hành theo Nghị định 139/2016/NĐCP ngày 04/10/2016 của Chính phủ
 Mức nộp thuế môn bài hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 302/2016/TTBTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính, cụ thể:
- Mức thuế môn bài bậc 1 (đối với vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng):
3.000.000 (ba triệu) đồng/năm
- Mức thuế môn bài bậc 2 (đối với vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng):
2.000.000 (hai triệu) đồng/năm
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức kinh tế khác đóng thuế môn bài là 1.000.000 (một triệu) đồng/năm
2.2. Đăng ký phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông
tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính đăng ký tự nguyện áp dụng
4


phương pháp khấu trừ thuế theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06/01/2013 của Bộ Tài chính
Trường hợp không đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT thì áp
dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh
thu
2.3. Về hóa đơn
 Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu thì mua hóa đơn do cơ quan Thuế phát hành
 Doanh nghiệp mới thành lập đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu
trừ thuế nếu thuộc đối tượng được tự in hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông
tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính thì được tạo hóa đơn tự in để
sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
 Doanh nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn theo hướng
dẫn tại Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC nếu không sử dụng hóa đơn tự in và
Doanh nghiệp không thuộc đối tượng tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hướng
dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC được tạo hóa đơn đặt in để

sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
 Trước khi tự in hoặc đặt in hóa đơn lần đầu, doanh nghiệp phải có văn bản đề
nghị sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in theo Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư số 39/2014/TT-BTC và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều
kiện
 Trước khi sử dụng hóa đơn (trừ hóa đơn được mua hoặc cấp tại cơ quan thuế),
Doanh nghiệp phải lập và gửi thông báo phát hành hóa đơn (theo mẫu TB01/AC ban
hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015) kèm theo Hóa đơn
mẫu chậm nhất là 05 ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành
 Doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo sử dụng hóa đơn theo Quí gửi cơ quan
thuế quản lý, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, thời hạn nộp báo cáo
chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quí sau
2.4. Về kế toán
Doanh nghiệp thực hiện hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn
tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế
độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc Thông tư 200/2014/TT - BTC của Bộ Tài
5


chính Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư 53/2016/TT-BTC Sửa đổi
bổ sung một số điều của thông tư số 200/2014/TT-BTC
3. Mở tài khoản ngân hàng
 DN mở tài khoản tại Ngân hàng
 Thông báo Cập nhật Tài khoản trên hệ thống Đăng ký kinh doanh theo Mẫu
II.1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
4. Treo biển hiệu
 Biển hiệu đúng quy định phải đảm bảo: Tên doanh nghiệp phải đúng với tên đã
đăng ký với cơ quan ĐKKD. Kích thước biển hiệu, cỡ chữ, vị trí treo... phải đúng

theo quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009.
 Treo biển hiệu tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký với cơ quan ĐKKD gồm: Trụ sở
chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của DN.
5. Thực hiện đăng ký đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có)
 DN chỉ được quyền kinh doanh từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
 Phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động
 Quy định chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật
đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014
6. Góp vốn bằng tài sản
6.1. Phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
 Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì
người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền SHTS đó hoặc quyền SDĐ cho công ty
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (việc chuyển quyền SHTS đối với tài sản góp vốn
không phải chịu lệ phí trước bạ)
 Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn thực hiện bằng việc
giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản
 Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp
đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang Công ty.
6.2. Nội dung biên bản giao nhận tài sản góp vốn
6


 Tên và địa chỉ trụ sở chính của Công ty
 Họ, tên, địa chỉ thường trú, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp
 Số QĐ thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn
 Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn
 Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ
của Công ty
 Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền và

người đại diện theo pháp luật của Công ty
7. Công ty TNHH một thành viên
7.1. Hồ sơ doanh nghiệp cần lưu tại công ty
Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác
được quy định tại Điều lệ công ty:
 Điều lệ công ty, quy chế tổ chức nội bộ công ty
 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất
lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác
 Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty
 Các Quyết định của chủ sở hữu công ty
 Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức
kiểm toán
 Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm
7.2. Thực hiện việc góp vốn
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cấp GCN ĐKDN: Chủ sở hữu Công ty phải
góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập DN.
Trường hợp chủ sở hữu công ty không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy
định (90 ngày) thì:
 DN phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp
 Thời hạn đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ kể từ khi hết thời hạn qui định về
góp đủ vốn điều lệ là 30 ngày
8. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
7


