Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của việt nam giai đoạn 2005 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.72 KB, 35 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM
Môn: Kinh tế đầu tư

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Huy Đoàn
Nhóm thực hiện: (Nhóm 8)

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đang có những nỗ lực để cải thiện cơ sở hạ
tầng theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ, đảm bảo phục vụ cho sự phát triển của kinh tế
và xã hội chung của cả nước. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng vốn ngân sách nhà
nước cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; Nhà nước hiện nay đã và đang thực hiện, cải
cách các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn từ trong nhân dân cũng như nguồn vốn
từ bên ngoài cho các hoạt động đầu tư công theo các hình thức: tư nhân hóa, đối tác
công tư (PPP).
Việc thay đổi tư duy, đường lối của Nhà nước là một hướng đi đúng đắn, thể hiện ở
những công trình xây dựng đường cao tốc theo hình thức BOT, BTO, BT… ngày càng
trở nên phổ biến, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho
phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ môi trường; hình thức tư nhân hóa các bệnh
viện, trường học đã góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách hàng năm, cải thiện
đời sông vật chất, tinh thần của nhân dân.


Tuy nhiên, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế
như: thu hút vốn đầu tư còn chưa hiệu quả, đầu tư nước ngoài chủ yếu vẫn vào các dự
án cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường còn thấp,
không đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn vẫn xảy ra ở các dự án
từ dự án đầu tư công đến dự án đầu tư của tư nhân hay khu vực nước ngoài; quản lý
các dự án còn chồng chéo dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao; quá trình giám sát thi
công lẫn bộ máy quản lý chính quyền bộc lộ nhiều yếu kém.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam đạt nhều thành tựa, giúp thay đổi
diện mạo của đất nước. Tuy vậy vẫn còn nhiều điểm yếu kém, bất hợp lý cần phải sửa
đổi để nâng cao hiệu quả cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Việc đánh giá thực
trạng và phân tích các hạn chế tìm ra các giải pháp cho đầu tư phát triển ở Việt Nam
hiện nay là vô cùng cần thiết. Do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích thực
trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 201” cho bài nghiên
cứu của nhóm mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra được các khái niệm cơ bản về đầu tư phát triển, đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng, phân loại đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Phân tích được thực trạng của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong
giai đoạn 2005 – 2015, từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

2


3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
- Biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong
giai đoạn tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu

- Phương pháp phân tích và đánh giá
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: 2005 - 2015
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Việt Nam
- Phạm vi nội dung: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
6. Bố cục nội dung của bài
Bài nghiên cứu gồm 5 nội dung chính:
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm.
2. Phân loại cơ sở hạ tầng.
3. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng.
II. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 2005 –
2015
1. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
3. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng môi trường
III. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
IV. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác
V. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho
Việt Nam trong giai đoạn tới.

3


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận chung
1. Khái niệm
- Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thu lại được kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
- Phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của các sự vật,từ trình độ

thấp lên trình độ cao hơn
- Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư nhằm
duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống
của xã hội và là hình thức tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực
tiếp dịch vụ sản xuất của dân cư, được phân bố trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản
xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.
2. Phân loại cơ sở hạ tầng
Căn cứ vào các chức năng, tính chất và đặc điểm người ta chia các công trình cơ
sở hạ tầng thành ba loại:
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật: Là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao
gồm các công cụ thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông,
cấp thoát nước, thông tin liên lạc
- Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các công trình phục vụ cho các địa điểm dân cư
như nhà văn hóa, bệnh viện, trường học, nhà ở và các họa động dịch vụ công cộng
khác. Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp phần ổn
định, nâng cao đời sống dân cư làm cơ sở góp phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư
trên vùng lãnh thổ.
- Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kĩ thuật thực hiện cho việc
bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trừng số của con người, hệ thống này
bao gồm các công trình chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống kinh tế xã
hội khác. Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có các đặc điểm sau:

4



- Bản thân hệ thống cơ sở hạ tầng là một tập hợp các cồn trình xây dựng có vốn
đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động kinh tế khác
để thu hồi vốn.
- Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận động một cách năng động
và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn
nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại. Vì thế, lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng
kỹ thuật thường được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn là dịch vụ kinh doanh buôn bán
khác.
- Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều đặc tính của
hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thì không chỉ có sự tham gia của chính
phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hoá công cộng về cơ bản
do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng mà chủ yếu là
vốn từ ngân sách, tư nhân thì rất ít, đầu tư thì các công trình này thường có vốn đầu tư
hơn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm trí rất khó thu hồi vốn.
- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao, quy mô
lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời sống con người...
trong hiện tại và cả trong tương lai nữa. Mặt khác thời gian tồn tại của các công trình
cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ là rất lâu dài. Vì thế những sai lầm trong bố trí địa điểm, áp
dụng công nghê sẽ đều phải trả giá rất đắt. Do đó, yêu cầu khi xây dựng cơ sở hạ tầng
bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải căn cứ vào
quy hoạch phát triển vùng và dự kiến được những biến động trong tương lai.
- Các công trình cơ sở hạ tầng trên phạm vị lãnh thổ có chức năng phục vụ sản
xuất và đời sống. Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các cơ sở hạ
tầng lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn dịch vụ
bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm điểm phân biệt giữa cơ cở
hạ tầng với các ngành sản xuất vật chất khác.
II. Thực trạng của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 2005
- 2015
1. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1.1. Hệ thống giao thông.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của
nền kinh tế xã hội hiện nay. Một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hiện đại sẽ đem lại nhiều
sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và đời sống hàng ngày của con người.
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước phát
triển, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát
triển đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bộc lộ hạn chế về nhiều mặt, chẳng hạn sự xuống cấp
của hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, phí bưu điện khá cao.
5


a. Đường bộ
Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng
quốc gia, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người. Mạng lưới
đường bộ Việt Nam tính đến tháng 02/2014 có khoảng 300.000km đường các loại,
chia thành QL, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng.
Hệ thống QL của Việt Nam tính đến thời điểm tháng 02/2014 có chiều dài khoảng
19.457km và gần 5.000 cầu đường bộ. Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình
(cấp I, II, III) chiếm 47%, còn lại 53% là đường cấp thấp (cấp IV chiếm 32%, cấp V
chiếm 21%). Tỷ lệ đường có chiều rộng nền, mặt đường theo đúng cấp kỹ thuật còn
thấp, chủ yếu có yếu tố hình học về bán kính cong, chiều rộng châm chước; chiều
rộng mặt đường ≥7m có khoảng 46%, mặt đường 5~6,9m khoảng 33%, khoảng 21%
còn lại là mặt đường có bề rộng dưới 5m.
Ngoài ra thì một số công trình giao thông quan trọng, có kỹ thuật cao đã được xây
dựng như: cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương... Và đang tiến tới xây
dựng các tuyến đường trọng điểm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Trong giai đoạn 2005 – 2015, đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông có rất nhiều dự
án lớn được phê duyệt và xây dựng. Điển hình là đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
khởi công năm 2008 với số vốn đầu tư điều chỉnh đạt 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao
gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03
tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng. Đường được

