SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
II. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................4
1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................4
2. Thực trạng...........................................................................................................6
3. Nội dung, hình thức của giải pháp......................................................................8
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................15
I1. Kết luận............................................................................................................15
2. Kiến nghị...........................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.................................................................................................18
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
1
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc đã được chính thức đưa vào giảng dạy ở các trường Trung học cơ
sở từ năm 2002. Việc khẳng định vị trí của môn Âm nhạc trong ngành giáo dục là
một bước tiến lớn của sự nghiệp giáo dục nghệ thuật dành cho thế hệ trẻ. Tuy môn
Âm nhạc chỉ được dạy 1 tiết/ tuần nhưng qua môn học cũng đã góp phần tích cực
vào việc hình thành thị hiếu âm nhạc lành mạnh cho các đối tượng học sinh nhỏ
tuổi đang trong thời kì đầu tiên tiếp cận với nghệ thuật. Việc dạy môn Âm nhạc nội
khóa mang tính phổ cập văn hóa âm nhạc đại trà, nhưng ở trường THCS nếu chỉ
dạy Âm nhạc nội khóa, chắc chắn việc giáo dục âm nhạc sẽ bị hạn chế nhất định.
Trong các trường phổ thông hoạt động âm nhạc ngoại khoá chiếm một vị trí
quan trọng trong các hoạt động chung của nhà trường. Nhờ tính chất phong trào
cộng đồng, đơn giản, dễ tham gia mà hoạt động ngoại khoá đã thu hút được mọi lứa
tuổi, đặc biệt là đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức
được một hoạt động âm nhạc ngoại khóa thực sự hay và có hiệu quả thì không phải
đơn vị nào, tổ chức nào cũng làm tốt được. Nó đòi hỏi người tổ chức phải có vốn
kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nhất định, biết định hướng được kế hoạch và tổ chức
thực hiện một cách khoa học.
Từ lâu, người ta cũng đã nghĩ đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa âm
nhạc ở các trường phổ thông để hỗ trợ, bổ sung cho việc giáo dục âm nhạc nói
chung, tạo thêm môi trường cho các em hoạt động với một sân chơi âm nhạc đa
dạng. Thực tế, nhiều trường THCS đã tổ chức được những hoạt động văn nghệ để
các em tham gia vào việc biểu diễn ở trong và ngoài nhà trường, làm phong phú
thêm các sinh hoạt của học sinh có năng khiếu và ham thích nghệ thuật, là cơ hội
cho học sinh toàn trường tiếp cận với văn nghệ quần chúng do chính bạn bè của các
em cùng tham gia thể hiện. Các hội thi, hội diễn văn nghệ chính là một dịp để đông
đảo học sinh đến với sân chơi nghệ thuật, làm phong phú hơn đời sống tinh thần
của các em.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng, giữa giờ học các môn văn hoá thuộc
Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội căng thẳng, học sinh được múa, hát, vui chơi
đó là điều kiện tốt nhất cho các em được thư giãn, lấy lại sự cân bằng về tâm lý để
tiếp thu tốt hơn trong các giờ học tiếp theo. Ngoài ý nghĩa trên, hoạt động Âm nhạc
ngoại khoá còn góp phần tích cực giúp học sinh ôn luyện, củng cố những kiến thức,
kĩ năng âm nhạc đã học ở các giờ chính khoá. Hơn nữa, trong nhà trường, ở mọi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
2
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
cấp học, hoạt động âm nhạc ngoại khoá là cơ sở để duy trì phong trào văn hoá văn
nghệ, xây dựng những hình thức sinh hoạt tập thể lành mạnh, tạo không khí vui
tươi, phấn khởi.. Học sinh được tham gia vào các chương trình hoạt động như vậy,
với các em còn nhút nhát, thiếu tự tin sẽ thêm lạc quan, mạnh dạn hơn trong mọi
hoạt động, hoà nhập trong cộng đồng. Hoạt động âm nhạc ngoại khoá còn là môi
trường thuận lợi để học sinh phát huy mọi khả năng âm nhạc của mình. Qua đó,
giáo viên có thể tiếp tục đánh giá năng lực hoạt động âm nhạc của từng em. Mặt
khác, có thể phát hiện những học sinh có năng khiếu âm nhạc để có biện pháp bồi
dưỡng hạt nhân tiêu biểu làm nòng cốt cho phong trào ca hát của trường phổ thông.