8.1. Hồ sơ doanh nghiệp cần lưu tại công ty
Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác
được quy định tại Điều lệ công ty:
 Điều lệ, quy chế tổ chức nội bộ, sổ đăng ký thành viên của công ty
 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất

lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác
 Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty
 Biên bản họp Hội đồng thành viên, các Quyết định của công ty
 Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức
kiểm toán
 Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
8.2. Thực hiện việc góp vốn
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cấp GCN ĐKDN, thành viên công ty phải
góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập DN
(Tài sản góp vốn khi thành lập DN phải được các thành viên định giá theo nguyên tắc
nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ
chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số
các thành viên chấp thuận)
Trường hợp thành viên công ty không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn qui
định (90 ngày) thì:
 DN phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp
 Thời hạn đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ kể từ khi hết thời hạn qui định về
góp đủ vốn điều lệ là 60 ngày
8.3. Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Công ty TNHH phải cấp GCN phần vốn góp cho thành viên tại thời điểm góp đủ
phần vốn góp. Nội dung giấy chứng nhận phần vốn góp:
 Tên, mã số DN, địa chỉ trụ sở chính của công ty
 Vốn điều lệ của công ty

8


 Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng thực cá nhân hợp pháp nếu
thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ
trụ sở chính nếu thành viên là tổ chức

 Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên
 Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
 Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty
8.4. Lập sổ đăng ký thành viên
 Tên, mã số DN, địa chỉ trụ sở chính của Công ty
 Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng thực cá nhân hợp pháp nêu
thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số DN, địa chỉ trụ sở
chính nêu thành viên là tổ chức
 Phần vốn góp, giá trị vốn đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số
lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên
 Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của
thành viên là tổ chức
 Số, ngày cấp GCN phần vốn góp của từng thành viên
8.5. Họp Hội đồng thành viên
 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải họp HĐTV theo định kỳ được quy
định tại điều lệ công ty, ít nhất mỗi năm phải họp một lần
 Điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên:
- Khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ
- Nếu triệu tập lần hai khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ
 Nội dung biên bản họp (Ghi biên bản hoặc có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới
hình thức điện tử khác):
- Thời gian và địa điểm; mục đích, chương trình họp
- Họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp GCN phần vốn góp của thành viên, người
đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp GCN phần vốn
góp của thành viên, người đại diện ủy quyền của thành viên không dự họp
- Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về
từng vấn đề thảo luận
9



- Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành đối
với từng vấn đề biểu quyết
- Các quyết định được thông qua
- Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp
(Người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính
xác, trung thực của nội dung biên bản họp)
9. Công ty Cổ phần
9.1. Hồ sơ doanh nghiệp cần lưu tại công ty
Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác
được quy định tại Điều lệ công ty:
 Điều lệ, quy chế tổ chức nội bộ, sổ đăng ký cổ đông của công ty
 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất
lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác
 Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của Công ty
 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, các Quyết định của công ty
 Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức
kiểm toán
 Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán
 Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm
9.2. Thực hiện việc góp vốn
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cấp GCN ĐKDN, cổ đông sáng lập của
công ty phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập DN
(Tài sản góp vốn khi thành lập DN phải được các cổ đông sáng lập định giá theo
nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn
phải được đa số các thành viên chấp thuận)
Trường hợp cổ đông sáng lập của công ty không góp đủ vốn điều lệ trong thời
hạn qui định (90 ngày) thì:
 DN phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp
10



