Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

tìm hiểu về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo THÁI DƯƠNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 55 trang )

B. LỜI MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài.
Ngày nay thương hiệu nỗi lên như một yếu tố then chốt tạo ra lợi thế cạnh
tranh. Hoạt động marketing chủ yếu là xây dựng thương hiệu. Do đó ta thấy trong
cơ chế thị trường của thời kỳ hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt của các
doanh nghiệp không còn là cuộc chiến về chất lượng với giá rẻ như trước đây nữa,
mà thực sự là cuộc chiến giữa các thương hiệu uy tín. Bản chất của thương hiệu là
sự uy tín, nó là sức sống lâu dài mang nét riêng của doanh nghiệp và sản phẩm,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm đó trên thị trường,
đồng thời làm cho khách hàng sử dụng hàng hóa mang tên thương hiệu đó tự hào
hơn. Điều này đã đặt ra yêu cầu rất lớn đối với các doanh nghiệp cần xây dựng một
chiến lược thương hiệu hiệu quả.
Tuy nhiên hiện nay vấn đề thương hiệu vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt
Nam quan tâm đúng mức. Nhà hàng bánh xèo THÁI DƯƠNG VIỆT là một trong
những nhà hàng đi tiên phong cho việc xây dựng thương hiệu bánh xèo miền trung
nói riêng và bánh xèo Việt Nam nói riêng. Thế nhưng, ngoài những thành công nhất
định thì việc xây dựng thương hiệu bánh xèo THÁI DƯƠNG VIỆT còn yếu, thương
hiệu chưa nỗi bật. Vậy nhà hàng cần làm gì để khắc phục điểm yếu đó? Công tác
marketing và xây dựng va phát triển thương hiệu ra sao?.
Xuất phát từ thực tiển nhà hàng và do sự cuốn hút bởi vai trò không thể thiếu
của thương hiệu trong nền kinh tế hiện nay, nên em chọn đề tài “ tìm hiểu về công
tác xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo THÁI DƯƠNG VIỆT”

II.

Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát, tìm hiểu thị trường, thu thập thông tin.
Tổng hợp, phân tích và đưa ra các chiến lược và giải pháp


III.

Giới hạn nghiên cứu:


1. Phạm vi nghiên cứu

Vì những điều kiện chủ quan và khách quan nên chỉ thực hiện nghiên cứu
trong phạm vi TP.HCM. Và chỉ nghiên cứu địa chỉ của nhà hàng ở Nguyễn Văn
Trỗi
2. Thời gian nghiên cứu

Do giới hạn của đề tài nên thời gian nghiên cứu từ 5/12/2012 đến
29/12/2012.


Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÁI DƯƠNG VIỆT

SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY THÁI DƯƠNG
VIỆT

I.

 Vị trí và quy mô.

Công ty TNHH DV - TM THÁI DƯƠNG VIỆT : Chủ quản thương hiệu
bánh xèo THÁI DƯƠNG VIỆT
Tên nhà hàng: BÁNH XÈO THÁI DƯƠNG VIỆT
Địa chỉ:



Chi nhánh 1: 17/80 Nguyễn Văn Nghi, p 5, quận Gò vấp, tp hcm
• Điện thoại: (84.8) 3933 113


Dịch vụ nhà hàng:


• Giờ phục vụ 15h – 22:00, số chổ ngồi từ 100 – 200 chỗ, có dịch vụ

đặt chổ trước.


Ngôn ngữ phục vụ: Tiếng Việt; Tiếng Anh;



Giá trung bình từ 20.000 – 35.000 VND



Dịch vụ phụ: có khu vực máy lạnh, có bãi đậu xe rộng rãi.



Giao hàng tận nơi miễn phí



Phục vụ tai địa điểm khách yêu cầu.


GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY







Công ty

Thái Dương Việt

được thành lập từ tháng 2 năm 2012 tại

Gò Vấp. Trong suốt thời gian qua công ty Thái Dương Việt đã khai
trương được một và sắp tới sẽ triển khai thêm một nhà hàng khác ở quận
phú nhuận. Hai nhà hàng này của chúng tôi mang đậm chất quê hương và
công ty đã nổ lực không ngừng để cung cấp cho quý khách hàng các dịch
vụ chu đáo, ân cần cùng không gian ấm cúng cho quý khách khi thưởng
thức các món ăn tại nhà hàng và không ngừng phát triển nghiên cứu vì nền
văn hóa ẩm thực tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa, để đảm bảo vệ sinh, an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường, chúng tôi đã có một hệ thống nhà hàng
hoàn hảo, chất lượng.
Thái Dương Việt tự hào đạt được các chứng nhận như: an toàn thực phẩm
(RVA HACCP), vệ sinh môi trường (ISO 14001),……..
Thái Dương Việt hiện đang tập trung vào việc xây dựng chất lượng sản
phẩm, phát triển thương hiệu Thái Dương Việt đồng thời quảng bá rộng
rãi món ăn đặc trưng của miền trung .
Hơn nữa, Thái Dương Việt luôn tỏ ra có ý thức trách nhiệm đối với các

hoạt động xã hội, lợi ích cộng đồng nên công ty luôn mong muốn góp
một phần sức lực của mình.
Hiện tại Thái Dương Việt đang kết hợp với hội liên hiệp thanh niên thành
phố để giúp đỡ các sinh viên nghèo không có điều kiện về quê ăn tết.


MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

II.

1. Mục tiêu.
Thái Dương Việt luôn mong muốn phát triển sản phẩm vươn ra toàn thế giới và
trở thành món ăn phổ biến nhất, tiêu thụ nhanh nhất,và được khách hàng biết đến
nhiều nhất.
2. Định hướng phát triển của nhà hàng.
2.1.
Tầm nhìn thương hiệu.
Mang Thương Hiệu Bánh Xèo THÁI DƯƠNG VIỆT đến gần hơn với thực
khách trên mọi miền đất nước và vươn ra thế giới.
2.2.

Sứ mạng thương hiệu.


Đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, vệ sinh an toàn

thực phẩm tốt nhất khi đến với thực khách.


Mang Thương Hiệu Bánh Xèo THÁI DƯƠNG VIỆT đến gần hơn với


mọi tầng lớp khách hàng và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.3.

Đóng góp vào sự phát triển của văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới.

Định hướng phát triển.


Hiện nay nhà hàng đang triển khai đẩy mạnh phát triển Thương Hiệu

Thái Dưong Việt trong ngắn hạn. Chiến lược nhà hàng là quảng bá rộng rãi
Thương Hiệu Thái Dương Việt, đẩy mạnh phát triển chi nhánh, đa dang hóa
các món ăn dân dã truyền thống.


Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, nhà hàng đang tập trung đẩy

mạnh chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ, và dịch vụ tại Nhà Hàng,
quảng bá Thương Hiệu Thái Dương Việt, từng bước giành thị phần và đưa ra
các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ.




Định hướng phát triển lâu dài, đẩy mạnh Thương Hiệu bánh xèo Thái

dương Việt, phát triển thêm các chi nhánh nhà hàng với các lĩnh vực khác
nhau trên địa bàn Thành phố HCM và các tỉnh thành trên cả nước.

2.4.

Tiêu chí hoạt động.
Khách hàng là thượng đế _ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
I.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CÔNG TY
1.Phân tích môi trường bên ngoài EFE:
1.1. Môi trường vĩ mô:
1.1.1.Yếu tố pháp luật, chính trị:
1.1.1.1. Pháp luật:
Pháp luật và hiến pháp cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động kinh
doanh theo khuôn khổ pháp luật. Việt Nam đã , đang và sẽ cố gắng xây dựng một
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đồng
thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

1.1.1.2. Chính trị:
Với một nền chính trị ổn định các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thế giới
thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường việt

1.1.2. Yếu tố kinh tế:
1.1.2.1. tốc độ tăng GDP của thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố ước đạt 3.700 USD/năm, cao
hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1.538 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2012 ước
đạt 595.000 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 28.6 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng
đạt 9,2%. Thành phố đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 4.000
USD, tổng GDP cả năm 2013 ước đạt 690.000 tỷ đồng.



Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy
sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu
kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm
44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế,
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng
chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng
đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án
FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố
thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí
thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu
thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa
của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây,
nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond
Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các
tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7
năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, toàn thị trường đã có 507 loại
chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt
365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại.
Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ
sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng
của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức

tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang
hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

1.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội:

1.1.3.1. Dân số thành Hồ Chí Minh :


Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2011, dân số thành
phố là 7.549.341 người.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số
7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và
314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có
3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Những năm
gần đây dân số thành phố tăng nhanh; trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố
tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng
3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Với
572.132 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận,
quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận cả nước. Tương tự, huyện Bình
Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả nước.
Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong số các
quận, huyện của thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy
mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu
ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư
sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân
nhập cư từ các tỉnh khác.
Phân tích theo cơ cấu dân tộc: Người Việt (người Kinh) 6.699.124 người chiếm
93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%,
còn lại là các dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người... Tổng cộng có đến
52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu

dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra còn 1.128
người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác
(India, Pakistan, Indonesia, France...). Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người Hoa
cả nước), cư trú khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8,
10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2012,
1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo. Trong đó
những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công
giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành
27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.

1.1.3.2. Văn hóa:
Nhìn chung đặc điểm khẩu vị ăn uống của người việt nam về trạng thái thích ăn
uống những món gì giòn, giai để uống rượu, bia, món canh, món mặn như kho rim,
để ăn vói cơm. Về mùi vị sử dụng nhiều loại gia vị đặc trưng như ớt, tỏi, gừng…để
làm tăng sự hấp dẫn về mùi vị đối với sản phẩm. về màu sắc ngoài việc sử dụng


các chất màu thục phẩm để làm tăng màu sắc của sản phẩm, tạo sự hấp dẫn đối với
sản phẩm.
Khẩu vị ăn uống của người việt nam được phân biệt khá rõ giữa 3 miền. người miền
bắc thường sử dụng vị để chế biến món ăn. Sử dụng gia vị chua cay, với độ thấp
hơn người miền trung, miền nam. Trong các món ăn mặn thường không dùng hoặc
dùng rất ít vị ngọt của đường. Người miền trung khẩu vị chua, cay, ngọt của đường
sẽ gắt hơn so với người miền bắc, nhưng vẫn kém gắt hơn so với người miền nam.
Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng
người mắc bệnh rất nhiều như béo phì, tim mạch,tiểu đường dang tăng nhanh. Và
thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân, nó khiến cho người
tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đồng

thời với nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu
dùng mất lòng tin thực phẩm ở các hàng quán.
Ngay tại việt nam chúng ta có thể nhận thấy sự giao thoa về văn hóa ẩm thực. người
việt nam đang dần có sự thay đổi thói quen từ những món ăn truyền thống đòi hỏi
nhiều thời gian đến dùng những bữa ăn nhanh để thích nghi với nhịp sống ngày
càng hối hả hiện tại.

1.4. yếu tố về tự nhiên.
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc
giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp
tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50
km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố
Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và
đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế[5].
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng
cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét.
Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9.
Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ
cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một
phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao
trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:




Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.




Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.



Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.



Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Địa chất, thủy văn
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ
Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt nguồn
từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng
45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³
nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài
Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông
Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng
225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông
Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của
Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng
Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong
đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch
chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ

thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do
chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã
gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành[8].
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng
nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước
ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước
ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba
tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các
huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được
khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.[8]

Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong
năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11,
còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh


có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40
°C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình
25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó
năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một
năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng
từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian
thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam –
Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu
vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây –
Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung
bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung

bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông
Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ
Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình
quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
Khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng
1
2
3
Trung bình tối cao °C 32 33 34
(90) (91) (93)
(°F)
Trung bình tối thấp °C 21 22 23
(70) (72) (73)
(°F)
Lượng mưa mm (inch)

4

5

6

7

8

9


10

11

12

34
33
32
31
32
31
31
30
31
(93) (91) (90) (88) (90) (88) (88) (86) (88)

24
25
24
25
(75) (77) (75) (77)
313
14
4
12
42
220 331
(12.3
(0.6) (0.2) (0.5) (1.7) (8.7) (13)

)

24
(75)
267
(10.5
)

23
(73)
334
(13.1
)

23
(73)
268
(10.6
)

22
22
(72) (72)
115 56
(4.5) (2.2)

Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London 26 tháng 2 năm 2008.

2. Môi trường vi mô (Mô hình 5 tác lực: Micheal Poster):
2.1. Đối thủ cạnh tranh chính:

- Đối thủ tiềm tàng hiện nay của nhà hàng Thái Dương Việt là nhà hàng bánh xèo
Mười
Ăn

Xiềm, bánh xèo
Là

Bánh xèo

Ghiền....
Mười Xiềm


- Điểm mạnh:
+ Nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm có hơn 80 loại bánh xèo mang lại cho khách hàng
sự mới lạ và tiện nghi. Cái bánh xèo của nhà hàng Mười Xiềm độc đáo ở chỗ,
nguyên cái bánh lớn vàng ươm, giòn rụm, nhưng rất hạn chế dầu mỡ. Điều này tốt
cho sức khỏe của thực khách, nhất là những người buộc phải ăn kiêng chất béo.
+ Nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm, hiền đã đạt được nhiều giải thưởng lớn trong và
ngoài nước như: Giải nhất gian hàng đẹp nhất, giải huy chương vàng món ăn ngon
nhất bánh xèo hoa sen, giải kỷ lục bánh xèo lớn nhất Việt Nam. Điều đó đã giúp cho
nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm có thương hiệu riêng trên thị trường.

- Điểm yếu:


+ Chất lượng phục vụ của nhà hàng còn hạn chế.
+ Chưa chú trọng vào thương hiệu.
Bánh xèo Ăn Là Ghiền


- Điểm mạnh:
+ Chuỗi nhà hàng Bánh xèo Ăn là ghiền ra đời với sản phẩm chính là Bánh xèo để
giới thiệu món ăn đặc trưng cũng như phong cách bình dị của Nam bộ. Ngoài ra còn
có những kết hợp độc đáo mới lạ đầu tiên của Việt Nam như: kết hợp các loại nấm
nổi tiếng của Đại hàn, Nhật, Trung Quốc
+ Bánh xèo nấm của nhà hàng đã đạt được giải vàng hội thi “Món ngon các nước”
- Điểm yếu:
+ Diện tích mặt bằng còn khiêm tốn, không có bãi đậu xe.


2.2. Đối thủ tiềm ẩn:
- Hiện nay , Việt Nam xuất hiện nhiều nhà hàng ở khắp mọi nơi trong đó có rất
nhiều nhà hàng kinh doanh món bánh xèo như: bánh xèo mười Xiềm, bánh xèo Ăn
là ghiền, bánh xèo A Phủ..... Và không thể không nói đến các quán bánh xèo bình
dân, số lượng các quán này rất nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu phục vụ
cho tầng lớp bình dân.
Bánh xèo ven đường

- Điểm mạnh:
+ Thuận lợi khi khách hàng ghé vào ăn.
+Giá bán thấp.
- Điểm yếu:
+ Không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.


Vì người tiêu dùng luôn đánh giá về giá trị và giá cả của sản phẩm, dịch vụ nhà
hàng dựa trên tính tương ứng của đối thủ cạnh tranh. Do đó nhà hàng Thái Dương
Việt cần biết rõ và phân tích giá cả và các giá trị gia tăng của đối thủ.