đưa vào sử dụng từ ngày 21/9/2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, vẫn
còn tồn tài 1 số vấn đề như chậm trễ trong bàn giao mặt bằng, gây ảnh hưởng đến tiến
độ thi công; một số nhà thầu phụ còn tồn tại nhiều yếu kém, nhà thầu chính còn thiếu
bao quát, các cơ quan chức năng giám sát còn lỏng lẻo, thiếu sát sao dẫn đến tình
trạng dự án chậm tiến độ (theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2013), gây đội vốn
(số vốn dự kiến là 1,216 tỷ USD). Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày đưa vào thông xe, mặt
đường đã xuất hiện 1 vết nứt dài (tại km 83 chiều từ Yên Bái về Phú Thọ), gây nguy
hiểm cho xe cộ lưu thông.
Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là công trình trọng điểm của cả nước, xây theo
tiêu chuẩn quốc tế nhằm kết nối khu vực kinh tế năng động của miền Bắc Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh, xây dựng theo hình thức BOT; vốn huy động trong xã
hội(vay vốn nước ngoài),và lấy các công trình xung quanh dự án để thu hồi vốn: Các
Khu Công nghiệp, các khu đô thị. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì tổ chức thu phí
để hoàn vốn trong khoảng 35 năm, sau đó giao lại Nhà nước quản lý. Dự án khởi công
ngày 2/2/2009, thông xe ngày 5/12/2015 (theo kế hoạch là vào năm 2014), mức vốn
đầu tư được phê duyệt vào năm 2007 là 24.566 tỷ đồng, tuy nhiên trong quá trình thi
6


công dự án, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, một số nhà thầu còn chểnh mảng,
bên cạnh đó, việc Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam lại xảy
ra việc gửi 550 tỷ đồng từ vốn của dự án tại công ty tài chính 2 và gây thất thoát khiến
dự án chậm tiến độ, giá nguyên vật liệu tăng cao, chi phí giải phóng mặt bằng tăng đột
biến khiến dự án đội giá lên gấp đôi so với phê duyệt ban đầu đẩy kinh phí của dự án
lên xấp xỉ 2 tỷ đô. Hội đồng nhiệm thu Nhà nước đã kiểm tra và dò xét chất lượng của
tuyến cao tốc, đã phát hiện nhiều gói thầu (gói thầu từ EX-3 đến EX-6) không đạt yêu
cầu, thi công sai với bản vẽ kỹ thuật, chất lượng kém.
b. Đường sắt
Chiều dài: 3.146km, bao gồm đường lồng, đường khổ 1.435mm, đường khổ
1.000mm. Chạy qua 34 tỉnh thành phố, có 6 tuyến chính: HN – HP, HN – TP.HCM,

HN – Lào Cai, HN – Thái Nguyên, HN - Lạng Sơn và kép - Quảng Ninh.
Hệ thống đường sắt được quan tâm chú trọng đầu tư hơn, đưa ra mục tiêu và từng
bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM dài 1.726km hiện có để đạt tốc
độ chạy tàu bình quân từ 80 đến 90 km/h đối với tàu khách và 50 đến 60 km/h với tàu
hàng...
Nghiên cứu phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ
1,435m, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước
những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang,
ưu tiên xây dựng trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo
khả năng huy động vốn.
Trong giai đoạn vừa qua, dự án trọng điểm đường sắt trên cao được phê duyệt năm
2008 cũng xảy ra tình trạng thi công chậm tiến độ do năng lực nhà thầu Trung Quốc
còn kém, chưa từng thi công hạng mục đường sắt trên cao; tốc độ giải phóng mặt bằng
chậm, xảy ra tình trạng nhà thầu chính Trung Quốc còn thiếu nợ các nhà thầu phụ
trong nước 554 tỷ đồng, dự án kéo dài đến 8 năm, số vốn ban đầu từ 553 triệu USD
(vốn đối ứng của Việt Nam là 133,86 triệu USD, vốn cho vay ưu đãi của Trung Quốc
là 419 triệu USD) tăng lên 868 triệu USD. Công trình thi công chậm tiến độ gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống của nhân dân, gây ách tắc giao thông; gây tai nạn khiến nhiều
người tham gia giao thông tử vong, và bị thương, gây tâm lý lo sợ cho người dân khi
đi qua các đoạn đường đang thi công.
c. Cảng biển.
Với bờ biển dài 3.260km, hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển đều có các cảng
biển được xây dựng và đi vào hoạt động. Phân bố thành 8 nhóm cảng: (1) Nhóm cảng
phía Bắc (bao gồm các cảng từ bờ biển Quảng Ninh đến Ninh Bình); (2) Nhóm cảng
Bắc Trung Bộ (bao gồm các cảng từ bờ biển Thanh Hoá đến Hà Tĩnh); (3) Nhóm cảng
Trung Trung Bộ (bao gồm các cảng từ bờ biển Quảng Bình đến Quãng Ngãi); (4)
Nhóm cảng Nam Trung Bộ (bao gồm các cảng từ bờ biển Bình Định đến Bình
Thuận); (5) Nhóm cảng Thành phố Hồ Chí Minh- Vũng Tàu- Thị Vải; (6) Nhóm cảng
7



Đồng bằng Sông Cửu Long; (7) Nhóm cảng các đảo Tây Nam; và (8) Nhóm cảng Côn
Đảo13.
d. Sân bay.
Hiện nay có gần 100 vị trí sân bay lớn nhỏ trong nước, trong số hơn 20 sân nay
được đưa vào hoạt động thì có 3 sân bay lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế: Sân bay Nội Bài,
Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
Với hệ thống sân bay được phân bố khắp các vùng, mạng đường bay nội địa của
hàng không Việt Nam đã được phát triển đồng đều để đáp ứng nhu cầu đi lại trong
nước, cũng như việc phát triển kinh tế xã hội cho vùng, địa phương. Tuy nhiên, hiệu
quả kinh doanh các đường bay nội địa không đồng nhất, một số đường có tần suất và
hiệu quả khai thác cao như đường bay trục Bắc – Nam. Trong khi đó một số đường
bay còn lại kém phát triển hoạt động không hiệu quả phải bù lỗ.
1.2. Bưu chính viễn thông
Đất nước ngày càng hiện đại hơn với hệ thống các công nghệ thông tin ngày càng
phát triển, nắm được vấn đề đó chủ trương chú trọng phát triển các dịch vụ bưu chính
viễn thông, tăng tốc độ mạng thông tin mở rộng nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng lớn của con người.
Tuy nhiên sự phát triển còn với tốc độ chậm, chi phí khá cao và chỉ mới tập trung
vào những lợi ích trước mắt. Quy hoạch mạng viễn thông chưa đồng bộ, chất lượng
chưa cao và còn kém an toàn.
1.3. Hệ thống mạng lưới điện
Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 tăng 11,44% so với năm 2014, độ tin cậy
cung cấp điện được cải thiện, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng mạnh.
Năm 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản
xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất,
vận hành hệ thống điện quốc gia đã bám sát nhu cầu sử dụng điện, đáp ứng kịp thời
nhu cầu điện cấp bách cho sản xuất và kinh doanh.
Theo đó, năm 2015, điện sản xuất và mua đạt 159,4 tỷ kWh, tăng 11,23% so với
năm 2014.