Như vậy, tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khoá luôn hướng tới giáo dục đạo
đức, thẩm mĩ cho học sinh , hình thành ở các em nhu cầu và sở thích âm nhạc.
Với những ý nghĩa trên, hoạt động âm nhạc ngoại khoá là một nội dung rất
quan trọng đối với một giáo viên âm nhạc. Người giáo viên âm nhạc không chỉ dạy
tốt môn âm nhạc trong các giờ học chính khoá, mà còn phải tổ chức tốt các hoạt
động âm nhạc ngoại khoá ở trường phổ thông. Một điều thực tế cho thấy, có rất
nhiều giáo viên âm nhạc, ngoài công tác giảng dạy còn phải kiêm nhiệm thêm công
tác Đoàn, Đội hay công tác văn thể mĩ của một trường phổ thông. Vì vậy, nắm được
phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khoá, là điều rất quan
trọng và cần phải có đối với một giáo viên âm nhạc nói chung, giáo viên âm nhạc ở
các trường phổ thông nói riêng. Là một gáo viên đã đã và đang trực tiếp tham gia
giảng dạy và tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khoá trong các trường học, tôi
xin phép được trình bày "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Âm
nhạcngoại khoáở Trường THCS". Đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân qua
quá trình công tác mong muốn được chia sẻ cùng các đồng nghiệp thân yêu để cùng
học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Và cũng không hẳn đây đã là những giải
pháp có tính hoàn thiện nhất, vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến và cùng
trao đổi của các quí thầy cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1: Mục tiêu
- Xác định được chức năng, nhiệm vụ, mục đích ý nghĩa của các hoạt động
ngoại khóa Âm nhạc
- Đưa ra một số biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở
trường THCS
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
3
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
- Thông qua đề tài, giúp các giáo viên phụ trách biết cách thực hiện và thực
hiện có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc trong trường THCS.
2.2: Nhiệm vụ:
- Học hỏi, tìm hiểu, lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa
- Đưa ra một số biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các hoạt động
ngoại khóa
3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Âm
nhạc ngoại khóa ở Trường THCS.
4. Giới hạn của đề tài:
- Môi trường nghiên cứu: hoạt động ngoại khóa ở trường THCS
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Buôn Trấp
- Khả năng áp dụng của đề tài: Áp dụng được đối với các trường THCS trên
địa bàn huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo sách, tài liệu; trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của các trường thường xuyên tổ chức các
hoạt động ngoại khóa Âm nhạc có hiệu quả; đọc và tổng hợp thông tin các vấn đề
liên quan đến đề tài.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát thực tiễn, khảo sát thực tế 1 số trường trong và ngoài Huyện cũng
như trong trường THCS Buôn Trấp để đưa ra một số phương pháp phù hợp.
- Quan sát, dự các buổi sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc ở trường và một số
trường bạn.
c. Phương pháp thống kê, toán học.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận:
Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục – đào tạo, khắc phục nối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh …” và Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
4
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy để đáp ứng điều này trong
dạy – học, buộc các nhà giáo phải thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp
với nhu cầu và quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát
triển của thời đại, góp phần đào tạo con người theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể Mỹ.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp nhiều
phương pháp, hình thức dạy học đặc biệt là việc đưa các hoạt động ngoại khóa
(HĐGDNGLL) vào trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng là một
hướng đi đúng đắn và tích cực, vì đó là những hoạt động tiếp nối hoạt động dạy học
trên lớp và là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa
nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học
sinh. Hoạt động ngoại khóa còn là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vai trò
chủ thể và tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập và rèn luyện.
Các hoạt động ngoại khóa còn giúp các em học sinh có điều kiện phát huy hết khả
năng sáng tạo, óc tư duy của mình. Hơn thế nữa, các em còn có thể biến những kiến
thức trong các tiết học thành những kĩ năng vận dụng trong cuộc sống hàng ngày và
người thầy thì có thể kiểm nghiệm được kiến thức bài giảng cũng như phương pháp
dạy học xem phù hợp hay chưa?