 Thời hạn đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ kể từ khi hết thời hạn qui định về
góp đủ vốn điều lệ là 30 ngày
9.3. Lập sổ đăng ký cổ đông
 Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty
 Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần và số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại
 Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp
 Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng thực cá nhân hợp pháp nêu
cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số QĐ thành lập, địa chỉ trụ sở
chính nêu cổ đông là tổ chức
 Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần
9.4. Họp Đại hội đồng cổ đông
 Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mỗi năm một lần và phải họp trong thời
hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
- Nếu có đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan ĐKKD có thể gia hạn, nhưng
không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
- Ngoài họp thường niên, ĐHĐCĐ có thể họp bất thường
 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông:
- Khi có cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết
- Nếu triệu tập lần hai khi có số cổ đông dự đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu
biểu quyết
9.5. Nội dung biên bản họp
(Ghi biên bản hoặc có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác)
 Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp
 Thời gian và địa điểm họp ĐHĐ cổ đông
 Chương trình và nội dung cuộc họp
 Họ, tên chủ tọa và thư ký
 Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại ĐHĐ cổ đông về từng

vấn đề trong nội dung chương trình họp
11


 Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh
sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương
ứng
 Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ
phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán
thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông
dự họp
 Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng
 Chữ ký của chủ tọa và thư ký
(Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như
nhau. Biên bản họp ĐHĐ cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc
họp. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực của nội dung biên bản họp)
10. Doanh nghiệp tư nhân
 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong
đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản
khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn
lại của mỗi loại tài sản
 Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo
cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
 Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc
giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh

nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh
doanh
(Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp)
11. Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

12


 Chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký được quy định tại Nghị định
78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp
 Biểu mẫu hồ sơ được quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày
01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn đăng ký doanh
nghiệp
11.1. Thay đổi nội dung GCN ĐKDN phải đăng ký với cơ quan ĐKKD
 Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp
 Địa chỉ trụ sở chính của DN
 Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, giấy chứng thực cá nhân hợp pháp của
người đại diện theo PL của DN đối với Công ty TNHH và Công ty cổ phần; của chủ
DN đối với DNTN; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, giấy chứng thực cá nhân
hợp pháp của thành viên là cá nhân; tên, mã số DN và địa chỉ trụ sở chính của thành
viên là tổ chức đối với Công ty TNHH
 Vốn điều lệ
11.2. Thay đổi nội dung GCN ĐKDN phải thông báo với cơ quan ĐKKD
 Thay đổi ngành, nghề kinh doanh
 Thay đổi cổ đông sáng lập đối với Công ty CP và cổ đông là nhà đầu tư nước
ngoài, trừ trường hợp đối với Công ty niêm yết
 Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ ĐKDN
 Thời hạn thay đổi
- Thời hạn thay đổi nội dung Giấy CN ĐKDN: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ

ngày có thay đổi
- Trong các trường hợp thay đổi nội dung Giấy CN ĐKDN theo QĐ của Tòa án
hoặc Trọng tài thì đăng ký thay đổi trong thời hạn 15 ngày làm việc, thông báo thay
đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bản án hoặc QĐ có hiệu lực thi hành
 Các trường hợp không được đăng ký thay đổi nội dung Giấy CN ĐKDN
- Đã bị Phòng ĐKKD ra Thông báo về việc vi phạm của DN thuộc trường hợp
thu hồi Giấy CN ĐKDN hoặc đã bị ra QĐ thu hồi Giấy CN ĐKDN
- Đang trong quá trình giải thể theo QĐ giải thể của DN
- Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc cơ quan công an
13


 DN được đăng ký thay đổi nội dung GCN ĐKDN trong các trường hợp sau
- DN đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo
v/v vi phạm của DN thuộc trường hợp thu hồi Giấy CN ĐKDN và được Phòng
ĐKKD chấp nhận
- Phải đăng ký thay đổi một số nội dung ĐKDN để phục vụ quá trình giải thể
và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định
- Đã thực hiện QĐ của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án và có ý kiến chấp
thuận của Tòa án, Cơ quan thi hành án
11.3. Báo cáo thay đổi thông tin người quản lý Doanh nghiệp:
DN phải báo cáo Cơ quan ĐKKD trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi
thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, giấy chứng thực cá nhân hợp pháp của
những người sau đây:
 Thành viên Hội đồng quản trị đối với Công ty CP
 Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên
 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
11.4. Tạm ngừng KD, tiếp tục KD trước thời hạn đã thông báo đối với DN,
chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD
 Khi DN thực hiện thủ tục tạm ngừng KD của DN, DN đồng thời gửi Thông báo