Tổng kết giai đoạn năm 2011-2015, sản lượng điện sản xuất và mua tăng trưởng
bình quân 10,37%/năm; điện thương phẩm tăng trưởng bình quân là 10,84%/năm.
Song việc phát triển nuồn điện vẫn còn chưa cân đối về cơ cấu, tổn thất điện đã giảm
so với các năm trước nhưng vẫn ở mức lớn, năm 2015,có tổng thời gian mất điện
khách hàng bình quân (SAIDI) là 2.110 phút, tần suất mất điện kéo dài bình quân
(SAIFI) là 12,85 lần/khách hàng, tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI)là

8


2,0 lần/khách hàng. Và tần suất các nhà máy nhiệt điện chưa cao, thiết bị lạc hậu, tiêu
hao nhiên liệu cao.

2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
2.1. Y tế
Y tế là ngành cần được chú trọng đầu tư nhằm phục vụ việc chăm sóc và khám
chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là với một quốc gia đông dân như Việt Nam cần
phải có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa. Nhìn chung cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
ở nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ còn lạc hậu so với khu vực, phần lớn không được
định kỳ bảo dưỡng và kiểm chuẩn.
Hàng năm, ngân sách nhà nước chi cho phát triển y tế khoảng 5 – 6% trong tổng
GDP của cả nước. Trong khi, để có thể đầu tư phát triển, xây dựng bệnh viện tuyến
tỉnh nhu cầu vốn ước đạt 2,2 tỉ USD; chưa kể đầu tư cho phát triển chuyên sâu cần
10.000 tỷ đồng; nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh cần đến 100.000 tỷ
đồng. Mặc dù việc tham gia khá mạnh mẽ của các bệnh viện thuộc khu vực tư nhân,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây (97 bệnh viện tư nhân
đang hoạt động, trong đó có 30 bệnh viện chuyên khoa và 67 bệnh viện đa khoa; dự
án đầu tư nước ngoài vào xây dựng bệnh viên bao gồm 70 dự án với số vốn gần 1 tỷ
USD). Nhìn chung, với nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viên
là không đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Về xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe nhìn
chung có sự gia tăng. Năm 2005 có 878 bệnh viện thì đến năm 2014 số lượng bệnh
viện là 1.063 tăng 185 bệnh viện được xây dựng. Phòng khám đa khoa khu vực, bệnh
viện điều dưỡng và các trạm y tế xã phường,.. giảm dần số lượng qua từng năm do
hoạt động không hiệu quả bên cạnh đó chưa được chú trọng đầu tư cho các cơ sở
tuyến dưới
Bảng: Số cơ sở khám chữa bệnh (chưa kể khu vực tư nhân)
2005

2010

2014

13.467

13.611

Cơ sở
13.24
TỔNG SỐ

3

Bệnh viện

878

1.030

1.063


Phòng khám đa khoa khu vực

880

622

635

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

53

44

61

11.028

11.110

10.61
Trạm y tế xã, phường

3

9


Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp


2005

2010

2014

769

710

710

Cơ sở khác
50
33
32
( Nguồn: Niên giám thống kê 2014)
Về mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam tồn tại hơn 1.100 bệnh viện công trong đó
75% được xây dựng trước năm 1995 và khỏang 130 bệnh viên tư nhân, cung cấp tổng
số hơn 200.000 giường bệnh tỷ lệ 22giường/10.000 dân. Từ năm 2011-2014 số giường
bệnh được gia tăng nhanh nhằm phục vụ cho nhu cầu khám bệnh ngày một tăng cao
của người dân
Bảng: Số giường bệnh trực thuốc sở Y tế
2011

2012

2013


2014

CẢ
229.928
237.190
245.014
255.807
NƯỚC
( Nguồn: Niên giám thống kê 2014)
Trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã thực hiện
khá tốt trong lĩnh vực y tế so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên số liệu
thống kê không thể chỉ ra một thực tế là hệ thống y tế của Việt Nam đang phải đối mặt
với những thách thức rất lớn như tình trạng quá tải tại các bệnh viện và chất lượng
chăm sóc kém. Hầu hết các bệnh viện công ở Việt Nam bị quá tải hoặc có tần suất sử
dụng các giường bệnh quá cao, đặc biệt ở các tuyến bệnh viện Trung ương tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Tần suất sử dụng giường bệnh ở một
số bệnh viện lớn rất cao. Đơn cử ở bệnh viện K năm 2009 là 250%, bệnh viện Chợ rẫy
là 139%, bệnh viện Bạch Mai là 168%. Số liệu cho thấy dù có tiến bộ tương đối, cải
thiện chất lượng cơ sở y tế thì tỷ lệ quá tải ở các bệnh viện lớn vẫn trên 100%. Lý giải
một phần là đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị cho các bệnh viện tuyến dưới còn thấp và
thiếu thốn. Các bệnh viện tuyến huyện có mới 30 - 50%, cá biệt có bệnh viện chỉ 20%
thiết bị y tế theo yêu cầu, thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị như
đèn mổ, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máy thở, máy theo dõi
bệnh nhân...
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/12/2011 có 353 bệnh viện huyện
hoàn thành (trong đó có 152 bệnh viện hoàn thành toàn bộ và 201 bệnh viện hoàn
thành một số hạng mục), có 70 phòng khám đa khoa khu vực đã hoàn thành. Như vậy,
giai đoạn 2008 - 2012 đã hoàn thành 460 bệnh viện huyện (hoàn thành toàn bộ hoặc
hoàn thành các hạng mục đã triển khai) và 70 phòng khám đa khoa khu vực. Trong 11
dự án do Bộ Y tế quản lý: Đã hoàn thành một phần dự án có: Bệnh viện Lao và bệnh

phổi TW Phúc Yên, Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) và các hạng mục cơ bản của
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10


2.2. Giáo dục
Những năm qua nhờ sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước và nhân dân, giáo dục
được đầu tư về cả chất lẫn lượng. Với tiêu chí lấy yếu tố con người làm mục tiêu hàng
đàu của quốc gia, ngành giáo dục đã nỗ lực trong việc xây dựng các cơ sở học tập,
trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy…. Chi Ngân sách hàng năm cho giáo
dục luôn ở mức 12 – 16 % tổng chi Ngân sách. Năm 2015, chi Ngân sách cho lĩnh vực
giáo dục đạt 224.826 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách.
Từ năm 2005-2006 đến nay tổng số trường học được xây mới tăng 1695 trường,
trong đó số trường trung học sơ sở được xây dựng tăng mạnh chiếm 35,58% tổng số
trường học được xây dựng năm 2014-2015.