Như chúng ta biết, Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một môn học, là
sư phạm nghệ thuật và không nhằm mục đích đào tạo năng khiếu ca hát, mà điều
quan trọng hơn cả là qua bộ môn, giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu những kiến
thức căn bản về âm nhạc, phần nào có được khả năng cảm thụ âm nhạc. Tuy nhiên,
nếu chúng ta chỉ truyền đạt cho các em kiến thức mà không cho thực hành hay việc
thực hành chỉ gói gọn trong các tiết học theo phân phối chương trình thì âm nhạc sẽ
mất đi tính nghệ thuật vốn có của nó, các tiết học Âm nhạc sẽ trở lên nhàm chán
không cuốn hút cho dù người thầy có dùng phương pháp dạy – học nào đi nữa.
Vẫn biết bộ môn Âm nhạc ở trường phổ thông không phải để đào tạo ra các
ca sĩ, nghệ sĩ tuy nhiên chúng ta cũng nhận rõ một điều là học mà không đi đôi với
hành thì kết quả cuối cùng sẽ không được như mong đợi trong khi đó hầu hết các
hoạt động ngoại khóa hiện nay ở nhà trường phổ thông do tổ chức Đoàn – Đội phụ
trách tổ chức và thực hiện đều cần có các hoạt động văn hoá văn nghệ mà trên thực
tế đó lại là một vấn đề khó khăn bởi lẽ mỗi khi cần một vài tiết mục văn nghệ là các
em lại đưa đẩy nhau, e ngại, rồi không biết chọn bài nào ... dẫn đến chất lượng các
buổi sinh hoạt không cao, không tạo được sự cuốn hút các em tham gia. Là một
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
5
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
giáo viên môn Âm nhạc, lại được chi bộ và ban giám hiệu phân công phụ trách
công tác phong trào văn nghệ trong nhà trường do vậy qua thực tế giảng dạy, công
tác và nghiên cứu tôi nhận thấy, để các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc thực sự đổi
mới, có chất lượng hơn nữa ta cần phải cho các em học sinh được rèn luyện kĩ năng
thực hành Âm nhạc của mình mà theo tôi thì các hoạt động ngoại khoá chính là một
sân chơi lí tưởngđể thực hiện việc đó.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi nhận thầy, lứa tuổi học sinh THCS
bao gồm những em từ 11 đến 15 tuổi. Đây là lứa tuổi thiếu niên với những thay đổi
phức tạp cả về tâm lí và sinh lí, lứa tuổi mà các em luôn muốn khẳng định mình và
có tình tích cự xã hội mạnh mẽ. Do đó, người giáo viên chỉ cần khơi dạy trong các
em sự tự tin, tính tích cực và phát huy khả năng sáng tạo của các em là ta có thể đạt
được kết quả như mong đợi trong cả việc dạy – học và hoạt động ngoại khóa.
Qua khảo sát thực trạng nhằm tích hợp, rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với
hoạt động ngoại khóaở trường THCS Buôn Trấp, tôi nhận thấy một số ưu, nhược
điểm sau:
* Về ưu điểm (thuận lợi):
Theo luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo dục phổ thông phải
pháthuy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”.
Với chủ trương đó, những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục
và đạo tạo , Phòng giáo dục và đạo tạo cũng như trường THCS Buôn Trấp thường
xuyên tổ chức triển khai, tập huấn và áp dụng những phương pháp mới vào dạy
học, các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm được quan tâm và đề cao đặc
biệt là việc đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào chương trình giáo
dục . Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu của thời đại,
từ năm học 2009 – 2010, ngành giáo dục các cấp đã triển khai đồng loạt việc thực
hiện HĐGDNGLL ở các trường phổ thông. Bên cạnh đó là rất nhiều các hoạt động
sinh hoạt tập thể mang tính chất ‘‘học mà chơi – chơi mà học”khác. Hưởng ứng
phong trào đó, toàn trường đã đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp mới trong
công tác và giảng dạy, thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp
vụ, chuyên đề về hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, các giáo viên còn tự học, tự
nghiên cứu qua các tài liệu, sách tham khảo và tích hưởng ứng xây dựng và tổ chức
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
6
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, là một
trong những tiêu chí thi đua của mỗi giáo viên trong nhà trường.