2.3.Sản phẩm thay thế:

- Hiện nay nhà hàng đang kinh doanh loại bánh khác có kích thước tương tự, chất
lượng thơm ngon, giá cả lại hợp lý như bánh khọt để thay thế cho món bánh xèo,
giúp cho thực khách có sự chọn lựa mới khi đến với nhà hàng Thái Dương Việt.


Cách làm bánh khọt:
- Bánh được làm từ bột gạo nên thành phần bánh chủ yếu là tinh bột và một ít chất
béo từ nước cốt dừa. Bánh được bày lên đĩa cùng với rau thơm các loại, cải xà lách,
dưa leo và một chén nước chấm chua ngọt tạo cảm giác hấp dẫn cho thực khách.
- Nguyên liệu để làm món bánh này gồm: tôm đồng còn tươi, thịt lợn xay nhuyễn,
bột gạo, trứng gà, nước cốt dừa, bột nghệ, nấm hương, tỏi, ớt hiểm, dấm nếp,
đường, nước mắm, rau sống gồm xà lách, rau thơm, mùi, và tía tô.


- Đầu tiên, khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và nước dừa. Đánh một hoặc vài
quả trứng gà trộn đều vào bột làm tăng độ nở và giá trị dinh dưỡng của bánh. Hành
lá xắt nhuyễn bổ sung vào bột làm cho bánh thơm ngon. Ngoài ra, bột nghệ cũng
được pha chung với bột để tạo bánh có màu vàng đẹp. Bạn cũng cần nêm gia vị như
muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn và có thể bổ sung bột mì để tăng độ dòn của vỏ
bánh.
- Khuôn bánh đặt trên bếp thật nóng, dùng mỡ (hoặc dầu) thoa khắp các khuôn cho
thấm. Múc bột đổ vào khoảng phân nửa hoặc 2/3 lỗ khuôn, lần lượt rưới nước cốt
dừa đều khắp bề mặt bánh, nêm thịt, tôm và hành lá lên mỗi chiếc bánh, đợi bánh
vàng đều, tróc ra, dậy lên mùi thơm của bột và dừa thì dùng muỗng múc từng cái
xếp ra dĩa.
- Bánh khọt ngon phải là những chiếc bánh vừa giòn vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt
vừa tròn bằng miệng ly uống trà, trong lòng mỗi chiếc bánh trắng tinh lại được
trang trí bằng màu xanh của lá hành được xắt nhỏ, màu đỏ gạch của tôm được lột
sạch vỏ. Ngoài tác dụng trang trí, hành lá và tôm còn giúp tăng thêm hương vị và
dinh dưỡng cho mỗi chiếc bánh.



- Để tạo cảm giác ngon miệng cho thực khách, đặc biệt là để hạn chế cảm giác ngán
vì dầu mỡ chiên bánh, món ăn kèm với bánh khọt chính là gỏi đu đủ. Đu đủ rửa
sạch và xắt sợi nhỏ. Sau đó ngâm trong nước sạch có pha chút giấm chua. Gỏi đu đủ
ngon là những sợi đu đủ hơi chua chua, ngọt ngọt và quan trọng là phải giòn. Ngoài
gỏi đu đủ, thực khách còn có thể ăn kèm bánh khọt với rau xà lách và các loại rau
thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... để tăng thêm hương vị.
Nước chấm trong món bánh khọt góp phần thành bại của người chế biến và có ý
nghĩa quyết định trong doanh thu của nhà hàng. Mỗi thực khách có một khẩu vị
riêng vì thế đòi hỏi người chế biến phải biết cân bằng và pha nước chấm vừa khẩu
vị ăn là điều rất khó. Nước chấm dùng trong món bánh khọt gồm nước mắm, chút
nước sôi để nguội để pha loãng nước mắm, sau đó cần thêm một chút tỏi, ớt, đường,
bột ngọt.