Bảng: Số trường học, số lớp học phổ thông tại thời điểm 30/9
2005-2006

2009-2010

2014-2015

Trường học

27.227,0

28.408,0

28.922,0


Trường tiểu học

14.688,0

15.172,0

15.277,0

Trường trung học cơ sở

9.383,0

10.064,0

10.293,0

Trường trung học phổ thông

1.952,0

2.267,0

2.386,0

Lớp học

508,7

484,5


494,5

Lớp tiểu học

276,6

268,1

279,9

Lớp trung học cơ sở

167,5

150,0

150,7

Tổng số

Lớp trung học phổ thông
(Nguồn:
Niên

64,6
giám

66,4
thống


63,9


2014)

Nhiều trường đã có cơ sở vật chất (CSVC) khang trang, đẹp hơn, có hệ thống
phòng thí nghiệm, hệ thống máy tính kết nối Internet…, từng bước đảm bảo và nâng
cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ kịp thời yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường đáp ứng được yêu cầu đó
mới ở mức rất thấp hầu hết là các trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện còn nhiều khó
khăn. Hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm mới chỉ đáp ứng được 40%
nhu cầu đào tạo; hệ thống CSVC đáp ứng được 50% nhu cầu; hệ thống thư viện,
CSVC thông tin còn yếu, nhiều trường chưa có quy hoạch…… các trường đại học,
cao đẳng Việt Nam còn tồn tại một khoảng cách khá lớn, khả năng tụt hậu lâu dài so
với các trường trong khu vực và trên thế giới. Nhìn trên diện rộng thì CSVC của các
trường ĐH, CĐ công lập hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém. Diện tích đất nhỏ, đầu
11


tư trang thiết bị chưa đồng bộ; nhiều trường chưa có quy hoạch xây dựng trường,
trường có quy hoạcthì chất lượng chưa cao; thiết kế nhà, phòng thí nghiệm, phòng
học...
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo cho thấy, năm học 1999-2000, cả
nước có 833 nhà trẻ, 3.909 trường mẫu giáo; đến năm học 2004-2005 số nhà trẻ giảm
mạnh còn 67, số trường mẫu giáo là 2.738; đến năm học 2010-2011 số trường mẫu
giáo là 2.877 (trong đó hệ công lập là 2416, ngoài công lập là 461); chỉ có các trường
mầm non có sự tăng thêm từ 4.856 trường năm học 1999-2000 lên 9.992 trường năm
học 2010-2011. Số trẻ trong độ tuổi bước vào cấp học mầm non năm học 1999-2000
là 2.496.788, năm học 2004-2005 là 2.754.094, đến năm học 2010-2011, số lượng này

là 3.599.663 em, tăng 1.102.875 so với năm học 1999-2000.Thiếu nhà trẻ, mẫu giáo,
đang gây ra những tác động không tốt đến bản thân các em nhỏ, gia đình các em và xã
hội. Thiếu trường, nhiều bậc phụ huynh phải đưa con em mình đến các trường tư thục,
các nhà trẻ tư, dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà với điều kiện chăm sóc chưa đúng tiêu
chuẩn. Việc xây dựng nhiều nhà trẻ, mẫu giáo, các trường tiểu học là một đòi hỏi
khách quan để thực hiện nhiệm vụ của nền giáo dục là chăm sóc những mầm non ngay
từ những ngày đầu để đảm bảo cho các em phát triển tốt. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu
được đến trường, được học tập và nuôi dưỡng của các em nhỏ tăng cao thì số nhà trẻ,
mẫu giáo, lại chưa được quan tâm phát triển đúng mức.
2.3. Các công trình dịch vụ công cộng.
Ở Việt Nam, hệ thống DVCC của những đô thị thời Pháp thuộc đã kế thừa các mô
hình dịch vụ sinh sống nhỏ kiểu “phố hàng” của đô thị truyền thống và xây dựng được
các Trung tâm công cộng mới theo kiểu đô thị phương Tây khá phù hợp với quy mô
dân số còn khiêm tốn lúc bấy giờ. Ví dụ như Hà Nội đã có các Trung tâm Văn hoá,
Giáo dục ven bờ sông Hồng, Quảng trường Nhà hát lớn, Trung tâm Thương mại hồ
Hoàn Kiếm, Trung tâm Chính trị - Hành pháp Ba Đình ở Hà Nội. Các trung tâm mới
này vẫn song song tồn tại với hệ thống dịch vụ đời sống kiểu “phố hàng” của dân cư
bản địa tại khu 36 phố phường làm nên đặc trưng rất riêng của thành phố này. Các
Trung tâm công cộng kiểu này cũng được phát triển ở Quận 1, Quận 3 tại TP.HCM và
tương tự ở Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Sa Pa... với các quy mô khác nhau. Hiện nay,
những Trung tâm đô thị thời Pháp thuộc vẫn đóng vai trò chủ chốt trong đời sống
công cộng như hành chính - hành pháp, thương mại, văn hoá, giáo dục... mà các khu
đô thị mới hiện nay chưa theo kịp. Chúng đã tạo thành các khu phố lịch sử - di sản rất
có giá trị của Việt Nam. Bên cạnh đó là thu hút du khách quốc tế, tạo không gian
thoáng đãng có thể thư giãn cho người dân. Nhưng hiện nay các công trình này đang
dần bị quá tải và có nguy cơ bị phá vỡ cấu trúc vốn có, do nhiều nguyên nhân, trong
đó có việc lạm dụng quá mức công suất DVCC. Các công viên cây xanh được xây
dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu do sự gia tăng về mặt dân số cũng như đầu tư
xây dựng chưa hợp lý. Không chỉ đóng vai trò là không gian dành cho nghỉ ngơi, vui
chơi, tạo cảnh quan mà còn là nơi giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng xóm giếng cho dân

12


cư. Hơn nữa, không gian công cộng còn góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, kiến
tạo và thúc đẩy mối liên kết giữa các cá nhân, gia đình trong khu dân cư. Tuy nhiên,
thực tế tại các đô thị cả nước cho thấy, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều hệ quả
xấu từ việc thiếu quy hoạch hệ thống không gian công cộng. Một thực tế khác cũng
đang tồn tại, đó là số lượng không nhỏ các không gian công cộng không còn nguyên
trạng về quy mô hay chức năng sử dụng do bị lấn chiếm hoặc sử dụng sai mục
đích, trong quá trình đô thị hóa, trong cuộc sống diễn ra hết sức phức tạp, do sự quản
lý quá lỏng lẻo nên bị chiếm dụng, mất đi không gian vui chơi của cộng đồng. Điều
đấy là một điều đang diễn ra hết sức rõ ràng ở Hà Nội hay ở các đô thị lớn khác đó là
việc lấn chiếm các không gian công cộng để buôn bán, trưng bày hàng hóa....làm hư
hỏng, mất đi kết cấu công trình vốn có. Chính vì vậy chúng ta cần đặt ra các mục tiêu
để xây dựng các công trình dịch vụ công cộng có hiệu quả, tránh gây thất thoát và
lãng phí.
3. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng môi trường
Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc
bảo vệ, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của
con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình
bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.1.Hiện trạng đầu tư công trình phòng chống thiên tai
Năm 1945 trên cả nước có hơn 3.000 km đê các loại. Đến nay, trên cả nước đã có
8.000 km đê các loại trong đó có hơn 5.000 km đê sông, gần 3.000 km đê biển. Ngoài
ra còn hàng ngàng km bờ bao chống lũ, ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và các
địa phương.
Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện được xây dựng đóng góp rất lớn trong việc nâng
mức bảo đảm chống lũ ở Hà Nội lên 500 năm. Hệ thống công trình thủy lợi kết hợp
kiểm soát lũ khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần đảm bảo ổn định sản
xuất lúa từ 2 đến 3 vụ lúa. Hệ thống cụm, kiểu dân cư vượt lũ góp phần ổn định chỗ ở,