Trường THCS Buôn Trấp (từ ban giám hiệu đến giáo viên) có lòng yêu nghề,
có phong trào tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng phương pháp mới vào giảng
dạy. Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức thường xuyên. Các em học sinh chăm
học, hiếu học, tích cực tham gia các phong trào. Bên cạnh đó, nhà trường còn nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương cũng như của phòng giáo dục
huyện.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giáo dục học sinh bằng nhiều hình
thức, phương pháp, từ nhiều năm nay trường THCS Buôn Trấp đã thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm. Về
cơ sở vật chất, trong những năm gần đây nhà trường đã ngày càng được trang
bị đầy đủ về trang thiết bị dạy - học: Có nhiều máy tình với cấu hình khá mạnh và
được nối mạng internet, có máy chiếu projector, có trang âm loa máy và trang đạo
cụ khá đầy đủ phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài trời… Học sinh
rất hứng thú với các hoạt động tập thể, các buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng, hội
diễn, hội thi .Đó thực sự là những điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài sáng kiến
kinh nghiệm này.
* Về nhược điểm (khó khăn):
Trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS Buôn Trấp và được thâm
nhập một số trường THCS khác về môn học Âm nhạc. Bản thân tôi thấy rõ thực
trạng của việc dạy môn Âm nhạc còn hạn chế và có nhiều bất cập đặc biệt là việc
rèn kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh, hầu hết các em còn e dè khi được yêu
cầu trình bầy lại một bài hát, hay một bài TĐN trước các bạn.
Quy trình để thiết kế, thực hiện việc đưa thực hành môn Âm nhạc vào các
buổi sinh hoạt , hoạt động ngoại khóa còn nhiều vấn đề phức tạp như: Nội dung các
buổi sinh hoạt chưa đa dạng, đôi khi nội dung không sát với chủ đề buổi sinh
hoạt... Việc thể hiện kĩ năng biểu diễn âm nhạc trong nhà trường của hầu hết học
sinh mới chỉ là bước đầu. Do vậy, các em còn chưa thực sự phát huy được khả
năng, đôi khi các em còn lúng túng, thiếu tự tin.
Qua thực tế rất nhiều cuộc thi liên quan đến hoạt động Âm nhạc do các
ngành, các cấp tổ chức, chúng ta có thể thấy chất lượng của rất nhiều trường, nhiều
đơn vị chưa cao; việc tham gia của các em còn lúng túng và thiếu tự tin.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp: Những biện pháp, giải pháp được đưa ra trong đề
tài sẽ giúp chúng ta có được những cách thức, biện pháp tối ưu nhất trong vuieecj
7
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc ở trường THCS; đồng thời
sẽ giúp những giáo viên phụ trách có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản trong
việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa có hiệu quả..
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Để nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa Âm nhạc ở trường
THCS, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luôn quan tâm tìm tòi sự
đổi mới trong thiết kế và phương pháp lên lớp từ đó càng thấy dõ hơn một trong
những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo hướng ‘‘học phải đi
đôi với hành” để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại.
Định hướng chung của phương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình
chỉ học trên lớp với mục tiêu là thuộc bài sang mô hình học mọi lúc, mọi nơi, học
đi đôi với hành” và gắn liền kiến thức trên lớp với thực tiễn.
Trước tiên, tôi xin được liệt kê các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc
ngoaị khoá phổ biến quen thuộc, thường được sử dụng trong các trường phổ thông
như sau:
- Hát - múa tập thể, hát các bài hát truyền thống, sinh hoạt Đoàn, Đội
- Tổ chức các nhóm đội văn nghệ chủ lực (đội múa, đội đồng ca, hợp xướng,
nhóm - tốp hát, tốp nhạc).
- Các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật khối lớp hoặc toàn trường.
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong các ngày lễ hội: ngày khai giảng,
ngày bế giảng năm học, các buổi lễ khai mạc….
- Tổ chức các cuộc thi hát, trò chơi âm nhạc.