Khi những chiếc bánh khọt đã được chiên đều tay và bày trên bàn sẽ gồm một đĩa
bánh với những chiếc bánh vàng ươm, bên trong lòng bánh là một màu trắng tinh
quyện với màu xanh của hành lá và màu đỏ của tôm. Bên cạnh là một đĩa gỏi đu đủ
giòn trắng xanh được xắt sợi, một chén nước chấm và một đĩa rau xà lách, rau húng
quế, rau ngò gai...


Điểm mạnh khi kinh doanh bánh khọt:
-

Tăng sự lựa chọn cho khách hàng khi đến với nhà hàng.

-


Ít tốn chi phí nguyên vật liệu.

-

Tỷ lệ sai hỏng nguyên vật liệu ít.

2.4.Khách hàng:
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
đọng sản xuất kinh doanh của ngành . Nói như vậy có thể thấy khách hàng quan
trọng như thế nào đối với bất kỳ ngành nào. Ngành hàng ăn uống cũng thế.
Với lượng dân số đông và tỷ lệ tăng dân số ở thành thị ngày càng nhanh đã tạo nên
bộ phận lớn giới trẻ có thu nhập khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sàng này
chi trả cao hơn những bữa ăn ngon miệng và chất lựong.
Hơn thế nữa với nguồn dân tăng nhu cầu ăn uống luôn là một nhu cầu cấp thiết
hàng ngày, với một nước đông dân như nước ta thực sự nhu cầu cho các ngành hàng
là rất lớn đặc biệt là các ngành về lương thực thực phẩm. Đồng thời với một tỷ lệ
dân số trẻ có thu nhập cao ngày càng tăng thì nhu cầu thể hiên mình của giới trẻ
càng lớn và tạo ra một nhu cầu lớn cho các ngành hàng cao cấp.


Cuối cùng là vấn đề hình thức và mối quan tâm về sức khỏe. đối với người Việt
Nam hình dáng bên ngoài là rất quan trọng vì thế họ sẽ có tâm lý e ngại khi sử dụng
các sản phẩm nhiều dầu mỡ hơn thế nữa sức khỏe đang đựoc quan tâm hàng đầu.
Do hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch ngày càng nhiều. Và thức
ăn nhanh đựoc coi như là một trong những nguyên nhân , nó khiến cho nguời tiêu
dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đây là thách
thức cả ngành thực phẩm đang phải đối mặt. Đồng thời với nhiều vụ bê bối về an
toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào các hàng
quán


2.5.Nhà cung cấp:
Để sản xuất ra sản phẩm thì công ty cần những nguyên vật liệu chính như là bột,
thịt, tôm, các loại rau củ quả…và dây chuyền sản xuất. Muốn có được các loại
nguyên vật liệu trên thì công ty cần phải tìm kiếm các nhà cung ứng. Số lượng nhà
cung ứng các loại nguyên vật liệu cho sản xuất thực phẩm trên thị trừong Việt Nam
rất nhiều, phân bố ở cả ba miền Bắc – Trung – nam nên công ty có thể lựa chọn các
nhà cung ứng phhù hợp với nhu cầu của mình. Bên cạnh đó phải thương lựong với
nhà cung ứng để chọn được những sản phẩm tốt nhất có giá rẻ nhất để sản xuất ra
các sản xuất có chất lượng cao và có giá phù hợp.
Các điều kiện giao hàng và giá cả thanh toán; các nhà cung cấp phải giao hàng đúng
địa điểm, đúng thời gian quy định và đủ số lượng theo như quy định trong hợp
đồng. Về giá cả thanh toán công ty sẽ thanh toán đầy đủ các yếu tố đầu vào cho các
nhà cung ứng theo như thỏa thuận trong hợp đồng…
Một số nhà cung cấp chính của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
SẠCH VÀ AN TOÀN VIỆT NAM ( Vietnamfoods) chuyên cung cấp gạo, CÔNG
TY CỔ PHẦN FRESH VIET chuyên cung cấp nấm cho công ty, CÔNG TY AN
CƯỜNG ANH chuyên cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống.