tạm ngừng hoạt động chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD đến phòng ĐKKD nơi chi nhánh,
VPĐD, ĐĐKD đã đăng ký
 Trường hợp DN, chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD tạm ngừng KD hoặc tiếp tục KD
trước thời hạn đã thông báo, DN gửi thông báo đến Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp,
chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng KD
hoặc tiếp tục KD trước thời hạn đã thông báo
(Thời hạn tạm ngừng KD không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo,
nếu DN, chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD vẫn tiếp tục tạm ngừng KD thì phải thông báo tiếp cho
Phòng ĐKKD. Tổng thời gian tạm ngừng KD liên tiếp không được quá hai năm)
12. Những điều Doanh nghiệp thường mắc phải
1. Không treo biển hiệu tại trụ sở chính, chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD hoặc biển hiệu
không đúng với tên DN đã đăng ký

14


 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải gắn tên DN
tại trụ sở chính, chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD
2. Không cấp GCN phần vốn góp cho thành viên Công ty, không lập sổ đăng ký
thành viên, sổ đăng ký cổ đông
 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải cấp GCN
phần vốn góp cho thành viên theo quy định, buộc phải lập sổ đăng ký thành viên, sổ
đăng ký cổ đông
3. Không tiến hành họp ĐHĐ cổ đông thường niên trong thời hạn quy định
 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc phải tiến hành
họp ĐHĐ cổ đông theo quy định
4. Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định
trong điều lệ công ty
 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải lưu giữ các
tài liệu theo quy định

(Nội dung và mức xử phạt theo qui định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày
01/6/2016 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư)
13. Những câu hỏi Doanh nghiệp thường hỏi
Câu hỏi 1: Doanh nghiệp tư nhân có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp không?
Trả lời: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, có 05 loại hình doanh nghiệp là
doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm 01 thành
viên và 02 thành viên), công ty cổ phần. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 183 Luật
Doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn
thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”. Doanh nghiệp tư nhân cũng không được thành
lập hoặc góp vốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân khác vì theo Luật Doanh
nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp tư nhân phải do một cá nhân làm chủ. Như vậy,
Doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Câu hỏi 2: Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký
ngành nghề kinh doanh mà được tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật
không cấm?

15


Trả lời: Sai! Doanh nghiệp vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp và mỗi khi thay đổi, bổ sung vẫn phải gửi thông báo đến cơ quan
ĐKKD. Chỉ không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp mà thôi.
Câu hỏi 3: Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thể hiện trong Giấy CNĐKDN,
vậy muốn biết doanh nghiệp kinh doanh gì thì xem ở đâu?
Trả lời: Tra cứu thông tin về doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia: dangkykinhdoanh.gov.vn; cũng có thể xem ở hồ sơ, điều lệ công ty…
Câu hỏi 4: Có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hay không?
Trả lời: Xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp, không phải là ngành nghề kinh

doanh. Trong hồ sơ ĐKKD, hoạt động xuất nhập khẩu được ghi ở mục thông tin đăng
ký thuế chứ không phải ghi ở mục ngành nghề kinh doanh. Khoản 5, điều 7 Luật
Doanh nghiệp 2014 nêu: Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền của doanh
nghiệp.
Câu hỏi 5: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần, phần vốn góp của
doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam thì sao?
Trả lời: Được chia ra hai trường hợp
- Nếu nhà đầu tư nước ngoài mua dưới 51% Vốn điều lệ thì làm thủ tục như đối
với nhà đầu tư trong nước. Riêng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với
nhà đầu tư nước ngoài thì cần có văn bản thông báo của Sở KH&ĐT, sau đó tiến hành
thủ tục như đối với nhà đầu tư trong nước.
- Nếu nhà đầu tư nước ngoài mua trên 51% Vốn điều lệ thì cần phải có văn bản
thông báo về việc góp vốn, mua cổ phần của Sở KH&ĐT, sau đó tiến hành thủ tục
theo Luật đầu tư.
Câu hỏi 6: Khi áp dụng Luật doanh nghiệp mới từ ngày 01/7/2015, những doanh
nghiệp đang sử dụng con dấu cũ từ trước có cần phải đi đổi lại không? Cách thức
(thủ tục) đổi như thế nào?
Trả lời: Doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng con dấu cũ, trường hợp doanh nghiệp
muốn thay đổi con dấu mới thì doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu con dấu mới và
16


thông báo với cơ quan ĐKKD trước khi sử dụng (DN có quyền quyết định về hình
thức, số lượng và nội dung con dấu của DN). Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh
nghiệp có thể sở hữu nhiều con dấu.
14. Khai thác thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh
nghiệp (www.dangkykinhdoanh.gov.vn)
Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về
ĐKDN bao gồm:
 Tên doanh nghiệp, mã số DN