đảm bảo an toàn nhân dân vùng gặp lũ. Hiện nay, nước ta có 5 nhà máy thủy điện
công suất lớn (Hòa Bình, Yali, Trị An, Đại Ninh, Sé San 4), 19 nhà máy thủy điện
được xây dựng từ Bắc vào Nam trong giai đoạn 2010-2015 và có thêm 7 dự án chuẩn
bị đầu tư vào các nhà máy thủy điện để đưa vào vận hành năm 2015.
Quy hoạch phòng chống lũ được điều chỉnh theo từng thời kỳ nâng mức bảo đảm
chống lũ với lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây là 32.500 m³/s ( tương ứng với trận lũ
tháng 8/1945) lên mức 37.800 m³/s (tương ứng với trận lũ tháng 8/1971), sau đó là
mức 42.600 m³/s giai đoạn 2007-2010 (tương ứng với lũ có chu kỳ lặp lại 250 năm) và
mức 48.500 m³/s giai đoạn 2010-2030 (tương ứng với lũ có chu kỳ lặp lại 500 năm).
Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc đầu tư các dự án phòng, chống, giảm nhẹ
thiên tai và dự phòng để xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai. Dự trữ quốc gia được sử
dụng cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết.
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cho các dự án phòng, chống và giảm nhẹ
13


thiên tai, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA không hoàn lại trong việc nâng cao
năng lực, chuyển giao khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
3.2. Công trình bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
Rừng nước ta đang được phục hồi cụ thể là năm 2010 tỷ lệ che phủ rừng tăng lên
39,5%, tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 tăng lên 48,5%. Nhưng chất lượng rừng bị giảm
sút.
Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở
những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng
phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng những khu rừng nguyên sinh,
rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu,
vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647 ha, trong đó
rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.654 ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non
2.453.002 ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục hồi sau khai
thác, sau canh tác nương rẫy.

Về đa dạng sinh học: Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao, nhưng số
lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Thực vật giảm 500
loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó có 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Thú
giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguy cơ tuyệt
chủng…
Chỉ ở những cánh rừng đủ rộng với những hệ sinh thái khỏe mạnh và an toàn các
loài hoang dã mới có thể sinh sôi và phát triển.
Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo
tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn đa dạng sinh học phổ biến được
áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn
ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation).
Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo
đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thông thường bảo tồn
nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện
pháp quản lý phù hợp.
Hệ thống các khu bảo tồn (KBT) của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm: Các
KBT rừng (Khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang
quản lý 128 KBT. Các khu bảo tồn biển thuộc Bộ Thủy sản quản lý 15 KBT. Khu bảo
tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý 68 KBT

14


Bảng. Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
T.T

Loại


Số lượng

Diện tích (ha)

I

Vườn Quốc gia

30

1.041.956

II

Khu Bảo tồn thiên nhiên

60

1.184.372

IIa

Khu dự trữ thiên nhiên

48

1.100.892

IIb


Khu bảo tồn loài/sinh cảnh

12

83.480

III

Khu Bảo vệ cảnh quan

38

173.764

Tổng cộng (Khu bảo tồn)

128

2.400.092

Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2013- Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch
rừng
Trong 128 KBT rừng hiện nay có 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên
nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích
2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Một số
khu rừng nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm, các trường học cũng đã được thống kê
vào trong hệ thống rừng đặc dụng.
Hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái
toàn quốc. Trong số 128 KBT có 14 khu có diện tích nhỏ hơn 1000 ha, chiếm 10,9%.
Các khu có diện tích nhỏ hơn 10.000 ha là 52 khu, chiếm 40,6% các khu bảo tồn, bao

gồm VQG 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9 khu bảo vệ loài, 30 khu bảo vệ cảnh
quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000 ha trở lên. Nhiều khu bảo tồn còn bao
chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư, ranh giới một số khu bảo tồn trên
thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp, tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành
được các hành lang liên kết các KBT nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau v.v.
Ngoài các KBT, các hình thức bảo tồn dưới đây đã được công nhận ở Việt Nam.
- 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp.
Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Khu Cát Bà (Tp.
Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu
Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.
- 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
- 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên
(Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)
- 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG (Cát Tiên).
15


Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi
thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu
tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh
vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để
nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: i) nơi sinh sống
bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên…
Hiện nay, nước ta có 17 khu rừng thực nghiệm với diện tích 8.516 ha. Các khu
rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và
các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, Một số khu thực nghiệm điển hình như:
Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55
họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây...
Nước ta có tới 3.800 cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật. Các loài cây thuốc

phân bổ khắp trên các vùng sinh thái ở Việt Nam. Trong số đó, phần lớn các cây thuốc
là mọc tự nhiên và khoảng 20% đã được gieo trồng. Tuy nhiên, , trong số 848 loài cây
thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài được bảo tồn trong các
vùng và các cơ sở nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều vườn cây thuốc đã được thành
lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc
nam và thuốc bắc.
Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2009), đến
nay, ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn 14.300 giống của
115 loài, gồm 3 ngân hàng gen:
- Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt.
- Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính.
- Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ.
Tại 19 cơ quan mạng lưới của hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng đang bảo tồn
5000 giống của 50 loài cây trồng và 3.340 kiểu gen (Genotype), 200 tiêu bản hạt của
cây cao su. Đang xây dựng tập đoàn 300 kiểu gen, tư liệu hoá 2.000 kiểu gen cây cao
su.
II. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các dự án đầu tư phát
triển.
1. Thành tựu
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước phát
triển, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và khẳng định
được vai trò của lĩnh vực này đối với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
nói riêng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia trong những năm vừa qua dần được cải thiện, quy
mô được mở rộng và hình thức ngày càng đa dạng.

16


Theo ước tính trong 10 năm của giai đoạn vừa qua có hơn 24% tổng đầu tư xã hội

là dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn vốn này tương đương 9% GDP của
cả nước, trong đó chiếm đến 65% là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều thành công
hơn nữa là nguồn lực của nhà nước, cơ cấu của nguồn đầu tư này còn được đa dạng
hóa bởi các nguồn đầu tư, đóng góp tự nguyện của nhân dân.
Về hệ thống giao thông đường bộ từ năm 2000 đến 2010, tổng chiều dài hệ thống
đường bộ trên cả nước đã tăng từ 217 nghìn km lên hơn 256 nghìn km, theo tính toán
sơ bộ đã tăng hơn 39 nghìn km. Hệ thống đường cao tốc trong vòng 10 năm cũng đã
có những bước tiến vượt bậc khi năm 2000 chỉ có 24 km đường cao tốc, đến năm
2010 đã tăng gấp 7 lần khi đạt 150 km. Các tuyến quốc lộ cũng đã được chỉnh trang
và mở rộng, đảm bảo giao thông thông suốt trên cả nước, đến năm 2010 tổng chiều
dài các tuyến quốc lộ đã đạt 17 nghìn km so với chỉ hơn 15 nghìn km của năm 2000…
Hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam cũng được cải thiện và mở rộng quy
mô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hệ thống giao thông đường biển có những thay đổi và bước tiến quan trọng để góp
phần đưa đất nước hội nhập nhanh hơn với quốc tế. Đặc biệt các cửa ngõ giao thương
then chốt như Hải Phòng, Cái Lân, Sài Gòn, Vũng Áng, Quy Nhơn,… từng bước được
nâng cấp hiện đại để có thể dón những chuyến tàu lớn vào Việt Nam một cách thuận
lợi nhất.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trong những năm qua được mở
rộng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Các hạ tầng về y tế, giáo dục, thương mại, văn hóa – du lịch trong thời gian qua
đều được đầu tư phát triển đúng mức mang lại nhiều thành quả kinh tế - xã hội.
- Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định nhưng
nhìn chung có xu hướng tăng dần.
- Xét về cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã
giảm dần từ 59,1% (năm 2000) xuống còn 33,9% (năm 2008) và tăng nhẹ trở lại lên
mức 40,4% năm 2013 và 38% năm 2015 nhằm duy trì ổn định và phát triển kinh tế
khi khu vực đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn, cầu
tăng thấp do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.


