Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng kiến hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 20 trang )

Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

KINH NGHIỆM:
XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC”
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN KRÔNG ANA
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1- Lý do chọn đề tài:
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở (PTDTNT THCS)
huyện Krông Ana được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất
trang thiết bị để nuôi, dạy, ăn, ở tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất
thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường không vào được
trường PTDTNT THPT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn
tại địa phương hoặc vào trường THPT ở huyện rồi bỏ học giữa chừng. Bởi vậy việc
nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT THCS là vấn đề hết sức nan giải
bản thân luôn trăn trở để tìm ra giải pháp. Một trong những giải pháp để nâng cao
chất lượng học tập là thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập chưa cao là khả năng nói và hiểu
tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu, nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các
em còn thiếu tự tin, nhút nhát trong giao tiếp, không biết ghi chép, không biết cách
sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Nhưng các em lại không dám mạnh dạn đề xuất,
không dám mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn.
Học sinh của trường 95% là người dân tộc thiểu số được tuyển từ các buôn
làng trong toàn huyện, thành phần dân tộc lại khác nhau, phong tục tập quán khác
nhau, nên các em rất khó gần gũi nhau, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc
sống. Bởi vậy thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” là một trong những biện pháp để các em hiểu nhau hơn, gần gũi
nhau hơn, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên


cứu và thực hiện.
2- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu:

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

1


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của trường và đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Giáo dục học sinh (HS) có ý thức cao trong việc thực hiện các nội dung
của phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và
các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
- Kết hợp với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là những tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” để thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên cơ sở xây dựng
“Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực ”
b. Nhiệm vụ:
b.1- Đối với nhà trường:
- Triển khai đầy đủ các công văn chỉ thị của các cấp cho toàn thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên và HS nhà trường hiểu và nắm vững nội dung của phong trào.
- Củng cố Ban chỉ đạo cấp trường về phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” để đủ sức điều hành các hoạt động đạt hiệu quả

thiết thực.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm đổi mới hình thức
thực hiện năm nội dung trọng tâm của phong trào thi đua.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp
với điều kiện ở nhà trường nhưng không quá tải; có sự tham gia của Công đoàn,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
của trường; Hiệu trưởng phân công cụ thể cho từng cán bộ - giáo viên chủ trì hoặc
phối hợp trong các hoạt động của phong trào thi đua.
- Phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trên cơ sở năm nội dung theo từng chuyên đề trong từng năm học.
- Tiếp tục thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường” (Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT), trong đó cụ thể hoá các quy tắc
ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường.
- Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh nắm
vững nội dung để thực hiện; cha mẹ học sinh, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

2


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

chức chính trị, xã hội tham gia hỗ trợ thực hiện phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tham mưu với các cấp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn
cho học sinh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí của
trường học thân thiện, học sinh tích cực.
b.2- Đối với các tổ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của bộ phận nhằm đổi
mới hình thức thực hiện năm nội dung trọng tâm của phong trào thi đua;

-Tổ chức triển khai kế hoạch, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để
cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” theo kế hoạch bộ phận mình đề ra.
- Kết thúc học kỳ I và cuối năm học báo cáo cụ thể kết quả hoạt động của
phong trào về Ban chỉ đạo nhà trường, bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị khen
thưởng.
3- Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường PTDTNT
THCS huyện Krông Ana.
4- Giới hạn của đề tài:
Môi trường, phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại trường PTDTNT THCS
huyện Krông Ana.
Khả năng áp dụng: Các trường PTDTNT THCS.
5- Phương pháp nghiên cứu:
a.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Bản thân đã nghiên cứu, phân
tích và tổng hợp tất cả các tài liện, văn bản chỉ đạo của ngành để áp dụng vào thực
tế tại trường.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Trên cơ sở các văn bản
chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã xây dựng thành hai
mảng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” ; “Phòng ở thân thiện, học sinh tích
cực ” để học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện, phù hợp với đặc điểm riêng của trường.
b.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Điều tra tình hình thực hiện và các nội dung mà học
sinh đã thực hiện để đưa ra các nội dung thực hiện “Lớp học thân thiện, học sinh
tích cực ” ; “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực ”.
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