- Tổ chức xem biểu diễn hoặc nghe nói chuyện, gặp gỡ các văn nghệ sĩ nổi
tiếng (thông qua các phương tiện nghe, nhìn..)
Các hình thức hoạt động âm nhạc nêu trên có thể tổ chức ở trường, lớp, ở trong và
ngoài giờ học, ở từng khối hoặc toàn trường mang tính chất phong trào. Giáo viên
tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất trong từng thời gian qui định, sao cho phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện, không gian, đặc điểm của nhà truờng.
Giáo viên âm nhạc cần lưu ý, các hoạt động của chúng ta nếu chỉ mang tính cá
nhân, không có tính tập thể trong sự phối, kết hợp công việc với các tổ chức khác
trong nhà trường sẽ rất khó thành công. Trong các hoạt động trên, nếu khéo léo
phối hợp chặt chẽ với người phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên mĩ thuật, giáo
viên văn học, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác chắc chắn sẽ đạt
được kết quả tốt. Sau đây, tôi xin được trình bày một số giải pháp tổ chức hoạt động
âm nhạc ngoại khoá cụ thể như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
8
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
*Lập kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa
Trước tiên, để các hoạt động âm nhạc ngoại khóa trong các trường phổ thông
được tốt, người giáo viên âm nhạc phải có kế hoạch và biết lập kế hoạch chi tiết
cho từng hoạt động. Trong kế hoạch phải định hướng hoạt động cho cả năm hay
từng học kì, từng tháng (theo chủ đề chủ điểm hoặc phục vụ kế hoạch đột xuất theo
các yêu cầu của nhà trường, của địa phương). Sau đó cần phải có sự phân công và
tổ chức các hoạt động cho các thành viên cùng tham gia một cách hợp lý, phù hợp
với khả năng, năng lực của từng thành viên, đặc biệt cần phải có sự kết hợp với hội
đồng nhà trường (thông qua Ban giam hiệu) để huy động nhiều lực lượng cùng
tham gia.
* Biện pháp tổ chức đối với một số hoạt động cụ thể
- Hướng dẫn tổ chức dàn đồng ca - hợp xướng.
Ở một trường phổ thông muốn phát triển phong trào ca hát trong nhà trường
cần thiết phải xây dựng được một đội đồng ca hợp xướng. Do vậy, người giáo viên
nên thực hiện tuần tự theo các bước như sau:
* Chọn thành viên của đội đồng ca hợp xướng: không nên tuyển chọn một
cách ồ ạt, cần phải có tiêu chuẩn, đó là giọng hát tốt, sự yêu thích và say mê với
nghệ thuật ca hát, có tai nghe và trí nhớ âm nhạc tốt để nhanh chóng hoàn thành các
bè. Số lượng cũng không nên nhiều quá để việc luyện tập tiến hành được gọn nhẹ
(Số lượng khoảng từ 20 - 25 em).
* Việc lựa chọn tác phẩm: Việc này quyết định phần lớn sự thành công của
tiết mục nói riêng và của hoạt động biểu diễn nói chung. Vì vậy, việc lựa chọn các
tác phẩm phải phù hợp với khả năng âm nhạc của học sinh, có nội dung sát với chủ
đề, chủ điểm, đồng thời phải có sự đa dạng của các tiết mục.
* Triển khai việc luyện tập: Theo kế hoạch đã dự định. Cần chuẩn bị đầy đủ
các phương tiện, đồ dùng phục vụ cho quá trình luyện tập như: phòng tập, âm
thanh, ánh sáng, nhạc cụ... và cả việc bố trí, sắp xếp đội hình biểu diễn cho thích
hợp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
9
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
Học sinh tập luyện Erobic tại nhà đa chức năng của nhà trường
- Trước khi tập phải cho học sinh khởi động giọng, có thể cho nghe tác phẩm
trước qua (băng, đĩa nếu có), hoặc qua bản nhạc Demo.
- Khi tập, nên tập từ những bài có hình thức đơn giản đến phức tạp, nếu bài
có bè thì phải tập hát chuẩn xác cho từng bè sau đó mới ghép hoà các bè với nhau.
Khi phối hợp các bè với nhau, phải có sự kết hợp của động tác chỉ huy, để có sự kết
hợp giữa các bè, đồng thời cũng tạo sự hào hứng, phấn khởi, niềm vui cho toàn
đội.