17


- Cùng với việc quản lý chặt chẽ đầu tư công, khu vực kinh tế tư nhân cũng được
khuyến khích mở rộng phát triển. Về cơ bản, các chính sách đã góp phần bước đầu
khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, thất thoát lãng phí; nâng cao hiệu
quả đầu tư.
- Bên cạnh đó, nhiều thể chế quan trọng khác được ban hành liên quan tới việc
định hướng đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt đầu tư và
thực hiện, giám sát đầu tư.
Một trong những văn bản quan trọng nhất của việc thể chế hóa đầu tư công thời
gian qua là Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua
ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Đây là văn bản pháp lý quan trọng được coi là tạo điều kiện cho việc thực hiện quá
trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu, riêng chỉ
số về hạ tầng giao thông Việt Nam tăng 9 bậc (từ thứ hạng 76 trong báo cáo 2014 2015 tăng lên hạng 67 trong báo cáo 2015 - 2016).
- Bộ GTVT đã thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại
ngành GTVT nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, coi đây là phương thức phát triển mới để đổi mới quy trình quản lý, sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Trong hai năm qua, lĩnh vực vận tải đã tái cơ cấu thị trường nội địa, giảm thị phần
vận tải bằng đường bộ. Trên các hành lang vận tải chính đã tăng thị phần vận tải

18


đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Nâng cao chất lượng dịch vụ
vận tải, giảm chi phí vận tải xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6”

- Trong 5 năm qua, nhiều công trình giao thông đồng bộ, hiện đại đã được đưa vào
khai thác, sử dụng. Từ 100 km đường cao tốc, đến nay đất nước đã phát triển được
704 km đường cao tốc, vượt 104 km so với mục tiêu đề ra.
- Bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước đã có những chuyển biến hết sức
rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như: các dự án mở
rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; các đường cao
tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai.
Có được kết quả trên do những năm qua, Bộ GTVT đẩy mạnh công tác huy động
nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
- Đến nay, Bộ GTVT đang quản lý 78 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
với tổng mức đầu tư khoảng 219 nghìn tỷ đồng. Trong đó, từ năm 2013 đến nay, Bộ
GTVT đã thu hút trên 140 nghìn tỷ đồng đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, gấp hơn
hai lần nguồn vốn ngoài ngân sách ngành GTVT đã huy động từ năm 2012 trở về
trước.
Tính riêng 9 tháng năm 2015, Bộ GTVT đã hoàn thành và đưa vào khai thác 77
công trình hạ tầng giao thông, gồm: 5 dự án sử dụng vốn ODA; 43 dự án vốn ngân
sách và trái phiếu Chính phủ; 24 dự án BOT và BT; 5 dự án đầu tư bằng nguồn vốn
khác.
2. Hạn chế
Tuy hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta thời gian qua có những thay đổi, cải tiến đột
phá nhưng không tránh khỏi những hạn chế còn tồn tại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của
chúng ta đã và đang bộc lộ hạn chế về nhiều mặt, chẳng hạn sự xuống cấp của hệ
thống giao thông đường bộ, đường sắt, phí bưu điện khá cao... Dẫn đến vai trò của
lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị suy giảm, xuất hiện nguy cơ về sự giảm sút của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Kết cấu hạ tầng nước ta còn trong tình trạng yếu kém, qui mô nhỏ bé, hầu hết chưa
đạt yêu cầu kỹ thuật, năng lực hạn chế, chưa tạo được kết nối liên hoàn, nhất là về
giao thông vận tải chưa có đường cao tốc theo đúng tiêu chuẩn, thiếu cảng nước sâu;
mạng đường đô thị ở các thành phố lớn, các khu vực phát triển chưa được qui hoạch
kết nối với mạng giao thông chung của quốc gia. So với các nước tiên tiến khác trong

khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam ở dưới mức trung bình.
Cụ thể tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng so với mặt bằng chung là còn quá chậm, so
với một số nước trong khu vực thì hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn quá lạc
hậu và thiếu đồng bộ.
19


Hình thức vẫn tải đa phương thức ở nước ta vẫn chưa được chú trọng khi mà các
loại giao thông như đường bộ và đường biển vẫn chưa được kết nối đồng bộ với nhau.
Hệ thống đường bộ kém chất lượng về kỹ thuật, tuổi thọ thấp, công tác quản lý và bảo
trì vẫn chưa được triển khai đồng bộ. Hệ thống quốc lộ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế
chỉ chiếm 47%, các tuyến cao tốc chỉ đạt 0,1%.
Hệ thống đường sắt còn quá lạc hậu cả về kỹ thuật lẫn quy mô, chủ yếu là đường
đơn khổ 1.000 mm, dẫn đến tốc độ chạy của tàu thấp và độ an toàn cũng không đạt
tiêu chuẩn.
Hệ thống cảng hàng không cũng còn nhiều tồn tại hạn chế, nhiều sân bay chưa đủ
khả năng và cơ sở vật chất hiện đại để đón máy bay hạ cánh vào ban đêm hoặc khi
thời tiết xấu. So với một số nước trong khu vực thì năng lực khai thác các cảng hàng
không của nước ta còn kém, có đến 40% số cảng chỉ có khả năng khai thác máy bay
nhỏ.
Cơ sở hạ tầng mạng lưới điện quốc gia chỉ đạt trình đọ trung bình so với khu vực
và thế giới, chất lượng hệ thống lưới điện còn thấp gây tổn thất điện năng lớn. Trong
khi tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân của thế giới là 8.4% thì ở Việt Nam tổn thất lên
đến 9.6%.
Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giáo dục, an sinh xã hội thiếu về số lượng
và kém về chất lượng. Hệ thống bệnh viện, trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh cho
người dân phân bố không đồng đều và cả dịch vụ cũng còn nhiều hạn chế.
Nhìn chung, nhu cầu phát triển sơ sở hạ tầng về mọi mặt ở nước ta là vô cùng bức
thiết nhưng nguồn lực đầu tư từ Nhà nước lẫn xã hội còn hạn chế gây ra nhiều bất cập.
Tình trạng đầu tư phong trào, rập khuôn của nhiều ngành, địa phương vẫn diễn ra

phổ biến và không thực sự chú trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương. Hiệu
quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng và ở mức cao.