3



Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm giáo dục: Đề tài được thực hiện
bằng cách đem lý thuyết áp dụng vào thực tế, có điều chỉnh bổ sung và từ thực tế
rút ra những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia: Viết thành chuyên đề để cán bộ
(CB), giáo viên (GV), nhân viên (NV) và HS thảo luận, bàn bạc và góp ý cụ thể
từng nội dung;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tổ chức chuyên đề phổ biến cho
toàn thể CB, GV, NV và HS nắm vững nội dung để thực hiện; qua quá trình triển
khai thực hiện có lấy ý kiến đóng góp của CB, GV, NV và HS để bổ sung, sửa đổi
cho phù hợp với tình hình thực tế ở trường.
II. PHẦN NỘI DUNG
1- Cơ sở lý luận
Bám sát các công văn, chỉ thị của các cấp
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
- Kế hoạch số 307/KH- BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.
- Công văn số 250/CTr/ BGDĐT-HLHPNVN-HKHVN, ngày 22/4/2009 về
chương trình phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2009-2013.
- Công văn số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN, ngày 19/8/2008
về kế hoạch liên nghành triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
- Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk các năm học.

- Tham khảo thêm một số tài liệu, một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng
nghiệp qua mạng Internet.
2- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi, khó khăn:
a.1. Thuận lợi
- Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và
các ban ngành trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

4


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

một cách toàn diện, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Đội ngũ CB, GV, NV nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề
nghiệp. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, có ý thức
tham gia phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường được đầu tư ngày càng khang
trang, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học, thực hiện tốt phong trào thi đua “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà năm học đề ra.
a.2. Khó khăn:
- Trình độ học sinh chưa đồng đều, năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh
còn nhiều hạn chế; khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số
còn yếu, nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát trong giao
tiếp, không biết ghi chép...
- Việc học tập trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy trong

chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn vì mỗi bộ môn chỉ có 1-2 giáo viên.
- Cơ sở vật chất đã được đầu tư song còn thiếu phòng học bộ môn;
- Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh còn nhiều bất cập vì học sinh
ở rải rác các buôn, các xã trong toàn huyện nên việc phối hợp giáo dục với nhà
trường gặp nhiều khó khăn.
b. Thành công, hạn chế:
Thành công: Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế ở trường PTDTNT THCS
huyện Krông Ana, đa số học sinh đã hưởng ứng nhiệt tình, khí thế thi đua sôi nổi
hơn, hiệu quả của phòng trào đã thực tế hơn, rõ ràng hơn; các em đã nắm vững
những nội dung cơ bản của phong trào để áp dụng và thực hiện.
Hạn chế: Việc theo dõi, đánh giá, xếp loại hiện đang giao cho Tổ trưởng tổ
quản lý nội trú và Tổng phụ trách đội có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và
đội cờ đỏ ở các lớp; chưa giao cho HS tự theo dõi, đánh giá, xếp loại được.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
Mặt mạnh: Đã rèn luyện và tạo cho HS tính tự giác, tích cực tham gia phong
trào; HS đã nắm vững hơn về nội dung của phong trào để thực hiện; phong trào có
hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn và thiết thực hơn.

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

5


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Mặt yếu: Một số HS chấp hành nội quy, nề nếp và thời gian biểu chưa tốt,
làm ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp, của phòng ở như còn hiện tượng xả
rác bừa bãi, phòng ở vệ sinh chưa sạch, tự ý ra khỏi trường khi chưa cho phép ...
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...
Cở sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng để nâng cao hiệu quả của phong