Địa chỉ trụ sở chính



Ngành, nghề kinh doanh



Tên người đại diện theo pháp luật



Mẫu dấu của doanh nghiệp



Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

(Ngoài các thông tin miễn phí quy định, các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị để được
cung cấp thông tin về nội dung ĐKDN, báo cáo tài chính của các loại hình DN
được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN và phải trả phí theo quy định)
15. Đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử
 Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức ĐKDN qua mạng điện tử. Phòng
ĐKKD tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện
ĐKDN qua mạng điện tử
 Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài
khoản ĐKKD để ĐKKD qua mạng điện tử
 Hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy

16. Các kênh thông tin về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
 Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng
Nam
Địa chỉ: 159B Trần Quý Cáp, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3815.807
17


 Trung tâm Thông tin Tư vấn, Hỗ trợ DN NVV – Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: Số 02 Trần Phú, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Số điện thoại: 0235.3822.889
 Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế - Cục thuế tỉnh
Quảng Nam
Địa chỉ: 594 Hùng Vương, P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Số điện thoại: 0235.3852.536
 Phòng Tiếp nhận quản lý hồ sơ – Bảo hiểm Xã hội tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 108 Trần Quý Cáp, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Số điện thoại: 0235.3810.009
 Phòng Lao động – Việc làm – Sở Lao Động- Thương binh Xã hội
tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 11 Nguyễn Chí Thanh, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3852.520
 Phòng Quản lý Thương mại – Sở Công thương tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 7 Trần Hưng Đạo, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3852.876
17. Các chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp
 Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Địa chỉ: Phòng 1101, Tầng 11, Tòa nhà D25 – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngõ 7 –
Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội;

Điện thoại: 043.795.7855, máy lẻ 204/205
Email:
 Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam
Địa chỉ: Số 90 - Phan Bội Châu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: (0235) 3814.179

Fax: (0235) 3811.825.

Email:
18


 Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ:102 Trần Quý Cáp, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 02353.859.085
Đơn vị thực hiện
Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Hỗ trợ DNNVV Quảng Nam
Chịu trách nhiệm xuất bản
Ông Trần Văn Ẩn
Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Hỗ trợ DNNVV
Thành viên biên tập
Bà Võ Thị Thư Lâm - Phó phòng Hợp tác đầu tư
Bà Võ Quỳnh Na - Chuyên viên Trung tâm
Bà Huỳnh Thị Cẩm Nhung - Chuyên viên Trung tâm

ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Hỗ trợ DNNVV Quảng Nam là đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Trung tâm), được thành
lập theo Quyết định 4715/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Trung tâm luôn sẵn sàng đồng hành vì sự phát triển của doanh nghiệp, là nơi

cung cấp các dịch vụ nhanh, thuận tiện và hiệu quả nhất trong các lĩnh vực sau:
- Tư vấn hồ sơ pháp lý về đăng ký thành lập; bổ sung, thay đổi nội dung đăng
ký kinh doanh, tạm ngừng hoạt động… của doanh nghiệp;
- Tư vấn, xúc tiến và hỗ trợ lập hồ sơ, thủ tục đăng ký thực hiện các dự án đầu
tư trong nước và FDI;
- Liên kết hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng
điều hành doanh nghiệp theo nhu cầu.
Trân trọng được phục vụ và đồng hành cùng Quí doanh nghiệp!

19


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Hỗ trợ DNNVV Quảng Nam
Địa chỉ: 02 Trần Phú, P. Tân Thạnh, Tp. Tam Kỳ, T. Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3822.889 – 0235.3555.117 Số fax: 0235.3822.889
Email:
Website: hotrodoanhnghiepqnam.gov.vn

20



×