- Quá trình tập luyện cần hết sức lưu ý việc thể hiện sắc thái, tình cảm và tính
chất của bài.
- Tổ chức hát - múa tập thể. Khi thực hiện hoạt động này cần lưu ý :
- Luyện tập, biểu diễn cho đồng đều.
- Tiến hành tập hát và thuộc các bài hát trước, sau đó mới tập các động tác
múa minh họa.
- Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa đơn giản với nhịp
điệu âm nhạc.
- Phải có sự đầu tư về trang phục, đạo cụ sao cho phù hợp, sinh động và đẹp
mắt.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
10
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
Học sinh tham gia thi văn nghệ - Tiết mục múa tập thể
- Phần âm nhạc trong khi biểu diễn có thể GV diễn tấu trực tiếp bằng nhạc cụ
(Đàn phím điện tử) hoặc dùng băng, đĩa...Song, cần lưu ý nếu GV diễn tấu trực tiếp
thì phải có sự luyện tập kỹ càng, trôi chảy để tránh tình trạng bị sai hoặc bị vấp khi
biểu diễn còn nếu sử dụng băng đĩa thì phải đảm bảo chất lượng về mặt âm thanh.
Học sinh trình diễn văn nghệ theo nhóm nhạc Aucostic
- Tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
11
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết trong các trường phổ thông,
đòi hỏi người giáo viên âm nhạc phải hội tụ đầy đủ các kiến thức, kỹ năng thực
hành cá nhân đã học để vận dụng cho việc tổ chức hoạt động này. Đây cũng là một
trong những hoạt động để đánh giá khả năng và năng lực của người giáo viên âm
nhạc. Trong các trường học nói chung, các trường phổ thông nói riêng, các ngày lễ,
ngày hội, ngày khai giảng, bế giảng năm học... không thể thiếu được một chương
trình văn nghệ. Vì vậy, yêu cầu của một chương trình văn nghệ phải đảm bảo:
- Tính phong trào
- Tính nghệ thuật
- Tính giáo dục
- Bố cục chương trình phải hài hoà, sinh động, hấp dẫn
- Nội dung chương trình phù hợp với chủ đề, chủ điểm.
* Việc xây dựng và tổ chức một chương trình biểu diễn văn nghệ sẽ gồm các
bước sau:
- Xác định chủ đề, chủ điểm của chương trình
- Lựa chọn các tiết mục biểu diễn: phải lựa chọn các tác phẩm sao cho phù
hợp với chủ đề của chương trình: việc lựa chọn các tiết mục có một ý nghĩa quan
trọng cho sự thành công của buổi biểu diễn. Vì vậy, các tác phẩm được chọn trước
hết phải có giai điệu hay, đặc sắc, nội dung âm nhạc phải chặt chẽ, phù hợp với chủ
đề và phải thể hiện được một phong cách âm nhạc nhất định. Một điều cần lưu ý,
các bài hát được lựa chọn dù có hay đến mấy mà quá khó đối với khả năng của học
sinh, đều không đạt hiệu quả cao. Các bài hát trong chương trình phải đa dạng về
thể loại, có thể dùng cả các bài hát dân ca để tạo cho mầu sắc của chương trình
được phong phú. Tính chất âm nhạc trong các tác phẩm cũng phải sinh động: Có
vui nhộn, có trữ tình, trầm lắng, có sôi nổi, hào hùng sẽ làm cho chương trình trở
nên hấp dẫn, hài hoà.
- Xác định hình thức biểu diễn và phần nhạc đệm
- Lựa chọn người tham gia biểu diễn
- Chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho phù hợp với các tiết mục.