trào như: các điều kiện để làm công tác vệ sinh chưa đảm bảo dẫn đến đôi lúc, đôi
nơi vẫn còn bẩn; một số HS ý thức tự giác chưa cao dẫn đến còn vi phạm một số
nội dung của phong trào.
3- Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, áp dụng các giải pháp để toàn thể CB,
GV, NV và HS thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp
b.1) Tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nhà trường về ý nghĩa to lớn của
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chỉ đạo,
tổ chức thực hiện nội dung liên quan như: “Đi học an toàn”, phòng ngừa từ xa và
ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, hành vi bạo lực học đường. Tổ chức
chuyên đề “Học sinh nói không với hành vi bạo lực học đường” vào thời điểm đầu
năm học. Tổ chức cho học sinh và tập thể lớp ký cam kết thực hiện tốt các nội
dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
b.2) Tăng cường công tác chủ nhiệm, quản lý học sinh, xử lý công khai,
nghiêm minh, dứt điểm các trường hợp vi phạm. Chủ động phối hợp với công an,
chính quyền và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương, chú trọng công tác xây dựng
mô hình liên kết chặt chẽ để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong
phòng chống tội phạm. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học
sinh, đặc biệt là pháp luật về “an toàn giao thông”, phòng chống tội phạm ma túy,
tệ nạn xã hội. Tiếp tục xây dựng và phát huy tổ tư vấn tâm lý cho học sinh, giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
Để phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp, trên cơ sở 5 nội
dung của phong trào, chúng tôi đã xây dựng tiêu chuẩn “Lớp học thân thiện, học
sinh tích cực” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực” để các lớp, các phòng ở
phấn đấu, thực hiện tốt.(Có phụ lục kèm theo)
Các giải pháp để thực hiện tốt các nội dung của tiêu chuẩn “Lớp học thân

thiện, học sinh tích cực” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực” đã thực hiện:
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

6


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Đối với từng lớp, để phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động
học tập và rèn luyện, GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS
bầu chọn được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự thân thiện và tích cực.
Đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập
thể lớp học. Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại ký túc xá. GVCN cần
nắm chắc sở trường, trình độ tiếp thu của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp
thành các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở ký túc xá. Chú ý chia tổ nhóm học tập
theo các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... học sinh ngoan và chưa
ngoan... để các em giúp nhau học tập, rèn luyện; GVCN quy định cụ thể thời gian
HS học tập và sinh hoạt tổ - nhóm ở ký túc xá mỗi ngày và kiểm tra việc học tập,
sinh hoạt của các tổ nhóm này bằng các hình thức khác nhau như thông qua mạng
lưới cán sự lớp, giáo viên, nhân viên trực và bản thân GVCN trực theo dõi... Đồng
thời, ở trên lớp, GVCN cần duy trì thật tốt và có chất lượng tất cả các buổi truy bài
đầu giờ của HS. Bên cạnh hoạt động học tập theo tổ - nhóm, chúng tôi cũng rất chú
trọng phong trào “đôi bạn cùng tiến” – nhằm hỗ trợ thêm cho các em HS có lực
học còn yếu, giúp đỡ giáo dục mọi mặt cho các em học chưa ngoan tiến bộ hơn.
- Đối với các lớp chúng tôi phát động các phong trào thi đua “Lớp học thân
thiện, học sinh tích cực” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực” ở từng tuần,
từng tháng, từng đợt với các nội dung cụ thể, có sơ kết vào cuối mỗi tuần, mỗi
tháng, mỗi học kỳ; hàng tháng có tổng kết, tặng cờ luân lưu, phát thưởng cho các
lớp, các phòng ở đạt danh hiệu “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và “Phòng
ở thân thiện, học sinh tích cực”.


Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

7


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Để làm tốt công tác theo dõi, xếp loại thi đua tôi đã xây dựng ba rem điểm
xếp loại cụ thể từng nội dung của phong trào; xây dựng kế hoạch kiểm tra và phân
công cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra và
tổng hợp xếp loại hàng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học (có phụ lục kem theo).
Xây dựng “Quỹ tình thương thắp sáng ước mơ”: Hàng năm nhà trường đã tổ
chức chương trình “Thắp sáng ước mơ” kết hợp với giao lưu văn nghệ nhằm kêu
gọi toàn thể CB, GV, NV nhà trường; các cơ quan, doanh nghiệp đóng góp xây
dựng quỷ; giao cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt hoàn cảnh của từng HS trong lớp,
nhất là những em HS có hoàn cảnh khó khăn để lên kế hoạch, bàn bạc với Ban đại
diện CMHS để chọn đúng đối tượng tặng quà nhân dịp tết nguyên đán, đầu năm
học (hỗ trợ áo trắng, khăn quàng đỏ, quà tết...)
Phương châm giáo dục của chúng tôi là “lạt mềm buộc chặt”, GVCN phải
thực sự là người thân thiện – nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Xem các
em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên, chia
sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống... từ đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tư
tưởng, lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em.
b.3) Đối với giáo viên làm công tác giảng dạy: cần phải tích cực tìm tòi,
nghiên cứu sách vở, học hỏi đồng nghiệp đi trước; để biết linh hoạt, khéo léo vận
dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng phần. Tích cực tham gia
nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh
nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi
mới phương pháp dạy học… nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích
thú khi học tập bộ môn.
Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích
các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi
và sôi nổi hơn...
b.4) Đối với nhân viên phục vụ luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiện và
tốt đẹp với HS, phục vụ HS thật tận tình, chu đáo; coi HS như con, em mình. Đặc
biệt đối với nhân viên cấp dưỡng luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của các em, tôn
trọng phong tục tập quán của các em để có những sáng kiến trong việc chế biến
thức ăn, để các em ăn hết lượng thức ăn theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo đủ chất,
đủ lượng, để các em có đủ sức khỏe để học tập và rèn luyện tốt; xây dựng “Nhà ăn
thân thiện”.
b.5) Tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh
hiểu rõ những tác động xấu của trò chơi trực tuyến (gameonline) khi tham gia chơi
quá nhiều, chơi trò chơi với nội dung bạo lực, đồi trụy… Phối hợp chặt chẽ với gia
đình và địa phương để quản lý, kiểm soát việc truy cập internet của học sinh. Tập
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

8


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

huấn và triển khai đại trà giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động
giáo dục ở trường.
b.6) Tiếp tục tổ chức và phát huy tác dụng của Lễ tri ân cho học sinh lớp 9
nhằm để lại dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc cho các em khi ra trường. Xây dựng và phát
triển quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học (Đối với CB,GV,NV và đối với HS)
hướng tới xây dựng văn hóa học đường ở trường học.
b.7) Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian với nhiều hình

thức phong phú và đa dạng như: sáng tác thơ văn tuổi học trò, “Liên hoan đàn và
hát dân ca”, “Liên hoan các trò chơi dân gian”; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao nhân các ngày lễ lớn. Hàng năm vào dịp tết nguyên đán tổ chức cho
HS gói bánh chưng, chế biến thức ăn, tổ chức tất niên trước khi về nghỉ tết.
b.8) Tổ chức cho toàn thể CB, GV, NV và HS viếng và chăm sóc nghĩa trang
liệt sỹ của huyện. Thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, với tấm lòng biết ơn
các anh hùng đã ngã xuống để chúng em được sống trong hoà bình, được tung tăng
cắp sách đến trường, hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc; giáo dục cho các em học
sinh hiểu sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước, anh dũng, hy sinh của các thế hệ
cha, anh để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong buổi viếng thầy cô cùng các em đã dâng hương kính viếng hương hồn
các Liệt sỹ và dẩy cỏ, quét dọn phần mộ của các anh hùng liệt sĩ. Các em học sinh
đều thể hiện niềm tự hào được góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm sạch nơi an
nghỉ của các anh hùng Liệt sỹ; càng tự hào hơn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc hơn
đối với các Liệt sỹ và tích cực hơn trong học tập và các hoạt động của trường.

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

9


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Hình ảnh học sinh tham gia viếng nghĩa trang liệt sĩ.

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

10



Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

b.9) Xây dựng, cập nhật hệ thống các bài học kinh nghiệm, sáng kiến của
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để làm tài
liệu phổ biến cho CB,GV và HS.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Các giải pháp nêu trên đều nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả 5 nội dung
của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, khi
tách phong trào thành các phong trào riêng biệt như vậy để HS dễ hiểu, dễ thấy
được việc làm cụ thể của mình để thực hiện; động viên, khích lệ được toàn thể HS
tham gia nhiệt tình; việc kiểm tra, đánh giá kết quả của ban chỉ đạo cũng thuận lợi
hơn, chính xác hơn.
Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi thực hiện phải đồng
thời áp dụng các giải pháp đó thì mới đạt hiệu quả cao; trong đó giải pháp 1 là tiền
đề, giải pháp 2 là quan trọng và then chốt, các giải pháp còn lại là giải pháp hỗ trợ;
trình tự thực hiện các giải pháp theo thứ tự từ 1 đến 9.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng
Khi tách 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” ra thành hai phong trào riêng biệt: “Lớp học thân thiện,
học sinh tích cực ” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực ”; kết quả thu được
cao hơn; việc thực hiện các nội dung của phong trào ngày càng thực chất hơn; khí
thế thi đua giữa các lớp, các phòng ở sôi nổi hơn; tính tích cực, tự giác, tự quản của
học sinh được thể hiện rõ nét hơn. Phong trào được triển khai thực hiện xuyên suốt
cả năm học nên hiệu quả cao hơn.
Kết quả cụ thể của năm học 2016-2017 và học kỳ I năm học 2017-2018:
Nội dung 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
1.1. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày
càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh; tham mưu cải
tạo sân trường với tổng trị giá gần 1,4 tỷ đồng.