II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG IFE:
1. Tài chính của công ty.
Tài chính của công ty luôn trong trạng thái vận động tích cực, tiền
tạo ra tiền, nhưng bên cạnh đó công ty luôn dự trữ một số tiền nhất
định để xoay xuể khi cần thiết.
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự.


Công ty tạo nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mới ra trường có việc làm phù hợp, ổn
định, nhưng công ty chỉ tuyển những nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, trung
thực, có óc sang tạo khi làm việc, hăng hái…Hiện nay công ty gồm 20 nhân viên
chính thức và 10 nhân viên partime trải đều cho các phòng ban. Đội ngũ nhân viên

trẻ năng động, tận tụy, ý thức tốt, có tinh thần làm việc tích cực có nhiều ý kiến sáng
tạo trong quá trình làm việc.
Bên cạnh những ưu điểm thì còn có những khuyết điểm như sau:
+ còn lơ là khi làm việc
+ chủ quan về cách đánh giá nhân viên khi tuyển vào.
+ chưa nắm bắt chính xác công việc cụ thể của các phòng ban mà đã tuyển mộ nhân
viên vào làm việc, tăng chi phí cho công ty.
+ không trao đổi những quy định cụ thể của công ty làm phát sinh mâu thuẫn nội
bộ.
+ Trong môi trường làm việc gò bó, cũng như sự mệt mỏi của nhân viên dẫn đến sự
bất cẩn nhập sai dữ liệu, ảnh hưởng đến công ty.

nhân sự , chất lượng sản phẩm tốt…ngoài ra nhà hàng còn có khả năng về tài chính
nên đã nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, có thương hiệu trên thị trường. Bên
cạnh đó, nhà hàng có nhiều yếu tố còn hạn chế như tính chuyên nghiệp chưa cao,
chưa tạo được nét đặc thù riêng cho nhà hàng.
Chương III: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
I.

HOẠT ĐỘNG PHÒNG KINH DOANH

Đô thị hóa đang chuyển dần từ các quận trung tâm sang các quận lân cận, và có xu
hướng phát triển theo đô thị vệ tinh. Vì vậy theo xu hướng đó thì các quận lân cận
thành phố sẽ trở thành những trung tâm vừa và nhỏ với số lượng dân đông đúc với
mức sống cao hơn, vì vậy Thái Dương Việt đã nhắm đến mục tiêu này.
Kề hoạch cụ thể của phòng kinh doanh cho chiến lược như sau:


+ công ty đã nghiên cứu thị trường tại quận gò vấp và các đối thủ cạnh tranh tại khu

vực sắp kinh doanh. Từ đó, chúng tôi đã lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế
hoạch kinh doanh cụ thể (giới trẻ, học sinh sinh viên và những người có nhu cầu
thưởng thức món ăn và phong cách dân dã việt nam).
+ Đưa ra những yếu tố khác biệt của nhà hàng so với những nơi khác như:


Địa điểm: gần khu vực đông dân qua lại như: trường học( đại học công
Nghiệp thành phố hồ chí minh), chợ, các chung cư....



Giá bán phù hợp.



Món bánh xèo riêng biệt: bánh xèo nghêu, bánh xèo ca bớp...



Phong cách: không gian mang phong cách quê hương, cổ điển tạo cho khách
hàng có cảm giác gần gũi....