- Sắp xếp, bố cục chương trình:
Khi đã chọn được các tác phẩm có chất lượng, phong phú về thể loại, cần
phải sắp xếp các yếu tố này thành một chương trình có tính logíc, hài hoà. Các tiết
mục được sắp xếp phải có sự tương phản về thể loại, tính chất âm nhạc và hình
thức biểu diễn. Nếu xếp tất cả các tiết mục cùng một thể loại, một kiểu diễn liên tục
sẽ làm cho người nghe bị nhàm chán, mệt mỏi. Để có một chương trình biểu diễn
hài hoà, cần xen kẽ các tiết mục ít người và nhiều người biểu diễn, xen kẽ giữa hát
và múa...Mở đầu có thể là hát tốp ca, đồng ca, hợp xướng, hoặc màn múa - hát rộn
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
12
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
rã vui tươi, kết thúc chương trình cũng nên dùng một tiết mục tập thể, có đông
người tham gia, để tạo không khí tưng bừng, hào hứng, sôi nổi của buổi biểu diễn.
*Quá trình tập luyện:
- Phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập ra
- Ưu tiên thời gian luyện tập cho các tiết mục khó, các tiết mục có đông
người tham gia (các tiết mục tập thể)
- Các tiết mục có múa minh họa, phải tách riêng phần hát và phần múa để
luyện tập, khi nào cả hai khối đó thực hiện một cách thuần thục mới cho ghép lại
với nhau.
- Lưu ý phần nhạc đệm phải có ngay trong quá trình luyện tập.
*Viết lời giới thiệu, dẫn chương trình
Đây cũng là một trong những việc cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị thật tốt để
đem lại hiệu quả của chương trình. Lời giới thiệu chỉ cần ngắn gọn, cô đọng, súc
tích, hấp dẫn, sát với nội dung của chương trình, tránh tình trạng lan man dài dòng.
- Nếu phần giới thiệu có nhạc nền thì phần nhạc phải cho âm lượng vừa phải
và luôn phải nhỏ hơn phần lời dẫn. Kết thúc chương trình bao giờ cũng phải có lời
tuyên bố, kèm theo lời cảm ơn các đại biểu và khán giả đã chú ý theo dõi động
viên.
- Việc lựa chọn người dẫn chương trình cũng phải có sự hài hoà cả về mặt
hình thức, tác phong và đặc biệt là lời nói và ngữ điệu nói sao cho có sự cuốn hút
và lôi cuốn người nghe ngay từ lúc bắt đầu chương trình. Việc này, cũng cần phải
có sự tập dượt và duyệt trước khi biểu diễn chính thức.
- Trước khi buổi biểu diễn được chính thức cần phải tổ chức các buổi báo cáo
sơ duyệt, tổng duyệt có đầy đủ các thành phần tham dự để đóng góp ý kiến cho
chương trình và sau đó phải bổ sung, khắc phục những điều còn chưa hoàn thiện về
mặt nghệ thuật, tác phong, trang phục, đạo cụ...có như vậy khi chương trình biểu
diễn chính thức mới đạt kết quả cao.
Một số hình ảnh tham gia các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa của học
sinh trường THCS Buôn Trấp
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
13
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
Cô và trò tham gia hoạt động biểu diễn văn nghệ chào mừng tại trường
Học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ quần chúng tại Trung tâm văn hóa tỉnh.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp trên đay có một mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau
để cho một kết quả tốt. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và
khoa học, và phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa những thành viên có liên
quanm Có như vậy, các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa ở các trường THCS nói
riêng và các trường THPT nói chung mới thực sự đạt hiệu quả cao.
d. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
14
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
Với một ngôi trường lớn nằm ở Trung tâm huyện, trong nhiều năm qua, bằng
những biện pháp này, hoạt động Âm nhạc ngoại khóa của trường đã phát huy
những mặt tích cực rất rõ rệt.Các em học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa
luôn là những hạt giống văn nghệ của ngành, của trường. Thực tế là hằng năm các
em đều tham gia cacs chương trình hoạt động lớn đem lại hiệu quả cao, ví dụ như
các tiết mục văn nghệ chào mừng của các Đại hội khuyến học huyện, Đại hội Cháu
ngoan Bác Hồ, Hội khỏe Phù Đổng…Trong các cuộc thi văn nghệ của ngành giáo
dục, các em cũng tham gia và gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ như:
giải nhì tiết mục, giải khuyến khích toàn đoàn tại Hội thi Giai điệu tuổi hồng cấp
tỉnh năm 2016, giải Ba toàn đoàn tại Hội thi Học sinh Tiểu học và THCS hát dân ca
năm 2014...và rất nhiều các cuộc thi khác nữa.