20


- Theo nhận định của WB, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng
tương lai của Việt Nam đã vượt mức khả năng cho phép. Nếu như trong năm 1999,
nguồn vốn ước tính thiếu hụt hàng năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng là 2,1 tỷ USD đến
năm 2009, nguồn vốn thiếu hụt ước tính là 9 tỷ USD. Trong khi đó, phát triển cơ sở hạ
tầng là một trong ba trụ cột chính sách phát triển cốt lõi của Việt Nam. Vì vậy, Việt
Nam cần phải cải thiện hiệu quả đầu tư; tiếp tục lộ trình phân cấp, khuyến khích chính
quyền địa phương chịu trách nhiệm lớn hơn trong quản lý và huy động nguồn vốn cho
cơ sở hạ tầng.
3. Nguyên nhân của các hạn chế
- Việc phân cấp đầu tư quá rộng, tuy nhiên thiếu biện pháp quản lý đồng bộ, dẫn
đến nhiều bộ, ngành, địa phương phê duyệt quá nhiều dự án vượt quá khả năng cân
đối vốn ngân sách Nhà nước
- Vốn đầu bị phân tán, phân bổ vào quá nhiều dự án dẫn đến tình trạng nhiều dự án
bị thiếu vốn, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư, chậm đưa vào sử dụng gây lãng
phí.
- Tình trạng các địa phương cùng cạnh tranh để thu hút đầu tư công dẫn đến đầu tư
dàn trải, phân tán, manh mún và hiệu quả đầu tư không cao. Với quy mô của nền kinh
tế chỉ hơn 120 tỉ USD nhưng cả nước có đến 100 cảng biển, 28 sân bay, 18 khu kinh tế
ven biển, 260 khu công nghiệp, 27 khu kinh tế cửa khẩu và khoảng 650 cụm công
nghiệp, hơn 100 ngân hàng…
21



- Cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải,
chưa có mục tiêu và điều kiện ràng buộc rõ ràng, cụ thể; chưa hướng được đầu tư vào
các ngành công nghệ cao, ngành có lợi thế cạnh tranh, có tác động và đóng góp lớn
cho tăng trưởng kinh tế.
- Do doanh nghiệp nhà nước còn được bao cấp về một số nhân tố sản xuất, nhất là
đất đai, tín dụng; giá đất và tài sản cố định trong nhiều trường hợp chưa tính đúng và
tính đủ nên chưa tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh. Một số doanh nghiệp nhà nước
vẫn là một công ty đóng, chưa thể chủ động huy động vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu
tư bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn dựa nhiều vào vốn tín dụng và
tài nguyên thiên nhiên để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Hệ quả là đòn bẩy tài
chính luôn cao và có thể còn gia tăng; không thể chủ động trong đầu tư phát triển; rủi
ro và nguy cơ bất ổn kinh doanh là rất lớn. Quản trị ở các công ty sở hữu nhà nước
còn yếu kém; quyền chủ sở hữu nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, kém hiệu lực,
ít hiệu quả; cơ chế "hành chính chủ quản" phân tán, thiếu minh bạch, thiếu trách
nhiệm giải trình.
- Tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, chỉ quan tâm đến lợi ích cục
bộ, lợi ích nhóm, bệnh thành tích theo nhiệm kỳ, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn
bị đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư, vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt… là
những nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tư chưa đúng. Tăng GDP chạy theo
số lượng, tìm mọi cách tăng lượng vốn đầu tư, trước hết là đầu tư công diễn ra phổ
biến trong tổ chức thực hiện đầu tư. Bố trí đầu tư vượt quá khả năng cho phép, phân
bổ đầu tư cho cả những dự án chưa đủ thủ tục, những dự án chưa cần thiết, bất chấp
hiệu quả làm phát sinh đầu tư dàn trải, nợ đọng lớn. Trong nhiều dự án, chủ đầu tư
quản lý đầu tư xây dựng tách rời người vận hành công trình sau khi công trình được
đưa vào sử dụng nên chủ đầu tư thường buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nhà thầu;
có trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu câu kết với nhau để thực hiện các hành vi sai trái.
- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chưa ngang tầm, yếu kém
trong công tác chỉ đạo, điều hành gây thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai
thực hiện đầu tư. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ cán bộ,
công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư xây dựng còn kém. Lãnh đạo không

ít bộ, ngành, địa phương chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của mình
trong công tác đầu tư xây dựng. Báo cáo của các bộ, địa phương về đầu tư vẫn nặng
về thành tích, chưa thẳng thắn nhìn nhận hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm,
thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, liên tục, công tác
giám sát, đánh giá đầu tư chưa được coi trọng. Công tác giám sát nội bộ hiệu quả thấp.
Hầu như rất ít vụ tham nhũng gây thất thoát, lãng phí được phát hiện thông qua giám
22


sát nội bộ hoặc giám sát của đại diện chủ sở hữu hoặc giám sát của cơ quan quản lý
nhà nước.
- Tu duy ỷ lại vào đầu tư của ngân sách nhà nước còn nặng nề. Các bộ, địa phương
ít chủ động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn vốn khác như đầu tư nước ngoài,
đầu tư tư nhân để tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Khi vốn
ngân sách không đáp ứng được tiến độ thi công, nhất là trong điều kiện giá xây dựng
đang tăng cao như hiện nay, thì việc huy động dự án vào sản xuất, kinh doanh bị
chậm, không phát huy được hết công suất.
- Việc hoạch định chính sách và ban hành các văn bản pháp luật chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, việc lấy ý kiến
của các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật còn bị động. Hệ thống
các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư (đất đai, xây dựng, thuế…) đã
gây trở ngại cho việc thực hiện đầu tư theo hướng đơn giản hóa. Hiện tượng phân tán,
chồng chéo, trùng lắp về thủ tục hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết các thủ tục hành chính về đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, gây trở ngại,
đẩy chi phí đầu tư lên cao, làm môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam kém tính
hấp dẫn, cạnh tranh.
IV. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng.

1. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng ở Hàn Quốc đã diễn ra mạnh mẽ kể từ những
năm 1960 khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hoá nhanh
chóng. Đến nay, Hàn Quốc đang có một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối tiên tiến
so với các nền kinh tế công nghiệp đang nổi lên khác, tuy nhiên nó vẫn còn lạc hậu so
với các nền kinh tế công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thông tin và
dựa trên tri thức hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang hướng tới những mục tiêu mới
về phát triển kết cấu hạ tầng. - Khái quát lịch sử phát triển kết cấu hạ tầng của Hàn
Quốc: Ngay sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã bắt đầu quá trình
hồi phục kinh tế của mình với sự hỗ trợ mạnh mẽ của viện trợ nước ngoài. Kế hoạch
phát triển 5 năm lần đầu tiên của Hàn Quốc (1962-1966) tập trung vào phát triển các
ngành công nghiệp nhẹ và thay thế nhập khẩu. Chính phủ đã bắt tay xây dựng 275km
đường sắt và nhiều dự án đường cao tốc nhỏ. Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ hai
(1967-1971) tập trung đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng gần 50%/năm.
Chính phủ tiếp tục đầu tư phát triển đường sắt và đầu tư xây dựng nhiều đường cao
tốc. Dự án đường cao tốc lớn đầu tiên của Hàn Quốc đã được xây dựng nối hai thành
phố lớn nhất nước, Seoul ở Tây Bắc và Pusan ở Đông Nam. Dự án này đã tạo thành
một hành lang công nghiệp tối quan trọng ở Hàn Quốc, đồng thời cũng là biểu tượng
về tính tự lực tự cường của dân tộc Hàn Quốc. Tuy nhiên, các khoản đầu tư của Hàn
23