1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên.
- Đã tổ chức cho học sinh trồng cây trong khuôn viên trường vào cuối tháng
5 với tổng số cây trồng mới là 12 cây; tổ chức ngoại khóa về vai trò của cây xanh,
rừng trong việc hạn chế lũ lụt, khắc phục hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi khí hậu
trên trái đất. Cải tạo sân trường theo mô hình hoa viên, trồng mới 120 m 2 bồn hoa,
10 chậu cảnh, vườn cây thuốc nam (100m2); với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng.
- Đã tổ chức cho học sinh chăm sóc cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh hàng
tuần.
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

11


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Không có tình trạng học sinh của trường xâm phạm cây xanh, vườn hoa,
cây cảnh hoặc trèo cây xẩy ra tai nạn.
1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Đã có đủ nhà vệ sinh dùng riêng cho giáo viên, nhân viên và riêng cho học
sinh (đều bố trí riêng cho nam và cho nữ).
- Nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp, hợp mỹ quan, không gây ô nhiễm môi
trường trong trường và dân cư xung quanh.
- Nhà vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và cấp đủ nước sạch, đảm bảo vệ sinh,
thuận tiện, đạt tiêu chuẩn quy định.
1.4. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ
sinh công cộng, trường lớp và cá nhân.
- Tổ chức cho học sinh trực nhật lớp học, khu vực trường hàng ngày và tổng
vệ sinh toàn trường thường kỳ vào chiều thứ 6.
- Đã có thùng rác đặt trong khuôn viên, thu gom rác thải về đúng nơi quy

định, không có hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường.
- Không có hiện tượng tự tiện viết chữ, khắc, vẽ lên tường, bàn ghế.

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

12


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Hình ảnh nhà trường trước và sau khi thực hiện phong trào thi đua “xây
dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

13


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Nội dung 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
2.1. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên
cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học
của học sinh
- Mỗi giáo viên đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, đã thực hiện
đúng chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT ban hành, nâng cao chất lượng dạy
học và đảm bảo gây hứng thú, giảm bớt căng thẳng cho học sinh trong học tập, sử
dụng hợp lý sách giáo khoa và có thái độ thân thiện với học sinh. Thực hiện cân
đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, cho

học sinh trong quá trình dạy học. Đã sử dụng phương pháp thuyết trình hợp lý,
không lạm dụng đọc - chép, có phân tích khai thác lỗi để hướng dẫn học sinh rèn
luyện kỹ năng tư duy. Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm
một số chuyên đề phù hợp và thực hành thuyết trình trước lớp. Có liên hệ thực tế
khi dạy học, thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương và yêu cầu dạy học tích
hợp. Sử dụng các thiết bị dạy học tối thiểu đúng quy định, đổi mới đánh giá và
hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập. Học sinh học lực yếu kém
được giúp đỡ để học tập tiến bộ, học sinh giỏi được bồi dưỡng để nâng cao hơn
nữa kết quả học tập; Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, hội thảo về phương
pháp dạy học.
- Đã tổ chức 3 chuyên đề về phương pháp dạy học và chuyên đề phương
pháp tự học cho học sinh.
- Học sinh hứng thú học tập; được tổ chức làm việc cá nhân, theo cặp, theo
nhóm. Trường có tổ chức học 2 buổi/ngày.
- Đã thông báo kết quả rèn luyện, học tập tới gia đình học sinh từng học kỳ;
kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh tiến bộ hơn.
- Giáo viên sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng hợp lý công nghệ
thông tin trong dạy học.
* Nhà trường còn thiếu 2 phòng học thí nghiệm, thực hành.
2.2. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo
thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao
- Thường xuyên tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ
chức dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, giáo án điện tử...Kết quả có 10/10
GV dạy giỏi cấp trường; 04 GV dạy giỏi cấp huyện; 03 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Học sinh tham gia đầy đủ các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức.
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