Các em cũng rất tự tin trong việc tham gia các hoạt động lớn. Đa số các
chương trình, các em đã có thể tự học hỏi qua các phương tiện và tự tập luyện. Điển
hình là gần đây có cuộc thi nhóm nhảy do Sữa đậu nành Fami tổ chức tại trường
vào cuối năm 2017 vừa qua. Các em đã trở thành là một trong số rất nhiều trường
trong cả tỉnh được chọn đăng video, được nhận những phần thưởng hết sức có giá
trị từ chương trình.
Như vậy, có thể nói rằng, hoạt động Âm nhạc ngoại khóa ở Trường THCS
Buôn Trấp trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rất lớn, học sinh chủ
động, sáng tạo hơn trong việc tham gia hoạt động. phong trào văn nghệ của trường
ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Đặc biệt, chất lượng của nhiều chương
trình văn nghệ đã được nâng lên rõ rệt, thể hiện được thị biếu âm nhạc tích cực của
các em học sinh.
Trên đây là một vài nghiệm của bản thân tôi về việc tổ chức hoạt động âm
nhạc ngoại khoá qua những năm công tác, chắc rằng sẽ không tránh khỏi những
điều còn thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong đón nhận được sự đóng góp ý kiến của các
đồng chí trong hội nghị để bản tham luận của tôi được hoàn thiện hơn và đồng thời
tôi cũng có thêm được những kinh nghiệm để hướng dẫn, tổ chức tốt hoạt động này
trong quá trình công tác của mình.
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động Âm nhạc ngoại khóa ở Trường THCS”, áp dụng cụ thể tại Trường
THCS Buôn Trấp, đã cho chúng ta thấy hiệu quả của đề tài, thể hiện qua các hoạt
động phong trào văn nghệ bề nổi của nhà trường. Chính chất lượng của các hoạt
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
15
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
động, sự hăng say, đam mê và nhiệt tình của các em học sinh là kết quả minh chứng
cho sự thành công của đề tài nghiên cứu. Với những biện pháp cụ thể được đặt ra,
đề tài này có thể sử dụng cho các trường THCS trên toàn huyện, thậm chí có thể áp
dụng cho các trường tiểu học. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
từng trường, từng vùng thuận lợi hay khó khăn thì trong quá trình thực hiện, các
thầy cô có thể linh động hơn, sáng tạo hơn để có thể phù hợp với điều kiện thực tế
của trường mình.
2.Kiến nghị:
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Âm nhạc, từ mục đích yêu cầu cần đạt
được của các hoạt động cũng như từ thực tiến giảng dạy, tôi mạnh dạn đề xuất một
số ý kiến như sau:
Đối với Bộ giáo dục và đào tạo: Nên có nhiều những tiết sinh hoạt mẫu có
chất lượng, có định hướng rõ ràng về nội dung, cách thức sinh hoạt, yêu cầu…, để
cho giáo viên và các em được tham khảo và học hỏi.
Đối với Sở - Phòng giáo dục và đào tạo: Thường xuyên tổ chức các đợt tập
huấn về kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ, về việc đổi mới cách thức sinh hoạt ngoại
khóa để các giáo viên có cơ hội được giao lưu học hỏi những cái hay cái mới để về
áp dụng tại trường được tốt hơn.
- Đối với Nhà trường: tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về thời gian và các
yếu tố liên quan tới các hoạt động ngoại khóa nói chung và Âm nhạc ngoại khóa
nói riêng để đưa phong trào, các hoạt động bề nổi của trường ngày một phát triển
hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Buôn Trấp, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Nguyễn Thị Thanh Trà
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
16
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HĐSK
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
17
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách Giáo viên Âm nhạc - Mỹ thuật 8 (NXB Giáo dục)
2. Hoạt động dạy học ở trường THCS (Nguyễn Bảo Ngọc – Hà Thị Đức)
3.Vở học và bài tập thực hành 8 (NXB Giáo dục)
4. Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS quyển 1, 2 – Chu kì III (Bộ GD – ĐT)
5. Các hình ảnh, tư liệu trên Internet
6. Thiết kế bài giảng Âm nhạc 8 (NXB Hà Nội)
7. Một số tài liệu khác.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà
18