Quốc cho phát triển kết cấu hạ tầng trong những năm 1960 là chưa đủ. Khi nền kinh tế
bước vào giai đoạn toàn dụng nhân công đầu những năm 1970, Hàn Quốc đã bắt đầu
gặp phải tình trạng “thắt cổ chai” kết cấu hạ tầng. Khi đó, nhận thấy thực tế rằng rất
khó cạnh tranh với những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, Hàn Quốc
đã chuyển trọng tâm sang phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá
chất, đòi hỏi trình độ phát triển cao của kết cấu hạ tầng. Bắt đầu từ Kế hoạch phát
triển 5 năm lần thứ ba (1972-1976), Chính phủ Hàn Quốc đã xác định những ưu tiên
mới cho phát triển kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ các ngành công nghiệp hoá dầu, sản

xuất thép và đóng tàu. Nhiều dự án lớn về phát triển sân bay, cảng biển, đường cao
tốc, đường sắt và hệ thống viễn thông đã được thực hiện. Kể từ năm 1972, Chính phủ
cũng bắt đầu xây dựng các khu công nghiệp lớn với các cảng nước sâu mới, chủ yếu
dọc bờ biển Đông Nam gần các cảng Pohang, Ulsan và Masan. Bên cạnh đó, CIEMTrung tâm Thông tin – Tư liệu 7 các chính quyền địa phương cũng tiến hành xây dựng
các dự án cảng lớn ở Inchon và Pusan, xây thêm 487 km đường cao tốc ở miền Nam
và xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm ở Seoul. Vào nửa đầu những năm 1980, Hàn
Quốc thực hiện các chính sách nhằm ổn định hoá nền kinh tế, phát triển khu vực tư
nhân và giải điều tiết. Chính phủ tập trung ít hơn vào phát triển các ngành công nghiệp
nặng và công nghiệp hóa chất, song chú ý nhiều hơn đến các ngành sản xuất hàng tiêu
dùng chất lượng cao, đồng thời hạn chế chi tiêu chính phủ. Tuy vậy, đầu tư cho kết
cấu hạ tầng vẫn ở mức tương đối cao, chiếm 8% GNP năm 1983. Năm 1985, nhận
thấy mức lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một
loạt biện pháp kích thích nền kinh tế và bổ sung một khoản ngân sách để kích cầu và
tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Những biện pháp này đã góp phần nâng cao tốc độ
tăng trưởng kinh tế lên mức hai con số. Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng
trong GNP giảm xuống còn khoảng 5%, nhưng lượng vốn đầu tư tuyệt đối gia tăng rất
nhanh. Vào giữa những năm 1990, những nút thắt cổ chai lớn đã bắt đầu ảnh hưởng
xấu đến nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là những nút cổ chai về giao thông đường bộ
và đường cao tốc. Do sự gia tăng bất thường của xe ô tô, là hệ quả của các chính sách
hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ô tô nội địa, Hàn Quốc đã phải đối mặt với những
vấn đề giao thông nghiêm trọng, làm gia tăng mạnh những chi phí hậu cần. Người ta
tính toán rằng, tắc nghẽn giao thông đã gây tổn hại tới 6,5 tỷ USD. Để khắc phục,
trong những năm 1990, Hàn Quốc đã có kế hoạch chi khoảng 100 tỷ USD chỉ riêng
cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó khoảng một nửa cho đường bộ,
40% cho đường sắt (kể cả tuyến đường sắt cao tốc từ Seoul đi Pusan), và phần còn lại
cho sân bay và bến cảng. Tuy vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng của Hàn Quốc cũng gặp
phải một số vấn đề khác, chẳng hạn như chi phí xây dựng gia tăng nhanh chóng (nhất
là đền bù giải phóng mặt bằng và tiền lương của lao động trong nước) và các mối
quan tâm ngày càng tăng về thâm hụt ngân sách. Thí dụ, bong bóng đầu cơ giá đất đã
làm gia tăng chi phí xây dựng một km đường cao tốc từ 4 triệu USD năm 1985 lên

khoảng 26 triệu USD năm 1990. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1993-1997 đã
24


hoạch định một chương trình tham vọng tập trung vào việc cải thiện mức sống của
người dân (nhà ở, môi trường, giao thông đô thị) và mở rộng phúc lợi xã hội (giao
thông và phân phối, kể cả việc phát triển các tiêu chuẩn thông tin liên lạc) nhằm đáp
ứng những nhu cầu về kết cấu hạ tầng của xã hội. CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư
liệu 8 Do có những nỗ lực liên tục của Chính phủ Hàn Quốc, cho nên sự gia tăng đầu
tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đã đạt mức kỷ lục hơn 20% một năm, và những năm
gần đây thậm chí đã vượt qua tốc độ gia tăng ngân sách quốc gia. Đáng chú ý, trong
năm 1997, ngân sách chính phủ đầu tư cho kết cấu hạ tầng lần đầu tiên vượt qua mức
10 tỷ Won. Năm 2001, tỷ trọng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng trong tổng chi tiêu
ngân sách của Chính phủ đã đạt mức 14,6%, tăng đáng kể so với mức 11,2% của năm
1993 và 14,2% năm 1997. Bên cạnh những chính sách mở rộng cung, Chính phủ Hàn
Quốc cũng tập trung vào những chính sách nhằm thu hẹp cầu đầu tư cho kết cấu hạ
tầng thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, chẳng
hạn như áp dụng các hệ thống thông tin về hậu cần hoặc hệ thống thông tin về giao
thông trên đường cao tốc. Hiện nay, định hướng phát triển của Hàn Quốc là hướng tới
nền kinh tế dựa trên tri thức và nước này đang đứng trước những thách thức không
nhỏ. Để đạt được mục tiêu phát triển, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định cần phải nâng
cao năng lực quốc gia để có thể tận dụng được hệ thống sáng tạo và truyền dẫn tri
thức toàn cầu. Do vậy, Chính phủ đã hoạch định và tiến hành các biện pháp nhằm đạt
được những yếu tố sau đây: (1) hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin năng động nhằm
tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc cũng như xử lý thông tin; (2) nền dân trí cao để có
thể sáng tạo và sử dụng tri thức; (3) hệ thống các trung tâm nghiên cứu, trường đại
học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể khai thác kho tri thức
toàn cầu, thích nghi với địa phương và sáng tạo tri thức mới; (4) một hệ thống kinh tế
và thể chế hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích việc sử dụng tri thức hiện có,
sáng tạo tri thức mới và tinh thần kinh doanh. - Sự tham gia của khu vực tư nhân vào

phát triển kết cấu hạ tầng: Hàn Quốc đã tiến những bước dài trong việc thu hút sự
tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng kể từ đầu những năm
1990. Năm 1994, Hàn Quốc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân nhằm
khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chủ yếu là các dự
án đầu tư mới trong lĩnh vực giao thông. Chính phủ đã lên danh mục 40 dự án giao
thông trọng điểm kêu gọi sự tham gia của tư nhân. Tuy nhiên, do một số khiếm khuyết
của Luật và quá trình lựa chọn không rõ ràng, cho nên chỉ có 5 dự án được bước vào
giai đoạn xây dựng, nhưng tất cả đều bị đình lại khi cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á
nổ ra năm 1997. Tháng 7 năm 1998, Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách Hàn Quốc đã ban
hành các chính sách quan trọng nhằm: (1) tư nhân hoá 11 doanh nghiệp nhà nước,
gồm CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu 9 cả Tập đoàn Viễn thông Hàn Quốc,
Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc, và Tổng công ty Khí đốt Hàn Quốc; (2) thiết lập
một khung khổ pháp lý điều tiết sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kết
cấu hạ tầng; (3) đẩy mạnh cạnh tranh trên thị trường; (4) giải quyết các vấn đề lao
25


×