14



Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Nội dung 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Đã rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo
lực và tệ nạn xã hội; kỷ nămg giao tiếp, thuyết trình, phản biện qua các cuộc thi; kỷ
năng chế biến các món ăn truyền thống…
Nội dung 4. Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Đã tạo nhiều sân chơi cho học sinh trên cả hai phương tiện: sân chơi trong
các giờ học theo tinh thần mỗi giờ học thực sự “ gây hứng thú cho học sinh trong
giờ học” Sân chơi các hoạt động giáo dục, TDTT, vui chơi ngoài giờ lên lớp bao
gồm: Cải tạo sân trường, làm mới 02 sân bóng chuyền.
- Đã phổ biến kiến thức và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao cho học sinh chào mừng các ngày lễ lớn và tham gia dự thi các cấp.
- Kết quả: Năm học 2016-2017 tham gia thi HS giỏi TDTT cấp huyện đạt: 8
giải nhất, 8 giải nhì và 10 giải ba; tham gia cấp tỉnh 5 em đạt 4 giải (1 giải nhì và 3
gải ba); năm học 2017-2018 tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện đạt đạt 04 giải
tập thể (Giải nhất bóng chuyền nữ, Êrobic; giải ba BC nam, giải tư bóng đá nam);
20 giải cá nhân (9 giải nhất, 6 giải nhì và 5 giải ba); xếp thứ 3 toàn đoàn.
4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích
cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh
- Đã phổ biến kiến thức về một số trò chơi dân gian cho học sinh như: Đẩy
gậy, đi cà kheo, nhảy bao bố, bịt mắt nấu cơm, đá cầu….
- Tổ chức hội chợ ẩm thực các vùng miền nhân dịp ngày HS, sinh viên
09/01/2017.

- Đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp với học sinh;
Nội dung 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
- Đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc nghĩa
trang liệt sĩ huyện, đường phố N’trang gưh.

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

15


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Đã tổ chức cho học sinh xớt cỏ, chăm sóc và viếng nghĩa trang liệt sĩ của
huyện ngày 22/12 và các ngày lễ, tết .
- Qua đó tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng cho học
sinh;
Nội dung 6. Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ
tiến bộ của trường trong thời gian qua
- Có sự sáng tạo trong việc tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua: Chia phong
trào thành các phong trào nhỏ để HS đễ thực hiện; Có nội dung cụ thể của từng
phong trào thi đua và xây dựng ba rem điểm để dễ đánh giá, xếp loại. Hàng tháng
đánh giá, xếp loại và tặng cờ luân lưu, phát thưởng cho lớp, phòng ở có số điểm
cao nhất.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG NH 2016-2017
*Tổ chức các chuyên đề và các hoạt động:
Tên chuyên đề

Đơn vị tổ chức


Thời gian
tổ chức

Tuyên truyền luật an toàn giao thông

Công an huyện

Tháng 9

Phòng chống tai nạn đuối nước

Đoàn thanh niên

Tháng 9

“Xây dựng thói quen tốt trong học đường”

Đoàn thanh niên

Tháng 11

Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, Chi bộ
phong cách Hồ Chí Minh