BẢNG DOANH THU CỦA TỪNG THÁNG TRONG NĂM QUA
tháng 2

3

4

5


6

7

Doan
h thu

155.317.0
24

175.572.0
03

171.243.0
71

196.455.1
03

239.574.0
05

166.856.1
41

tháng

8


9

10

Doanh
thu

292.125.000 187.092.012 288.265.204

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng)

11

12

221.269.092 250.876.800


Nhận xét:
Có thể nối trong năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có phần thuận
lợi doanh thu thuần đạt 2.444.645.455 đồng. Vì công ty đã có những chiến lược
kinh doanh hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng đồng thời cũng
đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
BẢNG DOANH THU CỦA TỪNG QUÝ TRONG NĂM QUA
QUÝ

I

II


III

IV

DOANH THU

1.199.912.146

2.098.124.573

2.293.747.513

2.444.645.455

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng)
Nhận xét:
Có thể nối trong năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có phần thuận
lợi doanh thu thuần đạt 8.036.429.687 đồng. Trong đó doanh thu thuần quý I đạt
1.199.912.146, quý II đạt 2.098.124.573, quý III đạt 2.293.747.513, quý IV đạt
2.444.645.455. Để có được con số thành công này công ty đã có những chiến lược
kinh doanh hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng đồng thời cũng
đem lại lợi nhuận cao cho công ty.s
II.

HOẠT ĐỘNG PHÒNG MARKETING


Khách hàng mục tiêu mà nhà hàng hướng tới.

- Khách hàng mục tiêu: toàn bộ khách hàng trong cả nước, trong đó đặc biệt tập

trung vào khách hàng ở gò vấp( giới trẻ, học sinh sinh viên....)
- Mục tiêu: quảng bá rộng rãi thương hiệu bánh xèo THÁI DƯỢNG VIỆT và các
món ăn dân dã quê hương Việt Nam.


Các chiến lược xúc tiến sản phẩm.


-

Quảng cáo:

Quảng cáo là hình thức truyền thông đầu tiên mà công ty chọn vì:
+ thứ nhất: bởi quảng cáo là một kiểu truyền thông có tính đại chúng mang tính xã
hội hóa cao. Đây là một phương tiện có khả năng thuyết phục gây ấn tượng với
người tiêu dùng.
+ thứ hai: phần lớn khách hàng hiện nay rất quan tâm vào vệ sinh an toàn thực
phẩm, họ vẫn tham khảo các nguồn thông tin đảm bảo từ báo chí quảng cáo, bạn bè.
Người tiêu dùng ngày càng có niềm tin nhất định vào những thông tin của nhà sản
xuất, thông qua các phương tiện đại chúng kênh thông tin truyền thông. Quảng cáo
không chỉ là quảng cáo mà còn là một kênh xây dựng hiệu quả sản xuất sản phẩm.
-

Nội dung truyền đạt:

Định hướng cho nhà quảng cáo là hình ảnh nhà hàng là một thương hiệu uy tín về
lĩnh vực thực phẩm và cung cấp sản phẩm chất lượng nhất đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, đồng thời cũng là nơi cam kết tình yêu thương giữa mọi người.
-


Quyết định phương tiện truyền thông:

+ Nhà hàng thường quảng cáo trên các trang mạng ẩm thực và du lịch (như: tap chí
sài gòn tiếp thi, amthuc.com; vnnavi.com; 24h.com.vn; khamphavietnam.com…).
tận dụng ưu điểm là để sử dụng kịp thời phổ biến rộng rãi, độ tin cậy cao...
+ ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội con người ngày càng gần
gũi với mạng internet ( youtube, facebook…) hầu hết ai cũng biết và sử dụng thông
tin trên internet vì thế công ty luôn chú tâm đến phương tiện truyền thông trên
internet.
Ngoài ra, nhà hàng còn đưa ra chương trình giảm giá 20% trong tuần khai trương.
Còn các ngày lễ lớn, kỉ niệm trong năm thì giảm 10% cho 30 khách hàng đầu tiên.


Xác định chi phí ngân sách quảng cáo.

Chi phí thuê công ty truyền thông quảng cáo dự kiến là 70 – 100 triệu
Chi phí quảng cáo trên báo chí bình quân khoảng 50 triệu/tháng.
III.

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT.


×