Tháng
3/2017

Tổ chức tuần lễ học tập suốt đời

Nhà trường


Tháng 10

Truyền thống Quân đội nhân dân VN

Đoàn thanh niên

Tháng 12

TC hội chợ ẩm thực

Đoàn thanh niên

Tháng 01

TC ngày hội đọc sách

Nhà trường

Tháng 3

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

16


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

*Kết quả các cuộc thi:
Tên cuộc thi


Kết quả cấp huyện

Kết quả cấp tỉnh

Giáo viên dạy giỏi

03

03

Vân dụng kiến thức liên môn

03

Dạy học theo chủ đề tích hợp

01

Hội thao truyền thống ngành GD

12

Sáng kiến kinh nghiệm

03

Học sinh giỏi văn hóa

06


01

HS giỏi Internet

07

03

02

Liên hoan tiếng hát dân ca

01

HS giỏi thể dục thể thao

26

04

*Chất lượng hai mặt giáo dục:
Năm học

Lên
lớp

Tốt
nghiệp


0

100%

100%

1,3

0

100%

100%

1,3

0

100%

100%

Số Số Chất lượng học lực
CL hạnh kiểm
lớp HS
G Kh TB Yếu Kém T
Kh TB

Yếu


2014-2015

4

157

3,8

39,5 51,0 5,7

0

78,3

16,6

5,1

2015-2016

4

156

8,3

31,4 54,5 5,8

0


79,5

19,2

2016-2017

4

153

5,2

47,1 43,8 3,9

0

83,0

15,7

- Về chất lượng hai mặt giáo dục: So với cuối năm học 2015 - 2016, năm
học 2016-2017 số học sinh xếp loại học lực khá, giỏi 52,3%; tăng 12,6% so với
năm học trước. Chất lượng hạnh kiểm 98,7% khá, tốt; tăng 0,5% so với năm học
trước.
Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

17


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”


*Công tác Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
Hàng năm: Tổ chức tốt đêm trung thu; làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện;
Tổ chức đố vui để học chủ đề “ Bác Hồ kính yêu” và kỷ năng mềm; Tổ chức thi vở
sạch, chữ đẹp, Hoa điểm 10, văn nghệ, trang phục các dân tộc cấp trường nhân
ngày Nhà giáo Việt nam; Tổ chức chương trình thắp sáng ước mơ, tặng 20 suất quà
cho HS nghèo vượt khó trị giá 4.400.000đ; thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 46 đạt
98% đội viên tham gia, chọn 20 bài dự thi toàn quốc;
Tham gia thi nghi thức, nghi lế và chỉ huy đội giỏi cấp huyện đạt 02 giải
nhất; tham gia cấp tỉnh đạt 01 giải khuyến khích và 01 công nhận;
Tổ chức tốt ngày hội thiếu nhi khỏe tiến bước lên đoàn; ôn lại truyền thống
ngày thành lập đoàn (26/3), kết nạp đoàn viên mới…
*Kết quả xếp loại thi đua năm học 2016-2017: Nhà trường đạt danh hiệu tập
thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh tặng bằng khen.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1- Kết luận:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên đến nay khuôn viên của nhà
trường đã và đang từng ngày “thay da, đổi thịt”; khuôn viên trường luôn “Xanhsạch - đẹp - an toàn”.
Phương pháp dạy học đã có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh là người dân tộc thiểu số, giúp các em tự tin trong học tập: đến nay chất lượng
giáo dục của nhà trường ngày càng được ổn định và phát triển bền vững. Số lượng
giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi ngày càng nhiều.
Khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ
năng sống, học tập, sinh hoạt ở ký túc xá, hoạt động theo nhóm, kĩ năng phòng
chống các tai nạn: giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác, ý thức
bảo vệ sức khỏe của bản thân, kĩ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân
ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống của học sinh ngày càng được nâng lên.
Hầu hết các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các trò chơi
dân gian được các em tham gia thường xuyên.
Phong trào thi đua luôn được các em tham gia sổi nổi, nhiệt tình theo từng

tuần, từng tháng và xuyên suốt trong cả năm học. Chất lượng, hiệu quả của phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có nhiều tiến
bộ rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
2- Kiến nghị:

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

18


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Đối với Ủy ban nhân dân huyện: Có kế hoạch xây dựng phòng bộ môn để
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và tiến tới xây dựng trường chuẩn
Quốc gia vào năm 2020.
- Đối với ngành giáo dục: Hàng năm cần tổ chức các lớp tập huấn cho giáo
viên về tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức các
lớp về tư vấn kỹ năng sống cho học sinh.
Krông Ana, ngày 20 tháng 2 năm 2018
Người viết

Lương Đức Thuận

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên đóng dấu)

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

19


Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP HUYỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................…
.................................................................................................................................…
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên đóng dấu)

Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana -

20




×